Mittwoch, 26. April 2017

42 NĂM LÀM KINH TẾ

CỦA CÁC ĐỈNH CAO CHÁY RỤI

CHXHCNVN cương quyết làm theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và chấp nhận một nền kinh tế tập trung theo lý thuyết của Marx cho đến 1990. Sau đó, khi khối cộng sản sụp đổ, lý thuyết Marx bị lung lay, nên đảng chuyễn từ kinh tế tập trung sang Kinh Tế thị Trường (KTTT) theo định hướng XHCN một sáng tác của các đỉnh cao trí tuệ cộng sản. Nhà nước chủ trương giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong thực tế bằng việc thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty 90, tổng công ty 91. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhà nước lớn này hoạt động không đạt nhu cầu hoặc thua lỗ triền miên, dẫn tới việc cổ phần hóa các doanh nghiệp này.
Như chúng ta đã biết, một quốc gia có nền kinh tế có phát triển, nhà nước mới có tiền để chăm lo phúc lợi cho dân, từ đó dân mới có hạnh phúc và tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Thông thường, khi nhà nước có tiền thì dân chúng mới có những chính sách về giáo dục và y tế miển phí. VNCH trước năm 1975 tuy bị cộng sản Bắc Việt hàng ngày phá hoại, như giật sập cầu đường, đặt bom phá huỷ các đường thiết lộ, họ làm đũ trò như in tiền đô la gỉa..v...v.. nhằm làm tiêu hao nên kinh tế quốc dân của VNCH, mặc dù vậy, chính quyền VNCH vẩn có một nền giáo dục phổ cập miễn phí cũng như y tế để lo cho dân. Đây là điều mà các đỉnh cao chói lọi của cs tới nay vẩn không làm được. Nhưng họ thường tìm cách để phun nọc bôi tro trét trấu vào những giá trị xây dựng đất nước của VNCH.
Còn CHXHCNVN sau 42 năm làm kinh tế luôn bị thất thu vì số chi quá lớn, nợ ngày chồng chất, bên cạnh lại không có những chính sách thắt lưng buộc bụng, nên càng ngày càng lún sâu vào bế tắc như hiện nay . Nhà nước nợ như chúa chổm, ngân sách thiếu trước hụt sau từ năm này qua năm kia, muốn chi trả thì nhờ vào tiền kiều hối hoặc vay mượn. Trong khi đó các cơ sở công quyền các quan vẩn thi nhau hoang phí tiền thuế của nhân dân vào những chi tiêu phi lý làm hao tổn ngân sách quốc gia. Các tổng công ty do con cháu, bà con thân thích của các đầu lĩnh Ba Đình quản lý đều lổ trầm trọng như Vinashin, Vinalines, Tổng Công Ty Điện Lực (EVN), Tổng Cty Dầu khí...v..v.. Gần như không có một cơ sở kinh doanh nào của nhà nước mà không lỗ lã, bọn tham quan toàn báo cáo láo về mức lời và lổ. Đồng tiền CHXHCNVN năm nào cũng phá gía. Các chóp bu thì đua nhau đi công tác nườc ngoài bằng tiền công qủi. Cuối cùng đảng và nhà nước thiếu hụt ngân sách trầm trọng, dân phải gánh chịu hậu qủa. Cán bộ làm thiệt hại ngân qủi quốc gia nhưng không có tên nào bị lôi ra trừng trị, nền kinh tế ngày càng tụt hậu.đến sát đáy thung lủng. .
Đau buồn nhất là trên vùng cao và vùng hẻo lánh, học sinh đi học phải đi bằng cáp treo, hoặc những chiếc cầu bằng ván hư hỏng không tu bổ, nhiều nơi học sinh và cô giáo phải chui vào trong bao nylon để qua suối , qua sông đến trường...trong khi đó có nhiều địa phương dùng tiền thuế nhân dân để xây tượng đài ngàn tỷ và phung phí trong các dự án bị dừng lại giửa chừng, cầu cống, đường xá khi nghiệm thu thì không đũ tiêu chuẩn. Tất cã câu chuyện đau lòng đó được cô giáo Lam diễn tả như sau:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

TRẦN THỊ LAM

Trường PTTH Chuyên Hà Tĩnh.

CHXHCNVN MỘT NỀN KINH TẾ PHÁ SẢN
Chúng ta thử so sánh về mặt phát triển kinh tế của 10 quốc gia Á Châu vào thời điểm năm 1960, được xác nhận theo thứ tự trong bảng xếp GDP tính bằng Mỹ kim như sau

Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippine (275$), Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam 223$), South Korea (155), Thailand (101$), Trung quốc (92$), Ấn Độ (84$), Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (miền Bắc 73$).

Như vậy, VNCH (miền Nam VN) chỉ sau 5 năm xây dựng nền kinh tế quốc dân, đã ngang hàng với Phillipine, vượt qua South Korea, gấp 2 lần Thái Lan, gấp 2,4 lần Trung Cộng, gấp 2,7 lần Ấn Độ và gấp 3 lần VNDCCH (miền Bắc VN). Cũng như Đại Hàn và Nhật Bản, VNCH chỉ cần 20 năm đã nổi danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa giáo dục, mặc dù trong thời gian này, miền Nam luôn bị các lực lượng CS miền Bắc đánh phá. Thế mới thây VNCH trước đây không có các đỉnh cao để xây dựng nền kinh tế quốc dân như miền bắc cộng sản do hồ chí minh lãnh đạo.
Còn ngày nay tính tới thờì điểm 2017, sau 42 năm thống trị cả nước, với rừng vàng biển bạc nhưng bình quân đầu người của VN chỉ đạt được: 2.164 USD (hạng 134), đó là công bố chính thức của CHXHCNVN. Trong khi đó bình quân đầu người của một số các nước khác ở Đông Nam Á như sau:
Singapor: GDP bình quân đầu người cao nhất khu vực 52.841 USD

Nhật: GDP bình quân 40.090 USD
Nam Hàn:GDP bình quân 39.778 USD 
Brunei: GDP bình quân: 39.355 USD 
Malaysia: GDP bình quân: 12,127 USD
Phillipine:GDP bình quân: 8,224 USD
Ấn Độ: GDP Bình quân 7,224 USD
Lào: GDP bình quân :6,149 US
Thái Lan: GDP bình quân: 5.816 USD
Campuchia: GDP bình quân: 4,020 USD
Indonesia: GDP bình quân: 3.620 USD
(Nguồn Wikipedia)

Nhìn qua bình quân đầu người của các nước mới thấy được sự lãnh đạo của các đỉnh cao trí tuệ tuyệt vời của đảng cộng sản, CHXHCNVN ngày nay đã thua rất xa Lào và Campuchia, bình quân đầu người của VN cộng sản chỉ bằng 1/2 của Campuchia và 1/3 của Lào. Đây là một thành tích đáng thót mình nhất của phe thắng cuộc!!! Từ trên đỉnh cao, với tài ngạo mạn tự tôn đánh thắng 2 cường quốc hàng đầu thế giới, để rồi trở thành nước nghèo nhất trong khu vực, một thành tích mà các lãnh đạo vì dân vì nước của các quốc gia khác khó lòng mà đạt được.
Được biết từ năm 1961 cho tới năm 2016, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân của CHXHCNVN đã đào tạo và cung cấp cho đất nước một hàng ngũ trí tuệ cho Kinh Tế với trên 140.000 người. Trong đó có Cử Nhân kinh tế Ma Dzê In Nguyễn Xuân Phúc. Bao gồm 55.639 sinh viên hệ chính quy, 52.194 sinh viên hệ tại chức, 11.244 sinh viên hệ văn bằng 2, 6.730 sinh viên hệ liên thông, 6.119 thạc sỹ, 879 tiến sỹ. Nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, cựu sinh viên các hệ đào tạo của nhà trường đã và đang giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Trung ương tới địa phương. http://alumni.neu.edu.vn/…/dh-kinh-te-quoc-dan-phan-dau-tro….
Với một hàng ngũ thông thái am tường về Kinh tế như vậy, đáng lý ra nền KT QD của VN phải ít ra hơn Thái Lan, Nam Dương,, Campuchia nhưng trái lại thua luôn nước đàn em do csVN đào tạo, là Campuchia. Xem ra các đỉnh cao trí tuệ của đám cướp cộng sản đã quá bất tài sau 42 năm điều hành đất nước.
Đến nay các đỉnh cao chói lọi của cộng sản đã đưa được CHXHCNVN lên vị trí một cường quốc về nợ công, cường quốc về dân oan, cường quốc về hèn, cường quốc về côn an, bạo lực học đường, về tham nhũng, về ung thư, cường quốc về trí thức có cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ ma, cường quốc về cấp tướng trong ngành công an và quân đội, và một cưòng quốc về nhân viên ăn bám của công....

BỘ MÁY HÀNH CHÁNH CỒNG KỀNH
Theo các số liệu chính thống, từ năm 2007 đến 2014, biên chế cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên (không kể công an, quân đội) tăng 14,43%, đạt 396.371 người, riêng khối cơ quan hành chính nhà nước tăng thêm 36.952 người với tỷ lệ 15,48%.
Cũng vào năm 2014 biên chế bộ máy chính quyền cấp xã là trên 1,2 triệu người, số viên chức 2.312.690 người, trong đó số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tăng thêm 582.890 người, (chiếm tỷ lệ 39,11%).

Năm 2015 tổng số lao động làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp là 3.944.705 người (bao gồm 1.620.827 hoạt động trong khu vực đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng), trong đó trong các tổ chức nhà nước – 1.530.788 và các đơn vị sự nghiệp nhà nước 2.413.927 người.

Cách tuyển vào biên chế và sử dụng cán bộ, công chức và viên chức theo trình tự “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ mới đến trí tuệ” hay “nhất thân, nhì ngân, tam quyền, tứ chế”, ăn đút lót, mua suất biên chế... đã làm bộ máy nhà nước suy yếu, sơ cứng, lãnh đạo suy thoái, biến chất
Tổng số người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện nay lên đến trên 11 triệu người.


CHXHCNVN còn là một cường quốc về phó Thủ Tường, thứ trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng v..v..
Theo Cổng Thông tin Điện tử của Chính phủ Việt Nam hiện nay CHXHCNVN có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, với nhân sự cao cấp nhất gồm: 01 thủ tướng, 05 phó thủ tướng, 22 bộ trưởng và… 130 thứ trưởng, trong đó chỉ có một phó thủ thướng kiêm nhiệm chức bộ trưởng (ông Phạm Bình Minh), vị chi là 130+22+5+1-1=157 vị quan cấp cao nhất trong chính phủ...
Con số 130 vị thứ trưởng của 22 bộ ngành (18+4), trung bình gần 6 thứ trưởng trong mỗi bộ (trung bình là 5,9…), vì thế lại nổi lên là đặc trưng XHCN của hiện tượng… “lạm phát thứ trưởng” của VN “ta”, đang được dư luận rất quan tâm và lo lắng, và lo lắm… Ôi, thứ trưởng là cái cấp lãnh đạo gì trong chính phủ, nó quan trọng ra sao mà sao nay “tự nhiên’ nó lại phình to ra như bi bệnh phù thũng thế?

Cũng theo cổng Thông tin CPVN: 22 bộ ngành hiện nay của Việt Namtính tới tháng 9 năm 2014 - có tổng cộng 250 vụ và 330 cục, tổng cục, viện… tương đương vụ, tức tổng cộng VN đang có chính xác 580 Vụ trưởng/Cục trưởng. Đây là con số to khủng khiếp, vì như vậy 22 vị bộ trưởng phải quản trực tiếp 130 thứ trưởng và 580 Vụ trưởng cục trưởng, viện trưởng thuộc bộ… Vị chi là trung bình có (130+580):22 =32,27 kẻ thứ vụ trưởng dưới quyền trực tiếp mỗi một bộ trưởng! Con số này gấp trên ba lần số người mà một người có thể lãnh đạo hiệu quả là 09 người (từ 6 đến 12), chứng tỏ 22 bộ trưởng VN rất “thiên tài” “khua tay giữa đồng xanh”. Bên công an và quân đội thì lạm phát về tướng lãnh..
Việt nam là một nước nghèo, nợ công cao ở mức báo động, nhưng trong những năm gần đây chi thường xuyên trung bình khoảng 70% tổng ngân sách trong điều kiện thâm hụt, nguồn thu khó khăn, sụt giảm và tích lũy đầu tư cho phát triển với tỷ lệ thấp, dự kiến năm 2016 chỉ khoảng 17%…Mội đầu người phải mang giùm nợ cho nhà nước đầu người là 94,85 tỷ USD, nợ bình quân là 1.039 USD/người
Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ tính riêng cán bộ các hội đoàn thể, một bộ phận của hệ thống chính trị hiện hành, hàng năm tiêu tốn khoảng 45.600 - 68.100 tỷ đồng từ ngân sách.
Dân thì đầu tắt mặt tối đi làm đóng thuế để nuôi một đám ăn hại chỉ biết phá hoại đất nước, còn phải còng lưng nuôi một bộ máy đàn áp khổng lồ. Thật là một điều hết sức nghịch lý, vậy mà cứ im lặng chịu đựng ngày này qua ngày khác, không biết rồi đây sức chị đựng này đến bao giờ mới oằn?
VN CƯỜNG QUỐC VỀ THAM NHŨNG
Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi, vừa trắng trợn nhỏ ăn theo nhỏ lớn ăn theo lớn, từ hạ tầng lên tới thượng từng, nơi nào ăn được cứ ăn... không có nơi nào mà không có tham nhũng, những môi trường sống của quan tham là:
1.Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản,

2.Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
3.Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
4.Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp,
5.Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy công chức” vẫn còn nặng nề
6.Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ 
7.Các ban ngành cảnh sát, trầm trọng nhất là CSGT.
8. Các cơ sở y tế, nhà thương các cấp
9. Trong lĩnh vực giáo dục....

Không có nơi nào mà mà không thấy quan tham.
Tình trạng tham nhũng ngày nay của VN được xếp vào hàng cuối bảng của các nước trên thế giới.
Thành quả của phe thắng cuộc sau 15 năm (1975-1990) thi hành chính sách Kinh tế tập trung theo lý thuyết Marx và 27( 1990-2017) năm theo Kinh tế Thị Trường nên hậu quả là hàng ngày, các đầu lĩnh phải nghĩ thêm cách làm sao tăng thuế, nghĩ những cách làm sao moi tiền và 500 tấn vàng trong dân, còn nước nào hạnh phúc hơn CHXHCNVN?? Một đảng cườp chuyên nghĩ cách để bóc từng lớp da trên người dân. Nhìn lại các nước khác như Nhật và Đức, là các quốc gia bị sụp đổ KT sau thế chiến thứ hai, nhưng chỉ sau 20 năm tái thiết lại , họ đã vực dậy được nền kinh tế quốc dân, rồi 20 năm kế tiếp họ sánh vai được với các cường quốc kinh tế khác, ngày nay Đức và Nhật là những quốc gia có nền kinh tế nằm trong 20 nước đứng đầu thế giới. Trong 20 quốc gia đó đều không có các đỉnh cao trí tuệ như CHXHCNVN. Bản chất của cộng sản từ đông sang tây từ âu sang á đều giống nhau một cái bệnh báo cáo láo, lãnh lương và tiền đen thì thật phong phú!!

Căn bệnh làm ung thối đất nước phá hoại tan nát nền KTQD đó là bệnh tham nhủng đã là một trong những nguyên nhân lớn làm thất thoát ngân sách quốc gia, đưa đến nợ công ngày càng phình to ra. Mượn bài thơ của thi sĩ Đăng Tuyền để làm lời kết cho bài viết này:
Quan Tham Chống Quan Tham
Thế gian lắm chuyện để cười

Ông trùm tham nhũng là người chống tham
Diễn đàn ông ghế trưởng ban
Vung tay quá trán đập quan ăn tiền
Còn ông đặc cách nghiễm nhiên
Ưu tú xếp loại quan liêm đương thời 
Tự nhiên ông có chiếu trời 
Ban cho bảo kiếm trị người quan tham
Rộng đường ông quét, ông càn 
Vét vơ đầy túi bạc gian về mình 
Việc làm ra vẻ nghiêm minh 
Dối trên lừa dưới chẳng tình nghĩa chi 
Nhà đất tài chính tinh vi
Tham nhũng chính trị khác gì ung thư
Cháu con đầu đất đại ngu
Văn bằng chắp vá tù mù chợ đen
Khác chi nước thải đánh phèn 
Tuy trong mùi nặng ố hoen bụi trần 
Thế rồi đem đặt bàn cân
Dán tem chất lượng có phần đã quen
Nổi chìm tiêu chuẩn bon chen
Xếp vào thay ghế quan liêm "yếu già" 
Tiêu cực chống mãi chẳng qua 
Đèn cù quanh quẩn vẫn là quan tham

Bichthuy Ly 26.4.2017

Dienstag, 25. April 2017

Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt
 được đề cử thăng cấp Thiếu Tướng



Theo thông báo từ trang nhà Congress.gov ngày 24 tháng 4 năm 2017, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt được đề cử thăng cấp Thiếu tướng, trong bản danh sách thăng cấp còn có 31 vị Chuần tướng Lục quân khác cũng được đề cử thăng cấp Thiếu tướng trong năm nay. Văn phòng Tổng thống cũng nhận được danh sách đề cử vào ngày 24 tháng 4 năm 2017.
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt hiên đang đảm nhận chức vụ Tham mưu trưởng tại Bộ Tư Lệnh Lục Quân Trung Ương, một đại đơn vị lục quân trách nhiệm và hoạt động trong khu vực rộng lớn trải dài từ Trung Á đến Bắc Phi (Ai Cập), với diện tích khoảng 11,8 triệu km vuông bao gồm 20 quốc gia Afghanistan, Bahrain, Egypt, Iran, Iraq, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Lebanon, Oman, Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, Syria và Tajikistan với dân số 540 triệu, 49 sắc tộc, 60 ngôn ngữ và 27 tôn giáo.
Chuẩn tướng Việt đã từng giữ những chức vụ chỉ huy quan trọng như: Trung tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, trung đoàn 505, lữ đoàn 3, sư đoàn 82 nhảy dù; Đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3, sư đoàn 101 nhày dù; Chuẩn tướng tư lệnh phó sư đoàn 1 thiết kỵ; Chuẩn tướng tư lệnh, Bộ tư lệnh huấn Luyện, cố vấn và yễm trợ miền Nam (TAAC South) tại Afghanistan; Chuẩn tướng Director of Joint and Integration, Phòng 8, Phòng Tham mưu phó, Bộ tham mưu Lục quân; và hiện nay trong vai trò Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh lục quân trung ương Hoa Kỳ.
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt tốt nghiệp văn bằng cử nhân sinh học tại trường Đại học Southern California và hoàn tất văn bằng cao học khoa học quân sự. Ngoài ra, ông đã thụ huấn nhiều chương trình quân sự tại các học viện quân sự Hoa Kỳ.
Trong suốt thời gian phục vụ và chiến đấu trong lục quân Hoa Kỳ, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt đã được ân thưởng nhiều loại huy chương cao quý như: Defence Superior Servive, Legion of Merit, Bronze Star, Defence Meritorious Service Medal, Army Commendation Medal, Navy & Marine Corps Commendation Medal, Army Achievement Medal, National Defence Service Medal, Armed Forces Expeditionary Medal và một số huy chương cao quý khác.
Ông Lương Xuân Việt là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng cấp Thiếu tướng lục quân Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có hai vị Tướng gốc Việt khác đó là Chuẩn tướng Lapthe Flora thuộc vệ binh quốc gia và Chuẩn tướng TQLC William H. Seely III. Hiện nay Sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt mang cấp Đại tá có khoảng 60 vị, họ đang giữ vai tró chỉ huy tại các Quân chủng, Hải, Lục, Không quân, Thủy quân lục chiến và Đoàn y tế công cộng (USPHS). Một số vị hội đủ thâm niên cấp bậc đề có thể được đề cử thăng cấp Chuẩn tướng hoặc Phó đề đốc trong tương lai.
Dự đoán sau khi được chính thức thăng cấp Thiếu tướng, Tướng Việt có thể sẽ đảm nhận vai trò Tư Lệnh của một Sư đoàn bộ binh, vì ông đã từng thành công và có nhiều kinh nghiệm trong vai trò chỉ huy tại các đơn vị tác chiến tại chiến trường vùng Trung Đông.

CHUẨN TƯỚNG (LX)VIỆT NHẬN NHIỆM VỤ MỚI:
Căn cứ lệnh bổ nhiệm của Bộ Quốc Phòng công bố hôm 1 tháng 5, 2017, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt sẽ nhận nhiệm vụ mới: Tư Lệnh Phó Đặc Trách Hành Quân (deputy commanding general - operations) của Quân đoàn 8 (Eighth Army), trấn đóng tại Đại Hàn Dân Quốc.
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, hiện giử chức vụ Tham Mưu Trưởng ( Chief Of Staff ) của United States Army Central, từ tháng 3, 2016, đồn trú tại căn cứ không quân Shaw Air Force Base , South Carolina..
Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, việc Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt , một quân nhân cấp tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm chiến trường, được điều động đến Nam Hàn, là một việc đáng quan tâm, theo dõi.
Xin chúc mừng Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt trong nhiệm vụ mới, và xin ơn trên phù hộ cho Ông gia đình được mọi điều tốt đẹp và an lành..
Xin mời xem lệnh bổ nhiệm ở dưới..

TUỔI TRẺ NTH GHI LẠI 26/4/2017
Bổ túc thêm ngày 3.5.2017

Montag, 24. April 2017

TẢN MẠN VỀ KIẾM TÍN NGHĨA CỦA 
CHƯỞNG MÔN ĐỜI III TRẦN HUY PHONG

Trước tiên tôi xin đính chính về cái tên gọi "Tín Nghĩa" mà tôi đã đặt cho cặp kiếm này, không phải là tên thật sự của cặp kiếm mà cố võ sư chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo Trần Huy Phong đã sử dụng trong lúc sinh thời, cho tới nay người viết cũng chưa hân hạnh được biết cái tên gọi của cặp kiếm này là tên gì? May ra trong gia đình của võ sư Trần huy Phong mới biết. Người võ sư đang bảo quản cặp kiếm này là võ sư Vũ Kim Trọng cũng chưa lần nào tiết lộ tên của cặp kiếm này gì với người viết? Thế nên trong khi viết bài này tôi tạm cho nó cái tên là " Tín Nghĩa" dựa trên Việt Võ Đạo Tính, VVĐ Tình mà cố chưởng môn đời III đã để lại trong từng trái tim từ ái của những môn sinh đã theo học với thầy.

Không như những thanh kiếm Việt nổi tiếng được tương truyền trong lich sử VN, thanh " Thuận Thiên Kiếm " Thuận Thiên, có nghĩa là hợp lòng trời. Ý nghĩa của nó là khẳng định cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh của vua Lê Thái Tổ (Lê-Lợi) là hợp với lòng trời.
Hay Thanh Kiếm Thái A của Vua Gia Long. Thái A Kiếm, tên nầy không phải ngẫu nhiên mà có. Trong hai cuốn Từ điển Từ ngữ Điển cố Văn học và Từ ngữ Văn Nôm) có sự tích nầy : "Lúc nhà Tần chưa diệt được Ngô, Trương Hoa xem thiên văn thường thấy giữa sao Đẩu và sao Ngưu có luồng khí máu đỏ tía, các đao thuật đều nói đó là điềm báo nước Ngô đang buổi cường thịnh, chưa đánh được. Riêng Trương Hoa cho lời nói đó không đúng. Đến khi đánh lấy được Ngô rồi, luồng khí lại mạnh và sáng hơn. Trương Hoa mới đem chuyện hỏi Lôi Hoán, người giỏi về thiên văn thuật số. Lôi Hoán cùng Trương Hoa lên lầu cao quan sát một hồi lâu. Lôi Hoán nói : "Chỉ giữa sao Đẩu và sao Ngưu là có luồng khí lạ đó. Ấy là cái tinh của bảo kiếm ở Phong Thành xông lên tận trời đấy". Trương Hoa nói : "Quả vậy, nay tôi muốn phiền anh ra làm quan lệnh ở đất ấy rồi ra công tìm gươm báu cho". Lôi Hoán nhận lời. Ông đến Phong Thành, cho đào nền nhà ngục, thì tìm ra được một cái hòm đá nằm sâu dưới lòng đất hơn bốn trượng. Khi sáng lóe ra, bên trong có hai thanh gươm, một thanh có khắc chữ "Long Tuyền", và một thanh khác chữ "Thái A". Đêm hôm đó không thấy luồng khí lạ ở giữa sao Đẩu và sao Ngưu nữa". 
Kinh luân đã tỏ tài cao, 
Thớ co rễ quánh thủ dao Long Tuyền
Cặp kiếm do thầy chưởng môn Trần Huy Phong sữ dụng trước khi qua đời nó không qúi giá như các loại kiếm của các vua chúa hay dùng để đại diện cho một vường quyền, nhưng cặp kiếm của thầy Phong là một cặp kiếm rất gía trị rất cao về tính nhân bản gói ghém có trong 10 điều tâm niệm của VVN-VVĐ, nó còn mang đầy đũ ý nghĩa của một Việt Võ Đạo Sinh luôn đi đầu trong côngviệc "Cách Mạng tâm Thân". Trong làng võ, khi nào người chưởng môn trao kiếm lại cho môn đệ của mình điều đó đồng nghĩa là trao lại lòng tin tuyệt đối vào thế hệ đi sau, thế nên tôi gọi đó là kiếm "Tín Nghĩa". Điều quan trọng là kiếm "Tín Nghĩa" không được trao vào tay những môn đệ bất nghĩa. Thế nên cặp kiếm này không hiện diện ở tổ đường VVN-VVĐ trong nước. Lý do: Tổ đường ngày nay không còn là nơi mang ý nghĩa thiêng liêng của môn phái VV chính thống như thời thầy chưởng môn Lê Sáng và Trần Huy Phong còn sống.
Tổ đường ngày nay ở VN chỉ là nơi đã bị những đứa con bất nghĩa của môn phái tạm chiếm trong thời võ nạn cũa Vovinam. Chúng đang dùng hình ảnh và hài cốt của sáng tổ và chưởng môn Lê Sáng để thực hiện chính sách Hoà Giải Hoà Hợp theo nghị quyết 36 của Trung ương đảng cs đề ra.
Tổ đường ngày nay chỉ để làm bình phong cho các mưu đồ đen tối về chính trị. Nhận thấy điều đó nên gia đình thầy Trần Huy Phong đã không gởi hài cốt của chưởng môn THP nơi đây, để thầy không phải chứng kiến những môn sinh phản môn bất tín đi trái với tinh thần Cách Mạng Tâm Thân, mà thầy đã dày công truyền lại cho các thế hệ đi sau. Căn cứ vào những lý do như thế, nên "Tín Nghĩa kiếm" tượng trưng cho tinh thần uy vũ bất năng khuất của chưởng môn đời III, không thể nào mà gia đình thầy THP có thể tín nhiệm để giao lại cho những môn sinh bất tín bảo quản, khi gia đình thầy THP không có mặt ở VN. Tín Nghĩa kiếm" được coi như một tín vật hàm chứa những đức tính căn bản có ghi trong 10 điều tâm niệm để định hướng cho một Việt Võ Đạo Sinh chính thống, những người đã được thầy Trần Huy Phong đào tạo bằng tâm huyết của một chính nhân.
Trọn đời trọng nghĩa khinh tài
Thế gian nầy dể mấy ai như thầy 
(Vs Vũ Kim Trọng)
"Tín Nghĩa kiếm" thể hiện được tinh thần cống hiến trọn đời và tuyệt đối trung thành với môn phái, một tinh thần mang nặng tình nghĩa sư môn...ân tình huynh đệ vẹn toàn. Thật vậy Vs Trần Huy Phong khi còn sinh thời. thầy đã luôn coi trọng truyền thống nhân bản của cha ông để lại về Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Thầy là một bậc tôn sư đạt được đỉnh cao của Võ Đức và Võ Thuật. Vs THP là một bậc võ học uyêm thâm có đầy đũ uy tín lẩn năng lực lãnh đạo môn phái kế thừa sự nghiệp của Vs sáng tổ và Vs Lê Sáng để lèo lái con thuyền VVN-VVD trong cơn võ nạn ra khơi. Tinh thần "Trần Huy Phong" trọng nghĩa khinh tài đã làm cãm mến không biết bao nhiều là đồng môn. Vs THP khi còn sinh thời là một con người văn võ song toàn, sống giản dị, trong sạch hài hoà với các đồng môn, bênh vực kẻ yếu đúng theo phong cách của một con người võ sĩ đạo. Tiếc thay sự nghiệp thiên đô và chấn hưng môn phái chưa hoàn thành thì thầy đã ra đi vào ngày 13.12.1997 tại Sài Gòn sau 3 năm lâm trọng bịnh. Thầy đã để lại nhiều công trình xây dựng môn phái cũng như những luồn tư tưởng mới trong sinh hoạt của môn phái VVN-VVĐ trong thơì gian thầy còn sống, gia tài thầy để lại quá to tát, mà người viết rất kính phục và trân trọng như một bậc thầy , một nhân cách lớn của môn phái VVN-VVĐ chúng ta.
Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG CỦA KIẾM
Trở lại kiếm là một vũ khí được sử dụng trong thời trung cổ cho đến thời cận đại, để tự vệ được dùng rộng rải trong quân đội trên khắp thế giới từ Á sang Âu, cho đến khi súng ra đời. 
Kiếm là vũ khí để tự vệ hay cướp lấy sinh mạng của người khác hoặc còn mang ý nghĩa cứu khổn (khó-kkốn)) phò nguy ..Ngày nay ở VN, kiếm chĩ còn thấy sử dụng trong thể thao hay văn nghệ bộ môn phim kịch. Kiếm mang những ý nghĩa sau: 
 1) – Biểu-tượng Quyền-hành trong Quốc-gia ; đó là Thượng Phương Bảo Kiếm mà Vua ban cho Quan Đại-Thần được phép « Tiền Trảm Hậu Tấu ».
2) – Biểu-tượng Tước-vị trong Triều-đình ; đó là tùy theo Phẩm-bậc, mà Kiếm và Võ Kiếm đuợc cẩn nạm khác nhau về đá quí và bạc vàng.
3) – Biểu-tượng Giai-cấp trong Xả-hội ; đó là Kiếm của thế-gia Hoc-sĩ.
4) – Biểu-tượng Huyền-năng trong Pháp-thuật; đó là những thanh Kiếm của Đạo-Gia có khả năng trừ Ma giết Quỉ, tàng-hình, cách-không trảm-thủ.
5) - Tín Vật bảo môn trong làng võ mà người chưởng môn đi trước dùng để làm vật chính danh của chức vụ chưởng môn truyền cho các đời chưởng môn kế tiếp.
6)-Trong quân đội VNCH kiếm cung dùng để thể hiện cho chí làm trai tang bồng hồ thỉ và kiếm được trao cho người thủ khoa của khoá trong ngày lễ ra trường của Võ Bị Đà Lạt, Trường Bộ Binh Thủ Đức hay các trường đào tạo sĩ quan khác.

Kiếm còn là vật để thể hiện những đức tính căn bản cầu yếu của một võ sĩ đạo, đó là:
1.Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng. 
2.Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen. 
3.Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời. 
4.Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.

Ý NGHĨA VỀ CỤM TỪ " TÍN NGHĨA"
Để mở rộng ý nghĩa của cụm từ Tín Nghĩa" trong môn phái VVN-VVĐ thì tôi xin phép lướt qua về các khái niệm của nó. Nhìn lại mục tiêu đào tạo của Vovinam chính thống. Tôi dùng chử VVN Chính thống là để phân biệt với VVV Quốc Doanh do nhà nước cộng sản điều hành hiện nay qua trung gian của Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn PHái ( HĐVSCQMP) là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo ( điều tâm niệm số 2), không phải đào tạo những cái máy chỉ biết đấm và đá theo nhu cầu của gìới lãnh đạo VVN. Đối với các thành phần này, thì không nên bàn đến cụm từ "tín nghĩa" cho mất thời giờ, vì đó là những thành phần có trái tim từ ái bên tay mặt.
Đối với người Nhật, một Samurai khi mang thanh kiếm bên mình, thi kiếm được xem như là một tài sản quý giá nhất, thậm chícòn được coi là một phần cơ thể của họ. Vào thời trung cổ và cận trung, Samurai chỉ để gọi tên một số người, như một đẳng cấp cao quý. Người ta cho rằng Kamakura là thời đại nổi tiếng về lòng trung thành, ý chí quật cường, sự liêm khiết và lòng sùng bái tinh thần thượng võ của các võ sỹ cũng như cư dân xứ sở Anh đào
TÍN
Chữ tín là bằng hữu của uy tín, thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là người biết giữ uy tín. Chữ tín không thay đổi dù cho đứng trước một nghịch cảnh như những ngày đen tối sau 1975 mà trái tim từ ái không chao đảo, không đập sai nhịp. Tín là thành tín một trong những đức tính tốt có trong Việt Đạo một đạo lý cơ bản nhất của Việt Võ Đạo. VVN- VVĐ có vươn danh trong thiên hạ hay không cũng nhờ vào chử tín với các môn phái khác đang hiện diện chung quanh mình, mà người xưa đã từng làm được tại miền nam VN. Tạo ra một cuộc sống chung hài hòa trong làng võ VN. Còn ngày nay VVN đã bị nhục nhã khắp nơi khi vươn danh VVN thành "Quốc Võ", đó là một quan điểm sai lầm của các bộ óc bã đậu trong hàng ngũ lãnh đạo quốc doanh ngày nay. Tự mình đạp chân mình khi không tôn trọng ngay chính 10 điều tâm niệm của môn phái, đã vi phạm điều số 5 "Việt Võ Đạo sinh tôn trọng các võ phái khác" Hành động tôn vinh VVN lên thanh Quốc Võ là một điều mà những người môn sinh VVN chân chính không bao giờ chấp nhận được.
Chũ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, dù thời xưa hay thời nay thì sống ở đời mọi người cũng cần có một uy tín nhất định trong quan hệ với mọi người xung quanh. Thời xưa cái uy tín với bạn bè luôn được đánh giá cao, uy tín đó sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuộc sống. Nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.

Ngày nay cũng vậy cho dù anh có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng được ai tôn trọng, muốn được người khác giúp đỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người, chưa nói đến trong quan hệ xã hội, trong quan hệ giửa người và người. chữ tín cái uy tín trong công việc luôn đặt lên hàng đầu, quyết định đến sự thành công. Trong môn phái chử tín ngày xưa rất được coi trọng, trước khi bị văn hoá Marx- Mao và tư tưởng Hồ Chí Minh tàn phá toàn bộ nền văn hoá truyền thống của Việt tộc kể từ sau tháng tư 1975. Chử tín gần như biến mất trong hầu hết các võ đường Vovinam do các cán bộ cộng sản lãnh đạo. Chử tín của nền văn hoá nhân bản theo truyền thống Văn Lang, Lạc Việt đã tan biến hết trong các trái tim từ ái của những môn sinh sau này.
Nói chung, Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín trong Việt Đạo luôn có sự gắn kết với nhau, để trở thành một Việt Võ Đạo Sinh chính thống cần phải có đầy đũ những đức tính này, thiếu đi một cũng không được. Như bài thơ sau:
Người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác.
Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc.
Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép.
Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc.
Người không có Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.

Tín nghĩa là gốc làm người, là nền tảng cho một Việt Võ Đạo Sinh, giữ chữ tín để lưu tiếng thơm với đời và các thế hệ đi sau.
Trong nền văn hoá nhân bản truyền thống của tổ tiên VN, người xưa vô cùng coi trọng chữ tín. Họ giảng rằng, lời nói ra phải có sự tin tưởng tuyệt đối. Một khi đã phụ tín nghĩa, người ta cảm thấy những năm tháng cuộc đời về sau là không còn ý nghĩa gì nữa.
Khổng Tử nói: “Vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không có chỗ sinh tồn, chỗ đứng trên thế gian này. Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này thực ra rất có đạo lý và còn nguyên gía trị về tinh thần cao cã của một võ sĩ đạo.
NGHĨA
Chữ nghĩa bao hàm những ý nghĩa rất lớn. Như là nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, (nghĩa đồng môn, đồng đạo...), nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em cốt nhục đồng-bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ-luân chi đạo. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư-cách làm một Việt Võ Đạo Sinh chính thống.
Chữ nhân và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau, cho nên trong Kinh Sám Hối có 4 câu dạy rằng:
Làm người nhân-nghĩa xử xong,
Rủi cho gặp lúc long-đong chẳng sờn.
Làm người nhân-nghĩa giữ tròn,
Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.

Và trong môn phái chúng ta có nêu ra những điều tâm niệm số 6,7 và 10 để vun trồng chử tín nghĩa
6.Việt Võ Đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh. 
7.Việt Võ Đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực, và cao thượng. 
10.Việt Võ Đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại, người môn sinh với đồng môn của mình. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình, với anh em bằng hữu cũng là nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân với đời… cũng vì họ sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện tại, họ biết cho khi đã nhận. Nghĩa cũng là sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình. Chử nghĩa đó chúng ta thường thấy nơi thầy THP thể hiện hàng ngày với các môn đệ và đồng môn của mình trong các sinh hoạt hàng ngày nơi võ đường hay trong cuộc sống ngoài xã hội.
CÂU CHUYỆN VỀ BA THANH "ĐAO KIẾM TÍN NGHĨA"
Biết trọng chữ tín, là đã giữ chữ tín nơi chính bản thân mình. Điều này phù hợp với đạo đức ông cha thường răn dạy con cháu: phải biết trọng mình thì mình mới được người khác trọng. Ít nhất phải trọng đức tín của mình, giữ đức tín cho mình, không làm điều gì trái với sự tín trung thì mới được người khác trọng.
Ông cha ta còn dạy: “Nhân vô tín bất lập”, người không biết trọng đức tín nơi mình thì không làm được việc gì ra hồn cả. Ông bà ta đã từng nói :
“Ai ơi! chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong”.
Ở một câu ca dao khác, ông bà ta còn dạy thêm :
“Ai ơi! giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Đừng làm, đừng nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha…”

Tin vào mình không phải là tin vào bộ võ phục hay đai đẳng đang đeo, tin vào người thầy minh đang theo học, mà phải tin vào võ đức mà mình đã tích lũy, . Tin vào mình là tin vào đức hạnh của mình, tin vào bản năng sống của mình, tin điều mà có thể giúp mình cống hiến cho đời, cho dồng môn và môn phái. Hãy nghe ông bà ta khuyên :
“Ai lên Hương Tích cảnh thiền
Dừng chân chiêm bái tôi khuyên đôi lời
Hãy tin tiềm lực con người
Đừng trông đừng đợi xa vời ngoài ta
Cũng đừng học thói kiêu sa
Khiêm cung cẩn trọng mới là chính tâm”.

Quả vậy, tâm mới là gốc rễ của sức mạnh niềm tin của một người lãnh đạo môn phái Voviam Việt Võ Đạo. Nếu như không có thì hãy dừng lại và quay về rèn luyện tâm thân trước khi trau dồi tiếp võ thuật. Một trái tim từ ái đúng đắn, là trái tim chứa đựng bản chất tín trung – tín thành và tín nghĩa của mình, từ đó sẽ gieo được niềm tin cho các đồng môn khác. Tin vào chính mình là nền tảng để có thể tin vào người khác. Nhiều nhà tâm lý đã khuyên điều mà câu ca dao trên đã bộc bạch: "tự ái và thiếu tự tin là hai thủ phạm đánh cắp niềm tin của ta dành cho người khác" Như thế hãy tin vào mình và khiêm cung cẩn trọng để có thể tin vào người khác.
KẾT LUẬN:
Ông cha ta đã dạy: “Tín giả nhân nhập”, câu này có nghĩa là người có đức tín nghĩa sẽ được nhiều người theo. Thầy Nguyễn Lộc, Thầy Lê Sáng , Thầy Trần Huy Phong là những biểu tượng của đức tin, các vị này đã làm cho các môn sinh trong môn phái có niềm tin vững mạnh vào tương lai tượi đẹp, khi bước vào võ đường Vovinam. Người có tín nghĩa là người tốt, biết trọng lời hứa, biết giữ nghĩa tình, người như vậy ai lại không trọng nể. Tấm gương của những vị trên cho chúng ta thấy , họ đã kết chặt được vòng dây thân ái giửa các đồng môn với nhau.
Tuy nhiên, cuộc sống hôm nay đang tuy cùng sinh hoạt chung trong cùng một môn phái, nhưng trái tim từ ái của mổi một môn sinh không đập chung một nhịp, phần lớn những môn sinh khi bước vào sinh hoạt với môn phái Vovinam, đều chịu ảnh hưỡng của một loại tư tưởng đi ngược với truyền thống nhân bản của cha ông, đó là tư tưởng Hồ chí minh, do đó thường lầm lạc về tính phục vụ dân tộc và nhân loại của Vovinam, những người môn sinh này đang phục vụ cho nhóm quyền lực chính trị thiểu số trong cộng đồng dân tộc. Người môn sinh chỉ biết tranh thủ, tích góp, lượm nhặt thật nhiều quyền lợi cho riêng bản thân. Có những môn sinh đã dùng những thủ đoạn, kể cả lừa gạt, ám hại, để hành xử với nhau. Những người ấy là những kẻ thất tín, chắc chắn sẽ chẳng có ai tín phục và tin dùng. Tổ tiên ta đã từng nói :
“Những người hữu thủy vô chung
Là người tệ bạc tin dùng mà chi”.
Những môn sinh yêu môn phái, yêu nước, yêu dân tộc cần hiễu được ý nghĩa câu chuyện về ba thanh đao kiếm tín nghĩa mà danh sư đi trước truyền lại cho người đi sau. Nó mang ý nghĩa như là một sự gửi thác một trọng nhiệm trong việc chấn hưng môn phái trong hoàn cảnh hiện nay. Ba thanh kiếm tín nghĩa nó không phải là những bảo kiếm có gía trị trên thị trường thương mại, nhưng gía trị nó vô gía về truyền thống. Nói lên được. Trong môn phái kiếm của chưởng môn chỉ trao lại cho người kế tục như là một sự liên tục về sự trường tồn của môn phắi. Trong quân đội, người thủ khoá mới nhận được kiếm ủy thác của quân đội để bảo vệ tổ quốc và dân tộc. Trong môn phái người nhận được kiếm từ người đi trước cũng chỉ có một người xuất sắc nhất trong hàng ngũ môn đồ của mình coi như đã nhận kế thừa hoài bảo của của thầy Trần Huy Phong và danh sư Trịnh Ngọc Minh đã trao phó. Và như trên đã nói, ngày hôm nay trước cuộc chính biến tháng 4 năm 1975. Vovinam trong nước đã bị những phản đồ đem dâng môn phái cho bầy qủi đỏ tà quyền csVN, chúng tiếp tay với quỷ đỏ thao túng và đưa môn phái bước sang một hướng khác, là bảo vệ cho đảng csVN và trung thành với kẻ thù dân tộc là Trung Cộng.
Họ là những môn đồ không xứng để nhận được thế chính danh được truyền lại từ nhhững danh sư đi trước. Đám người này chỉ chiếm được tổ đường, nơi thờ phượng của môn phái, nhưng họ hoàn toàn mất đi tính chính danh để điều hành môn phái. Giống như Hồ chí Minh, dùng vũ lực chiếm lấy một VN đã được độc lập từ chính phủ Trần Trọng Kim. Thế nên khi HCM và nước VNDCCH ngay từ bước đầu lập quốc đã không nhận được sự công nhận của các quốc gia trên thế giới, từ năm 1945 đến năm 1950. Sau đó mới được vài nước trong khối XHCN công nhận. Khác với VNDCCH, miền nam VN dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống NGô đình Diệm ngay từ khi lập quốc trong năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý, đã được 35 quốc gia lần lượt công nhận tính chính danh của nó.
Thế mới nói, HĐVSCQMP và HĐVSTTHN, chỉ là những con cờ tay sai của đảng csVN trong việc quốc doanh Vovinam, đưa VVN vào qủi đạo của đảng csVN. Nguyễn văn Chiếu và đám tà lọt chung quanh, tuy có được tổ đường để rao giảng chiêu bài chính nghĩa giả tạo, nhưng không mang được tính chính thống từ các bậc tiền nhân trao phó. Các vị tiền nhân luôn đũ sáng suốt để trao lại những báu vật về Tín Nghĩa. Người vinh dự nhận được sự ủy thác đó từ Chưởng Môn đời III Trần Huy Phong vằ danh sư Trịnh Ngọc Minh chính là võ sư bạch đai niên trưởng Vũ Kim Trọng, thuộc Tổng Liên Đoàn VVN-VVĐ Thế Gìới.
Thưa qúi đồng môn,
Chính khí, chính nghĩa không bao giờ tụ nơi người bất tín bất nghĩa trong môn phái. Nhìn 3 thanh đao kiếm tín nghĩa để thấy vật ở đâu thì nơi đó sẽ tỏa rạng được hào quang chính tín, chính nghĩa và chính danh của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo chính thống. Viết để vinh danh "Tinh Thần Trần Huy Phong" và để tưởng nhớ đến đến cố võ sư sáng lập của võ đường trường Trung Học Kỹ Thuật Cao THáng 1966.
Cựu môn sinh Vũ Thái An, 24.4.2017

Samstag, 22. April 2017

CỐ VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG
HẬU DUỆ CỦA HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Võ sư Trần Huy Phong là một võ sư hiếm hoi trong hàng ngũ lãnh đạo của môn phái vừa là một giáo sư toán Lý Hoá của các trường Trung Học tại Sài Gòn vào thập niên 60 của thế kỹ 20, vừa là một vị võ sư Cao cấp trong môn phái Vovinam, một người ưu tú cã văn lẫn võ. Ông là một hậu duệ của của Đức Thánh Trần.
Hậu duệ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Gia tộc họ Trần vốn định cư nhiều đời tại tỉnh Nam Định, miền bắc Việt Nam. Có truyền thống lập Từ Đường (lập đền thờ gia tộc) và viết Gia Phả. Khi gia tộc quá đông thì được chia thành từng CHI. Mỗi CHI bao gồm nhiều thế hệ và mỗi thế hệ đều có bổn phận viết gia phả nối tiếp cho các thế hệ sau.
Chính vì thế gia tộc họ Trần có rất nhiều Gia Phả và nhiều CHI. Được viết tùy theo CHI của mỗi gia đình và nếu muốn tìm tông tích hoặc vị trí trong gia đình thì phải so sánh giữa CHI đời trước và CHI đời sau.

Riêng CHI họ Trần của võ sư Trần Huy Phong, thuộc về CHI của cụ Trần Thiên Táng (húy là Trần Quốc Ninh) cháu đời thứ 16 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và cháu đời thứ năm của tổ Trần Vu.
Gia phả CHI này được viết bởi ông Trần Văn Gia, vốn là Giám Sát Ngự Sử triều vua Tự Đức (1847-1883), năm thứ 36. Gia Phả được viết bằng chữ Hán-Nôm và có tên là Trần Tông Ngọc Phả. Bao gồm từ đời thứ nhất (Trần Quốc Tuấn) đến đời thứ 16 (Trần Quốc Ninh). Sau đó được các con cháu tiếp tục bổ túc theo thời gian, từ đời thứ 17 đến các đời sau.
Hiện nay bản chính Trần Tông Ngọc Phả được bảo trì bởi ông Trần Ngọc Giá (cháu đích tôn đời thứ 28 – Cháu ruột võ sư Trần Huy Phong), hiện đang sinh sống tại Hà Nội Việt Nam. Chính nhờ truyền thống viết gia phả này, võ sư Trần Huy Phong mới định được vị trí là cháu đời thứ 27 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Năm 1993, nhân dịp về thăm quê tổ tại Nam Định, võ sư Trần Nguyên Đạo được các anh là Trần Bản Quế, Trần Huy Phong và cháu đích tôn là Trần Ngọc Giá hướng dẫn về thăm các Từ Đường, các Mộ Tổ và khảo cứu các gia phả. Nhờ vậy ông đã sưu tầm được một số bản sao và thành lập một CHI mới tại Hải Ngoại, tiếp tục truyền thống viết gia phả từ đời thứ 27 trở xuống và có nguyện vọng viết lại toàn bộ gia phả từ đời một (1230) đến các đời ngày nay.
Đầu năm 1964, Vovinam được sinh hoạt tự do trở lại, ông cùng với các võ sư đương thời : Lê Sáng, Mạnh Hoàng, Nguyễn Văn Thư, Ngô Hữu Liễn, Phan Quỳnh, Trần Bản Quế, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Thông... lên phương án và thiết lập chương trình pháp lý hóa Vovinam-Việt Võ Đạo. Ban chấp hành Môn phái được thành lập, võ sư Lê Sáng được bầu làm Chưởng môn, võ sư Trần Huy Phong trở thành nhân vật thứ hai của môn phái với hai nhiệm vụ : Phụ tá Chưởng môn, kiêm Trưởng Ban Nghiên kế.
Một dự án phát triển tổng thể trên bình diện toàn quốc được ra đời, mở ra một kỷ nguyên huy hoàng nhất trong lịch sử môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.
Về phương pháp tổ chức, ông đã đóng góp tích cực với các võ sư đương thời trên việc thành hình môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo qua các cơ chế và qui chế sau đây :
Thành lập các cơ chế căn bản
Thành lập Tổng hội Vovinam (Liên đoàn Quốc gia)
Qui Lệ Môn phái.
Chức vụ Chưởng Môn 
Ban Chấp hành Trung ương. 
Thiết lập chương trình võ thuật và võ đạo
Soạn thảo chương trình huấn luyện.
Biên soạn chương trình võ đạo.
Soạn thảo 10 điều tâm niệm.
Thiết lập các qui luật căn bản
Chuyển danh xưng Vovinam thành Vovinam-Việt Võ Đạo
Chế tác võ phục và thành lập hệ thống đẳng cấp
Hệ thống và qui luật Thi Vovinam-Việt Võ Đạo.
Truyền thống trình luận án
Phù Hiệu Vovinam-Việt Võ Đạo
Ấn định các nghi thức và nghi lễ.

Về phương diện võ thuật
Ông đã góp công khảo cứu và đóng góp vào hệ thống kỹ thuật cho Vovinam-VVĐ như sau :
Triển khai hệ thống đòn chân trung đẳng từ số 13 đến 21.
Đặt nền móng cho hệ thống chiến lược qua 10 đòn chiến lược căn bản đầu tiên của môn phái, dựa trên những khái niệm do Sáng Tổ Nguyễn Lộc hướng dẫn.
Triển khai hệ thống vật qua 15 thế vật cơ bản, rút kinh nghiệm từ các bài song luyện và vật cổ truyền.
Thành lập hệ thống tay không bắt vũ khí như : Tay không bắt mã tấu, tay không bắt búa, tay không bắt súng lưỡi lê, tay không bắt gậy...triển khai hệ thống giao đấu tự do và các qui luật tranh giải.

Về lý thuyết võ đạo
Võ sư Trần Huy Phong đã có công nghiên cứu và triển khai các lý thuyết sau đây :
Luật Cương Nhu Phối Triển thành một hệ thống triết học, đồng thời lấy Triết Lý Cây Tre làm căn bản để dẫn giải.
Chứng minh và lý giải các phương pháp té ngã Vovinam-Việt Võ Đạo bằng động lực học và toán học.
Soạn thảo đạo sống « Năm Tu Bốn Tiến » cho chương trình Võ Đạo Hóa công chức hành chánh toàn quốc.
Chứng minh Tính dân tộc của Việt Võ Đạo.
Chứng minh Tính khoa học của Việt Võ Đạo.
Chứng minh Tính giáo dục của Việt Võ Đạo.
Soạn thảo Nghệ thuật Lãnh đạo Chỉ huy.
Viết sách Chủ Thuyết Cách Mạng Tâm Thân.
Soạn thảo Giáo Trình trong việc giảng dạy tại phân khoa Giáo Dục Tâm Thể trong trường Đại Học Hùng Vương.
Soạn thảo lý thuyết và thực hành giáo trình luyện võ cao cấp: Nội Công Tâm Pháp.
Nhờ những cống hiến không ngưng nghĩ của võ sư Trân Huy Phong, nên các lý thuyết võ đạo và võ thuật được cải tiến không ngừng. Hệ thống đai đẳng của môn phái cũng được soạn thảo và ra đời để đưa Vovinam lên tầm cao mới, góp mặt với các môn phái hiện diện cùng thơì. Vovinam nhanh chóng thăng tiến một cách thành công trong xã hội miền nam lúc bấy giờ. Hai năm sau 1966 Vovinam đã vượt qua các võ phái bạn để tiến vào học đường, quân đội và ngành Cảnh Sát của VNCH. Rồi nhiều Cục huấn luyện cũng ra đời để đáp ứng các công tác phụ trách phát triển khắp 4 vùng chiến thuật (VNCH). Đâu đâu cũng có võ đường của Vovinam Việt Võ Đạo. Để cung cấp nhanh chóng hàng ngũ Huấn Luyện Viên cho các võ đường, môn phái phải mỡ ra nhiều khoá đặc huấn cấp tốc để đào tạo HLV.

Võ sư Trần Huy Phong ra đi để lại niềm thương tiếc vô biên trong lòng các môn sinh Vovinam từ trong nước ra đến Hải Ngoại. Vovinam đã mất đi một danh sư xứng tầm quốc tế. Di sản mà tôi cho là lớn nhất mà võ sư Phong đã để lại cho môn phái là "Lý thuyết Cương Nhu Phối Triển" và hệ thống lại nền tảng tư tưởng cũa môn phái đó là quyễn chủ thuyết " Cách Mạng tâm Thân" của sáng tổ Nguyễn Lộc, đây là một quyển sách đầu tiên trong mộn phái được viết và ghi chép lại từ sự lượm lặt những tư tưởng của sáng tổ và hệ thống lại một cách khoa học. Một công trình văn hoá lớn đáng được ghi nhận trong làng võ thuật Việt Nam. Đây là một chủ thuyết có thể được coi như làm nền tảng cho mọi chủ thuyết cách mạng dân tộc khác để cứu nước và dựng nước. Trong làng võ VN cho tới nay vẩn chưa có môn phái nào có một bảo vật trấn môn đáng tự hào như môn phái chúng ta. Chủ thuyết CMTT nếu như ngộ được sẽ đưa người môn sinh tiến tới việc hòa nhập vào "nhân võ đao". Đến nay vẩn chưa thấy một võ sư Cao Đẳng nào trong môn phái hệ thống lại tư tưởng của sáng tổ để đáp ứng với sự phát triển về tư tưởng của con người. Từ Công Giáo Thuyết đến Phật Thuyết đều phải được sửa đổi để đáp ứng với từng thời gian, không thì chủ thuyết sẽ bị thoái hoá trước sự thăng tiến về tư tưởng. Chủ thuyết Marx sống hơn 100 năm là bị đào thải và nó cũng không trưởng thành được ngay tại quốc gia mà Marx đã ra đời. Chủ Thuyết CMTT chính thức được phổ biến từ 1964 đến nay trên nửa thế kỷ, nên cần phải được thêm bớt cho đúng với thời bùng nổ của Internet và higtech.
Người viết là một môn sinh không được học trực tiếp với võ sư Trần Huy Phong, nhưng chúng tôi rất ngưởng mộ, kính nể và trân trọng võ sư Trần Huy Phong, một người thầy của các người thầy trong môn phái chúng ta.
Cựu môn sinh võ đường Trung Học Kỹ Thuật 
Cao THắng 1966 -Trịnh Khánh Tuấn 22.4.2017

  B ẢNG X ẾP HẠNG 10 HÃNG HÀNG KHÔNG TỐT NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2023 Công ty tư vấn Skytrax của Anh đã tổ chức Giải thưởng Hàng không Thế giới hà...