Mittwoch, 16. März 2016

Nếu sớm biết lo cho nông dân, thì không có việc gì phải yêu cầu TC xã nước cứu mặn. 

Vị trí đập Cảnh Hồng (khoanh đỏ). Các chuyên gia lo ngại, nước từ Trung Cộng chảy qua các nước khác khi đến Việt Nam sẽ còn rất ít. Đồ họa: Michael Buckley

Như các quốc gia hạ nguồn của Trung cộng đều biết Trung Cộng xây các đập trên dòng sông Mê Kông từ hơn 2 thập niên qua và một đập Thuỷ Điện có công xuất 1.500MW, dung tích chứa 920 triệu mét khối,  đập Manwan đã đi vào hoạt động từ năm 1993. Còn lại các đập khác đã đi vào hoạt động tiếp theo đó, tính đến 2012 có tất cã 7 đập đưa vào hoạt động và một đập chưa hoàn thành để nâng số đập của TC trên dòng sông Mê Kông là 8 đập. Vì lợi ích của bọn Tàu, nên chúng khó mà đáp ứng các yêu sách của các nước hạ nguồn như CHXHCNVN.
Vì thế, nếu VN không tự giải quyết việc thiếu nước ngọt cho vùng ĐBSCK, đó là lổi của đảng và các lãnh đạo ngu dốt của VN hiện nay. VN vừa qua gởi yêu cầu bọn TC xả nước để các vùng hạ lưu bớt mặn , cứu lấy cuộc sống của dân chúng VN, chuyện này e ra là đảng đã làm chuyện không tưởng với đàn anh 4 tốt. Từ lâu, vốn người Việt chúng ta, ai mà không biết bản chất thâm độc của người anh này, chúng thường hay chơi trên đầu đám tôi tớ ngu dốt Ba Đình.
Ngày xưa khi chưa có việc xây đập trên thượng nguồn của Tàu Cộng, nhưng việc xâm mặn cũng hay thường xãy ra trên các vùng đồng bẳng ve biển thuộc khu vựa vựa lúa miền nam. Vì thế cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu, đã biết nhìn xa trông rộng, nên ông đã dự trù cho việc chống xâm mặn trên các vùng ĐBSCL. Ông đã cho đào những con kênh để đưa nước ngọt của dòng sông Đồng Nai và Sài Gòn về vùng Tiền Giang Mỹ Tho Long An, công việc còn đang trên đường phát triển nhiều nơi thuộc vùng ĐBSCL chưa thực hiện hết, thì miền nam đã bị bọn cs cướp và tháng 4/1975. 

Từ đó đến nay các đỉnh cao vì còn tự tôn là phe thắng cuộc, nên chỉ biết thừa hưởng mà không chăm sóc, do đó các công trình thuỷ lợi nhằm đưa nước ngọt về vùng ĐBSCL chưa bao giờ được các quan đầu ngành để ỳ tới và thực hiện các dự án củ tiếp tục. 

Nhìn các nước chung quanh như Thái Lan , lào và Campuchia đều có những dự án xây đập để chứa nước ngọt. Riêng Thái Lan, ngoài các con đập đang được thực hiện, thì Vua Thái đã từ lâu tạo được những trận mưa Hoàng Gia ( mưa nhân tạo) trên những vùng bị hạn hán. Còn các quan trí tệ VN tới nay cứ khi nào bị hạn, mặn là đồ thừa cho El Nino hoặc do các đập trên thượng nguồn làm ảnh hưởng (?). Nhìn qua để thấy văn hoá "đổ thừa" của csVN vẩn chưa bao giờ thay đổi kể từ có mặt đảng cs trên quê hương VN cho đến nay. 
Những việc thiếu nước ngọt vì mặn như Do Thái, họ đã làm được những việc mà đám đầu lĩnh Ba Đình cần phải học hỏi để có thể thoát được ảnh hưởng của TC về việc xây đập trên các thượng nguồn. Một đất nước, người dân sẻ bất hạnh khi các đầu lĩnh chỉ biết say men chiến thắng, tham nhũng tràn lan, Tiến sĩ, Thạc sĩ với những mảnh bằng giả, các công nhân viên chức đầu ngành trong bộ máy nhà nước hầu hết là những kẻ bất tài, không biết lo cho dân, chỉ biết lo lợi ích đảng...  

Các đập ở thượng nguồn

Đến nay, đã có 5 nhà máy thủy điện được hoàn thành: Mạn Loan (công suất 1.500MW, dung tích hồ chứa 258 tỷ m3, đưa vào khai thác năm 1996); Đại Triều Sơn (công suất 1.350MW, dung tích hồ chứa 240 tỷ m3, đưa vào khai thác năm 2003); Cảnh Hồng (công suất 1.500MW, dung tích hồ chứa 230 tỷ m3, đưa vào khai thác năm 2009); Tiểu Loan (công suất 4.200 MW, dung tích hồ chứa 14.560 tỉ m3, đưa vào sử dụng năm 2012); Cống Quả Kiều (công suất 750MW, dung tích hồ chứa 120 tỷ m3, đưa vào khai thác năm 2011).
Ba nhà máy thủy điện khác đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và xây dựng là: Nọa Trát Độ (công suất 5.500 MW, dung tích hồ chứa 12.400 tỉ m3, dự kiến hoàn thành năm 2017); Cảm Lâm (công suất 150 MW; dung tích hồ chứa 230 tỷ m3, dự kiến hoàn thành năm 2018); Mãnh Tống (công suất 600MW, dung tích hồ chứa 230 tỷ m3, dự kiến hoàn thành vào năm 2018).
Hiện nay, Trung Cộng chỉ mới chia sẻ các thông tin về mực nước ở hạ lưu trạm Cảnh Hồng (Jinghong) về mùa lũ (tháng 6-2010). Các nước hạ lưu nằm trong Hiệp định Mê Kông (MRC) đã liên tục kiến nghị Trung Quốc chia sẻ các thông tin mực nước cả về mùa khô từ năm 2010 đến nay nhưng vẫn chưa đạt được, kể cả kiến nghị ở Hội nghị Cấp cao của Mê Kông năm 2010 tại Hua Hin - Thái Lan.
Các nước hạ lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia cũng đã có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện, hiện nay đang tiến hành xây đập Xayabury (chưa lấp dòng), dù có hoàn thành cả 11 đập này thì dung tích hữu ích của tất cả hồ chứa cũng chỉ bằng 1/8 so với dung tích hữu ích các đập thủy điện của Trung Cộng. Chỉ có VN là không có một công trình nào để dự phòng gì hết cho miền ĐBSCL, khi bị hạn hán và xâm mặn. 


Nếu Trung Cộng nể tình người em môi hở răng lạnh mà xả nước, thì chắc chắn thằng anh khốn nạn này của CHXHCNVN sẻ xả cầm chừng, cho có lệ, vì họ cũng cần nước để phát điện cho các tháng mùa khô kế tiếp, trong quãng đường hơn 4.000 km xuống ĐBSCL, chẳng lẽ Thái Lan, Lào, Campuchia không “phỏng tay trên” trước lượng nước chảy qua lãnh thổ của họ trước khi đến vùng ven biển ĐBSCL?
Bên cạnh đó, các vùng trũng, dòng nhánh, khu wetlands dọc lưu vực sẽ tiếp tục gom các nước còn thừa, dòng chảy đến ĐBSCL còn được bao nhiêu? Hầu hết các vùng canh tác lúa và màu hiện nay ở ven biển đã bị thiệt hại gần hết rồi, đưa nước vào chẳng cứu được bao nhiêu và không còn ý nghĩa nữa. Campuchia dịp này cũng có thể sẽ yêu cầu thủy điện Yaly xả nước xuống cho vùng Đông Bắc của họ. Vậy, ta lại “lấy đá ghè vào chân mình”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa con số yêu cầu Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng là 2.300 m3/s, xả liên tục 7 ngày liên tiếp từ đợt 1 từ 7.3 đến 21.3; đợt 2 từ 5.4 - 20.4 (15 ngày). Không rõ thằng đỉnh cao trí tuệ nào của VN đề nghị con số này, tuy nhiên, hồ chứa thuỷ điện Cảnh Hồng (Jinghon) có dung tích hoạt động tối đa là 249 triệu m3 nước, nếu xả theo yêu cầu của Việt Nam là tối thiểu 2.300 m3/s thì chỉ sau 30 giờ là cạn hồ. Như vậy, chỉ sau hơn 1 ngày là hồ hết nước, lấy đâu ra mà xả tiếp mấy ngày sau? Lưu lượng đến hồ Cảnh Hồng hiện nay rất ít. Vả lại, đập thủy điện Cảnh Hồng là đập điều tiết theo mùa nên không thể vận hành theo ngày được. Nếu biết nhìn xa trông rộng, thì nông dân VN đã không phải bị thiệt hại như lần hạn, mặn năm nay 2016,

Một nhà máy biến nước mặn thành công nhất trên thế giới là của Do Thái, chỉ tốn vào khoảng 400 triệu US$. Với vùng ĐBSCL, nước VN chúng ta có thể xây dựng vài nhà máy như thế là có thể đáp ứng nhu cầu khi cần thiết mà không cần quan tâm tới việc xả đập của TC cho VN nhờ. Tự mình không biết quyết định lấy số phận cho mình mà chỉ biết trông chờ vào thằng đàn anh khốn nạn. mất dạy Tàu Cộng, đó chính là việc làm tắc trách, thiếu trách nhiệm trong việc lo cho dân của những người lãnh đạo đất nước. Một khi đám đầu lĩnh đỉnh cao trí tệ Ba Đình mà nói lo cho dân , vì dân thì mọi người phải được hiểu là lo cho đảng và chỉ vì đảng. Dân đừng bao giờ nghị giai cấp nông dân sẻ được đảng công nông (búa liềm) tận tình chăm sóc lo lắng cho giai cấp tiên phong này.

Nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới ca Do Thái.

Những lãnh tụ của Do Thái ( Israel) đã biết quốc gia mình là một quốc gia kém ưư đãi của thiên nhiên và tạo hoá, vì Do Thái là một đất nước nhiều sa mạc nóng cháy. Nước ngọt là một một điều kiện cần phải vượt qua hầu mang nước ngọt vào các vùng sa mạc để phát triển ngành nông nghiệp và xử dụng trong đời sống hàng ngày của dân chúng. Nếu chúng ta có dịp đi thăm nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt của Do Thái, để thấy sự quan tâm của nhà nước với cuộc sống cho dân mình như thế nào. Quần thể nhà máy rộng 10 ha, nằm ở Sorek, miền tây Israel, cách Tel Aviv khoảng 15 km. Đây là khu vực giáp biển Địa Trung Hải.



Nhà máy Sorek do tập đoàn IDE Technologies xây dựng với chi phí 400 triệu USD và đi vào hoạt động vào năm 2013.

Avshalom Felber, CEO kiêm chủ tịch của IDE, cho biết tập đoàn này xây dựng nhiều nhà máy khử mặn ở 40 quốc gia trên thế giới. Ở Israel, họ xây dựng 5 nhà máy, cung cấp hơn 65% lượng nước sinh hoạt của Israel. Riêng Sorek, nhà máy khử mặn lớn nhất thế giới, cung cấp 20% nước sinh hoạt cho Israel. Nhà máy sử dụng công nghệ lọc RO.




Sự tốn phí 400 triệu US$ cho một nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt cung cấp cho vùng ĐBSCL, không bằng 1/10 các chi phí phá hoại của công của bọn tham quan của tập đoàn kinh doanh Vinashin của nhà nước. Tập đoàn Vinashin là vụ phá hoại kinh tế lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, với thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Vẫn chưa thể thống kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu Vinashin để lại. Các thống kê ban đầu cho thấy sự thất thoát với hơn 4 tỷ USD. Với con số như vậy bọn csVN có thể xây được 10 nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt cho vùng ĐBSCL.

Sông Mê Kông là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hằng năm khoảng 15.000 m3/giây và tổng lượng dòng chảy hằng năm 475 tỉ m3 tại châu thổ, chảy qua 6 quốc gia là Trung Cộng, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Quá trình biến nước biển thành nước uống được thực hiện qua 4 giai đoạn tại Sorek. Giai đoạn đầu tiên, nước biển hút từ biển được đưa vào bể chứa để lọc dầu, loại bỏ rác.

Mỗi ngày nhà máy Sorek hút 1,2 triệu m3 nước từ biển ở vị trí cách nhà máy khoảng 3 km, qua hai đường ống ngầm khổng lồ, có độ lớn tương tự như những đoạn đường ống trong ảnh.

Ở giai đoạn thứ hai, nước biển được đưa vào các bể lọc qua cát. Trong quá trình này, nước được cho thêm hóa chất để các phân tử nhỏ trôi nổi liên kết thành khối lớn hơn, khiến chúng bị tắc lại lớp cát lọc.
Cuối giai đoạn lọc này nước được kiểm tra để xác định xem đã đủ sạch để đưa vào giai đoạn khử muối.

Tham quan nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới
Giai đoạn khử muối được xem là xương sống của toàn bộ quá trình, khi nước chạy qua các màng lọc, nơi tách phân tử nước với phân tử muối.

Tham quan nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới

Toàn bộ quá trình này khép kín và được điều khiển, theo dõi bằng máy tính.

Tham quan nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới
Cuối khử muối này là một nửa nước được đi vào hệ thống nước uống của quốc gia, một nửa được trở lại biển. Nước muối được đưa trở lại biển qua một đường ống lớn tương đương như hai đường ống hút nước vào.

Felber cho biết, nước sau khi được tách muối quá "sạch", không tốt cho sức khỏe, nên Cơ quan quản lý khử mặn của chính phủ Israel đã yêu cầu cho thêm các khoán chất. Sản phẩm nước cuối cùng của nhà máy tương đương như nước khoáng.

Tham quan nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới
Theo Felber, Cơ quan quản lý khử mặn thiết lập hệ thống theo dõi nướcliên tục qua mạng. Hệ thống tự động lấy mẫu và phân tích từng mẻ nước đã được lọc, trước khi đưa nước hòa vào hệ thống cung cấp quốc gia.


Theo các chuyên gia Uỷ hội sông Mekong (MRC), “hiện lưu lượng dòng chảy của sông đã giảm 1/3 so với những thập kỷ trước. Tại ĐBSCL, do nguồn phù sa giảm sút, buộc người trồng lúa phải tăng nhiều chi phí cho phân bón, theo đó, giá lúa bị đẩy tăng lên. Ước tính việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong đã làm mất đi nguồn lợi thủy sản khoảng 700.000 - 1.600.000 tấn/năm”.
Sống chung với một con chó điên như Trung Cộng, thì chúng ta phải biết tự cứu chúng ta trưc khi chúng ta thầm van vái con chó điên đừng cắn chúng ta. Một cách nghịch lý khi bộ ngoại giao VN gởi văn thư đến Bắc Kinh , yêu cầu xã nước để cứu lấy vùng ĐBSCL, một việc mà các nhà khoa học và Uỷ Hội sông Mekong (Mekong River Commission, viết tắt là MRC), thành lập từ năm 1957, gồm có Thái lan, Campuchia, Lào, VN đã từng có những lời cảnh báo cách đây hơn 2 thập niên. 
Nguyễn thị Hồng sưu tầm 16/372016

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

   HAI CÔNG VĂN CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN  BAN HÀNH V Ề S Ư MINH TUỆ    - MANG HAI NỘI DUNG KHÁC BIỆT Nhằm để đối phó với hào quang quang của sư...