Samstag, 27. November 2021

ĐẠO VĂN SĨ  "GS-TS TRẦN NGỌC THÊM" ĐỀ NGHỊ BỎ KHẨU HIỆU:" TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN"

Ngày 21-11-2021, tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động". GS.TSKH Trần Ngọc Thêm kiến nghị bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"

Và để có con người chủ động, theo Đạo văn sĩ GS Thêm: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" (ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’). Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo". Nguồn:https://tuoitre.vn/tien-hoc-le-hau-hoc-van-bo-sao-duoc-20211124174104114.htm

TRẦN NGỌC THÊM LÀ  MỘT  ĐẠO VĂN SĨ.

“…PGS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm đã đạo văn ( lấy – ăn cắp – toàn bộ hệ thống trong cuốn “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”...

(Bài phê bình này đã được in làm hai kỳ trên báo “Văn Nghệ” cách nay 22 năm. Kỳ này chỉ in lại phần một trên “Văn Nghệ” số 17 ra ngày 27-4-1996.

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” – sách dày 382 trang do Trường đại học tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 1996, của PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, là giáo trình cho sinh viên, được soạn theo chương trình giáo dục đại cương , do bộ trưởng GD&ĐT ban hành, quyết định số 3224/ GD-ĐT ngày 12-9-1995. Trang 2 cuốn sách ghi : “Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả chủ trì nhan đề : “TÍNH HỆ THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM” . Công trình được công nhận đạt thành tích xuất sắc trong đợt bình tuyển các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 1991-1995 và được bằng khen của bộ trưởng bộ GD & ĐT quyết định số 461/GD-ĐT ngày 31-1-1996” (Phó GS, TSKH Trần Ngọc Thêm6) ??!!. Nguồn: https://www.ethongluan.org/index.php/doc-bai-luu-tru/7166-pho-gs-tskh-tr-n-ng-c-them-da-d-o-van-c-a-gs-lm-kim-d-nh-tr-n-m-nh-h-o

Đạo văn của người khác là một hành động thiếu cái LỄ NGHĨA căn bản của một con người được đảng cộng tôn vinh là một đỉnh cao trí tuệ đang làm công tác văn hóa trong môi trường xhcnVN.

Không sai! Trần Ngọc Thêm là một trí thức đỏ được đảng gởi  đi học ở Nga từ khi mới tốt nghiệp phổ thông (hệ 10 năm).Trần Ngọc Thêm sinh ngày 20 tháng 1 năm 1951 tại xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nguồn:https://wiki.edu.vn/wiki/index.phptitle=Tr%E1%BA%A7n_Ng%E1%BB%8Dc_Th%C3%AAm

NHẬN ĐỊNH CỦA TRẦN NGỌC THÊM VỀ NỀN GIÁO DỤC CHXHCNVN:

Trích nhận định của Đạo văn sĩ Trần Ngọc Thêm khi trả lời câu phỏng vấn của Nhật Lê: Vì sao ông cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi triết lý giáo dục?..

Ộng Thêm trả lời: "... Bởi vì đất nước ta hiện nay đang lúng túng, loay hoay chưa cất cánh được. Trong khi nhiều nước Đông Nam Á vốn có xuất phát điểm thấp hơn ta mà nay đang lần lượt vượt ta. Chúng ta tuyên bố văn hóa là quan trọng nhưng ở đâu cũng chỉ thấy lo phát triển kinh tế. Thực ra, nguyên nhân tụt hậu không phải do thiếu vốn mà là do con người. Con người VN đang sa lầy trong mớ bòng bong của 30 tật xấu nghiêm trọng mà đề tài nghiên cứu hệ giá trị của chúng tôi đã xác định như: Bệnh giả dối, thói dựa dẫm, thói cào bằng, bệnh hẹp hòi, bệnh sĩ diện, bệnh thành tích, bệnh phong trào, bệnh hình thức, bệnh nói xấu sau lưng, bệnh triệt tiêu cá nhân, bệnh thụ động, bệnh đối phó, bệnh thiếu bản lĩnh, bệnh hám lợi, bệnh đại khái, bệnh dĩ hòa vi quý, bệnh nước đôi, bệnh sống bằng quan hệ, thói tùy tiện, bệnh thiếu ý thức pháp luật, thói khôn vặt, tật ăn cắp vặt... Bốn trọng bệnh của nền giáo dục VN mà tôi đã từng nói đến cũng không nằm ngoài 30 tật xấu này. Nếu không loại trừ các tật xấu này thì làm gì cũng hỏng.

Muốn loại trừ các tật xấu này, thay đổi con người thì giáo dục là một trong năm giải pháp quan trọng để xây dựng hệ giá trị VN mới. Nhưng nghịch lý là ở chỗ con người là sản phẩm của giáo dục; chính giáo dục đã góp phần quan trọng tạo nên con người hiện nay với 30 tật xấu này; các bệnh gian dối, bệnh thành tích, bệnh phong trào, bệnh đối phó..., trẻ em đã học được từ môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) chứ ở đâu? Giáo dục hỏng như vậy chính là do triết lý giáo dục sai lầm. Cho nên, cải cách giáo dục cần phải bắt đầu từ việc thay đổi triết lý giáo dục." Hết trích

Nguồn: http://tranngocthem.name.vn/ung-dung-vhh/xa-hoi-hom-nay/156-tran-ngoc-them-giao-duc-hong-chinh-la-do-triet-ly-giao-duc-sai-lam.html

Nhận định của Trần Ngọc Thêm chỉ là một sự lập lại nhận định của các nhà làm công tác giáo dục trong môi trường xhcn VN sau tháng 4/1975, không có gì là mới. Nhìn qua lý lịch của Thêm để thấy vốn liếng về Văn Hóa truyền thống của Việt tộc trong Thêm có không nhiều ? để ông này có cái nhìn chính xác về Lễ Nghĩa ẩn mình trong Việt Đạo và văn hóa chính thống VN. Phần lớn cái vốn  văn hóa của Thêm đều đến từ nền văn hóa Marx ở Liên Xô. 

Sự thật thì Giáo Dục miền Bắc XHCN thời ông Thêm cắp sách đến trường làm gì mà có triết lý GD như nền Giáo Dục của VNCH?? Nền Giáo Dục VNCH mang triết lý đậm chất: Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng được ghi vào Hiến Pháp VNCH năm 1956.

TIỂU SỬ TRẦN NGỌC THÊM

Trần Ngọc Thêm là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học ngành Ngữ văn. Ông là nhà văn hóa học của Việt Nam. Hiện tại, ông đang giữ chức Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đh Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đh Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp THPT, ông thi đỗ và trở thành sinh viên Khoa sự bị đại học của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Minsk (Liên Xô nay thuộc Bielorussia). Sau 2 năm học tại đây, ông tham gia khóa học 5 năm ngành Ngôn ngữ học toán học tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Lêningrad (ở Liên Xô, tức Sankt-Peterburg- Nga ngày nay).

Tháng 01/1999, ông được bổ nhiệm làm Phó khoa Đông phương học tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, ông làm Trưởng kho từ tháng 01/2002-07/2003. Tháng 4/2002, ông giữ chức Trưởng bộ môn Văn hóa Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 11/2008. Ông đảm nhiệm vị trí này cho tới tháng 02/2011.

Tháng 11/1999, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Tự Nhiên Nha. Tháng 11/2002, ông được Hội đồng chức danh Nhà nước Việt Nam phòng hàm Giáo sư. Tháng 7/2011, ông làm Giám đốc Trung tâm văn hóa học Lý luận và Ứng dụng tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Cũng trong năm 2011, ông trở thành Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung Ương.

RÁO SƯ TRẦN NGỌC THÊM TRONG TRANG PHỤC ĐẠI HÁN !!

Một việc hết sức khá bất ngờ khi chúng tôi tìm thấy một tấm hình chụp của ông ráo sư Đạo văn sĩ Trần Ngọc Thêm bận trang phục Đại Hán trên Internet. Điều này cho thấy tư duy của ông Thêm, một nhà văn hóa lớn của đảng cs, không khác mấy với ông Ráo Sư Vũ Khiêu, một nhà văn hóa tên tuổi của xhcnVN, người từng được đảng và nhà nước ban danh hiệu  Anh hùng Lao Động và Công Dân Ưu Tú Hà Nội. Hai ông "ráo sư" này không có chất liệu chính thống về trang phục của Việt tộc, thì làm sao có tư duy thuần Việt như một người bình thường??

Nói tới đây, chúng tôi chợt nhớ tới bác "hù", từ lúc sinh tiền cho đến khi được đặt vào hòm kiếng, trang phục chính thống của bác là trang phục của Mao Trạch Đông, người gốc Hán. Nhờ thế mà TQ nay có được Hoàng Sa và một phần của Trường Sa là do bác và tên Thủ Tướng Đồng Vẩu đã tặng không vào năm 1958. 

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 27-11-2021

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  ISRAEL B ÁC B Ỏ  ĐỀ NGHỊ NGƯNG BẮN CỦA HAMAS - BỘ BINH CHUẨN BỊ TIẾN ĐÁNH RAFAH Israel đã bác bỏ lệnh ngừng bắn vốn đã được Hamas đề nghị ...