Freitag, 28. Juli 2023

 VÕ VĂN THƯỞNG CHƯA NHẬN ĐƯỢC LỜI HỨA HẸN NÀO TỪ ÁO VÀ Ý TRONG VIỆC GIÚP GỠ THẺ VÀNG VỀ THUỶ SẢN.

VN là một quốc gia có lượng thuỷ sản lớn, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 của VN  đạt 11 tỷ USD. Con số này còn gia tăng rất nhiều nếu như có thêm được đầu ra từ khối EU. Vì từ hơn 5 năm qua đã bị EU gắn thẻ vàng IUU (từ 23-10-2017 đến nay). Từ đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Liên minh châu Âu bị giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Nguồn: https://tuoitre.vn/xuat-khau-thuy-san-sang-eu-giam-manh-vi-the-vang-iuu-20210810233138237.htm

Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà phía VN cần tháo gỡ nhanh chóng để khai thông lượng thuỷ sản vào EU, và cũng là một chủ đề quan trọng  chuyến công du tới nước Áo và Ý trong mấy ngày từ 23 tới 28/7/2023 của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, giới quan sát thấy: mổi lần Thưởng gặp các nguyên thủ quốc gia Áo và Ý, nơi mà Võ Văn Thưởng tới, có việc trao đổi về đề nghị tháo gỡ thẻ vàng thuỷ sản cho VN với hai thành viên EU này -Thưởng  mong được các thành viên trong khối EU sớm thu thẻ vàng cho ngành thuỷ sản của VN. 

Nhưng cho tới nay, chưa thấy Áo và Ý  có động thái tích cực nào để giúp VN về việc này.  Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản thứ 3 trên thế giới (8,5-9 tỉ USD/năm), trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm 60 - 65%.

Tháng 9/2022 ông Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng, cho biết, Việt Nam với nhiều nỗ lực gỡ "thẻ vàng" thủy sản, song vẩn còn gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ nhận "thẻ đỏ". Việt Nam đã bị Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) vào năm 2017. Điều này đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn. Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản thứ 3 trên thế giới (8,5-9 tỉ USD/năm), trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm 60 - 65%.

Nền kinh tế VN  trong nằm 2023 đang ảm đạm lại càng m đạm thêm, vì hàng trái cây xuất sang TQ mới vừa bị cảnh cáo, báo hiệu một nguy cơ tiềm ẩn về mặt hàng này sẽ bị khống chế, làm giãm tiền năng phát triển kinh tế cho phiá VN, mà đàn anh nối khố của đảng csVN, đã từng nhiều lần gây khó khăn cho thằng em cật ruột VN. Hàng hoá xuất khẩu của VN sang TQ, chưa vui mừng được mấy tháng đầu năm 2023, thì tin dữ đã hiện ra.

NÔNG SẢN VN THƯỜNG GẶP KHÓ KHĂN VỚI BẠN VÀNG TQ

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phát đi cảnh báo cho Việt Nam rằng một số lô hàng xuất khẩu trái cây của nước VN "vi phạm quy tắc kiểm dịch", khiến giới chức Việt Nam phải lên tiếng báo động.

Cụ thể, một số lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị phát hiện chưa sạch sâu bệnh và điều này vi phạm nghị định thư mà hai nước đã ký kết, tờ Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết hôm 24/7/2023.


hiện là thị trường xuất khẩu chủ yếu cho nông sản Việt Nam, trong đó có những loại trái cây đạt giá trị xuất khẩu lên đến cả tỷ đô la một năm, cho nên bất cứ biến động gì từ thị trường này đều gây chao đảo cho nông nghiệp Việt Nam. Ngu
ồn: https://d2k5by73l7lynl.cloudfront.net/a/trung-quoc-canh-bao-trai-cay-xuat-khau-cua-viet-nam-co-sau-benh-/7193499.html?utm_medium=social-media&utm_campaign=post-links&utm_source=facebook&utm_content=site-links&fbclid=IwAR1ajKJW0I-WhKnpvj5szwLejfQlaYM4ZGEC4VW5Mx6A7eZkVCdqrzjWtGM

Vị đại diện Cục Bảo vệ thực vật dẫn ra trường hợp trái sầu riêng, nếu phía Trung Quốc phát hiện trên lô hàng có các loài rệp sáp, ruồi đục quả thì toàn bộ lô hàng đó sẽ bị Trung Quốc trả về và vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói lô hàng sầu riêng đó sẽ bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc cho đến hết vụ mùa.

Không biết đó là sự dở trò của TQ hay nông sản của VN thật sự có vấy đề (?). Trong thời gian xảy ra dịch Covid.19, phía VN đã nhận không biết bao nhiêu là khó khăn từ phía TQ, họ đã từng hạ cổng biên giới không cho nông sản VN qua TQ gây thiệt hại lớn cho nông dân VN.

Tóm lại nền kinh tế quốc dân của VN thật sự đã chạm đáy với nhiều khó khăn dồn dập kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Nếu không nhờ vào kiều hối và lượng dầu thô bán ra, thì kinh tế VN không có gì để thoi thóp.

Thời sự từ người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 28-7-2023  

Mittwoch, 26. Juli 2023

 KIEV CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC HOẢ TIỄN HÀNH TRÌNH "TAURUS" TỪ ĐỨC.

Sau khi Anh hổ trợ hoả tiễn hành trình Storm Shadow cho Ukraine, đem lại nhiều lợi thế trong việc phản công. Mới đây, các chính trị gia Đức cho rằng: đã đến thời điểm để Đức có thể chuyễn giao các hoả tiễn hành trình tầm xa Taurus cho Kiev. Nên họ đã cùng nhau lên tiếng đề nghị chính liên bang Đúc cung cấp hoả tiễn hành trình "Taurus" có trong kho quân đội của Đức cho Kiev ( 600 hoả tiễn hiện đang được quân đội Đúc xử dụng).
Mặc dù có đôi chút thận trọng, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nêu quan điểm của mình rằng:"chúng tôi nên hỗ trợ Ukraine bằng tất cả các loại khí tài được luật pháp quốc tế cho phép mà nước này cần để giành chiến thắng trong cuộc tổng phản công và chúng tôi có khả năng để cung cấp cho họ".


Trước cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine mới đây, đảng FDP của Đức cũng lên tiếng kêu gọi một sự tiếp tay về quân sự để bảo vệ an toàn cho các tàu chở ngũ cốc của Ukraine đi lại trên Biển Đen. Như vậy sẽ không làm gián đoạn nguồn cung ứng về ngũ cốc cho châu Âu và một số quốc gia khác trên thế giới.


Ông Faber một chuyên gia quốc phòng của đảng FDP Đức cũng từng lên tiếng yêu cầu các quốc gia trong vùng giáp Biển Đen khác như Bulgaria và Romania, nên thể hiện việc cam kết của họvề an ninh tại vùng này. Vì hai quốc gia này còn là thành viên của EU và NATO vì thế họ có trách nhiệm hổ trợ các tàu HQ tuần tra để bảo đảm an ninh cho vùng lãnh hải của mình và tạo an toàn cho các tàu chở ngũ cốc Ukraine đi lại.
Thời sự từ người lính già xa quê hương Trinh Khanh Tuan 26.7.2023

Dienstag, 25. Juli 2023

ĐÁNH ĐỔ ĐỘC TÀI QUÂN PHIỆT THÁI LAN LÀ MỘT TIẾN TRÌNH CAM GO VỚI NHIỀU NỔ LỰC TỪ CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI.

Từ năm 2006 đến nay, Thái Lan đã có nhiều biến động về chính trị một cách liên tục vì người dân  đã chán ngấy sự độc tài chuyên quyền của phe nhóm quân đội Thái Lan đứng đầu là Thủ tướng Prayuth Chan-ocha suốt thời gian qua.

Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và xáo trộn xã hội triền miên tại quốc gia này. Bắt nguồn từ việc bất tuân pháp luật của chính bên cầm quyền hoặc có ảnh hưởng đến quyền lực nhà nước. Đám quân phiệt độc tài Thái Lan dựa vào ý thức về các giá trị về dân chủ tự do chưa được người dân giai cấp hạ và trung lưu nhận thức sâu sắc, đầy đủ và rộng lớn . Mặt khác tuổi đời của hầu hết các đảng chính trị ở Thái Lan chưa cao, họ dễ bị kiểm soát bởi phe nhóm, chú trọng tìm kiếm quyền lực và lợi ích vật chất, kiến tạo quốc gia chưa được đầu tư đúng tầm, cấu trúc hệ thống các chính đảng mang tính vùng miền nên chưa có sự đoàn kết rộng lớn, từ đó sức mạnh đoàn thể chính trị và quần chúng không có sự hợp nhất về hành động và đoàn kết trong đấu tranh.

Lực lượng quần chúng nhân dân trưởng thành về chính trị nếu biết đoàn kết, chính là quyền lực quan trọng trong việc đưa Thái Lan hướng tới một tiến trình dân chủ hoá thành công trong những ngày tháng sắp tới đây. Một kết quả bất ngờ trong cuộc bỏ phiếu ngày 15 tháng Năm vừa qua, cho thấy khi được quyền chọn lựa, dân Thái Lan đã chọn chọn được sống trong một chế độ chính trị dân chủ, tự do với đầy đũ nhân và dân quyền, đó cũng chính là xu hướng thời đại của các quốc gia muốn vươn lên tầm cao kinh tế, chính trị...và tiến bộ.

Sau cuộc bầu cử này hai đảng đối lập đã chiếm đa số gần 300 trong số 500 ghế ở Quốc hội chứng tỏ ý dân đã nói câu chia tay với “chế độ Prayuth.” do Tướng Prayuth Chan-ocha đang làm thủ tướng, với 8 năm cai trị độc tài từ sau cuộc đảo chính năm 2014. 

Cuộc bỏ phiếu trước cho chức vụ Thủ tướng Chính phủ trước đó đã được ấn định vào ngày 27/7 tiếp sau hai nỗ lực giành ghế thủ tướng bất thành của ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo Đảng Tiến lên (Move Forward Party) – đảng đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ông Pita đã đối mặt sự chống đối gay gắt từ các đối thủ bảo thủ và các thượng nghị sĩ được quân đội chỉ định về các chính sách cấp tiến của Đảng Tiến lên của ông.

Chủ tịch Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha nói trước báo giới tại Quốc hội vào ngày hôm nay 25/7: “Sẽ không có phiên họp nào vào ngày 27/7,” và Chủ tịch Hạ Viện nói tiếp: “Tôi sẽ thông báo khi nào phiên họp tiếp theo sẽ được tổ chức.”. Như vậy chức vụ Thủ Tướng Thái Lan vẩn chưa có người mới mặc dù kết quả đã có kết quả từ tháng 5/2023.

Đã đến lúc Thái Lan cần phải thay da đổi thịt để bắt đầu cho những ngày mới tươi sáng, sau một thời gian dài chung sống với độc tài, quân chủ, chuyên chế , quân phiệt... Nhưng muốn được thành tựu trọn vẹn, người dân Thái Lan cần phải có những nổ lực cần thiết sau cùng để dứt điểm độc tài quân phiệt trên đất Thái,...nổ lực đó, chính là thái độ cứng rắn và tích cực bằng những cuộc biểu dương lực lượng quần chúng nhằm ngăn sự thao túng quyền lực t Thủ tướng Prayuth Chan-och đương nhiệm. Dân chủ đã chớm nở thì không có lý do để nó tàn lụi trước các thế lực chuyên quyền độc tài bảo thủ đang còn vất vưởng trên đất Thái. 

ĐIỀU 112 HIẾN PHAP 2017 CỦA THÁI LAN CẦN PHẢI THÁO BỎ

Sau khi đắc cử, Pita Limjaroenrat tuyên bố vẫn giữ nguyên chủ trương giảm bớt các hình phạt trong Điều khoản 112, về các tội “Khi Quân,” (Lèse – majesté). Đó là một luật lệ thường bị giới quân phiệt lạm dụng để kết án những người đi biểu tình đòi tự do dân chủ. Họ thường bị án ba năm đến 15 năm tù vì bị cáo buộc đã “xúc phạm quốc vương và hoàng gia.”

Các chính trị gia bảo thủ cùng các tướng lãnh không chấp nhận sửa đổi Điều khoản 112. Họ còn phản đối nhiều đề nghị cải tổ khác của đảng Tiên Tiến. Nếu ông Pita không thể hội đủ số phiếu ủng hộ, bà Paetongtarn Shinawatra có thể sẽ được đề cử làm thủ tướng. Bà tuyên bố không đồng ý xóa bỏ Điều khoản 112 nhưng sẵn sàng bàn cách giảm án cho các thanh niên đã vi phạm điều luật đó – điều này cũng không khác gì ý kiến của ông Pita. Điều khoản 112 trong bộ luật Thái Lan là lá chắn, một điều khoản hoàn toàn phi dân chủ đưa hoàng gia sống ngoài vòng pháp luật.

Chúng tôi xin chúc người dân Thái sẽ sớm thành công trong trận chiến cuối cùng với độc tài quân chủ chuyên chế Thái Lan.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 25.7.2023

Montag, 24. Juli 2023

  KINH HOÀNG VỚI BẢN CHẤT CẶN BẢ CỦA HẼ THỐNG TRUYỀN THÔNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN!!

“Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, là bản chất của bọn làm truyền thông cho đảng và nhà nước CHXHCNVN.
Tội nghiệp cho đám báo chí thể thao của VN, không biết những ngày tới đây, đội tuyễn nữ VN có qua được vòng loại hay không? Vì đội nữ VN nằm trong đội của các quốc gia mạnh, từng đoạt cúp Thế Giới, trong khi VN chưa có mặt tại các trận thi đấu này.
Trong trận đụng với đội tuyễn nữ của Mỹ vừa qua, khán giả bình luận, đội Mỹ chỉ đá với 1/2 tổng lực của họ, các ngôi sao của Mỹ cũng chưa ra sân, suốt trận đấu chỉ thấy kỹ thuật nhồi bóng và chuyền banh quá chênh lệch, banh chỉ lăn 1/2 sân của phía bên VN. Người nữ thủ môn của Mỹ theo một vài comment đã cho rằng: cô thủ môn này có thể vừa thủ thành vừa có thể cắt móng tay ,,,!
Nhưng phía truyền thông của đảng và nhà nước cộng sản VN khi tường thuật về trận đá này, đã dùng những ngôn từ hết sức vô văn hoá đã làm cộng đồng thế giới ngao ngán vì cái thói " biết bố mày là ai không"?? nằm trong các bài viết về đội tuyễn nữ VN vừa qua.
Cụm từ văn hoá ngày nay trong nước có vẻ xa lạ với giới báo chí cũng như những người lãnh đạo các bộ, ban , ngành nói chung và bộ môn thể thao của VN nói riêng.
Thời sự từ người lính già xa quê hương Trinh Khanh Tuan 24.7.2023

 KỊCH BẢN CHA TRUYỀN CON NỐI GIỬA HUN SEN CHO CON TRAI LÀ HUN MANET KHÔNG CÓ RÀO CẢN !!

Tối 23-7-2023, vài giờ sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen tuyên bố thắng lợi áp đảo. Theo giới quan sát chính trị ở Campuchia, cuộc bầu cử quốc hội lần này cũng không khó đoán kết quả bởi vì trong số 17 đảng đối lập đăng ký tranh cử khó có đảng nào đủ thế tạo bất ngờ trước Đảng CPP cầm quyền.
Theo luật pháp Campuchia, người đứng đầu chính phủ bắt buộc phải là nghị sĩ quốc hội. Với quyền lực hầu như tuyệt đối của CPP cùng tầm ảnh hưởng lớn của ông Hun Sen, không ai có thể nghĩ rằng những đại biểu nổi bật của đảng này bị rớt ghế nghị sĩ, nhất là với ông Hun Manet (45 tuổi) - con trai cả của ông Hun Sen.
Trước bầu cử, ông Hun Sen tuyên bố ngày 29-8 tới đây sẽ là ngày nhậm chức của CPP. Người đàn ông 38 năm nắm quyền điều hành Chính phủ Campuchia nói với người dân nước này rằng con trai ông, đại tướng Hun Manet, tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia, có thể trở thành thủ tướng. "Điều đó tùy thuộc vào khả năng của Hun Manet".

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày 23/7 đảng của Thủ tướng Hun Sen chiếm 120/125 ghế trong quốc hội Cambodge, Hoa Kỳ thông báo cấm thị thực, 'tạm dừng' viện trợ cho Cambodia.

Cùng ngày 23/7 tại Tây Nha cũng xảy ra bầu cử lại Quốc Hội nước này. Hai phe cánh Tả và Hữu đều không đạt được đa số tuyệt đối để cầm quyền. Việc thành lập chính phủ còn gặp nhiều khó khăn.

Nhưng trò chơi dân chủ ở xứ Chuà Tháp lại được đảng cầm quyền của Thủ Tướng Hun Sen, một con cờ của csVN trong bước đường tiến chiếm Cambodia. Hun Sen đã dàn dựng thành công kịch bản chuyễn giao quyền lực lại cho con trai mình qua một cuộc phổ thông đầu phiếu theo ý muốn hết sức suôn sẻ.
Nhìn tiến trình dân chủ hoá ở các nước độc tài như xứ Chuà Tháp còn gặp nhiều khó khăn và còn là bài học quý giá cho con đường dân chủ hoá đất nước VN tương lai.
Bình luận thời s từ nguời lính già xa quê hương
Trịnh Khánh Tuấn 24-7-2023

 ĐẠI SỨ MỸ TẠI VN, ÔNG MARC KNAPPER VỪA TÁT NHẸ VÀO MẶT CÁC TÊN ĐẦU LĨNH BA ĐÌNH VÀ HAI TÊN CÔN ĐỒ HỌ "TÔ"

Vụ tấn công ở Đắk Lắk trong tháng 6/2023 vừa qua, theo phiá bộ Côn An VN mô tả:  là do một nhóm người bịt mặt mang theo các loại vũ khí gồm súng và bom xăng vào hai trụ sở chính quyền ở tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam hôm 11/6 đã làm 9 người thiệt mạng, trong đó có 4 viên chức công an và 2 cán bộ xã và từng tuyên bố trên hệ thống truyền thông  chính thống trong nước, là một vụ “tấn công khủng bố” được chỉ đạo và tiếp tay bởi “các thế lực thù địch ở nước ngoài” nhưng không nêu cụ thể ai.

Để daỵ dỗ bọn "ăn cán nói bậy" côn an VN và đám đầu lĩnh Ba Đình, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper hôm nay 24/7/2023 nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với phía Việt Nam để điều tra vụ tấn công tại Đắk Lắk xảy ra hồi tháng trước mà chính quyền Hà Nội cáo buộc là khủng bố và có dính líu tới tổ chức ở Mỹ, theo truyền thông trong nước.  Nguồn: https://d2k5by73l7lynl.cloudfront.net/a/bao-dong-dak-lak-my-san-sang-hop-tac-voi-viet-nam-tim-ra-nhung-ke-dung-sau/7193679.html?fbclid=IwAR34hiGjeBqmrb_xrSl39vkS3MF9iQLCp7BKsy-FNq9vPT76sJdp5fZ2SZ4

Nhà lãnh đạo Mỹ ở VN đã lên tiếng một cách hết sức văn minh, nhân văn cũng như đã nhẹ nhàng tát vào mặt mấy tên lãnh đạo đảng, nhà nước và nhất là hai tên Côn đồ họ Tô -  luôn có lối hành xử côn đồ thiếu văn minh và không chuyên nghiệp một vụ việc mang tính hình sự, có liên quan đến quốc gia trong mối quan hệ đối tác chiến lược. Bộ Côn An VN đã vội vã lên án mà không đưa ra được một chúng cớ xác thật nào về những bị can trong vụ nổ súng ở hai xã Ea  Tiêu và Ea Ktur có liên hệ với các tổ chức phản động ở Mỹ ?

Trong khi 4 tiếp viên hàng không, mang hơn 11kg ma tuý vào phi trường Tân Sơn nhất có chứng cớ thật sự, mà hai tên Côn đồ họ TÔ và mấy trăm tên trong bộ chính trị và bốn tên tứ trụ triều đình không dám hó hé một tiếng nào về trùm cuối của các bị can trong vụ án này. Bản chất rừng rú của cơ quan hành pháp nhà nước pháp quyền xhcnVN, chỉ làm thế giới văn minh ngày nay ngán ngẩm và khinh bỉ.

"Ăn bậy nói càn" chính là bản chất của những tên lãnh đạo Bô Côn An hiện nay, Tô Lâm và Tô Ân Xô là những tên côn đồ tham quan, từng qua Anh để táp những miếng thịt bò dát vàng bằng những đồng tiền không phải do chính sức lao động của mình tạo ra, đã nói lên được bản chất: về phong cách ăn uống thô tục của các tướng cướp; nói năng bỗ bã trong các quan hệ mang tính ngoại giao của hai tên đầu lĩnh này. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức do Tô Lâm chỉ đạo đã làm hỏng mối quan hệ ngoại giao ở Đức một thời gian rạn nứt khá lâu, đó là một ví dụ cụ thể về cách hành xử bất chấp luật pháp quốc tế của các tên côn đồ như Tô Lâm.

Một cơ quan hành pháp của một quốc gia mà những tên lãnh đạo có trình độ học vấn GS.TS nhưng lại có phong cách hành xử vừa kém văn minh lại vừa côn đồ, thì đó, quả là niềm bất hạnh cho một đất nước như VN ngày nay, một đám giòi bọ lên làm lãnh đạo.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 24.7.2023

Sonntag, 23. Juli 2023

   MẶC DÙ ĐANG BẾ TẮC ĐẦU RA NHƯNG  VƯƠNGVIN VẨN TIẾP TỤC NỔ LỚN !!

VinFast đã công bố ý định xây dựng một cơ sở ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ, vào cuối tháng 7 năm nay. Cơ sở ở Bắc Carolina dự kiến sẽ sản xuất 150.000 ô tô hàng năm và tạo ra 7.500 việc làm. Đến năm 2026, VinFast dự kiến sẽ bán được 750.000 xe điện mỗi năm. Các mẫu SUV điện VF8 và VF9 của công ty đã được sản xuất. Ai cũng biết, hai loại xe điện này đều được sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Theo VinFast, nhà sản xuất ô tô có khoảng 8.000 đơn đặt hàng tại Mỹ và dự kiến sẽ xuất khẩu và giao mẫu VF8 từ các cơ sở ở Hải Phòng cho khách hàng Mỹ trước cuối năm nay.


Theo như các tài liệu do Vinfast công bố trên truyền thông trong và ngoài nước, thì khả năng sản xuất cuả hảng xe ở Hải Phòng
* Công suất của nhà máy ô tô Vinfast ở Hải Phòng nơi sản xuất 250.000 xe/năm giai đoạn 1, dự kiến nâng công suất lên tới 950,000 xe/năm vào năm 2026. Mức độ tự động hóa ở đây rất cao, với 1.200 robot, xưởng thân vỏ 98% tự động, xưởng động cơ 90% tự động.
Căn cứ vào các tài liệu hiện có của Vinfast đưa ra về các con số, như vậy tính chung công xuất của 2 nhà máy (Mỹ + VN), số xe được Vinfast sản xuất sẽ lên tới 400.000 chiếc/năm, chưa tính những năm sau đó. Nhưng, hiện nay doanh số bán ra của Vinfast chỉ bán ra được có 11.000/chiếc ô tô điện trong 6 tháng đầu năm 2023.
Với doanh số cho đầu ra của Vinfast chỉ ước được 22.000/chiếc trong năm 2023. Nếu chỉ bằng vào con số này, thì xưởng lắp ráp ở Hải Phòng đã thừa sức cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, sao Vinfast xây thêm một xưởng khác ở Hoa Kỳ để làm gi?? một việc làm hoàn toàn không có Logic về chiến lược phát triển kinh tế.



Cho tới nay VF8 của Phạm Nhật Vượng hầu như không bán ra được chiếc nào ở thị trường Hoa Kỳ và Canada, chỉ có hơn 100 chiếc đang cho thuê. Trong 2 đợt hàng xuất cảng của Vinfast qua Mỹ chưa tới 4000 chiếc trong 6 tháng qua. Điều này cho thấy một sự bế tắc rất lớn về đầu ra ở Mỹ và Canada.
Vậy, tỷ phú mì tôm Phạm Nhật Vuợng xây thêm một xưởng sản xuất ở Mỹ để làm gì ?? Lấy tiền đem ra đốt ? hay là để loè dân Mỹ, lấy le với dân VN? Nếu không nhằm các mục đích trên, thì chỉ còn một nguyên nhân khác đó là động thổ xây cái cổng cho nhà máy Vinfast để làm bình phong cho việc trồng cần sa??. Hy vọng điều này không xảy ra.
Các chiêu lừa của Vượng Vin bằng truyền thông bẩn chỉ gạt được dân VN chứ không thể gạt được người dân sinh sống ở các nước ngoài VN.

Thời sự từ người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 24.7.2023

Donnerstag, 20. Juli 2023

 NHỮNG ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ CỦA VNCH MÀ ĐẾN NAY CỘNG ĐẢNG TIẾP TỤC XỬ DỤNG VÀ KHÔNG BAO GIỜ XOÁ BỎ ĐƯỢC!!

Sau khi đánh chiếm miền nam VN vào ngày 30.4.1975, Viêt gian cộng sản vội tìm cách xoá bỏ ngay cái mà chúng gọi là tàn tích của VNCH như văn hoá và các di sản khác của VNCH. Bộ máy truyền thông của cộng đảng ra sức đánh phá lăng mạ chính thể VNCH hàng ngày với những từ ngữ khó nghe như ngụy quân nguỵ quyền....Nhưng tất cả gần như đã thất bại, các di sản của VNCH vẩn tồn tại và được người Việt tị nạn cộng sản lưu giử khắp nơi trên thế giới, ở những nơi có người  Việt tị nạn cộng sản sinh sống, lớn nhất là những khu đông cư dân Việt tị nạn sinh sống như ở Hoa Kỳ. Các cơ quan truyền thông tự do, thư viện, nhạc vàng, trung tâm văn bút của các văn nghệ sĩ tự do được thành lập và bảo tồn. Nên đến nay kho tàng về các di sản VNCH gần như đóng góp lớn vào việc duy trì văn hoá nguồn cội VNCH ở hải ngoại.

Đặc biệt là bọn cộng đảng Pc Bó cũng muối mặt xử dụng một số di sản quốc tế của VNCH cho đến hôm nay, mặc dù hàng ngày chúng vẩn luôn mạt sát và tìm đũ mọi cách để xoa bỏ hết tất cả cái gì của VNCH. Đó là việc chúng tiếp tục tư cách thành viên của VNCH đối với các định chế tài chính quốc tế. Đó là các định chế quốc tế mà chỉ có chính thể VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế này trước năm tháng 4 năm 1975. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đến tháng 7 năm 1976, CHXHCN Việt Nam đã nộp đơn xin thay thế (substitution) tư cách thành viên tiếp nối VNCH tại các định chế tài chính nói trên, chứ không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới.

Cụ thể là khi thay thế tư cách thành viên của VNCH với ADB, CHXHCN Việt Nam đã tiếp nhận 3.000 cổ phần của chính phủ VNCH tại ngân hàng này. Đồng thời, nhà nước chxhcnVN cũng tiếp tục nhận tất cả các khoản vay mà VNCH đã được ADB chấp thuận cho vay trong những năm trước đó. CHXHCN Việt Nam cũng bảo đảm sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho những khoản vay này.

Vì vậy, ngày gia nhập ADB của chxhcn Việt Nam hiện nay là ngày 22/9/1966, là ngày mà Quốc hội của chính phủ VNCH đã phê chuẩn việc tham gia định chế quốc tế ADB. CHXHCN Việt Nam tiếp tục công nhận một số hiệp ước mà VNCH đã ký kết, để có được tư cách thành viên trong tổ chúc này từ năm 1966.

Tương tự như việc tiếp tục tư cách thành viên của VNCH tại một số tổ chức và định chế tài chính quốc tế như đã nêu, CHXHCN Việt Nam còn tiếp tục công nhận ít nhất hai hiệp ước quốc tế mà VNCH đã ký kết trước ngày 30/4/1975.

Ngày 16/12/1976, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đệ trình đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông Quốc tế 1973 (1973 International Telecommunication Convention) mà chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày 25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-Torremolinos nhưng chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn được dựa trên những ký kết mà VNCH đã thực hiện trước đó.

Tương tự, VNCH được công nhận tư cách thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH đã ký kết các văn bản liên quan đến Các Quy chế chung (General Regulations) và Công ước Liên minh Bưu chính Lausanne (Universal Postal Convention) của UPU nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc hội của CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản này và đệ trình lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế (succession) tư cách của VNCH. Thế nên số mã điện thoại của VN là +84 là con số cũ của VNCH đã dùng trước 1975.

Tuy nhà nước Việt Nam hiện nay chưa bao giờ chính thức công nhận chính thể VNCH nhưng CHXHCN Việt Nam lại phải muối mặt liên tục công nhận tư cách quốc gia của VNCH một cách gián tiếp, qua việc thừa kế hoặc tiếp nhận tư cách thành viên của VNCH tại các tổ chức và định chế tài chính quốc tế. Đây là điều mà chúng chưa bao giờ dám phổ biến đến quốc dân VN và đám dư lợn viên.

Nhìn về quá khứ từ khi Tổng thống Ngô Đình Diện chấp chính và bắt đầu lèo lái con thuyền VNCH ra khơi thì nhận được ngay 62 quốc gia bạn bè trên thế giới công nhận và thiếp lập ngoại giao cấp đại sứ ngay khi cộng bố Hiến pháp VNCH đệ nhất vào ngày 26.10.1957. 

Tính tới thời điểm 14/9/1958, trên thực tế VNCH cũng đảm bảo được 3 tiêu chuẩn về dân số, lãnh thổ, chính phủ; và tiêu chuẩn có năng lực tham gia vào mối quan hệ chính thức với nhiều quốc gia khác. Theo danh sách các nước công nhận VNCH cho tới ngày 7/8/1958 lưu ở Văn khố quốc gia Úc (NAA) có tới 62 nước chính thức hoặc hàm ý công nhận VNCH. Danh sách này ở trang 40-42 (và 44,45) trong hồ sơ "Saigon - Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam]” gồm 157 trang số hiệu NAA: A4531, V221/5, có thể truy cập trực tuyến ở recordsearch.naa.gov.au. Con số này gia tăng cho đến 1975 là 84 quốc gia.
VNCH trong việc xây dựng đất nước đã không dùng bất cứ tà thuyết nào của ngoại bang trong việc xây dựng đất nước, VNCH chỉ biết dùng triết lý nhân bản, chính nghĩa dân tộc và truyền thống Việt đạo để xây dựng quốc gia và chính lực dân tộc.

Riêng VNDCCH do hồ chí minh thành lập ngày 2.9.1945 cho đến đầu năm 1950 không được một quốc gia nào trên thế giới công nhận kể luôn hai đàn anh là Liên Xô và Trung Cộng. Điu này chúng minh được tính chính nghiã của VNCH vươn cao trên bầu trời thế giới. 

Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 20.7.2023

Dienstag, 18. Juli 2023

 NHÀ NƯỚC VÔ THẦN CHXHCNVN TỪ BỎ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI THÙ ĐỊCH VỚI VATICAN ?

Theo Reuters loan tin ngày chủ nhật 16/7 dẫn nguồn từ một chức sắp cấp cao Vatican và một nhà ngoại giao ở Hà Nội thạo tin liên quan như vừa nêu. Theo đó, thỏa thuận về vị đại diện thường trú của Giáo hoàng La Mã sẽ được công bố nhân dịp chuyến viếng thăm Vatican vào cuối tháng này của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng.

Như vậy sau 78 năm áp dụng chính sách đối ngoại thù địch với Giáo Hội Công Giáo Roma, nhà nước vô thần sẽ thiết lập mối liên hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Vatican. Nếu không có gì trở ngại vào gi phút chót , thì việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao này sẽ tiến hành sau chuyến viếng thăm Vatican của Võ Văn Thưởng vào cuối tháng 7/2023. Đây là việc làm có thể coi khá văn minh hơn 2 nước vô thần khác là Trung Quốc và Bắc Hàn.

Tòa Thánh (hoặc Tòa Thánh Vatican) từ lâu đã được luật pháp quốc tế công nhận là một chính thể và đã tham gia tích cực trong quan hệ quốc tế với các quốc gia hay với các tổ chức quốc tế trong vai trò là thành viên hoặc quan sát viên. Các hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh do Phủ Quốc vụ khanh phụ trách (đứng đầu là Hồng y Quốc vụ khanh), thông qua Phân bộ Quan hệ với các quốc gia (tương đương Bộ Ngoại giao). Hình thức ngoại giao sớm nhất của Tòa Thánh bắt đầu từ thế kỷ XV.



Vatican là tên gọi để chỉ lãnh thổ có chủ quyền nhưng Tòa Thánh lại là tên chính thức trong quan hệ đối ngoại. Khi có quan hệ ngoại giao, vị đại sứ được công nhận làm đại diện cho một quốc gia tại Tòa Thánh (chứ không phải tại Vatican), và sứ thần là vị đại diện của Tòa Thánh (chứ không phải của Vatican) tại các quốc gia. Theo Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao (1961), sứ thần là đặc ngữ riêng của Tòa Thánh để nói về vị trí mang hàm ngoại giao tương đương đại sứ của các quốc gia khác.

Tòa Thánh được xem như một chính thể nhà nước có chủ quyền được biết đến với tên gọi là Thành Vatican. Trong giai đoạn từ năm 1870-1929, do việc sáp nhập Rôma vào Vương quốc Ý và soạn Hiệp ước Latêranô, Tòa Thánh gần như không có một lãnh thổ nào khiến cho một số quốc gia đình chỉ quan hệ ngoại giao của họ với Tòa Thánh, nhưng vẫn còn một số quốc gia khác thì vẫn giữ quan hệ với Tòa Thánh. Kể từ sau Hiệp ước Latêranô, Tòa Thánh đã quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với nhiều quốc gia. Hiện nay, Tòa Thánh đang có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia có chủ quyền (bao gồm cả Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan) và đại diện tại các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tòa Thánh cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức mang "tính chất đặc biệt" với Tổ chức Giải phóng Palestine, một thỏa thuận với Việt Nam cho một vị đại diện không thường trú. Ngoài ra, Tòa Thánh cũng duy trì hình thức liên lạc chính thức (mà không thiết lập quan hệ ngoại giao) với: Afghanistan, Brunei, Somalia, Oman và Saudi Arabia. Đặc biệt Tòa Thánh Vatican không có mối quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào với các quốc gia sau đây: Bhutan, Maldives, Trung Quốc, Bắc Hàn, Tuvalu và các nhà nước ít được công nhận.

Nếu việc thiết lập quan hệ ngoại giao được tiến hành suôn sẻ thi VN sẽ là quốc gia thứ  180 quốc có liên hệ ngoại giao với Vatican trong năm 2023.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 18.7.2023

Montag, 17. Juli 2023

  CÂY CẦU CRIMEA LẠI BỊ TẤN CÔNG


Vào lúc 03:04 sáng (giờ điạ phương) cây cầu huyết mạch Crimea, con đường quan trọng để tiếp tê vũ khí đạn được cho quân Nga đã bị tấn công nổ tung. Nga đã mô tả vụ nổ cầu Crimean là một hành động khủng bố. Ủy ban chống khủng bố ở Moscow cho biết cây cầu đã bị tàu không người lái tấn công trong đêm.

Hãng tin AFP đưa tin về một chiến dịch đặc biệt, trích dẫn giới tình báo Ukraine. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có xác nhận chính thức nào từ Kiev. Phiá Nga đã cáo buộc:: Cơ quan tình báo Ukraine chịu trách nhiệm vụ tấn công cầu Crimea
Theo các nguồn tin của Nga, vụ nổ đã khiến 2 người trên xe thiệt mạng và một người khác bị thương. Con đường bị hư hại, đường ray dành cho xe lửa và bản thân công trình cầu vẫn còn nguyên vẹn. Trong khi đó, giao thông tàu hỏa đã được nối lại, nhưng giao thông ô tô vẫn bị gián đoạn.
Theo thông tin từ phía Nga, Thống đốc Sergei Aksyonov, do Nga bổ nhiệm, đã viết trên Telegram: giao thông trên cầu Crimean đã bị đình trệ do "tình huống khẩn cấp". Theo nhà chức trách, 2 người đã thiệt mạng trong về vụ nổ trên cây cầu dẫn đến bán đảo Crimea ở Biển Đen, vốn được Nga sáp nhập năm 2014. Thống đốc vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết một người đàn ông và một phụ nữ đã chết trong xe của họ. Con gái của cặp vợ chồng bị thương và được đưa đến bệnh viện. Các nạn nhân đến từ vùng Belgorod của Nga.

Hãng thông tấn RBC-Ukraine đưa tin, trước đó đã nghe thấy tiếng nổ trên cây cầu nối bán đảo Crimea với Lãnh thổ Krasnodar của Nga. Và vụ nổ có thê là do các tàu không người lái (USV) của Hải quân Ukraine, dưi sự phối hợp tình báo với Anh và Mỹ.

Trong khi mạng xã hội bàn tán về một vụ nổ trên cầu Crimean, nhà chức trách không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào về những gì đã xảy ra ở đó vào sáng sớm. ​Giao thông trên cầu tạm thời bị đình trệ
Cây cầu Crimea là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho binh lính Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Nó đã bị hư hại do một vụ nổ vào tháng 10 năm ngoái. Vào thời điểm đó, Moscow đổ lỗi cho các cơ quan mật vụ Ukraine về vụ tấn công.


Thời sự từ người lính già xa quê hương Trinh Khánh Tuấn 17.7.2023

  B ẢNG X ẾP HẠNG 10 HÃNG HÀNG KHÔNG TỐT NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2023 Công ty tư vấn Skytrax của Anh đã tổ chức Giải thưởng Hàng không Thế giới hà...