Montag, 13. Juni 2016




KỶ NIỆM NGÀY GIỔ CỦA VÕ SƯ PHÙNG MẠNH CHỬ (13/12/1967-13/12/2014 và
TRẦN HUY PHONG (13/12/1997-13/12/2014)
 Chưởng môn thứ III của môn phái VoViNam

VsManhHoang
Cố Vs Phùng Mạnh Chử ( 1938-1967)

Cố VS  Chưởng môn Trần Huy Phong

VS Trần Huy Phong 1964
Nếu như có ai đọc qua tiểu sử của cố Võ sư Phùng Mạnh Chữ và Võ sư Trần Huy Phong thì đều nhận ra đây là đôi bạn chí tình với nhau, cùng là giáo sư trung học, cùng mang một hoài bảo cao cả nhằm phục vụ xã hội. Ngoài khả năng ngoại giao tài ba, hai võ sư và cũng là hai nhà giáo trẻ, rất năng động; họ đã tận tụy hy sinh và dành trọn quảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời để phục vụ môn phái và dân tộc. Võ sư Phùng Mạnh Chữ mà mọi người thường quen gọi là Võ sư Mạnh Hoàng, trước khi theo lời mời của võ Sư Trần huy Phong gia nhập Vovinam, thầy đã theo tập với môn phái Nhu Đạo (Judo). Sau khi tham gia môn phái Vovinam thầy Mạnh Hoàng đã dùng khả năng ngoại giao thiên phú của mình để giúp cho Vovinam tiến được những bước tiến rất xa, như việc đưa Vovinam vào học đường, quân đội, v.v. Có lẽ nhờ đó chương trình huấn luyện của môn phái mang nặng tính giáo dục, mang lại giá trị thực tiển mà chúng ta vẫn còn áp dụng cho đến ngày nay. Ngoài ra thầy còn dùng tài ngoại giao để xây dựng cho Vovinam những cơ sở sinh hoạt rất tốt như võ đường Hoa Lư nằm kế bên sân vận động Hoa Lư, võ đường Petrus Ký nằm kế bên trung học Petrus Ký. Thật không may thầy Mạnh Hoàng mất quá sớm, năm thầy chưa quá 30 tuổi. Sự ra đi của thầy là một sự mất mát to lớn đối với môn phái. Gần đây có dịp nói chuyện với một Võ sư kỳ cựu tại Việt Nam, khi nhắc đến thầy Mạnh Hoàng ông có thuật lại rằng, ngày biết tin thầy Mạnh Hoàng mất, thầy Chưởng Môn vô cùng thương tiếc, vì ngoài trách nhiệm ngoại vụ thầy Mạnh Hoàng còn là một chiến lược gia tài ba của môn phái. Có một sự trùng hợp kỳ lạ là ngày mất của Vs Mạnh Hoàng và Vs Trần Huy Phong cùng ngày cùng tháng. Do đó ngày giổ của Vs Trần Huy Phong cũng là giổ của Vs Phùng Mạnh Chử
6

7-1


thinh nguyen cua Thay Phong

thinh nguyen cua Thay Phong2

QD Chuong mon

“Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người quân tử, vì vậy tiêu chí của người học võ là trọng nghĩa. Chính vì thế, nhân ngày giổ của Vs Trần Huy Phong, tôi xin được  ghi chép một đôi hàng được biết về người thầy đáng kính trong môn phái, đễ chia sẽ với các đồng môn. Là một môn sinh trước năm 1975, tôi có nhiều dịp gặp thầy. Trước khi vào câu chuyện tôi xin phép, trước hết là trình bày vài nét về danh vị Chưởng môn của thầy Trần Huy Phong
Cho tới nay, sau khi thầy Chưởng môn Lê sáng qua đời, chúng tôi vẩn không thấy có bất cứ tài liệu hay văn bản  pháp lý nào khác, được lưu giữ với  nội dung mang tính hủy bỏ hay phủ nhận trách vụ Chưởng môn đời thứ III, được ký và phổ biến sau chỉ dụ của Cố Chưởng môn Lê SángVì thế, Chính Danh của Cố Võ sư Trần Huy Phong vẩn là Chưởng môn đời thứ III. Với trách vụ chưởng môn được chọn từ chưởng môn Lê sáng, thầy Trần Huy Phong rất xứng đáng với danh vị đó,  lịch sử Môn phái  phải ghi nhận điều nầy một cách trung thựcNếu như không ai chứng minh được việc phủ nhận trách vụ Chưởng môn đới thứ III,  thì xin hãy tuân thủ chỉ dụ của thầy Lê Sáng. Thời gian 17 năm, quá đũ để vinh danh cố VS Chưởng môn Trần Huy Phong trước môn phái

Thưa quý đồng môn,

 Là những người trưởng thành thì hơn ai hết, chúng ta phải biết mọi sự đi ngược lạI với chỉ dụ của chưởng môn, là nghịch lý sẽ không được tôn trọng. Những lời đàm tếu vô căn cứ được xem như là những ánh nắng thừa đang chiếu bên ngoài song cửa của căn nhà VoViNam.  

Trong nền văn học và võ học Việt tộc chúng ta thường thấy xuất hiện cụm từ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”- Một chữ (hay một thế võ) cũng là thầy..nửa chữ (hay nữa thế võ) cũng là thầy! Nhân ngày huý nhật lần thứ 17 của  thầy Mạnh Hoàng và Trần huy Phong, môn sinh võ đường Trung Học Kỹ thuật Cao Thắng (1966) ghi lại vài hàng về người chưởng môn đời thứ III của môn phái VoViNam. 

Các môn sinh Cao Thắng chúng tôi, tuy chưa có dịp hân hạnh được học tập trực tiếp với thầy Trần Huy Phong, nhưng đã từng có nhiều dịp gặp thầy chấm thi trong những buổi thi lên đai và trao đai tại võ ưường nằm cạnh sân Hoa Lư  Sài Gòn. Lúc thiếu thời, khi anh em chúng tôi theo học tại trung học Kỹ thuật Cao Thắng thì sân Hoa Lư là nơi luyện tập môn thể dục thể thao của các trường Trung Học tại Sài Gòn, trong đó có trường Cao Thắng của chúng tôi. Vào thập niên 60 (thế kỷ 20) nầy, thầy Trần Huy Phong đã là một trong những vì sao sáng của môn phái, đáng để cho các hàng hậu bối tôn kính và noi gương, Không những thầy là một vị võ sư Cao Đẳng của môn phái mà thầy còn là một giáo sư dạy môn Toán Lý Hoá cho một s trường Trung Học tại Sài gòn thời bấy giờ.

Trong Việt đạo chúng ta rất thường nghe thấy “ Công cha – nghĩa mẹ – ơn thầy”, một đạo lý tuy giản dị nhưng vô cùng sâu xa và rộng lớn. Rất nhiều vật trên đời,người ta có thể cân-đo-đong-đếm, nhưng những gì thầy Trần Huy Phong đã mang đến cho môn sinh chúng ta.. mãi mãi sẽ không bao giờ định lượng được!  Và nếu như, nưóc là nguồn sống giúp muôn vật sinh tồn thì nhân cách lớn của thầy Trần Huy Phong như một dòng sông nhân hậu trải dài và rộng lớn .... rất tiếc thời gian không bao giờ dừng lại..vẫn vô tình trôi.  Hết môn sinh nầy đến môn sinh khác lần lượt ra đi, người mới lại đến rồi tiếp tục bắt đầu cho một chu kỳ mới để VoViNam trường tồn và sánh bước với các võ phái khác khắp năm châu. Thời gian đã cướp đi người võ sư kỳ tài của môn phái chúng ta, đó là Vs Trần Huy  Phong. Thầy nay đã đi xa nhưng hình ảnh VsTrần Huy Phong vẩn lẫm liệt uy nghi đâu đó bên cạnh Thầy sáng Tổ Nguyễn Lộc và Chưởng đời thứ II, Lê Sáng. 

“Nhứt tự vi sư, bán tự vi sư”

Thế gian kia còn nặng nghĩa thầy trò






VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG MỘT  NHÂN CÁCH LỚN:

*Một người cống hiến trọn đời và tuyệt đối trung thành với môn phái, mang nặng tình nghĩa sư môn...ân tình huynh đ vn toàn.

*Vs Trần Huy Phong thấm nhuần tinh thần Việt Võ Đạo: Sống cho người khác sống và sống trong sự vuông tròn cả về võ thuật lẩn võ đạo. Một bậc tôn sư đã khai phá được đỉnh cao của Võ Đức và Võ Thuật. Vs THP là một bậc võ học uyêm thâm và đầy đũ uy tín lẩn năng lực để lãnh đạo môn phái, kế thừa sự nghiệp của Vs sáng tổ và Vs Lê Sáng. Vs Trần Huy Phong với một tinh thần uy dũng bất năng khuất, trọng nghĩa khinh tài đã làm cãm mến không biết bao nhiều là đồng môn. Vs THP là một con người văn võ song toàn, sống giản dị, trong sạch hài hoà với các đồng môn, bênh vực kẻ yếu đúng theo phong cách của con nhà võ.Một người đệ tử từ lâu sát cánh bên cạnh thầy Trần Huy Phong có gởi  đến tôi một câu thơ để tri ân nhân cách thầy như sau:

Trọn đời trọng nghĩa khinh tài
Thế gian nầy dể mấy ai như thầy 
(Vs Vũ Kim Trọng)

MỘT SỐ HỆ LỤY CÒN TỒN ĐỌNG TRONG MÔN PHÁI
Rất tiếc, trong buổi tao loạn vì cơn quốc biến vào tháng 4.1975, nên giềng mối của môn phái bị rạn nứt bởi những kẻ vô tài kém đức, đã buông lời dèm pha không ít về trách vụ chưởng môn đời thứ III của Vs Trần Huy Phong.

Riêng với các môn sinh thuộc võ đường Cao Thắng (1966) hoàn toàn đồng thuận với chỉ dụ của Chưởng môn Lê Sáng đã trao sứ vụ điều hành và lãnh đạo môn phái lại cho Vs Trần Huy Phong. Mọi sự dèm pha hay đi ngược lại với chỉ dụ nầy của Chưởng Môn Lê Sáng, chỉ là những đố kỵ nhỏ nhen của một vài cá nhân thiếu tài kém đức. Những hành động đó chỉ làm cho  môn phái bị chia rẽ thêm về nạn bè phái,  quan liêu trong môn phái. Nhiều Vs ngày nay vẩn còn mơ mộng với lối sinh hoạt của mấy trăm năm về trước, thi mà Nho giáo thịnh hành và ngự trị trên đất nước VN.  “Quân - sư - phụ” một quan niệm được Khổng Tử nêu ra từ hơn 2.300 năm trướcTheo Khổng Tử, địa vị của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đình sau vua là đến thầyNhìn phong cách sinh hoạt của mấy vị Vs nầy, tôi thấy rất tội nghiệp cho tư duy nầy của họ. Chúng tôi từng có dịp tiếp xúc với các vị Vs nầy ở Hải Ngoại (xin phép không nêu danh tánh), đó là những hiện tượng thoái hoá vẩn còn tồn đọng trong môn phái, cần phải được tháo gở để môn phái thăng hoa.
Người Vs chủ quản một võ đường hoặc đứng lớp, khi gặp các hiện tượng “xói mòn đạo đức” đi ngược với tư duy phát triển của con người như:" rò rĩ những thông tin không chính xác" .. “thương mại hóa võ thuật một cách quá đáng”… "tinh thần bè phái" trong môn phái ngày càng tăng tốc, thì phải có bổn phận tìm cách ngăn chận kịp thời. Vì đó là những vấn đề không đi đúng hướng với cương kỷ của môn phái. Có chỉnh hướng có can đãm sửa sai thì vai trò, hình ảnh của người thầy mới giữ được sự đẹp đẽ, lung linh, được các đồng môn lẩn xã hội kính trọng
Nhìn chung, VoViNam-Việt Võ Đạo hiện nay như một đống cát rời, không tập hợp được CHÍNH LỰC của môn phái như những năm 1966 cho đến ngày 30.4.1975. Thành thật mà nói, ngày xưa có nhiều vị võ sư huấn luyện chỉ cần núp dưới hào quang của môn phái VoViNam mà không cần phải nhập ngũ để thi hành bổn phận của người công dân trong thời tao loạn.
Một vấn đề khác là môn phái "VoViNam không làm chính trị", được nhiều Vs khai triển theo nhiều hướng khác nhau, nhưng đều có chung một hướng là "IM LẶNG QUA CẦU GIÓ BAY" phó mặc cho vận nước, thế cuộc xoay dần, quay mặt 180 độ với dân tộc và tổ quốc. Đây là tác phong hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của một người luyện võ chân chínhTư duy phải biến đổi và phát triển theo thời gian, bất cứ một tư duy nào chậm bước sẽ bị đào thải.  

Vs Trần Huy Phong  đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 
19 giờ 35 phút ngày 13 tháng 12 năm 1997 (Nhằm 14 tháng 11 năm Đinh Sửu)

1


Bàn thờ Cố VS trần Huy Phong tại chùa Bửu Thành

Ngày giổ Thầy Trần Huy Phong 2013 tai nhà riêng Vs Vũ Kim Trọng,Phú Nhuận SG

Cặp kiếm của thầy Trần Huy Phong đang được bảo quản tại nhà Vs. Vũ Kim Trọng. Thầy qua đời năm 1997 anh em thầy dời cư qua Mỹ, cháu thầy là Võ Sư Trần Mạnh Lương cùng mẹ được trao lại từ võ sư Trần Bản Quế , bào huynh thầy Trần Huy Phong; nhưng cả hai thấy cái OAI LINH của cặp gươm thờ này khi chưng chơi trong nhà nên SỢ TRẺ THƠ KHÓ Ở mà phải chuyển giao lại để tôi ( VKT) đặt thờ tai bàn thờ môn phái nhà tôi ( theo lời thuật lại của Vs Vũ Kim Trọng )

Tiểu Sử cố võ sư Trần Huy Phong (1938-1997)

Cố võ sư Trần Huy Phong, chưởng môn đời thứ ba của môn phái VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO, thầy tên thật là Trần Trọng Bách, sau đổi lại làTrần Quốc Huy, trong gia đình thường gọi thân mật thầy là Trọng BáchThầy sinh ngày 14 tháng 11 năm 1938 tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; là con thứ tư trong gia đình có bảy anh chị em; thân sinh -  cụ ông Trần Văn Bảng (1898-1975) và thân mẫu – cụ bà Trần Thị Nhạn (1913-1993). VS Trần Huy Phong là hậu duệ đời 27 của đức Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần quốc Tuấn (1230-1300). Anh , chi, em của thầy Trần Huy Phong gồm có:

         
          *Trần thị Nguyệt
          * Trần Bản Quế ( môn sinh VoViNam, cấp không rõ)
          * Trần Thế Tùng ( Hoàng Đai 1965)
          * Trần Huy Phong ( Hồng Đai Ngũ cấp- Chưởng môn đời III)
          * Trần Huy Quyền (môn sinh VVN, cấp không rõ)
          * Trần Thiện Cơ ( Hoàng đai-1971)
         *  Trần Nguyên Đạo ( Hồng Đai III cấp)  
          Thầy Trần Huy Phong, đã theo tập Vovinam từ năm 16 tuổi, thầy là một môn đệ xuất sắc của cố võ sư Nguyễn Lộc và Lê Sáng.Từ năm 1960 đến năm 1964, thầy phụ trách các võ đường Vovinam tại Sài gòn và là người thừa kế ưu tú của sư tổ.
          Năm 1964, khi Ban Chấp Hành Môn Phái  lần đầu tiên được thành lập, võ sư Lê Sáng được bầu làm chưởng môn, thầy trở thành nhân vật thứ hai của môn phái với hai nhiệm vụ: Phụ tá chưởng môn kiêm nhiệm Trưởng Ban Nghiên Kế  - Là người hoạch định chương trình hoạt động của môn phái và chuyên nghiên cứu võ công, trông coi phần kỹ thuật của bản môn.
           Năm 1966, thầy và võ sư Mạnh Hoàng thành lập Trung Tâm Hoa Lư, số 2 bis Đinh Tiên Hoàng, quận một, Sài Gòn và kiêm nhiệm giám đốc trung tâm này; đây còn là một võ đường danh tiếng của môn phái trước 1975, thường xuyên có hàng ngàn môn sinh theo tập, rất nhiều võ sư hồng đai xuất sắc xuất thân từ võ đường này như: Lê Công Danh, Trần văn Bé, Nguyễn văn Thông, Trần văn trung, Dương Hoàn Sang, Phùng Mạnh Tâm....


          Năm 1968, thầy Trần Huy Phong lập Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo – một tổ chức thanh niên bao gồm các môn sinh Vovinam chuyên làm các công tác xã hội, từ thiện, văn hóa, giáo dục và sinh hoạt thanh niên. Thầy đã là chủ tịch của tổng đoàn này, thầy cũng là người đề xướng và thành công trong việc đưa sinh hoạt Võ Thuật vào học đường và soạn ra chương trình võ thuật học đường trước 1975.


           Năm 1973 do yêu cầu của công việc, thầy rời Tổng Đoàn Thanh Niên để phụ trách Tổng Cục Huấn Luyện Việt Võ Đạo – Lãnh đạo toàn bộ các võ đường và môn sinh tại Việt Nam.
           Thầy lập hợp tác xã nông nghiệp và làng cộng đồng Việt Võ Đạo tại xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh nhằm chăm lo đời sống và nơi ở cho các võ sư, huấn luyện viên, môn sinh gặp khó khăn.
          Thầy đã cùng với cụ Nguyễn Công Riệu (Ba Liệu), GS. Ngô Gia Hy, GS. Nguyễn Nhã và nhiều thân hào nhân sĩ, trí thức thành lập Ủy Ban Vận Động Xây Dựng Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương – Dự kiến công trình tọa lạc tại khu vực núi Thị Vải núi Ông Trịnh thuộc Bà Rịa Vũng Tầu.
         Vào năm 1974, thầy kiêm nhiệm Giám Đốc Văn Phòng Phát Triển Vovinam – Việt Võ Đạo Quốc Tế. . .
        Năm 1986, thầy lãnh nhận sứ vụ chưởng môn đời thứ ba của môn phái (Theo CHỈ DỤ CỦA CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG KÝ NGÀY 12 THÁNG 05 NĂM 1986 (14 tháng 04  Bính Dần), VL 4865)  nhưng đến năm 1990 thầy trao lại chức vụ chưởng môn cho vị tiền nhiệm của mình để dành thời gian nghiên cứu võ công.


Thầy Trần Huy Phong mặc đồ đen, tại võ đạo quán Cây tre,
 khi tạp chí Karate Bushido của Pháp phỏng vấn
 và chụp ảnh thầy vào đầu năm 1990.

         Trên tinh thần góp phần xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục dân tộc, tháng 11/1993, thầy là thành viên nòng cốt của Hội Đồng Sáng Lập đồng thời đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Tâm Thể của Đại Học Dân Lập Hùng Vương.
           Năm 1996, tại Paris thầy chủ tọa Đại Hội Thành Lập Hội Đồng Võ Sư Vovinam-VVĐ Thế Giới và Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới…
        Trong suốt cuộc đời,  cố chưởng môn Trần Huy Phong là người có nhiều tâm huyết với môn phái, hăng say trong các công việc phát triển và xây dựng, có những ý tưởng táo bạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách khó khăn. Thầy có tinh thần hiến ích không mệt mỏi và khả năng giao tiếp rộng rãi, một tinh thần mà những võ sư đồng cấp đương thời không thể có được như thầy.

Trong hơn 40 năm gắn bó cùng môn phái, võ sư Trần Huy Phong đã hy sinh cuộc sống cá nhân để dành trọn cuộc đời mình chung tay góp sức đưa môn phái VVN từ những ngày còn non trẻ trên đất Sài Gòn đến giai đoạn phát triển rộng rãi và mạnh mẽ đến nhiều nước ở châu Âu. Hiện nay, rất nhiều học trò của thầy vẫn đang tiếp tục công cuộc quảng bá VVN ở trong và ngoài nước. Ham thích đọc sách báo, tuy trầm tính nhưng quyết đoán, tác phong làm việc nghiêm túc, nhưng vẫn cởi mở, gần gũi và thường giúp đỡ mọi người, võ sư Trần Huy Phong đã tạo sự cảm mến trong lòng nhiều thế hệ võ sư, huấn luyện viên và môn sinh VVN. Qua những đóng góp cho môn phái, thầy đã được võ sư Chưởng môn Lê Sáng phong tặng Hồng đai đệ ngũ cấp (tương đương đai đen 10 đẳng) từ năm 1989 và là người có đẳng cấp cao nhất trong môn phái VVN, sau võ sư Chưởng môn Lê Sáng. 

 Vào ba năm cuối đời – Từ 1994 đến 1997, thầy vừa nỗ lực làm việc vừa can đảm chống chọi với căn bịnh Kahler hiểm nghèo; thầy đã vĩnh viễn ra đi trong tâm thái bình an vào lúc 19 giờ 35 phút ngày 13 tháng 12 năm 1997 (Nhằm 14 tháng 11 năm Đinh Sửu) tại nhà riêng ở Thanh Đa, quận Bình Thạnh, Việt Nam và được hỏa táng vào sáng 18 tháng 12 năm 1997 tại Bình Hưng Hòa… Năm 2001 di cốt thầy được an vị tại Bửu Thành Tự số 245 Hòa Hảo – Trần Nhân Tôn.

Thầy Lê Sáng đến thăm thầy THP vào ngày 14 tháng 7 năm 1997
( ảnh do VS Vũ Kim Trọng cung cấp)

Thầy Lê Sáng đến thăm thầy THP vào ngày 14 tháng 7 năm 1997
( ảnh do VS Vũ Kim Trọng cung cấp)
      Hàng năm cứ đến ngày giỗ thầy, các môn đệ nhiều nơi trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm dâng hương tỏ lòng thành kính nhắc nhớ công ơn to lớn và học tập gương sáng của thầy Trần Huy Phong, chưởng môn đời thứ ba của môn phái VVN- VVĐ.
Ảnh các danh nhân trong môn phái VoViNam, sáng tổ Nguyễn Lộc (trên cùng)
hàng dưới từ trái qua phải: Vs lê Sáng, Vs Trần Huy Phong và Vs Mạnh Hoàng.

********

GIỚI THIỆU VỀ VÕ ĐƯỜNG TRUNG HỌC
 KỸ THUÃT CAO THẮNG 1966



Cố võ sư Trịnh Ngọc Minh, Cục Trưởng Cục Huấn Luyên Miền Trung
Võ sư sáng lập và huấn luyện Võ Đường Trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng 1966

VS CAO VĂN CÁT VÀ VS TRỊNH NGỌC MINH ( TRỊNH VĂN MÃO ... 
TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VOVINAM - ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO , CHỢ LỚN CUỐI NĂM 1960





Mặt tiền trung tâm của trường Kỹ Thuật Cao Thắng

Võ đường trường Trung Học KTCT,  nằm cạnh giãng đường

Ven Long học sinh Cao Thắng, người thứ nhì từ trái qua phải là HLV Phụ tá 
VS Trinh Ngọc Minh đi phát triển miền trung

Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh cùng giáo sư trơờng THKTCT

Lớp VoViNam đầu tiên 1966 của trường THKT/CT

Hai môn sinh tự vê nhập môn đang thi triển đòn chân 
của lớp võ VVN/ trung học KT Cao Thắng 1966


Mặt tiền, cổng chính (trên đường Huỳnh Thúc Kháng) 
của trường THKT Cao Thắng 1966

Xưởng điện và Điện tử

Xưởng cơ khí

Cổng chính của trường THKTCT, 
nơi xãy ra cuộc xung đột với  Công giáo Hố Nai năm 1964

Lớp võ VoViNam đầu tiên tại vỏ ưường Cao Thắng 1966


Thầy Trịnh Ngọc Minh


Phù Hiệu Trường  KT Cao Thắng

MÔN PHÁI VOVINAM

VOVINAM GIAI ĐOẠN PHÔI THAI TẠI MIỀN NAM

Năm 1954, Võ sư Nguyễn Lộc theo đoàn người di cư vào nam. Khi vào Sài Gòn, ông tổ chức cuộc biểu diễn VVN đầu tiên tại rạp Norodome Sài Gòn và mở các lớp võ tại đường Thủ Khoa Huân (Avigateur Garros), Nguyễn Trãi (Frère Louis), Nguyễn Khắc Nhu. Ông đề cử các môn đệ khác huấn luyện ở trường Hiến binh Thủ Đức (tỉnh Gia Định) 1955,  Đà Lạt... Trong lúc công việc mới bắt đầu còn đầy khó khăn, ông lại qua đời vào ngày mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý (29/4/1960). Hiện di cốt sáng tổ Nguyễn Lộc được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Sài Gòn.


Võ sư Nguyễn Lộc (bên mặt) và Võ sư Lê Sáng ( trái) đang chấm thi lên đai 
tại trung tâm Hiến binh Quốc Gia VN năm 1955.


Trong cuộc chính biến ngày 11/11/1960, có sự góp mặt của võ sư Phạm Lợi (môn Judo) trong cuộc đảo chính do Ông Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, vì thế nền đệ nhất cộng hoà đã hạn chế các võ phái hoạt động. Tuy nhiên, một số lớp VVN vẫn tập luyện tại các trường Hồ Vũ, Thăng Long, Saint Thomas... do võ sư Trần Huy Phong và vài võ sư khác hướng dẫn.


GIAI ĐOẠN 1964-1975


Ngày 01/11/1963, nhóm Dương Văn Minh đão chánh ông Ngô Đình Diệm, nền đệ nhất cộng hoà chấm dứtCùng với các võ phái khác, VVN bắt đầu hồi phục từ đầu năm 1964. Vào thời điểm này, chiếc áo thun ba lổ (may-ô) và quần đùi mà võ sinh đã mặc trong thời kỳ trước được thay thế bằng bộ võ phục màu xanh da trời như hiện nay. Sau khi võ đường đầu tiên (tính từ 1964) ra đời tại số 61 đường Vĩnh Viễn, quận 10 (Sài Gòn), võ sư Chưởng môn Lê Sáng (sinh năm 1920), võ sư Trần Huy Phong (1938 - 1997), võ sư Nguyễn Văn Thư và một số thành viên khác đã họp để soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương hướng củng cố và phát triển môn phái.


Dựa trên tư tưởng, kỹ thuật và bài bản của cố võ sư Nguyễn Lộc truyền lại, võ sư Lê Sáng và cùng với Vs Trần Huy Phong và một vài võ sư cao cấp đã bổ sung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực, và võ thuật rõ ràng theo từng đẳng cấp : sơ đẳng (đai xanh, có 3 cấp), trung đẳng (vàng, 3 cấp), cao đẳng (đỏ, 7 cấp) và thượng đẳng (trắng, dành riêng cho Chưởng Môn). Hệ thống kỹ thuật cũng dần dần có thêm các đòn thế, bài bản mới như : 30 thế liên hoàn chiến đấu, 28 thế vật căn bản và 3 bài Song đấu vật, Song luyện dao găm, Thập tự quyền, Long hổ quyền, Xà quyền, Lão mai, Ngọc trản, Hạc quyền, Việt võ đạo quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Tứ tượng côn pháp, Nhật nguyệt đại đao, Thái cực đơn đao, Bát quái song đao, Mộc bản pháp, Thương lê pháp, Song đấu búa rìu, Song đấu mã tấu. Bằng một sự hoạt động hăng sayđầy sáng tạo của võ sư Chưởng Môn Lê Sáng, Vs Trần Huy Phong và một số các môn đệ đời thứ nhất của Sáng Tổ Nguyễn Lộc, VVN đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới và các võ đường khác dần dần xuất hiện như võ đường Trần Hưng Đạo, Hoa Lư...


Năm 1966, VVN được đưa vào trường học mà công đầu là của võ sư Phùng Mạnh Chữ tự Mạnh Hoàng (1938 - 1967). Cũng từ năm này, danh xưng Vovinam bổ sung thành Vovinam-Việt võ đạo để thanh, thiếu niên chú trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ hầu phấn đấu rèn luyện bản thân cả 3 phương diện: Tâm, Trí, Thể, nhằm phục vụ cho dân tộc và nhân loại. Nhiều trường công lập và tư thục lớn tại Sài Gòn lúc bấy giờ như Pétrus-Ký (nay là Lê Hồng Phong), Gia Long,  Chu Văn An, Cao Thắng, Hưng Đạo, Don Bosco, Phan Sào Nam, Đức Trí, Taberd, Quốc Việt… đều có lớp tập chính khóa hoặc ngoại khóa do võ sư Trịnh Ngọc Minh, các huấn luyện viên Hoàng Đai khác như Lê Công Danh, Trần Văn Bé, Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hữu Tô Đồng, Đặng Hữu Hào… phụ trách góp phần tạo nên một phong trào rèn luyện sức khỏe sôi nổi và rộng lớn. Công tác đào tạo đội ngủ cốt cán, nghiên cứu, biên soạn hệ thống lý luận, kiến thức VVN-VVĐ cũng được quan tâm. Nhiều sách, đặc san của môn phái do Ban nghiên cứu Vovinam - Việt võ đạo biên soạn đã được xuất bản trong giai đoạn này như: Việt võ đạo nhập môn, Việt võ đạo cương yếu, Tinh hoa Việt võ đạo...





 Năm 1968, võ đường 61 Vĩnh Viễn dời đến số 31 Trần Hoàng Quân (nay là 31 Sư Vạn Hạnh, quận 10, Sài Gòn) và là trung tâm điều hành tất cả hoạt động của môn phái. Sau mấy năm vượt qua thử thách và đạt nhiều thành quả tốt đẹp, VVN được một số ban ngành mời giảng dạy. Được học tập các lớp đặc huấn (đào tạo HLV) và qua rèn luyện trong thực tiễn, hàng loạt võ sư, HLV được tung đi các tỉnh, thành phố ở miền Nam để xây dựng và phát triển phong trào như: Trịnh Ngọc Minh (Nha Trang), Trần Tấn Vũ (Phú Yên), Ngô Kim Tuyền (Bình Dương), Nguyễn Văn Chiếu (Quy Nhơn), Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sen (Cần Thơ),Trần Văn Mỹ (Hậu Nghĩa), Dương Minh Nhơn (Kiên Giang), Nguyễn Tôn Khoa (An Giang), Nguyễn Văn Vang (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Ít (Mỹ Tho)...


- Hằng năm, vào dịp Lễ tưởng niệm Cố võ sư Sáng Tổ, các trưởng đơn vị đều tập trung về Sài Gòn dự lễ, tập huấn, thi cử, tạo thành truyền thống tốt đẹp. Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng và một số võ sư cao cấp cũng thường xuyên đi thăm hỏi, chấm thi ở nhiều nơi để hỗ trợ, động viên phong trào. Bên cạnh việc quãng bá võ thuật, VVN-VVĐ còn tham gia một số công tác xã hội… Có thể nói, đây là giai đoạn môn phái trưởng thành về nhiều mặt, võ đường mọc lên hầu hết các tỉnh phía Nam ; và theo chân các du học sinh cũng như các môn đồ di cư tự do để xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ... vào đầu thập niên 70. Người có công dựng cột mốc đầu tiên để phát triển VVN-VVĐ ra quốc tế ( 1973 ) là giáo sư Phan Hoàng

VOVINAM GIAI ĐOẠN 1954-1975


- Cuối năm 1948 hồi cư huấn luyện cho nhân viên Cảnh Sát, mở lại các lớp võ tại Hà Nội. 

- Năm 1951, cộng tác với một số Nhân sĩ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Ðoàn, mở các lớp võ tại trường Hàng Than Hà Nội. 

- Năm 1954 di cư vào Nam, mở Võ Ðường tại Sài Gòn (đường Thủ Khoa Huân), cử các võ sư môn đệ phụ trách các lớp võ cho Hiến Binh Quốc Gia tại Sài Gòn và Thủ Ðức, các lớp cho Công Binh. 

- Ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960, vị sáng Tổ VOVINAM Ông NGUYỄN LỘC tạ thế tại Sài Gòn sau khi đã trao quyền Chưởn Môn lại cho người môn đệ trưởng tràng - Vỏ Sư LÊ SÁNG. 

- Cuộc đảo chánh hụt ngày 11 tháng 11 năm 1960 khiến nhà Ngô e dè các đoàn thể nên đã cấm chỉ Môn Phái hoạt động. Dù vậy võ sư Chưởng Môn vẫn ráo riết mở các lớp võ bí mật tại trường Thăng Long, Hồ Vũ, Thánh Toma. 
- Sau ngày cách Mạng 1 - 11 - 1963, chế độ nhà Ngô sụp đổ, Môn Phái Vovinam đã bùng lên như một lò lửa sau bao ngày âm ỉ. 
- Một Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam đầu tiên được mở tại số 61 Vĩnh Viễn, kế tiếp sau đó các võ đường được mọc lên đầy dẫy khắp Sài Gòn. 
- Năm 1966 phát động cao trào Việt Võ Ðạo Hoá học đường với hàng chục ngàn học sinh tham dự, thuộc các trường: Trương Vĩnh Ký, Cao Thắng, Gia Long, Trưng Vương, Võ Trường Toản v.v.... 
- Năm 1967 phát động cao trào Việt Võ Ðạo Hoá Cảnh Sát Quốc Gia với hàng trăm ngàn viên chức cảnh sát tham dự tại thủ đô Sài Gòn và khắp các tỉnh của miền Nam Việt Nam. 
- Từ năm 1968 phát động cao trào Việt Võ Ðạo Hoá đến Quân Binh Chủng lần lượt các đơn vị được Tổ Chức Huấn Luyện như: Bộ Tổng Tham Mưu, Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, Quân Cảnh Quân Ðoàn III, trường Không Quân và Hải Quân Nha Trang, Quân Ðoàn IV, Tiếp Vận IV, Thiết Ðoàn 16, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, các Tiểu Khu và Chi Khu, Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, Trung Tâm Huấn Luyện Sư Ðoàn 9, Hải Quân Long Xuyên, Hải Quân Bình Thủy, Sư Ðoàn 3 Bộ Binh v.v... 
- Cùng năm này phát động cao trào Việt Võ Ðạo Hoá Cán Bộ bình định Nông Thôn với hàng chục ngàn Cán Bộ Phát Triển Phát Triển Nông Thôn tham dự tại Sài Gòn và tại các Tỉnh Ðoàn, Quận Ðoàn, Xã, Ấp.... 
- Cùng năm này sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 ít lâu Tổng cục Huấn Luyện được thành lập và đặt tại số 30 Trần Hoàng Quân, song song với việc thành lập Tổng Hội Việt Võ Ðạo (do Võ Sư Chưởng Môn kiêm quyền Chủ Tịch Tổng Hội và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Huấn Luyện) và Tổng Ðoàn Thanh Niên Việt Võ Ðạo được đặt ra tại số 2 bis Ðinh Tiên Hoàng. Võ sư Chưởng Môn chỉ định Võ Sư Trần Huy Phong đảm nhiệm chức vụ Tổng Ðoàn Trưởng Tổng Ðoàn Thanh Niên Việt Võ Ðạo, Võ Sư Nguyễn Văn Thư trong chức vụ Phó Chủ Tịch Tổng Hội Việt Võ Ðạo và Võ Sư Ngô Hữu Liễn làm Tổng Thư Ký. 
- Năm 1968 thành lập Cục Huấn Luyện Miền Ðông được đặt tại Long Khánh do võ sư Trần Ðức Hợp đảm nhiệm. 
- Sau đó vài tháng thành lập tiếp Cục Huấn Luyện Miền Trung đặt tại Khánh Hòa do võ sư Trịnh Ngọc Minh đảm trách. 
- Vào khoảng Hạ bán niên 1969 thành lập Cục Huấn Luyện Miền Tây đặt tại Long Xuyên (sau đổi về Cần Thơ) do võ sư Nguyễn Văn Nhàn đảm trách. 
- Năm 1970 thành lập Cục Huấn Luyện Miền Tây Bắc đặt tại Bình Dương do võ sư Ngô Kim Tuyền phụ trách.
- Năm 1973 phát động cao trào Việt Võ Ðạo Hoá Cán Bộ quốc Gia, với nhiều khoá Huấn Luyện đặt tại Trung Tâm Chí Linh Vũng Tàu. 
- Năm 1974 nhân một số các võ sư Việt Nam tại Pháp vì thích lý tưởng Việt Võ Ðạo (một phần cũng vì có nhu cầu riêng) đã quy hợp dưới sự điều khiển của Giáo Sư Phan Hoàng, đã tìm về nguồn xin gia nhập vào môn phái. Vì đường lối quảng Ðại của Việt Võ Ðạo, nhất là vốn đã có sẳn tầm mắt phát triển Quốc Tế vào thập niên 80. Nên võ sư Chưởng Môn và Ðại Hội Ðồng Môn Phái đã chấp nhận điều thỉnh nguyện này và đặc cử Giáo Sư Phan Hoàng đảm trách Liên Ðoàn Việt Võ Ðạo Pháp Quốc (Dederation Francai de Việt Võ Ðạo) cùng liên hệ một vài nước Âu Châu. Các đồng môn có thể tham khảo bài viết về Giáo Sư Tiến Sĩ Phan Hoàng tại link: http://www.thoi-nay.com/tam_guong_sang/PhanHoang.asp


GS TS Phan Hoàng giới thiệu về ngành CNTT 
tại hội thảo hướng nghiệp của trường SaigonTech


- Tháng 7 năm 1974 Võ Sư Chưởng Môn trao quyền Tổng Cục Trưởng cho Võ Sư Trần Huy Phong với nhiệm kỳ 2 năm và tuyển định võ sư Nguyễn Văn Thông Tân Tổng Ðoàn Trưởng thanh niên Việt Võ Ðạo cũng với nhiệm kỳ như trên. 


- Ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam bị thất thủ, ngày 27 tháng 5 năm 1975 (tức chưa đầy một tháng sau) võ sư Chưởng Môn bị quản thúc, sau đó đến võ sư Trần Huy Phong. Môn phái hoàn toàn tạm ngưng hoạt động, các cán bộ cao cấp còn lại trong nước lo thu hình củng cố chiều sâu. Các cán bộ cao cấp khác rời nước định cư rải rác các Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc âm thầm củng cố tiềm lực chờ cơ hội ra mắt hoạt động. Có thể nói giai đoạn phục hưng của môn phái cuối tháng 4 đã chấm dứt. Nhưng thế đạo không vì thế mà bi ly tán, mà trái lại đang âm ỉ chuyển sang một giai đoạn phát triển rộng lớn gay go hơn, đó là giai đoạn phát triển Quốc Tế.

Giữa năm 1980 Võ sư Trần Huy Phong nguyên là Tổng cục Trưởng Tổng Cục huấn luyện đã được tại ngoại. Sau 13 năm, qua nhiều trại giam từ: Chí Hoà, Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc.... Ðến năm 1988, trước tết âm lịch mấy ngày võ sư Chưởng Môn được trả tự do. Dĩ nhiên còn rất nhiều sự kiện rất quan trọng từ đầu giai đoạn này đến nay , song vì nhu cầu Hành Ðạo Mới của Môn Phái và vì tính thời gian chưa cho phép phổ biến nên việc ghi lại các sự kiện quan trọng tạm ngưng lại nơi đây, và lịch sử môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo vẫn còn đang tiếp diễn......



Vovinam - Việt Võ Đạo 1960

Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Genève phân chia Việt Nam bằng vĩ tuyến 17 ra làm hai nước: miền Bắc Cộng Sản và miền Nam Quốc Gia. Đây là một cơ hội thử thách mới cho môn phái nói chung, và Sáng Tổ nói riêng. Nếu Sáng Tổ quyết định ra đi, tất nhiên sẽ ảnh hưởng ngay tới một số môn đệ tâm huyết vì miền Bắc là quê hương của đại đa số môn sinh ruột thịt, và sẽ bỏ lại đất Bắc một số môn đệ khác đã dày công lao đào tạo, vì các môn đệ này còn bị liên hệ nhiều tới gia đình, quyến thuộc và quê hương tại miền Bắc. Ngược lại, miền Nam vẫn còn là giải đất xa lạ, chưa được hiểu biết gì nhiều. Nếu vào Nam thì phải trả bằng một giá rất đắt: lại trở về từ khởi điểm, trong lúc Sáng Tổ mỗi ngày một lớn tuổi, các tầng lớp môn đệ cũ đã bị thời cuộc và sinh hoạt chính trị làm băng hoại rất nhiều. Vào miền Nam với chương trình xây dựng lại từ đầu, không ai có thể trắc lượng trước được những khó khăn và triển vọng trong những năm sắp tới.

Cuối cùng Võ Sư Sáng Tổ lại một lần nữa quyết định sáng suốt: vượt lên khỏi những khó khăn, trở ngại, để quyết định vào Nam tạo dựng lại từ đầu, trong những điều kiện không thuận lợi. Vì vậy cho nên vào tháng 7-1954, Sáng Tổ cùng các môn đồ tâm huyết di cư vào Nam, mở võ đường tại đường Thủ Khoa Huân (Sài Gòn). Sáng Tổ đã cử các võ sư môn đệ phụ trách các lớp võ cho Hiến Binh Quốc Gia tại Sài Gòn và Thủ Đức...


Giữa năm 1957, Sáng Tổ nằm bệnh phải tạm nghỉ dạy một thời gian. Ông ủy quyền cho người môn đệ trưởng tràng là Vs. Lê Sáng tạm thời thay thế việc phụ trách các lớp võ. Tuy không trực tiếp giảng dạy Vovinam nhưng Sáng Tổ vẫn không ngừng tìm tòi, phân tích các kỹ thuật lẫn tài liệu của Vovinam, hầu phát huy môn phái. Sáng Tổ vẫn thường xuyên theo dõi các môn đệ tiếp tục hoạt động theo đường lối mà Ông đã đề ra.


Đầu năm 1964, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng từ Quảng Đức trở về Sài Gòn và đã cùng với Vs. Trần Huy Phong và các võ sư khác khởi sự vạch ra một chương trình hành động để đặt nền tảng mới cho Vovinam. Chẳng bao lâu, Hội Đồng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo được thành lập, đồng thời chuyển danh xưng Vovinam thành Vovinam-Việt Võ Đạo.

Hội Đồng Môn Phái có hai cơ cấu:

I. Tổng Cục Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán do Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng làm Tổng Cục Trưởng
II. Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội do VsTrần Huy Phong làm Tổng Đoàn Trưởng.



Nhân sự của Hội Đồng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo gồm có:


* Chưởng Môn: Vs. Lê Sáng
* Phụ Tá Chưởng Môn kiêm nhiện Trưởng Ban Nghiên Kế: Vs. Trần Huy Phong
* Thư Ký Thường Trực: Vs. Phan Quỳnh
* Thủ Quỹ: Vs. Nguyễn Văn Cường
* Trưởng Ban Ngoại Vụ: Vs. Phùng Mạnh Chữ• 
* Trưởng Ban Tổng Phối Kiểm: Vs. Nguyễn Văn Thư
* Trưởng Ban Pháp Lý: Vs. Ngô Hữu Liễn
* Trưởng Ban Tổ Chức Khánh Tiết: Vs. Trần Bản Quế
* Trưởng Ban Tài Chánh: Vs. Nguyễn Văn Thông


 Ban Huấn Luyện: 


* Vs. Trần Huy Phong (Trưởng Ban), Nguyễn Văn Thư, Trần Đức Hợp, Nguyễn Văn Thông, Trần Thế Phượng.
*Hội Đồng Môn Phái cũng đưa ra kế hoạch thành lập hệ thống đẳng cấp và võ phục; đồng thời cũng đã bổ xung và thiết lập một chương trình huấn luyện theo từng cấp với thời gian luyện tập.
*Đẳng cấp nhân sự của môn phái được điều chỉnh như sau:

1. Thượng Đẳng (đai màu trắng): Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng
2. Cao Đẳng (đai màu đỏ): Hồng Đai Nhị Cấp: Vs. Trần Huy Phong


* Hồng Đai Nhất Cấp: Vs. Nguyễn Văn Thư
Chuẩn Hồng Đai: Vs. Nguyễn Văn Thông, Trần Đức Hợp, Phùng Mạnh Chữ, Trần 
Bản Quế, Phan Quỳnh, Ngô Hữu Liễn, Nguyễn Văn Cường, Trần Thế Phượng


3. Trung Đẳng (đai màu vàng): Hoàng Đai Nhị Cấp:


Huấn Luyện Viên. Trịnh Ngọc Minh, Cao Văn Cát
Hoàng Đai Nhất Cấp: HLV. Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ, Nguyễn Văn Lễ, Liên Quốc, Tô Cẩm Minh
* Hoàng Đai Trơn: Phụ tá HLV. Nguyễn Văn Thái (Thái đen)

Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên được mở tại số 61 Vĩnh Viễn, kế tiếp sau đó các võ đường được mọc lên đầy dẫy khắp Sài Gòn như võ đường Trần Hưng Đạo, Hoa Lư... Các hệ thống võ học và võ đạo Vovinam cũng được nghiên cứu và xuất bản.


Năm 1965, Vs. Phùng Mạnh Chữ (tự Mạnh Hoàng), Trưởng Ban Ngoại Vụ của môn phái, đã thành công trong việc đưa Vovinam-Việt Võ Đạo vào chương trình Học Đường Mới của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, khởi đầu là năm trường Trung Học thí điểm tại Sài Gòn: Cao Thắng, Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long, và liền sau đó là các trường công lập khác như Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Lê Văn Duyệt, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Mạc Đỉnh Chi... và cả luôn những học sinh của các trường tư thục tại Sài Gòn - Gia Định. Cũng trong năm này, chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn chỉnh với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Đai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp.


Cũng nhờ tài ngoại giao khéo léo, ngay từ năm 1965, Vs. Mạnh Hoàng đã thu dụng về cho Vovinam-Việt Võ Đạo được hai cơ sở lớn, lập võ đường làm nơi sinh hoạt động đảo của Việt Võ Đạo Sinh cho tới tháng 4-1975, đó là võ đường ở vận động trường Hoa Lư (sau này được Vs. Trần Huy Phong đặt tên là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Niên) số 2 Bis đường Đinh Tiên Hoàng và một võ đường nữa nằm cạnh sân vận động Lam Sơn đường Trần Bình Trọng, đằng sau trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.

Phong trào học sinh theo tập Vovinam-Việt Võ Đạo tiến quá nhanh, quá mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm lớp võ đã được khai giảng thu nhận hàng ngàn thanh niên học sinh riêng tại Sài Gòn, chưa kể các tỉnh theo tập, nên thiếu huấn luyện viên một cách trầm trọng, nhiều võ sư, huấn luyện viên phải đứng lớp 10-11 tiếng một ngày suốt tuần, đến nỗi phải trưng dụng luôn cả các môn sinh trình độ Sơ Đẳng Lam Đai để đi dạy, tuy vậy vẫn chưa đủ thỏa mãn, nhu cầu và phải đi đến tình trạng tiêu cực là từ chối ghi danh cũng như mở thêm lớp võ mới.


Đầu năm 1966, Vs. Mạnh Hoàng cũng thuyết phục được giới chức lãnh đạo trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia, nên Vovinam đã trở thành bộ môn võ thuật chính của ngành. Mở đầu là nhiều khóa liên tiếp đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật Cảnh Sát Quốc Gia cho toàn quốc được tổ chức. Chính Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và các Vs. Nguyễn Văn Thông, Phan Quỳnh, Trịnh Ngọc Minh, Lê Công Danh, Trần Văn Bé... đã giảng dạy và điều động các lớp võ này, đồng thời môn phái cũng đã thu được một ngân khoản đáng kể vì các nhân viên cảnh sát thụ huấn đều được ngành trả học phí. Phong trào đang phát triển mạnh và đào tạo được 3 khóa Huấn Luyện Viên thì bị đình chỉ vì có sự thay đổi cấp lãnh đạo của ngành Cảnh Sát.


Tuy Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia đình chỉ huấn luyện Vovinam-Việt Võ Đạo, nhưng những huấn luyện viên Việt Võ Đạo thuộc ngành Cảnh Sát Quốc Gia sau khi tốt nghiệp đã là những hạt nhân tốt trong việc phát triển môn phái bề rộng, đưa Vovinam-Việt Võ Đạo về địa phương cấp tỉnh, cấp quận tại khắp miền Nam Việt Nam với những lớp võ thuật huấn luyện trong quần chúng thanh thiếu niên nam nữ, học sinh tại địa phương.


Giữa năm 1966, do sự vận động và ngoại giao của chính phủ Nam Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định đưa môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) vào độc quyền dạy trong quân đội Việt Nam. Trước quyết định này, Vovinam-Việt Võ Đạo đã nhận định rằng đây là một sự tủi nhục vì Việt Nam vốn có một truyền thống võ học lâu dài, có một nền văn minh trên bốn ngàn năm, thế mà nay lại đưa môn võ khá mới của nước bạn Nam Hàn vào dạy trong quân đội mà không nói gì đến các môn võ Việt Nam.


Nhân ngày Quốc Hận 20 tháng 7 năm 1966, môn phái đã tổ chức Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo và cắm trại, đốt lửa trại thức qua đêm không ngủ với hàng ngàn môn sinh tham dự trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Sài Gòn. Các võ sư đã lên diễn đàn phản kháng, đưa kiến nghị yêu cầu Quân Đội Việt Nam không nên chỉ vay mượn các môn võ của nước ngoài mà quên đi những môn võ Việt Nam, vì võ Việt Nam không thua kém bất cứ môn võ nào trên thế giới. Sự kiện này đã được giới truyền thông tiếp tay ủng hộ, cổ võ, đã gây xúc động lớn trong dân chúng cũng như trong quân đội, nhưng một mặt cũng bị Nha An Ninh Quân Đội và Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (Hai cơ quan anh ninh, tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa) nghi ngờ, theo dõi điều tra. Chính các Vs. Mạnh Hoàng, Trần Huy Phong, Phan Quỳnh... đã bị chính Đại Tá Thăng, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, trực tiếp phỏng vấn. Nhưng nhờ tinh thần kiên trì, và khả năng thuyết phục có chính nghĩa của các võ sư, về sau Bộ Tổng Tham Mưu đã ra một quyết định thứ hai cho phép ba môn võ vào dạy trong quân đội là Vovinam-Việt Võ Đạo, Nhu Đạo và Thái Cực Đạo. Bắt đầu từ đó, các đơn vị trong quân đội ưa thích Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng lan rộng và dần dần trở thành một phong trào luyện võ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Đầu năm 1967, do vận động móc nối, Vs. Mạnh Hoàng đã liên hệ với Trung Tá Thủy, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quân Cảnh Quân Đoàn 3 để thành lập và tổ chức những lớp đào tạo huấn luyện viên võ thuật cho Lực Lượng Quân Cảnh tại Biên Hòa. Chương trình này đã đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo.


Cuối năm 1967, Vs. Mạnh Hoàng đột ngột qua đời vì bị thương hàn nhập lý và bị bệnh tiểu đường cấp tính. Vs. Mạnh Hoàng mất đi lúc chưa tròn 30 tuổi đời nhưng đã để lại một sự nghiệp lớn trong môn phái.

- Từ năm 1968, cao trào Việt Võ Đạo Hóa đến Quân Binh Chủng được phát động tại Bộ Tổng Tham Mưu, Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Quân Cảnh Quân Đoàn III, trường Không Quân và Hải Quân Nha Trang, Quân Đoàn IV, Tiếp Vận IV, Thiết Đoàn 16, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, các Tiểu Khu và Chi Khu, Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 9, Hải Quân Long Xuyên, Hải Quân Bình Thủy, Sư Đoàn 3 Bộ Binh... Cùng năm này, cao trào Việt Võ Đạo Hóa Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được phát động với hàng chục ngàn Cán Bộ Nông Thôn tham dự tại Sài Gòn và tại các Tỉnh Đoàn và Quân Đoàn.


Đầu năm 1968, ngay khi biến cố Tết Mậu Thân đang diễn ra, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã tổ chức cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến cuộc, tổ chức các trung tâm tiếp cư tại các trường học tại Sài Gòn như: trường Phạm Đình Hổ, Minh Phụng, Khải Tú, Hồng Bàng, Bình Tây... để giúp đỡ hàng chục ngàn đồng bào tị nạn hay cháy nhà có được chổ ăn chổ ở, và các nhu cầu hằng ngày của các gia đình trong cơn ly loạn, thất cơ khổ cực. Công tác này đã gây được một tiếng vang lớn trong dân chúng toàn quốc.


- Cũng trong năm 1968, Tổng Cục Huấn Luyện được thành lập và đặt tại số 30 Trần Hoàng Quân (nay là số 31 Sư Vạn Hạnh), song song với việc thành lập Tổng Hội Việt Võ Đạo và Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo được đặt tại số 2 Bis Đinh Tiên Hoàng. Võ Sư Chưởng Môn đã chỉ định Vs. Trần Huy Phong đảm nhiệm chức vụ Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo.




Tiếp theo, hàng loạt các võ sư, huấn luyện viên được tung đi các tỉnh để xây dựng và phát triển phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo như: Trịnh Ngọc Minh (Nha Trang), Trần Tấn Vũ (Phú Yên), Ngô Kim Tuyền (Bình Dương), Nguyễn Văn Chiếu (Quy Nhơn), Nguyễn Văn Nhàn và Nguyễn Văn Sen (Cần Thơ), Trần Văn Mỹ (Hậu Giang), Dương Minh Nhơn (Kiên Giang), Nguyễn Tôn Khoa (An Giang), Nguyễn Văn Vang (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Ít (Mỹ Tho)...


Sau đó ít lâu, Cục Huấn Luyện Miền Đông được đặt tại Long Khánh do Vs. Trần Đức Hợp đảm nhiệm và Cục Huấn Luyện Miền Trung được đặt tại Khánh Hòa do Vs. Trịnh Ngọc Minh đảm trách. Năm 1969, Cục Huấn Luyện Miền Tây được thành lập tại Long Xuyên sau đổi về Cần Thơ do Vs. Nguyễn Văn Nhàn đảm trách. Năm 1970, Cục Huấn Luyện Miền Tây Bắc được đặt tại Bình Dương do Vs. Ngô Kim Tuyền phụ trách.


Hàng năm, vào dịp Lễ Tưởng Niệm Cố Võ Sư Sáng Tổ, các võ sư đại diện phong trào khắp nơi đều tập trung về Sài Gòn dự lễ, cũng như tập huấn, thi cử, tạo thành một truyền thống đoàn kết, thân ái tốt đẹp. Võ Sư Chưởng Môn và một số võ sư cao cấp cũng thường xuyên đi thăm hỏi, chấm thi ở các nơi để hỗ trợ, động viên và kiểm tra phong trào. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và huấn luyện võ thuật cho môn sinh, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo còn tham gia một vài công việc xã hội như cứu trợ đồng bào bị bão lụt, thiên tai...


Đầu năm 1970, Vs. Trần Huy Phong thành lập làng Cộng Đồng Việt Võ Đạo tại xã Tân Tạo, quận Bình Chánh, tỉnh Gia Định với diện tích trên 3 cây số vuông, đào hàng chục cây số hệ thống kinh đào thoát nước giải phèn, thành lập trên một ngàn đơn vị gia cư bán trả góp giá rẻ cho môn sinh và thân hữu, đồng thời ông cùng một số thân hữu thành lập Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Việt Võ Đạo để khai thác nông sản phẩm của khu cộng đồng này. 


Sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tịch thu khu gia cư này của Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo để biến thành vùng Kinh Tế Mới Dương Minh Xuân.

Cuối năm 1970, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã cùng nhiều đoàn thể văn hóa, xã hội, chính trị và các tổ chức tôn giáo lớn cùng các thân hào nhân sĩ tại miền Nam thành lập Ủy Ban Vận Động Dựng Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương, mà bàn thờ và trụ sở đặt tại võ đường Hoa Lư. Hằng năm, vào dịp tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ, từ Tổng Thống, các nhà lập pháp ở Quốc Hội đến các cơ quan chánh quyền các cấp, các đoàn thể và nhân dân mọi nơi đều trở về võ đường Hoa Lư để dâng hương, lễ bái trong nhiều ngày liên tiếp. Năm 1973, cao trào Việt Võ Đạo Hóa Cán Bộ Quốc Gia, với nhiều khóa Huấn Luyện đặt tại Trung Tâm Chí Linh, Vũng Tàu.


Mùa hè năm 1972, Vs. Phan Hoàng từ Pháp tìm gặp Vs. Trần Huy Phong tại võ đường Hoa Lư. Vs. Phan Hoàng là Huyền Ðai tứ đẳng Karaté, là một trong các sáng lập viên của Hội Võ Thuật Việt Nam (KungFu Vietnamien) tại Pháp, trong đó có các Vs. Nguyễn Dần Phú, Phạm Xuân Tòng, Trần Phước, Nguyễn Trung Hoa và ông Bùi Văn Thịnh. Vs. Phan Hoàng ngỏ ý muốn xin gia nhập vào Môn phái vì thích lý tưởng Việt Võ Ðạo. Sau đó, VS Phan Hoàng được hướng dẫn tập luyện 2 buổi tại võ đường Hoa Lư.


Mùa hè năm 1974, VS Phan Hoàng dẫn một phái đoàn về Việt Nam, trong đó có VS Nguyễn Dần Phú, cùng khoảng 20 môn sinh người Pháp. VS Lê Công Danh được giao trách nhiệm phụ trách huấn luyện cho phái đoàn. Sau đó VS Phan Hoàng được công nhận làm đại diện chính thức cho Môn phái tại Pháp và Âu Châu.


Liên Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc được thành lập với một Ban Điều Hành gồm các Vs. Phan Hoàng (Chủ Tịch), Phạm Xuân Tòng, Nguyễn Dân Phú, Hoàng Nam, Nguyễn Trung Hòa, Trần Phước Tastayre, và ông Bùi Văn Thịnh. Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp Quốc cung có trách nhiệm phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo đến toàn Âu Châu. Ngoài ra hai HLV Dương và Nguyễn Thị Huệ cũng được cử sang Pháp để hỗ trợ phong trào mới thành lập


Sau đó, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo cũng theo chân các du học sinh như Trần Nguyên Đạo, Trần Đại Chiêu, Dương Quan Việt, Hà Chí Thành... du nhập vào một số nước Âu Châu như Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ...



Tháng 7-1974, Võ Sư Chưởng Môn trao quyền Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Huấn Luyện cho Vs. Trần Huy Phong với nhiệm kỳ 2 năm, đồng thời kiêm nhiệm Giám Ðốc Văn Phòng Phát Triển Việt Võ Ðạo Quốc Tế. Vs. Nguyễn Văn Thông được tuyển định làm tân Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo cũng với nhiệm kỳ như trên.


Vovinam Việt Võ Đạo  sau ngày 30/4/1975

Ngày 30-4-1975, dù có rất nhiều điều kiện và cơ hội để ra nước ngoài nhưng Võ Sư 


Chưởng Môn và các võ sư cao cấp khác vẫn cương quyết, dũng cảm lựa chọn ở lại trong nước, để tiếp tục con đường phát triển môn phái.

Ngày 27-5-1975, Võ Sư Chưởng Môn bị cầm tù, sau đó đến VS Trần Huy Phong cũng chịu nạn.


Trong thời kỳ này, môn phái Vovinam-VVÐ bị cấm đoán và gần như tan rã, các võ sư lãnh đạo người thì bị cầm tù, người thì thu hình lo củng cố lực lượng, người bị lưu lạc tại hải ngoại, mỗi người tản mát một phương trời. Nhưng Võ Đạo không vì thế mà bị ly tán, trái lại đang âm ỉ chuyển sang một giai đoạn phát triển rộng lớn gay go hơn, đó là giai đoạn phát triển quốc tế.


Năm 1976, Vovinam-VVÐ đã hiện diện tại thành phố Houston, tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) với các võ đường do HLV Nguyễn Quân và Nguyễn Chính quản nhiệm.

Ngoài ra, theo một số sử liệu của VoViNam có trên mạng hiện nay, có lẽ được viết theo cãm tính có để cập là Vs Nguyễn Văn Nhàn nhận sứ vụ ra hải ngoại phát triển môn phái VoViNam (?!), nhưng vì chúng tôi không thấy tài liệu nào chứng minh bằng một văn bản chính thức nào của môn phái về sứ vụ đó của Vs Nhàn, nên không được chúng tôi ghi nhận vào đây. Chúng tôi chỉ biết là Vs Nhàn trước năm 1975 chỉ là một vị Vs đãm nhiệm trách vụ Cục Trưởng Cục Huấn Luyện VoVINam miền tây. 

Riêng ở Âu Châu, chúng tôi được biết GS Phan Hoàng, là người đại diện chính thức cho môn phái VVN tại Âu Châu, trước khi có mặt của Vs Nhàn tại Đức năm 1980, Vs Nhàn theo chổ tôi được biết là đi vượt biên với danh phận là người đi" tìm tự do" với một vài đệ tử thân tín, trong hồ sơ khai báo trên tàu Cap Anamur2, không thấy vị Vs Nhàn nầy khai báo là vượt biên theo sứ vụ phát triển môn phái VoViNam tại Hải Ngoại (?!). Vì thế chúng tôi không ghi nhận sự phát triển của Vs Nhàn tại Âu Châu.

Cuối năm 1980, VS Trần Huy Phong được tại ngoại, nhưng vẫn còn bị quản thúc tại gia, cho nên ông không thể lãnh đạo Môn phái. Tuy vậy ông vẫn ra sức giúp đỡ nhiều võ sư tìm đường vượt thoát ra hải ngoại, hầu mong gìn giữ được cơ nghiệp Môn phái.


 TỔNG LIÊN ĐOÀN VOVINAM- VIỆT VÕ ĐẠO THẾ GIỚI

     1. Võ Sư Nguyễn Dần bào đệ sáng tổ VoViNam Nguyễn Lộc:   http://vovinamworldfederation.eu/vi/vovinam-viet-vo-dao-vi/cac-ngoi-sao-sang-vovinam-vvd/163-vo-su-nguyen-dan.html
    
    2.Danh sách các võ sư thuộc Tổng Liên Đoàn VoViNam-Việt Võ Đạo Thế Giới
    3.Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới về việc Bạch Đai Thượng Đẳng:

    4.Hội đồng võ sư thế giới:
http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/thuong-hoi-dong-vo-su-hdvstg.html


Kỷ niệm lần giổ thứ 47 của cố Vs Phùng mạnh Chử  và lần giổ thứ 17 của cố Vs Trần Huy Phong, môn sinh Trịnh Khánh Tuấn, kính dâng lên nhị vị võ sư một nén tâm hương để tưởng nhớ công đức xây dựng và phát triển môn phái.




( Trịnh Khánh Tuấn - Cựu môn sinh Võ đường Cao Thắng 1966-1969)

PHỤ BẢN 1:

 ĐỌC VÀO NGÀY GIỔ LẦN THỨ 5  của VS Nguyễn Đắc Trình)

LỜI THƯA LÊN CÕI VÔ CÙNG

Thưa thầy vô vàn trọng kính,


Lý ra con phải thưa người là ÔNG theo trình tự thứ bậc môn phái, vì các thầy trực tiếp đào tạo con thành võ sư Vovinam chính là những hảo đồ của người;
Nhưng bởi từ những ngày đầu nhập môn con đã biết thầy có cái nhìn rộng rãi, quí trọng kẻ cộng sự, nên tất cả anh em mấy khoá liên tiếp vào đầu những năm 70 trong ngành PTNT chúng con, gồm mấy trăm huấn luyện viên đều gọi ÔNG bằng THẦY !
Khi đến với thầy, người nhìn và coi chúng con bình đẳng, thân thiết; thầy chỉ mong muốn mọi người là anh em, cùng chung lý tưởng, chung lo phát huy môn phái; không bao giờ thầy xét nét chuyện vai vế hơn thua ngoài sự chân tình; thầy còn khuyên nhủ chúng con phải thường hằng giúp tiến hiến ích cho xã hội.
Bốn cấp đai từ sơ đẳng lên trung đẳng nhất, con được thi tại võ đường Hoa Lư.
Thủa ấy, từ các tỉnh về theo học tại Sài Gòn, chúng con đã được môn phái chăm sóc, các thầy đào tạo trở thành những huấn luyện viên bổn phái, để sau đó trở về địa phương vào tận huyện, xã, buôn, làng gieo mầm võ Việt…

Bẵng đi mấy năm con mải lo mở lớp dạy, chưa một lần có điều kiện đến thăm viếng người, và rồi đất nước vào cuộc đổi ngôi !
Con từ Pleiku xa xôi, khó khăn lắm và phải có thêm chút may mắn mới mang được cả gia đình thoát về Sài Gòn.
Tại võ đường Hoa Lư, thầy đã dang rộng vòng tay thương nhận, trợ giúp chúng con - Cùng với các gia đình khác !
Trong hoàn cảnh trắng tay xa quê như thế, con đã vô cùng thất vọng khi nghĩ đến tương lai !..


Nay nhớ thầy, nuối cái thủa vàng son ngắn ngủi xưa cũ mà đôi tròng kiếng của con nhạt nhoà !
Chớp mắt con đã năm mươi bốn tuổi đời, ba mươi hai tuổi-môn-phái rồi đó, thầy ơi !

…Những ngày ấy tại Trung Tâm Hoa Lư, khi lòng con vô cùng hoang mang lo lắng nhìn lá đại kỳ ngũ sắc ( thầy cho thượng lên kỳ đài ) phần phật tung bay mà lòng con sa xót ! Thầy liền vỗ về an ủi : Đây là cờ thờ Vương Vị Đức Quốc Tổ. Là con dân Việt trong lúc này cần phải trông cậy vào oai linh Quốc Tổ. Mọi việc sẽ chẳng đến nỗi nào, phải hi vọng tin tưởng để mà sống !..

Đến gần giữa tháng năm, mấy chục thầy trò ta được lệnh phải giao lại Trung Tâm Hoa Lư ! Lại phải gạt nước mắt từ tạ nhau - Thầy về nhà, con về xứ !..

Về căn nhà trống trơn tại thị xã Pleiku, con vật lộn trong cuộc mưu sinh và cũng không thoát cảnh trả nợ đời mấy năm như nhiều kẻ khác - Đành bỏ vợ dại con thơ một mình nheo nhóc tự lực sống còn !
Khi về được, con phải bán nhà tìm vào nơi heo hút nương thân ! Có một thời sản vật rừng đã nuôi sống gia đình con, nhưng ăn của rừng cũng rưng rưng nước mắt vậy, thưa thầy !

Rồi làm như Tổ khiến cho con gặp lại thầy Trần Tấn Vũ. Thầy Vũ khuyên dạy và tài bồi cho con nối lại nghiệp xưa …

Trời đất xoay vần, thầy trò ta xa lạc nhau trên hai mươi năm mới được biết lại ! Hàng đồ tôn như con vẫn chưa có gì để tỏ lòng hiếu kính thì người đã vội ra đi !

Đầu tháng 11 năm 97 , con ra bưu điện Pleiku điện thoại về thành phố kính thăm sức khoẻ, thầy bảo thầy chỉ hơi yếu một chút, chẳng bao lâu nữa sẽ tốt thôi !

Thế mà ngày 13 tháng 12 năm 1997 thầy ly trần !
Con chẳng về được để dự tang lễ !

3

Ngày ấy, từ ChưPrông heo hút , con đành gạt nước mắt, thắp nén tâm hương bái vọng đến người !..

Nay lại sắp đến 14 tháng 11 âm lịch - Ngày giỗ thầy lần thứ năm ! Con chong đèn suy tưởng đến thầy; trải lòng trên trang giấy thành nén tâm hương kính ngưỡng người thiên cổ . Nguyện học tập gương sáng của thầy trong đối nhân xử thế cho đáng mặt đồ tôn của người. Mong được trả nghiệp võ cho đến tận cuối cuộc đời như người - Dù cuộc sống con có phải qua nhiều ghềng thác !

Hiện tại, anh em cựu môn sinh Pleiku và nhiều đồng môn đang cùng con gắng lo xây dựng một võ đường dã chiến nhỏ. Chúng con rất mong có một chỗ riêng để lập bàn thờ các vị thầy. Dạy cho môn đệ cùng biết và làm theo những điều hay đẹp mà người đã trao truyền cho các thầy trực tiếp đào tạo nên con …

Quê hương con từ nay đến tết, hoa dã quỳ - Loài hoa ở miền cao sương lạnh - Nở rộ khắp nơi nơi trên những lối mòn dẫn vào thôn, bản. Ngày giỗ thầy năm nay, đồng môn Gia Lai chúng con trẻ già tề tựu đến Chưprông; trang trí và thắp sáng bàn thờ thầy với loài hoa biểu tượng - dã quỳ. Chúng con dâng lên những sản vật của núi rừng Tây Nguyên, đốt đỉnh hương trầm để kính tưởng và tri ân cố Chưởng Môn đời thứ ba của môn phái . 


Kính mong thầy chứng tri cho tấc lòng thành của đồ tôn, đồ tử chúng con ! Về với chúng con, khấn xin người cùng hoà theo cái oai linh của hồn thiêng sông núi, dạo qua nội cỏ ngàn hoa để đến với chúng con trong ngày đáng nhớ này - Chúng con tin tưởng là như thế !

Trân trọng và kính tiếc thay vị thầy vô cùng tôn kính của chúng con đã lìa bỏ thế gian !

ĐỒ TÔN NGUYỄN ĐẮC TRÌNH CHƯPRÔNG BÁI THỈNH.
Tháng 10 năm 2002


(nguồn FB https://www.facebook.com/photo.php?fbid=391614820988653&set=a.389947731155362.1073741950.100004204144219&type=1&theater)





PHỤ BẢN 2


GÓC TÂM TÌNH

Một số mẫu chuyện được kể về thầy Trần Huy Phong, trích từ FB  
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=391614820988653&set=a.389947731155362.1073741950.100004204144219&type=1&theater

Canh Bang :Tôi được hân hạnh thụ giáo trực tiếp với thầy trong một khóa huấn luyện đặc biệt tại khuôn viên Viện hóa đạo SG. Sân tập là một sân trải đá dăm ngoài trời. Ai bị kêu lên để làm mẫu cho thầy chỉ đòn thì.... từ chết đến bị thương trong đó có tôi. Nhưng nhờ vậy mà phản ứng của mình tiến bộ lạ thường. Thầy còn kể cho nghe những chuyện bái sư học võ ở miền Bắc trước kia.

*Canh Bang Nhờ thời gian bị võ sư kêu lên làm mẫu dợt đòn lia lịa (những tay nhát đòn sau khi bị gọi lên dợt đã Lăng ba vi bộ, hô biến mất tiêu hết). Sau này chuyển qua tập tại võ đường Hoa Lư. Huấn luyện viên là võ sư Danh hồng đai nhất đẳng. Võ sư này rất bô trai nên các cô nàng xinh xinh ưa đứng bên ngoài võ đường để ngắm thầy. Mỗi lần như vậy tay nào bị gọi lên dợt đòn cùng thầy Danh đều bị ăn đòn khá nặng. Hôm đó lần đầu tiên chuyển qua Hoa Lư tôi bị kêu lên. Nhưng cho dù thầy Danh ra đòn nhanh cỡ nào tôi cũng gạt được hết. Từ lần đó tôi được miễn trừ vô hạn định.


*Clement Nguyen Nếu ai đã từng tiếp xúc với thầy Trần Huy Phong, dù chỉ một lần thôi, cũng không thể không lưu lại trong tim mình một hình ảnh đáng kính trọng và ngưỡng mộ, mặc dù thực tế giao tiếp với thầy, ai cũng cảm nhận vô cùng thân tình, gần gũi.


*Clement Nguyen Thầy Mạnh Hoàng là người đầu tiên tôi gặp khi ghi danh bắt đầu học VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO tại Trung Tâm Giáo Dục Tâm Thể võ đường Hoa Lư. Sau đó, may mắn tôi được thọ giáo trực tiếp với thầy Trần Hiuy Phong và thầy Lê Công Danh.


*Vũ Nguyên · 

Thời em tập Vovinam thì các trưởng bối đã là các cao thủ rồi nên không dám múa rìu điều chi (em học khoá đầu tiên Vovinam Việt Võ Đạo với Thầy Diệp Khôi tại TP. Melbourne 6/1982), nhưng em có một kỷ niệm với Thầy Phong, một nhân cách thật lớn dù em lúc ấy chỉ là một thằng nhóc con, lê la chuyện mê võ. 

Năm 1992-1993 em về làm việc tại VN trong chương trình AusAid. Bố em kêu đem một số quà cáp và thư thăm hỏi đến Thầy Phong ở võ đường - Đạo quán Thanh Đa. 

Hôm đó em nhờ ông Chú chở dùm sang gặp Thầy Phong, sáng nhưng Thầy đang nói chuyện hay dạy gì đó cho một số Võ sư hoàng và Hồng đai, Thầy không bận võ phục mà đồ thường, một anh mang hoàng đai thông báo với Thầy, Thầy đi ra nói nhỏ "Con chờ Thầy một chút nhe con, con anh Hậu đó à ! Lớn quá Tôi nhận không ra".

Em không nhớ hôm đó em đã nói gì, run lắm quý Thầy ạ, trình thơ và đồ cho Thầy xong, nhưng trước khi chào Thầy ra về em hỏi 1 câu mà suốt cuộc đời còn lại... Thấy mình ngây ngô như gái 15, và ngu không thể tả:

- "Thầy ơi ! Thầy không lấy vợ hở Thầy...".

Một câu hỏi không tế nhị và tệ hại (Thời nay bọn trẻ sẽ chửi ngay "Mày không nói không ai tưởng mày bị câm đâu nhé"). Giá như bây giờ thì em có cơ hội được gặp Thầy Phong thì em sẽ có ngàn điều để hỏi, để phát triển cái đầu ngu ngơ, ít hiểu biết của mình về võ thuật. 

Hình như Thầy Phong lúc đó cười cuời và nói một câu:

- "Hôm nào về lâu, ghé Thầy chơi, sẽ nói cho nghe nha".

Sự ấm áp, vui và nhẹ nhàng của Thầy gây hoài cho một ấn tượng mạnh, lớn về nhân cách của một bậc Thầy lớn với hậu bối lỡ lời đầy bao dung và hiền hoà.

Clement Nguyen Thầy của chúng ta là như vậy đó, dễ gần vô cùng. Thầy càng gần gũi, giản dị bao nhiêu với mọi người chung quanh, thì lòng thương yêu quý trọng Người càng tăng lên bấy nhiêu. Bởi lẽ cả cuộc. đời thầy là nguyện hiến dâng cho môn phái. Cũng như thầy Chưởng Môn Lê Sáng kính yêu, thầy Trần Huy Phong không muốn vướng bận chuyện gia đình, làm ảnh hưởng đến tâm nguyện sống phục vụ cho lý tưởng cao đẹp của mình.
Vũ Nguyên ơi, đồng môn không nên dằn vặt mình làm gì khi thắc mắc hỏi chuyện vợ con với thầy Trần Huy Phong,vì đó là câu hỏi thật từ đáy lòng của một người bình thường như bao nhiêu người bình thường khác, đã từng mong muốn Thầy xây dựng hạnh phúc gia đình hòng có người nối dõi tông đường, mà biểt đâu cũng là lưu truyền lại cho hậu thế một danh nhân khác, biết sống hữu ích cho môn phái, cho xã hội, dân tộc sau này.

  • Vũ Nguyên · 
    Cũng nhờ phong cách hài hoà và tư tuởng của Thầy Trần Huy Phong, dù về sau này có những dị biệt bất đồng trong quan điểm, đai đẳng, tư tưởng của một số Võ sư từ VĐ Hoa Lư, Bào huynh/đệ, học trò v.v.. của Thầy Phong với những Võ sư khác trong môn phái, nhưng hình ảnh của Thầy vẫn đẹp và tôn kính trong lòng mọi môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo trong và ngoài nước, nó san bằng những dị biệt để cùng phát triển đưa Vovinam Việt Võ Đạo đến vị trí của môn phái hôm nay.
    Kính Thầy Clement Nguyễn: Em có được chụp mấy tấm hình chung với Thầy Phong hồi còn bé, khi Bố em đón Thầy Phong, Thầy Đức (nghe nói Thầy ở Đức và không còn sinh hoạt Vovinam nữa) xuống thăm TTHLVVNVVĐ tại Sadec và một lần Thầy Phong chấm thi ở Chủng viện tại Vĩnh Long. Hình ảnh Thầy Phong đẹp trai, cao lớn, hiền hoà trong lòng em cho đến khi lớn khôn. Chắc lúc đó gặp Thầy Phong sau mấy chục năm em nghĩ... Cô đâu Thầy !
  • *Huyền Trinh Kính Quý Thầy,Đồng môn,Nhắc lại để tưởng nhớ Thầy Trần Huy Phong.Đầu năm 1970 Tôi được tuyển chọn đi học khóa Đặc huấn đào tao Huấn luyện viên cho ngành PTNT,lúc đó Tôi công tác tại Đà nẵng.,đôc thân và phải tốt nghiệp văn hóa từ Trung học trở lên.May mắn cho Tôi được Quý Thầy Lê Công Danh,Nguyễn Văn Đông,Vũ Kim Trọng,Trần Văn Đức,và 1 Thầy nữa (lâu quá quên tên.Thầy Trần Huy Phong lúc đó là Tổng Đoàn trưởng Tổng Đoàn Thanh niên Việt Võ Đạo,Cố vấn chương trình phát triễn cho ngành PTNT..Xin thưa chúng Tôi phải tập luyện cã ngày và cắm trại 100% hơn 3 tháng mới được đi phép ngày chủ nhật.Khóa tôi có 66 người tuyển chọn từ Quãng trị đến Cà mau cùng ngành.Chúng Tôi sợ nhất là sáng thứ hai sau ngày phép là Thầy Lê Công Danh. Sân cờ số 272 Hiền Vương Saigon rộng và dài.66 học viên xếp hai hàng ,thay nhau đánh đòn chân số 7.Võ sinh nào bay lên đạp 2 chân từ lưng trở xuống là y như sáng đó chuyên rèn thể lực,bởi vì ra ngoài nhậu và NHẸT..yếu sức mỏi gối phải tập bù...Từ đó không ai dám ăn chơi nữa....Ngày ấy thi lên đai không nệm,không bảo hộ..Thi vật thì tại sân Hoa Lư có nệm mùn cưa..trải bạt.Lý thuyết võ đạo thì phải học như đi thi Tú tài,học dưới đèn trụ điện..Không biết Thầy LÝ HOÀNG CÁT LONG còn nhớ không nhỉ??....Xong khóa 1( năm đầu ),tốt nghiệp.
  • *Clement Nguyen Cùng năm với thầy Huyền Trinh, 1970, BD nhận lệnh của thầy Trần Huy Phong, khăn gói xuống quận Chợ Lách, Bến Tre, để huấn luyện VVN-VVĐ cho thanh thiếu niên tại thị trấn và đội cận vệ của Thiếu tá Lê Thơm, Chi khu trưởng ,chi khu Chợ Lách. 
    May mắn, còn sót lại lớp học trò đầu tiên ngày ấy, bây giờ duy nhất là thầy Phép Nguyễn, Phụ trách bộ môn VOVINAM tại huyện Chợ Lách, Bến Tre.
  • *Huyền Trinh được mang Sơ đẳng 3 cấp là cao nhất,phai về huấn luyện ngay cho Cán bộ công chức trong ngành..Năm sau tập huấn thêm 3 tháng,tốt nghiệp được mang Hoàng đai trơn ( chuẩn hoàng đai ).Gần cuối năm 1971 Tôi chuyển công tác lên Tỉnh Pleiku (Gia lai bây giờ ).Lúc đó tôi là người trẻ nhất dạy võ tại Pleiku.Là một huấn luyện viên trẻ,đang dạy cho ngành PTNT,môn vó mới,chỉ sau một tháng có quá nhiều thanh thiếu niên xin vào tập,vì nhiệt huyết Tôi nhận thêm võ sinh bên ngoài,không phải vì tiền,xin thưa lcs này Tôi độc thân tiền lương một tháng hơn 16 ngàn ( gạo thái lan 100 ký chỉ có 300 đồng ).Được mấy tháng Tôi bắt đầu bị Võ sư Trịnh Ngọc Minh Cục Trưởng Cục huấn luyện Miền Trung,gởi văn bản đình chỉ không được huấn luyện Vovinam Việt Võ Đạo tại Pleiku.Với lý do chưa được phép của Tổng Cục huấn Luyện Vovian Việt Võ Đạo.Tôi phải về Saigon trình diện gấp với Thầy Trần Huy Phong để báo cáo sự việc.Đến Võ đường Hoa Lư gặp được Thầy Vũ Kim Trong đầu tiên,bị Thầy la,tra hỏi"Tại sao em dám mở lớp Vovinam Việt Võ Đạo tại Pleiku mà không xin phép??"Thưa Thầy em là Huấn Luyện viên Vovinam Việt Võ Đạo của nganh PTNT em được phép dậy mà ".Em chỉ được phép dạy trong nganh PTNT,còn bên ngoài phải xin phép Tổng Cuc đã chứ?".Vào trình diện Thầy Trần Huy Phong,được tâm sự với Thầy một cách thẳng thắn cởi mở,suốt 1 buổi sáng đến giờ cơm trưa tại văn phòng Hoa Lư'Thầy Trần Huy Phong cừoi thật tươi,'giờ em ăn cơm trưa với Thầy xong Thầy sẽ viết giấy giới thiệu qua Thầy Lê Sáng Tổng Cục trưởng để Thấy Lê Sáng quyết định'.Bửa cơm trưa ấy Tôi còn nhớ mãi(1 đỉa rau muống luọc,1 chén cà pháo chua,1 tô nước rau luộc pha thêm ít muối với bột ngọt,vài con tôm rang..)Thầy sống thanh đạm,nhưng tình cảm thì quá thân thương.
  •  · 

*Tuan Do Một chuyện nhỏ nhưng rất lớn với tôi và gia đình bên vợ là lá thư Thầy Phong gởi qua Mỹ để chia buồn về sự ra đi của bà mẹ vợ của tôi. Điểm cần nói là Thầy đã cố gắng viết cho thằng học trò lười yếu như tôi trong lúc Thầy đang điều trị căn bệnh nan y tại Pháp. Tình của Thầy dành cho môn phái và môn đồ thật sự không thể nào nói cho hết, diễn tả cho đủ. Chỉ còn biết cố sức noi gương Thầy phát triển môn phái.
  • Huyền Trinh Từ năm 1971 đến 1975,Tôi còn nhiều kỷ niệm như :Thầy Nguyễn Văn Chiếu suýt bị tai nạn trong buổi biểu diễn,tuyên thệ nhập môn đầu tiên của mấy trăm môn sinh Pleiku tại Sân Vận động Tỉnh do tấm tôn khán đài bị quần chúng leo lên ngồi sập xuống trước di ảnh Sáng Tổ,cách chổ Thầy Chiếu và vị Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Pleiku ngồi chỉ 1 mét..và Võ sư Yến(chủ tịch Hôị VVN Bình thuận đã mất ) bị bay tóc do khi biếu diiễn mã tấu không lùi thấp được vì phòng tập hẹp và đụng cột sắt...Gần ngày Giổ Thầy Trần Huy Phong,xin được tưởng nhớ Thầy,tri ân Thầy đã dành nhiều tình thương đối với HT và gia đình trong những ngày buồn thảm nhất với VVN (tháng 4 năm 1975 )tại Trung Tâm Hoa Lư Saigon.
Khi nhận được giấy giới thiệu của Thầy Trân Huy Phong,Thầy Lê Sáng lúc đó là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Huấn luyện VVN-VVĐ,đã thăm hỏi thêm tình hình hoạt động VVN của Tôi ở Đà nẵng với VS Trần Tấn Vũ,(1970)và Pleiku..Thầy LS đã đánh máy nhiệm vụ lệnh ủy nhiệm cho Tôi làm Quản Đốc Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam Việt Võ Đạo Tỉnh Pleiku cùng với các Huấn luyện viên :Mai Xuân Tú ( Nay Nguyễn Tấn Nghi. Hòng đai 2 nha trang ),Huỳnh Công Đáng,Dương Viết Dũng ( em trai VS Dương Viết Hùng )đang ở Mỷ )Hoàng đình Long đang ở nha trang,Huỳnh viết Thịnh (không liệnlạc được sau 75..)Đặng hửu Long ,học trò Thầy Chiếu,đang ở Mỷ )...Từ đó mọi chuyện đều tớt đẹp....đến thang 3.75 thì di tản theo quốc lộ 7 B về SG.
Di tản từ Pleiku về Tuy hòa Phú Yên không xa,nhưng đi theo Quốc lộ 7B,nhiều đèo lội suối,xđi xe có,đến Sông Ba thì bỏ xe vì cầu sập..một người môtf túi áo quần vât dụng trên vai,gia đình Tôi có 5 người, Vợ thì đang mang thai con đầu 1 tháng..cũng may Tôi phải kiếm gạo bỏ vào túi áo quân một người một ít vaì hộp nắm đông cô,vài chai rượu ngoại để bóp chân tay đở mỏi,kẹo cao su nhai đở khát..trên đường đi bộ phải bước qua nhiều xác chết(chết vì súng đan,chết vì bị cướp bắn lấy của,chết vì đói,kiệt sức...) Ơn trên nhờ mấy túi gạo mấy hộp năm đông cô,gia đình Tôi đã cứu đói được nhiều trẻ em vì cha mẹ chúng không tiên liệu được điều này.đi bộ 2 đêm 2 ngày không đói khát nước mới là chuyện lạ..Phải uống nước đâp Đồng Cam (tên gọi dòng chảy thủy lợi),trời tối láy nón múc uống,sâng thấy dưới đập toàn xác chết sình thối,có muốn nôn cũng không còn gì để mà nôn..Ôi kinh khủng quá.
Gia đình đến Nha Trang tạm trú không đến 1 ngày,không biết Tổ độ hay Tình Đồng môn xui khiến,Môn sinh Nguyễn Hag (phi công trức thăng Pleiku,đến tìm Tôi tại trại tiếp cư (trường Huyền trân Công Chúa Nha trang) chở Tôi lên phòng trọ chu một lời chia tay cuối cùng "Tôi nay em bay qua Mỷ ,Thầy và gia đình ở lại Bình an "....Từ đó không có liên lạc...Lại chạy về Phan Rang,tim gặp Đồng môn Bùi Văn Minh cùng khóa HLV Vovinam ngành PTNT( Ông này đi tu viện gân thành Linh mục thì Xuất ).Tối đó lên ghe đánh cá để về Vũng Tầu..Ra khơi 11 chiếc ,Mưa bão chìm 4,ghe cố gắng tắp vào Vịnh Long Hái..Gia đình leo lên được bãi cát Long Hải,mới tin được là còn sống sót.

Sáng hôm sau,một đem ngủ trên bải cát Long Hải..Biết về đâu.SG không thân thích..Tìm về CỘI NGUỒN VOVINAM mà thôi,nhưng không biết Quý Thầy có còn ở đó hay không ?Cứ lên xe xích lô máy về Hoa Lư ,5 người trong gia đình,xe mới đổ ngoài cổng Sân Hoa Lư,người đầu tiên hỏi tôi cũng là Thầy Trần Huy Phong : Nguyễn Đắc Trình về đây được là may mắn đó,'Dạ em cảm ơn Thầy,mọi sự nhờ Thầy giúp"Thầy không trã lời mà bảo nhiều HLV"Các em ra mang đồ đạt gia đình Trình vào Hội Quán ( Cây Tre ) và sau đó,nồi nêu son chảo,gạo mỳ tôm mắm muối,chăn chiếu...cấp cho đủ..Tôi đứng lặng và cã gia đình Tôi rươm rươm nước mắt..Những lúc khốn cùng như thế này mới hiếu cái sâu sắc Tình Thầy trò,Tình Đồng môn Vovinam Việt Võ Đạo bao la như thế nào..Suốt cuộc đời làm sao quên...Thầy nói"Em nghỉ ngơi,chiều nay gặp Thầy nghe.."

*Trong Vu VKT huấn luyện võ thì TẠM ĐƯỢC nhưng võ công thì "Yếu ít ai bì! "! 
Xin kể một mẩu chuyện:
Có một thời gian tôi đi phụ tá thầy dạy tại ĐẠI HỌC XÁ MINH MẠNG. Tôi vẫn còn nhớ trong lớp có thầy Ka Tê Dê. Bữa đó thầy THP dạy đòn phản đấm thẳng
 trái, tôi ra chịu đòn làm mẫu. Thầy THP chém quét một cái tôi quay bổng trên không đủ một vòng tròn.Có lẽ được sáng tổ phò hộ nên tôi quay đủ một vòng tròn rôi đứng ngay ngắn lại như bình thường . . . Tôi thực sự chưa kịp biết SỢ thì mọi việc đã xong.Tất cả anh chị em sinh viên đều xanh mặt; nhưng nhờ cái may ĐƯỢC TỔ ĐỘ ai cũng tưởng tôi giỏi!  Thế rồi sau đó anh em tổ chức đi Cồn Phụng thăm ông Đạo Dừa cố mời vợ chồng tôi đi chung vui . Gặp mấy anh em khen, tôi đâu dám nói thật mà mặt tôi VÊNH lên cho họ NỂ!

*Nguyen Thi Hong Hậu bối Kim Anh Le,Bichthuy LyNguyen Thi Hong kính dâng lên cố VS Trần Huy Phong một nén tâm hương nhân ngày giổ cũa tổ sư 13/12/2014.

*Clement Nguyen Cám ơn thầy Trinh Khanh Tuan đã giới thiểu một trang Blog rất giá trị để mọi người có thể tìm hiểu về môn phái VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO và thời cuộc đất nước.


*Trinh Khanh Tuan Cám ơn huynh Clement Nguyen, bài viết về thầy Trân Huy Phong , tôi còn đang cập nhật những tin tức và hình ảnh mới.....bài viết chỉ mới hoàn thành bước đầu sơ khởi thôi. Vài ngày, sau giổ thầy Trần Huy Phong, tôi sẽ tổng kết lại lần cuối và viết lời cuối cho bài viết.


*Tuan Do Cám ơn đồng môn và chiến hữu Trịnh Khánh Tuấn về ý niệm này.


*Thái An Vu Tôi, một cựu môn sinh võ đường Cao Thắng 1966, đề nghị tất cã quý võ sư còn nhớ đến công dày của Vs Trần Huy Phong trong việc phát triển môn phái, hãy cùng nhau lập bản thỉnh nguyện với những chử ký gom góp được từ các võ đường, dưới sự trợ giúp của các võ sư chủ quản các lớp VoViNam, để các cơ quan thẫm quyền của môn phái hiện nay tổ chức một buổi vinh danh chính thức cho chưởng môn đời III Trần Huy Phong trước toàn môn phái trong và ngoài nước. 


Đây là một việc đáng làm, mà 17 năm qua, sau ngày thầy Trần Huy Phong qua đời, cho đến nay vẩn chưa thấy ai có trách nhiệm về việc nầy?? Không lẽ môn đệ của thầy Trần Huy Phong toàn bộ đã thất kính và thiếu trách nhiệm với thầy Trần Huy Phong ??

Huynh đệ Cao Thắng chúng tôi, tuy không có học trực tiếp với thầy Phong, nhưng chúng tôi cãm thấy có cái gì thật lạ nơi các đệ tử ruột của thầy Trần Huy Phong. Chúng tôi thấy rằng thời gian 17 năm qua , đã là một thời gian đũ để có được một quyết định chính thức về việc vinh danh chưởng môn đời thứ III của môn phái chúng ta. Im lặng là thái độ không thể có nơi các môn đồ của thầy. Hãy chung tay nhau làm để còn thấy nụ cười của thầy nơi miền đất tổ VoViNam...

Thầy Trần Huy Phong là biểu tượng của một " Uy Vũ Bất Năng Khuất" luôn chan hoà ân tình với tất cã môn sinh trong môn phái. Còn ân tình của chúng ta với thầy Trần Huy Phong đang để nơi đâu?? hay đã mất rồi?? Sự thật đắng lòng, nếu không nói ra, quý đồng môn chúng ta sẽ kéo thêm 17 năm nửa mới vinh danh thầy?

*Trinh Khanh Tuan Cám ơn đề nghị của huynhThái An Vu, kính mong quý đồng môn hãy suy nghĩ lời đề nghị nầy của các môn sinh Cao Thắng chúng tôi.

Xin quý đồng môn nào còn tha thiết đến việc vinh danh cho thầy Trần Huy Phong, hãy can đãm, sang bằng tất cã mọi trở ngại cùng nhau chung tay góp tiếng nói, chử ký của mình trong việc tranh thủ vinh danh cho thầy Phong, để các bộ phận trách nhiệm điều hành môn phái hiện nay sớm ra một quyết định về việc nầy cho chưởng môn đời III Trẩn Huy Phong. Chúng tôi môn sinh võ đường Co Thắng hoàn toàn ủng hộ việc làm nầy của quý đồng môn. Thành thật cám ơn.

*Thái An Vu Thật tình tôi bõ cã tiếng đồng hồ ra để nghiên cứu lời tri ân của quý đồng môn có mặt nơi đây với thầy Trần Huy Phong, nhưng rất tiếc không thấy một ai đề cập đến việc vinh danh cho ân sư của minh?? kể cã huynh Trong Vu, gần như là một trưởng tràng, một môn đệ xuất sắc của thầy Trần Huy Phong nơi đây cũng vậy?
Kính mong huynh Vũ Kim Trọng hãy cho một câu trã lời hợp lý với huynh đệ nơi đây, là tại sao như vậy??

*Tuan Do Theo như tôi được nghe loáng thoáng thì sẽ có một sự kiện tốt đẹp về Thầy Trần Huy Phong vào mùa Giổ Tổ năm 2015 tại Việt Nam, hình như là Môn Phái sẽ chính thức vinh danh vị Chưởng Môn đời thứ 3. Các huynh đệ ở trong nước (VKT, HT,...) có nghe tin gì không, nói cho anh em mừng chút đi.

*Thái An Vu Cùng với chiến hữu đồng môn Tuan Do . Nếu được vậy thì mừng! Nhưng ngày mai mà không nghe huynh VKT nói gì hết, thì tôi sẽ tiếp tục hỏi tội tiếp đó!!

*Clement Nguyen Đồng môn Thái An Vu thân mến, vấn đề vinh danh Chưởng môn đời thứ ba thầy Trần Huy Phong đã được bàn bạc và khởi xướng từ lâu, mà mới đây nhất là sự kêu gọi của sư huynh Minh Trinh, một đồng môn,học trò của thầy Trần Huy Phong.


*Clement Nguyen Đúng như đồng môn Tuấn Đô nói, sẽ có sự kiện trọng đại trong việc vinh danh thầy Trần Huy Phong của quý võ sư trong HĐCQ năm 2015 tới đây.


Tôi muốn chia sẻ thêm với quý đồng môn suy nghĩ này, xin quý võ sư cho thêm ý kiến.

 Thầy là thầy chung, không kể riêng ai. Dù có học trực tiếp hay không.
Quý đồng môn kỳ cựu , từ trong nước hay hải ngoại, không ai là không biết đến hai thầy, hai biểu tượng cao cấp nhất của môn phái.thầy Lê Sáng và thầy Trần Huy Phong.
Các quý võ sư t
rong Hội Đồng Chưởng Quản lại là những môn đồ cao cấp và trực tiếp nhất của hai thầy lớn, rất biết rõ ràng về hai thầy, lại đang giữ trọng trách lãnh đạo môn phái, trước hết, phải là người thực hiện trọng trách vinh danh Thầy.
Các quý võ sư ấy có đầy đủ hiểu biết về lịch sử môn phái, có đạo đức , có tinh thần tôn sư trọng đạo, có năng lực và có thẩm quyền cao nhất, hơn thảy những môn đồ khác.
Như vậy hãy để các quý võ sư ấy làm cái công việc đáng phải làm của mình, cái công việc thuộc về nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm và hợp đạo lý của người môn đồ của một môn phái mang danh VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO
Chúng ta hãy tôn trọng thẩm quyền của các đồng môn đang giữ trọng trách lèo lái môn phái.
Hãy để quý vị võ sư trong HĐCQ có cơ hội thể hiện mình một cách cụ thể.
Kính.


*Trong Vu Thưa quý huynh Thai An Vu , Tuan Do,

Lời đồng môn Clement Nguyen nói chí phải. Xin hãy để quý đồng môn trong HĐVSCQ thực hiện trong thẩm quyền, như thế mọi sự sẽ tốt đẹp hơn ạ. 
Lúc này là 3G45 tại VN. KÍNH CHÚC CHƯ VỊ MỘT NGÀY MỚI TỐT LÀNH.

*Thái An Vu Cám ơn sự chia sẽ của đồng môn Clement Nguyen. Nhưng nếu để cho HĐCQ quyết định, không khác gì để cho người ngoài quyết định giùm cho số phận môn phái chúng ta. 9 người trong HĐCQ hết 5 người không có đầy đũ tư chất trung kiên với môn phái, có nhiều người trong số đó đã có một thời gian dài không sinh hoạt với môn phái, vậy thử hỏi làm sao các đồng môn trên thế giới đặt được niềm tin vào HĐCQ đấy??
Thành thật mà nói HĐCQ là một cơ cấu đi ngoài công thức của môn phái đã có từ trước, được ra đời trong thời gian Vs Lê Sáng đang phải tới lui hàng ngày làm bạn với bệnh viện. Như thế chúng tôi phải đặt niềm tin thế nào với HĐCQ VoViNam hiện nay?
Thưa quý đồng môn, tôi còn được biết Vs Nguyễn Chánh Tứ, Chính Sự HĐCQ, một nhân sự trong HĐCQ nguyên là Thiếu tá CA/TPHCM cũng là Tổng thơ ký của Hội VVN-VVĐ TP/HCM. Nói như thế để biết nhân sự hiện nay trong HĐCQ, không là những Vs thuần thành hết lòng hết dạ vì môn phái. Như vậy chúng ta chờ đợi được gì nơi các quyết định của HĐCQ??

*Tuan Do Thưa các anh em!
Tôi hoàn toàn đồng ý là HĐCQ là cơ cấu tốt nhất để tổ chức lễ Vinh Danh Thầy Huy Phong, nhưng không có nghĩa là anh em chúng ta chỉ nằm chờ sung rụng. Chúng ta cần phải lên tiếng mạnh mẽ với tư cách là những môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo, chứ không phải với tư cách môn đồ của Thầy Phong.
Đây là một đòi hỏi trả lại công đạo cho một võ sư đã cống hiến trọn cuộc đời cho môn phái.



*Trong Vu Thưa quý huynh Thai An Vu , Tuan Do,
Lời đồng môn Clement Nguyen nói chí phải. Xin hãy để quý đồng môn trong HĐVSCQ thực hiện trong thẩm quyền, như thế mọi sự sẽ tốt đẹp hơn ạ. 
Lúc này là 3G45 tại VN. KÍNH CHÚC CHƯ VỊ MỘT NGÀY MỚI TỐT LÀNH.

*Thái An Vu Cám ơn sự chia sẽ của đồng môn Clement Nguyen. Nhưng nếu để cho HĐCQ quyết định, không khác gì để cho người ngoài quyết định giùm cho số phận môn phái chúng ta. 9 người trong HĐCQ hết 5 người không có đầy đũ tư chất trung kiên với môn phái, có nhiều người trong số đó đã có một thời gian dài không sinh hoạt với môn phái, vậy thử hỏi làm sao các đồng môn trên thế giới đặt được niềm tin vào HĐCQ đấy??
Thành thật mà nói HĐCQ là một cơ cấu đi ngoài công thức của môn phái đã có từ trước, được ra đời trong thời gian Vs Lê Sáng đang phải tới lui hàng ngày làm bạn với bệnh viện. Như thế chúng tôi phải đặt niềm tin thế nào với HĐCQ VoViNam hiện nay?
Thưa quý đồng môn, tôi còn được biết Vs Nguyễn Chánh Tứ, Chính Sự HĐCQ, một nhân sự trong HĐCQ nguyên là Thiếu tá CA/TPHCM cũng là Tổng thơ ký của Hội VVN-VVĐ TP/HCM. Nói như thế để biết nhân sự hiện nay trong HĐCQ, không là những Vs thuần thành hết lòng hết dạ vì môn phái. Như vậy chúng ta chờ đợi được gì nơi các quyết định của HĐCQ??

*Tuan Do Thưa các anh em!
Tôi hoàn toàn đồng ý là HĐCQ là cơ cấu tốt nhất để tổ chức lễ Vinh Danh Thầy Huy Phong, nhưng không có nghĩa là anh em chúng ta chỉ nằm chờ sung rụng. Chúng ta cần phải lên tiếng mạnh mẽ với tư cách là những môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo, chứ không phải với tư cách môn đồ của Thầy Phong.
Đây là một đòi hỏi trả lại công đạo cho một võ sư đã cống hiến trọn cuộc đời cho môn phái.


*Clement Nguyen Rất cảm kích với lòng nhiệt thành của các đồng môn muốn thể hiện lòng tôn kính, trân trọng và tôn vinh đúng vị trí xứng đáng trên cao của một vị võ sư có công đầu trong việc xây dựng và phát triển môn phái.

*Clement Nguyen Thầy Tuấn Đô thấy rồi đó. Nếu chờ sung rụng thì không có sự chuyển động từ HĐCQ như mọi người sẽ được biết vào mùa giỗ Tổ năm 2015 tới đây.
Và tiến trình từ đây đến ngày ấy, vẫn tiếp tục được tác động để sao cho kết quả phù hợp với lòng người từ những môn sinh có uy tín trong môn phái. 
Sau ngày này, giả sử vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là HĐCQ vẫn im lặng, không lên tiếng công khai công nhận vai trò Chưởng Môn đời thứ ba của thầy Trần Huy Phong, lúc đó chúng ta lên tiếng, ký tên, ký thỉnh nguyện thư, vv... Cũng chưa muộn.
Như BD đã thưa cùng quý thầy, chúng ta hãy dành cho quý vị võ sư trong HĐCQ một cơ hội tốt nhất và sau cùng, để thực hiện cái đạo của mình đối với một vị tôn sư đáng kính của môn phái, thầy Trần Huy Phong ,trong tinh thần tương kính lẫn nhau.


*Tuan Do Hoàn toàn đồng ý với Thầy BD. Cầu xin Ơn Trên phù trợ để "mọi việc sẽ tốt thôi".

Huyền Trinh Kính Thầy Clemen Nguyen -Tuan Do'Theo suy nghỉ cá nhân của HT,việc công nhận Thầy Trân Huy Phong là Chưởng môn Đời Thứ 3,là nguyện vọng của nhiều thế hệ môn sinh trên toàn thế giới,HĐCQMP dựa trên nhiều yếu tố...Tôi nghỉ Thầy Nguyễn Văn Chiếu và Quý Thầy trong HĐCQ cũng không thể quên được công lao đóng góp,hy sinh cã cuộc đời vì Môn phái của Thầy Trần Huy Phong,công nhận chính thức Chức Danh đối với Người đã khuất để thắt chặt TÌNH ĐOÀN KẾT trong ĐỒNG MÔN thì điều này đáng làm.Tôi nghỉ đây cũng là bước đầu tạo sự thống nhất cùng phát triễn lớn mạnh hơn cho Môn Phái ,Tôi tin HĐCQ sẽ được tín nhiệm hơn từ trái tim của ĐỒNG MÔN.Thân kính

Thưa Quý Đồng môn,Nếu ngay bây giờ (Giả dụ )HĐCQ thông báo sẽ đọc quyết định công nhận Thầy Trần Huy Phong trong ngày Tưởng niệm lần này tại Tổ Đường,Quý Đồng môn có tự nguyện đến tham dự không???

*Clement Nguyen Thưa thầy Thái An Vu, thật khâm phục tính thẳng thắn, cương trực con nhà võ của thầy khi nhận xét về khía cạnh nhân sự và những yếu tố có liên quan đến việc vinh danh chức vị Chưởng môn đời thứ ba của thầy Trần Huy Phong. 
Riêng với cương vị là học trò của Người, được sinh hoạt trong tổ chức do Người cùng các võ sư trên khắp thế giới sáng lập ở Hải Ngoại, Tổng Liên Đoàn VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO Thế Giới (WVVF), chúng tôi đã, đang và sẽ luôn tôn vinh Người, thầy Trần Huy Phong, đương nhiên như vị Chưởng môn đời thứ ba của môn phái VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO, căn cứ theo chỉ dụ của thầy Chưởng môn đời thứ hai Lê Sáng. 
Chúng tôi tâm niệm và đang thực hiện điều đó mà không cần phải thông qua bất cứ chế độ xin, cho nào cả, nhất là cơ cấu gọi là HĐCQ ở Việt Nam. 
Sự vinh danh hay không, của HĐCQ về chức danh Chưởng môn đời thứ ba đối với Thầy Trần Huy Phong, không hề làm giảm lòng tôn kính của toàn thể môn đồ VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO trên toàn thế giới đối với Thầy.
Chúng tôi xem Cơ cấu HĐCQ như là một đơn vị trong nhiều đơn vị khác trên mạng lưới tổ chức của môn phái VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO ở phạm vi toàn cầu. 
Chúng tôi coi nhau như là đồng môn bình đẳng, độc lập, tự chủ, tự quản không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Do đó, chúng tôi không quan tâm đến việc chất lượng nhân sự trong HĐCQ như thế nào. Chúng tôi tôn trọng sự đồng thuận của tổ chức bạn.
Chúng tôi không bao giờ muốn đi xin, hay nói một cách khác ký tên thỉnh nguyện, về việc xin vinh danh chức vụ Chưởng môn đời thứ ba của thầyTrần Huy Phong, vì lẽ, nếu Thầy còn sống, Thầy sẽ không bao giờ để chúng tôi đi xin xỏ dùm Thầy tờ giấy chứng nhận bản thân từ chính những người học trò do Thầy đào tạo nên.
Kính.


*Clement Nguyen Thưa thầy Huyền Trinh, đúng như thầy tiên đoán, nếu quý vị võ sư trong HĐCQ thực hiện được nguyện vọng của toàn thể môn đồ VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO, thì đó là điều đắc nhân tâm, rất được nhiều người đồng tình, ủng hộ,tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, keo sơn trong môn phái.
Giả sử có buổi lễ vinh danh Chưởng môn đời thứ ba của thầy Trần Huy Phong do quý võ sư trong HĐCQ tổ chức ngay bây giờ, nếu được thông báo và có điều kiện thuận lợi , cá nhân tôi sẽ đến dự ngay, thưa thầy Huyền Trinh.

*Trong Vu Tôi yêu cái "Đắc nhân tâm" của thầy Bá Dương vô cùng! 


Người khôn thường nói lời khôn
Kẻ dại làm láo . . . Tự chôn cuộc đời
Không xin xỏ nhưng KÊU MỜI 
Để thêm đoàn kết cho đời đẹp hơn!


Clement Nguyen Nam Nguyễn ơi, sao cứ ấm ức hoài ! Nếu được tôi luyện giúp mình thân thép, kinh nghiệm thêm lên trong thực chiến, thì phải nói là Tổ luyện mới đúng, cớ sao lại gọi là Tổ phạt ?
Vũ Nguyên ơi, nhân ngày giỗ Thầy, cứ xem như là Thầy về thăm con cháu. Xem còn có khúc mắc gì muốn hỏi thầy, xin cứ trình bày, để biết đâu những đồng môn quây quần bên facebook đây có thể trao đổi hay gỡ rối được chăng cùng đồng môn Vũ Nguyên.

*Vũ Nguyên Dạ. Cám ơn Thầy Clement Nguyễn. Nếu em được một cơ hội diện kiến Thầy Trần Huy Phong em sẽ hỏi về ước mơ của Thầy trong đặc san Việt Võ Đạo 1, việc quan điểm và viễn ảnh của Thầy về ĐEM VOVINAM VÀO OLYMPIC. Em với cương vị con...Em thấy nó xa không khác gì đem Vovinam lên cung trăng - Nhất là theo vận nước chúng ta hôm nay. Một câu đầy ngu ngơ và không hợp thời xin quý Thầy thứ lỗi cho. Em hoàn toàn không mang bất cứ một ý mộ phạm đến Người, mà là một niềm kính trọng vô biên.

*Clement Nguyen Em cứ mạnh dạn chia sẻ sự khó như lên cung trăng việc đưa VOVINAM- VIỆT VÕ ĐẠO vào Olympic đi. Hy vọng mọi người đang lắng nghe người đồng môn chia sẻ


*Vũ Nguyên Sau khi đọc những góp ý, đóng góp của quý Thầy, trong tin thần Tôn Sư Trọng Đạo của một hậu bối em xin góp ý kiến của mình, chỉ là quan điểm cá nhân và góc nhìn chật hẹp của em. 

1. Hiện nay, kể cả Thầy Nguyễn Văn Chiếu với đẳng cấp cao nhất trong môn phái chúng ta, hay một bậc Thầy học trò Thân tín của Thầy Sáng tổ là Thầy Phan Dương Bình ở Hà Nội theo đai đẳng vẫn dưới cấp Thầy Trần Huy Phong. Theo em biết trong võ thuật lề lối vinh danh một vị Võ sư thì phải là người cấp bậc cao hơn đề xướng hay công nhận chức vị Chưởng môn đời thứ III của Thầy Phong phải là vị Chưởng môn Lê Sáng. Thầy Lê Sáng chúng ta không còn tại thế bên chúng ta nữa, phải chăng chúng ta đã lỡ một chuyến đò ngang? Thêm một bất hạnh cho môn phái và dân tộc Việt Nam.

2. Vinh danh đời thứ Chuởng Môn III cho Thầy Trần Huy Phong, qua bức thư di vật còn lại hay hồi ký Thầy Lê Sáng thì chúng ta ai cũng ít nhiều biết điều đó, nhưng vị trí hôm nay khi Thầy Phong không còn sống nữa nó có cần thiết không? Vị trí và chức vị của Thầy Phong không nằm trong vài bức thư xác nhận, ngàn tấm hình hay bất cứ cấp đẳng nào mà nằm ngay trong trái tim chúng ta, nơi đó chính là nơi vĩnh cửu ngoại trừ chúng ta thở những hơi thở cuối cùng. 

3. Chúng ta biết hiện trạng môn phái đang rối ren suốt hơn vài thập niên qua, và hiện nay môn phái và lá cờ môn phái đang nằm trong tay cái gọi là LIÊN ĐOÀN VOVINAM VIỆT NAM (mất chữ VIỆT VÕ ĐẠO được dùng từ thời Thầy Mạnh Hoàng), mọi sinh hoạt môn phái luôn có sự phân bố, chỉ định của Liên Đoàn Vovinam Việt Nam. Liệu Anh linh Thầy Phong ông có hài lòng khi những kẻ chưa một ngày tập Vovinam Việt Võ Đạo, những kẻ mang đai trá hình đứng tôn vinh ông là Chưởng môn đời thứ III của họ? Không cần những kẻ này có mặt ! - Vâng. Thầy VKT và các Thầy vẫn ngồi lại mỗi năm tôn vinh Thầy Trần Huy Phong trong suốt hơn thập niên qua.

4. Chúng ta TÔN VINH và CÔNG NHẬN chức vị CHUỞNG MÔN ĐỜI THỨ III thì khác gì ông Đại tá phong lon cho ông Đại tướng. Kẻo hình ảnh này tái hiện trong môn phái chúng ta, vị nữ Võ sư chuẩn hồng đai cấp mang đai trắng cho NIÊN TRƯỞNG.

Xin quý Thầy đừng ném đá em. Em luôn lắng nghe những lời hay, lẽ phải của quý Thầy. Nghiêm lễ.


*Trong Vu Với thầy ĐCH:

Lời thật không sợ mất lòng
Chả mấy ai được như Hùng đâu nha
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Nhưng việc tôn vinh thầy Phong 
Là mong yên ổn chút lòng vậy thôi
Ngay xưa chính tự thầy tôi
Muốn tôn thầy Sáng NHỊ TỔ tôi đó mà
Chuyện này làm tốt gọi là
Chuộc lấy cái LỖI người XA lỡ làm
Chư thầy trong cõi vĩnh hằng
Chắc mong hậu bối thường hằng kết liên . . . 
Bắt lý thì rất . . . Vô biên!

Nguyen Thi Hong Mấy ngày nay hậu bối Nguyễn thị Hồng chỉ theo dõi và lắng nghe, hôm nay trước ý khiến của đàn anh Vu Nguyen, nên mạo muôi được góp ý với anh Vu Nguyên, nếu có điều gì thất lễ xin các bậc trưởng thượng có mặt nơi đây thứ lổi cho tuổi trẽ kiến thức còn non kém, chưa được hoàn hảo.

Ngày xưa trong chế độ quân chủ, một ông vua nhiều khi chỉ là đứa bé với tuổi đời còn rất kém hơn các quan đại thần trong triều, nhưng ông vua có thể ban áo mão cân đai hay có thể thưỡng phạt cho bất kỳ những người trong toàn cơ chế lãnh đạo xã hội ngày xưa, vì đó là trật tự của một quốc gia hay một tổ chức, người đứng đầu tổ chức đó chính là người có thân phận lớn nhất. 

Ngày nay, một vị tổng thống, đứng đầu các cơ chế hành chính trong một quốc gia không bắt buộc phải là người có tuổi tác cao hay học lực uyên bác. Nhiều vị lãnh đạo một quốc gia, tuy không có mang một cấp bậc nào trong quân đội. Nhưng họ có quyền cấp lon đại tướng cho một tướng quân trong quân đội, vì cương vị Tổng Thống còn là Tổng Tư Lệnh của Quân Đội. 

Trở lại vấn đề của HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN MÔN PHÁI, trên lý thì cơ quan nầy là cơ quan cao nhất của môn phái VoViNam. Điều đó nói lên được ý nghĩa gì? Những ngưòi trong HĐCQ là lãnh đạo cao nhất của môn phái, người đứng đầu trong HĐCQ là người có thẫm quyền cao nhất của môn phái. Với vị trí đó, người nầy có quyền quyết định tất cã các vấn đề lớn nhõ trong môn phái, trong đó có việc duyệt xét và thoã mản các thỉnh cầu ( khác với xin xõ) của các môn sinh trong môn phái. Thí dụ nếu có một thỉnh nguyện thư đạt đến cơ quan cao nhất của môn phái. Thì vị lãnh đạo hay hội đồng lãnh đạo cao nhất của môn phái phải có bổn phận cứu xét các lời YÊU CẦU trong thỉnh nguyện thư. 

Đó là cách giải quyết văn minh của hai phía và hợp với trào lưu dân chủ hiện nay trên toàn thế giới. Chúng ta không nên so sánh việc thỉnh nguyện như là một lhành động xin xỏ, như vậy có vẽ khập khểnh.

Còn việc thỉnh nguyện có được cứu xét hay không đó là quyền hạn của người lãnh đạo môn phái. Trong việc nầy có 2 nội dung khác nhau: một bên là bên đạo đạt thỉnh nguyện thư, còn một bên là người có thẫm quyền nhận và cứu xét.

Theo như nội dung được bàn trong mấy ngày nay giửa các bậc trưởng bối tại đây. hậu bối thấy rằng:

1. Việc đề nghị làm thỉnh nguyện thư để đạt đến cơ quan có thẫm quyền cao nhất trong môn phái, đó là việc làm cần thiết cho danh vị của Tổ sư Trần Huy Phong dù cho là vị ấy đã qua đời. Tới đây, cho hậu bối tạm ngưng câu chuyện truy phong cho Vs Trần Huy Phong xin được phép kể một câu chuyện có thật trong lịch sử VN:

Đó là một vụ án oan cho công thần Nguyễn Trãi, ông và vợ là Thị Lộ, bị kết tội thí vua bị chết oan với bản án tru di tam tộc.Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.Tháng 8 năm 1464. Sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, rồi lại truy tặng tước hiệu Thái Sư Tuệ Quốc Công, Nguyễn Trãi chết dưới thời của Lê Thái Tông, tức là vị vua tiền nhiệm của Lê Thánh Tông.

Sở dỉ hậu bối phải lấy một thí dụ về vụ án Nguyễn Trãi, để mọi người thấy rằng, một người tuy đã qua đời, nhưng danh dự của một con người rất quan trọng, phải được phục hồi, nếu như đa số trong môn phái xem việc Vinh Danh là cần thiết cho tổ sư Trần Huy Phong. Thì qua đó, người kế nhiệm phải có bổn phận giải quyết yêu cầu nầy.

2 Nếu như một thỉnh nguyện thư với nhiều chử ký của các môn sinh trong môn phái, điều đó nhắc nhỡ với người lãnh đạo hiện nay là chớ có nên khinh thường Ý DÂN. " ý dân là ý trời" . Một tổ chức muốn trường tồn là nhờ có môn sinh. Bị môn sinh tẩy chay thì hệ thống lãnh đạo coi như đã mất đi tư thế lãnh đạo của môn phái và tính ũy nhiệm. Một Tổng Thống bước được lên ngôi vị cao nhất nước là nhờ vào sự tín nhiệm của toàn dân. Các vị lãnh đạo hiện nay, tuy không được tín nhiệm của toàn môn sinh, nhưng muốn tồn tại, thì cũng cần cân nhắc đến tính chính thống của môn phái hơn là quyền lực của nhà cầm quyền hiện nay.

Bất cứ một chế độ cầm quyền nào rồi cũng đi qua, chỉ có tổ quốc và quốc dân mới tồn tại, đó là chân lý. Môn phái VoViNam phát triển được trong quá khứ, là nhờ sự đóng góp của những môn sinh tâm huyết, chứ không phải từ thế lực của các chế độ.

CHÍNH LỰC của môn phái không phải là chế độ mà là môn sinh. Nghiêm lễ!

*Trong Vu Với đồng môn Nguyen Thi Hong:

Tôi thưa đồng môn vì thấy có NGHIÊM LỄ! 
Trước hết xin đính chính lại tổ sư của môn phái là ngài Nguyễn Lộc, còn với thầy Trần Huy Phong ân sư chúng tôi, chúng tôi vì tôn kính nên dùng chữ TÔN SƯ trước tên thầy, thường mọi người gọi là cố võ sư Trần Huy Phong thôi ạ! 
Nhận định của đồng môn là rất sắc sảo , tôi đang suy gẫm những điều NTH viết.

Danh vị chưởng môn đời thứ ba của TÔN SƯ Trần Huy Phong là điều cần thiết phải được minh định trong giai đoạn này! 
Là đồng môn lớp già, chúng tôi gợi ý cho nhau, thuyết phục nhau làm chuyện nên làm, sự thực là chưa đến cái mức phải làm THỈNH NGUYỆN . . .
Cảm ơn hảo ý của đồng môn nhiều.
VKT

*Nguyen Thi Hong Thưa bác Vs Trong Vu, cháu xin được minh xác cách gọi của cháu với Vs Trần Huy Phong. Sở dĩ cháu gọi là tổ sư là vi người là vai vế trên cã sư phụ cháu, nên cháu gọi là tổ của cháu. Có thể cháu còn thiếu sót trong cách gọi. Riêng với Vs Nguyễn Lộc thì cháu sẽ gọi là sáng tổ, chứ không gọi là tổ sư.

Nhưng theo sự nghiên cứu của cháu trong đạo Phật, thì những vị được gọi là Tổ sư, không phải là một người mà có thể là nhiều người, đó là danh vị cho những người đi trước và kế thừa cơ nghiệp của người đi trước. Và theo thứ tự được gọi là Tổ sư đời 1, tổ sư đời 2....

Lấy thí dụ: Tổ sư (zh. 祖師, ja. soshi) thường được hiểu là những vị Tổ trong Thiền tông. Tổ sư là những Đại sư đã thấu hiểu Phật pháp, đã được truyền tâm ấn qua cách "Dĩ tâm truyền tâm" và truyền lại cho những Pháp tự. Biểu tượng của việc "Truyền tâm ấn" là pháp y và Bát, gọi ngắn là "y bát". 

Theo truyền thuyết, 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích-ca để truyền bá Thiền tông và Bồ-đề-đạt-ma—vị Tổ thứ 28 tại đây—được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc.

Tóm lại vì cháu không có sinh hoạt trực tiếp trong các võ đường VoViNam, chỉ được truyền thụ VoViNam từ Ngoại, Cha và các bác, những người bạn VoViNam của cha cháu, nên có lẽ cháu chưa được am tường mấy trong cách xưng hô của môn phái. Cháu chỉ xưng danh các vị lớn hơn Ngoại và Cha theo cách hiểu về Phật giáo mà thôi. Nếu có mô phạm xin các bậc trưỡng thượng thứ lỗi.

*Bichthuy Ly Hâu bối Lý Bích Thuỷ xin phép quý vị trưỡng bối nơi đây, được đóng góp và chia sẽ với anh Vu Nguyen về một vài điễm đã được nêu ra nơi đây:

Thưa anh Vu Nguyen,

Trích lời anh:

"Vinh danh đời thứ Chuởng Môn III cho Thầy Trần Huy Phong, qua bức thư di vật còn lại hay hồi ký Thầy Lê Sáng thì chúng ta ai cũng ít nhiều biết điều đó, nhưng vị trí hôm nay khi Thầy Phong không còn sống nữa nó có cần thiết không? Vị trí và chức vị của Thầy Phong không nằm trong vài bức thư xác nhận, ngàn tấm hình hay bất cứ cấp đẳng nào mà nằm ngay trong trái tim chúng ta, nơi đó chính là nơi vĩnh cửu ngoại trừ chúng ta thở những hơi thở cuối cùng" Hết trích.

Thưa anh
,
Nếu như tất cã các môn sinh đều cất sự tôn kính với tổ sư Trần Huy Phong trong tim (?) thì đó là trái với đạo lý truyền thống của người Việt.

1. Phong tục truyền thống trong Đạo Việt là uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẽ trồng cây. Trong phạm trù Việt đạo còn có một truyền thống được Việt tộc gìn giử mấy ngàn năm nay, đó là truyền thống thờ kính tổ tiên và những người có công với môn phái. Nếu như trong môn phái VoViNam ngày nay, không ai biết đến công đức cũa tổ sư Trần Huy Phong, vì tất cã môn sinh đều chỉ biết dâu trong tim không cần nêu danh phận trong môn phái, thì VoViNam đã thoái trào và đang đi vào kiếp nạn về đạo đức và truyền thống phát triển môn phái. 

2.Nhìn qua các nước văn minh trên thế giới, nơi đâu cũng thấy họ thành lập bảo tàng nhân văn để nhớ và lưu lại các công đức và sức sáng tạo cũa những danh nhân xuất phát từ dân tộc họ. Đó chính là lối giáo dục hay nhất về cho sự phát triễn quốc gia, lưu lại vết tích của tiền nhân, tức là lưu lại những việc làm tiêu biểu về những tấm gương cần thiết cho các thệ trẻ sau nầy tiếp bước tiền nhân. 

Nếu như mọi người đều dấu danh nhân trong tim, thử hỏi thế hệ nối tiếp làm sao biết đến việc làm của người đi trước mà noi theo?? 

Cơ quan Unesco cũng từng vinh danh nhà văn hoá Nguyễn Du là danh nhân của thế giới để nhân loại noi gương và học tập. Chẳng lẽ cơ quan Văn Hoá Thế Giới nầy làm sai?? Chỉ cần dấu trong tim nhân loại thay vì vinh danh cho tốn kém?? Anh nghĩ sao về việc nầy??

3. Tổ sư Trần Huy Phong là một hình ảnh vị tha, ân nghĩa trọn tình với sư môn, với sư đồ, với mọi người chung quanh, một tấm gương hy sinh trọn đời cho việc phát triển môn phái, rất hiếm thấy trong môn phái, vì cớ gì chúng ta giấu kín trong tim?? Phải vinh danh để làm tấm gương cho tất cã các môn sinh noi theo, đó là việc làm hết sức cần thiết trong môn phái hiện nay. 

Với tôi, không bao giờ giấu kín Tổ Sư Trần Huy Phong trong tim, mà phải nói lớn, nói thật lớn cho mọi đều trong môn phái biết và thật hãnh diện với mọi người trong cộng đồng về người tổ sư của mình.

Vài hàng xin được chia sẽ thêm với anh Vu Nguyen. Nghiêm lễ.


Trích lời thầy Clement Nguyen:

"Chúng tôi xem Cơ cấu HĐCQ như là một đơn vị trong nhiều đơn vị khác trên mạng lưới tổ chức của môn phái VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO ở phạm vi toàn cầu. 
Chúng tôi coi nhau như là đồng môn bình đẳng, độc lập, tự chủ, tự quản không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Do đó, chúng tôi không quan tâm đến việc chất lượng nhân sự trong HĐCQ như thế nào. Chúng tôi tôn trọng sự đồng thuận của tổ chức bạn.
Chúng tôi không bao giờ muốn đi xin, hay nói một cách khác ký tên thỉnh nguyện, về việc xin vinh danh chức vụ Chưởng môn đời thứ ba của thầyTrần Huy Phong, vì lẽ, nếu Thầy còn sống, Thầy sẽ không bao giờ để chúng tôi đi xin xỏ dùm Thầy tờ giấy chứng nhận bản thân từ chính những người học trò do Thầy đào tạo nên." Hết trích

Cháu là hàng hậu bối nhưng đứng trước câu nói của thầy, làm cháu chiêm nghiệm được tính độc lập của các cơ phận VoViNam hiện nay trên thế giới. Điều nầy càng cho thấy rõ ràng tính độc lập của những vị chưởng quản Võ đường hiện nay và cũng thể hiện đượcsự rạn nứt trong giềng mối chính thống của môn phái. Điều nầy không lạ, vì sau cuộc chính biến ngày 30.4.1975. VoViNam-VVĐ đã vỡ làm hai vì lý do chính trị. Điều mà các môn sinh VVN-VVĐ thường hay phũ nhận.

Như thầy Clement Nguyen đã nói: "Do đó, chúng tôi không quan tâm đến việc chất lượng nhân sự trong HĐCQ như thế nào? ", nhìn kỹ lại nguyên nhân đã đưa đến VoViNam đi vào thế độc lập là từ đâu ra? Câu nói cũa thầy hình như có gì đó mâu thuẩn.

Tính độc lập của các cơ phận hiện nay là xuất phát từ nhân sự chứ không từ môn phái. Môn phái VoVinam Việt Võ Đạo vĩnh viễn là môn phái là một hình thức Văn Hoá phi vật thể, tự nó không tách ra được, chỉ có con người mới tách nó ra thành các đơn vị độc lập. Chính vì thế thầy Vũ Thái An có chú trọng đến chất lượng nhân sự trong HĐCQ là đúng, không sai!!. Vì chỉ có con người mâu thuẩn chứ môn phái không mâu thuẩn. Nồi canh là nồi canh, nồi canh bị hư là do con sâu có trong nồi canh. Trong bửa ăn ngon thì không nên có sự hiện diện của con sâu.

Tóm lại, biết được nguyên nhân đễ tìm cách khắc phục là việc cần thiết nên làm, từ đó chấm dứt mọi hệ lụy trong môn phái. Xin được chia sẽ thêm với các bậc trưởng thượng và thầy Clement Nguyen. Nghiêm lễ!

Kim Anh Le Trích lời của anh Vũ Nguyên"

" Chúng ta biết hiện trạng môn phái đang rối ren suốt hơn vài thập niên qua, và hiện nay môn phái và lá cờ môn phái đang nằm trong tay cái gọi là LIÊN ĐOÀN VOVINAM VIỆT NAM (mất chữ VIỆT VÕ ĐẠO được dùng từ thời Thầy Mạnh Hoàng), mọi sinh hoạt môn phái luôn có sự phân bố, chỉ định của Liên Đoàn Vovinam Việt Nam. Liệu Anh linh Thầy Phong ông có hài lòng khi những kẻ chưa một ngày tập Vovinam Việt Võ Đạo, những kẻ mang đai trá hình đứng tôn vinh ông là Chưởng môn đời thứ III của họ? Không cần những kẻ này có mặt ! - Vâng. Thầy VKT và các Thầy vẫn ngồi lại mỗi năm tôn vinh Thầy Trần Huy Phong trong suốt hơn thập niên qua." Hết trích!

Tôi thấy mục đích của admin Trịnh Khánh Tuấn là đi vào đề tài Vinh Danh một vị tiền bối trong VoViNam, đó là Vs Trần Huy Phong mà những người hậu bối như chị em tôi gọi người là Tổ sư.

Thưa anh Vu Nguyên

Môn phái hay lá cờ môn phái đang nằm trong tay cái gọi là "Liên Đoàn VoViNam". Sự việc nầy xãy ra, chúng ta" tiên trách kỷ hậu trách nhân", trước khi trách người nên trách ta trước. Vì với nhiều nhân sự tài giỏi mà VoViNam hiện nay giống như môt đống cát rời, chưa có xi măng để kết chặt vào nhau. Lổi đó tại ai?? Có phải đó là vì tính vị kỹ tự tôn, sứ quân... nơi các vị lãnh đạo hiện nay chăng??
Nếu chúng ta có cơ hội ngồi lại với nhau, bàn thảo rốt ráo tìm hiểu nguyên nhân phát sinh ra hiện trạng nầy. Dứt khoát chúng ta tìm được cách chửa trị và đưa VoViNam thăng hoa trong cộng đồng nhân loại đúng với di nguyện cũa sáng tổ.

Cờ VoViNam, nếu bị người khác cầm nhầm, đó là vì chúng ta bất tài nên đã để đánh mất chiêu bài của chúng ta, sao chúng ta không tìm cách để lấy lại?? mà lên lời trách người nầy đến người khác? che dấu cái bất tài của chúng ta, đã vậy còn lôi anh linh thầy Trần Huy Phong ra đây để làm gì? 

Trong cách nói của anh, tôi thấy có sự lạm dụng về linh hồn của người quá cố. Có thể nói, là anh không có tinh thần tôn sư trọng đạo. Anh nên nhớ, chúng ta phải làm cho thầy, chớ không phải kéo thầy ra, để chứng giám việc làm của chúng ta? 

Đọc suốt phần tham luận của anh, tôi thấy anh rất mâu thuẩn trong việc vinh danh Vs Trần Huy Phong. Xem qua thì hình như ý anh không định vinh danh thầy Trần Huy Phong, mà là chú ý đưa sang đề tài khác, đó là xoáy qua việc Liên đoàn VoViNam? Mong rằng chỉ còn một ít thời gian còn lại, chúng ta có thể góp ý thêm trong việc vinh danh thầy Trần Huy Phong hơn là đi vào các việc khác, không đúng với trọng tâm của admin. Xin lổi trước với anh Vũ Nguyen, nếu tôi có gì lỡ lời với anh, mong được anh thứ lổi.

Qua tấm hình anh vừa post lên đây, tôi nhận thấy anh đang chú trọng vào việc gì đó? chứ không phải đi vào việc vinh danh tổ sư Trần Huy Phong. Mong rằng anh suy nghĩ lại! Nghiêm lễ!

Trinh Khanh Tuan Wow! cám ơn mấy cháu KAL, LBT và NTH đã tham gia vào việc góp ý tại đây. Bác xin nhường diển đàn nầy lại cho các cháu. Bác rất thích thú được nghe ý kiến của các cháu! Ngày mai bác sẽ kết thúc vần đề nầy và làm tổng kết để đưa vào Blog và lưu.

Thái An Vu Thật là những cmts rất chất lượng và đi sâu vào vấn đề, rất hoan nghinh sự đóng góp của giới trẻ ngày nay trước hiện tình của VoViNam! Gìa nầy xin đưọc lắng nghe tâm tư của các đồng môn trẻ.

Clement Nguyen Thưa quý đồng môn, trong một không gian nhỏ của facebook, do gợi ý từ thầy Trinh KhanhTuan nhân ngày giỗ lần thứ 17 của Tôn Sư Trần Huy Phong,trong không khí như một gia đình để các đồng môn từ khắp bốn phương trời về đây quây quần, chuyện trò chia sẻ cùng nhau. Cũng đã có nhiều ý kiến trao đổi chân tình, thẳng thắn, sâu sắc về nhiều khía cạnh, đôi khi gai góc, từ những vị thầy lớn tuổi với những nghĩ suy trăn trở,cho đến những đồng môn trẻ với lối suy nghĩ bộc trực, có nhiều trải nghiệm, nghiên cứu, tham khảo. Điều đó nói lên được sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn của mọi đồng môn biết đặt sự tồn vong, sự lớn mạnh của môn phái lên trên hết, với tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. 
Dĩ nhiên từ nhiều vị trí, nguồn gốc, hoàn cảnh,trình độ, tuổi tác,trải nghiệm bản thân khác nhau, nên có những ý kiến khác biệt, đôi khi trái chiều nhau. Âu đó cũng là lẽ thường tình. Vì vậy, tôi trân quý vô cùng tất cả những ý kiến nêu trên, đặc biệt là các đồng môn trẻ,với lối trò chuyện từ tốn, nhã nhặn, dễ mến, dễ thuyết phục người nghe bằng những thí dụ cụ thể, sinh động, minh hoạ sắc bén.

Trong Vu Kính thưa quý huynh Nguyễn Minh Triết, Trịnh Khánh Tuấn và Thái An Vũ ,Chúc mừng quý huynh có được những con cháu như KAL,LBT và NTH. 
Hậu duệ của quý huynh thật là khôn ngoan sắc sảo. 
Vũ Kim Trọng rất mến phục ba đồng môn trẻ qua những đóng góp ý kiến trên TRANG NHÀ đây.
Kính chúc quý hiền huynh cùng ba đồng môn trẻ dồi dào sức khỏe và thân tâm an lạc.
Thân kính,
Vũ Kim Trọng - Nghiêm lễ



Clement Nguyen Như đồng môn Kim Anh Lê đề nghị, chúng ta nên thu hẹp phạm vi trao đổi, tâm tình chính là việc vinh danh Tôn Sư Trần Huy Phong, Chưởng môn đời thứ ba của môn phái. Về những nội dung khác, chúng ta sẽ bàn bạc vào một dịp khác. Đồng ý như vậy nha các đồng môn.

Vũ Nguyên Kính quý Thầy KAL, LBT, NTH. Những comment của các Thầy, những nhận định mang tin thần chiến đấu và sâu sắc, em không quen kiểu bút chiến như đã xảy ra trong suốt mấy chục năm qua. Em xin ngừng nơi đây ạ. 

Như em đã thưa - đó chỉ là những ý tưởng cá nhân và quan điểm của cá nhân riêng em chứ không hề mang chủ đích hận/ghét, móc méo HĐCQ, LIÊN ĐOÀN VVNVN, Thầy Trần Huy Phong như quý Thầy nhận định. Em yêu võ thuật và thích chính trị nhưng nó 2 phạm trù khác nhau. 

Nghiêm lễ quý Thầy.

Clement Nguyen Cám ơn đồng môn Vũ Nguyên đã chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người.

Thái An Vu Kính chúc qúy vị một mùa giáng sinh thật vui vẻ và ấm cúng trong tình đồng môn tương kính tuyệt vời của chúng ta. Gìa trẻ đã gặp nhau trong một không gian nhỏ bé nơi đây, nhưng toả rạng được nhiều ý kiến cần thiết trong việc phục hưng môn phái. Hy vọng trong mấy ngày nầy, huynh đệ đồng môn chúng ta đều nhận được những món quà qúi báu trên cã những món quà thông thường hàng ngày mà chúng ta đã nhận được. Đó là "Việt Võ đạo tình" mà chúng ta từng thấy được nơi Chưởng môn đời thứ III Trần Huy Phong.
Thái An Vus Foto

Clement Nguyen Thưa quý đồng môn, như vậy là đến lúc này, với tinh thần lắng nghe mọi ý kiến từ nhiều phía, chúng ta có thể nhặt nhạnh ra một ý kiến chung, riêng.
Điểm chung: mọi người đều đồng ý là phải nên vinh danh Chưởng môn đời thứ ba cho Thầy Trần Huy Phong ở trong nước và hải ngoại.
Điểm khác biệt: 1/ký tên thỉnh nguyện thư đề nghị HĐCQMP ở VN vinh danh Thầy -/- HĐCQMP đứng ra tổ chức lễ và ra quyết định vinh danh Thầy mà không cần phải nhận đơn ký tên thỉnh nguyện từ các đồng môn VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.
 Cám ơn thầy Thái An Vu. Kính chúc thầy và quý quyến một lễ Giáng Sinh VUI- AN LÀNH - HẠNH PHÚC.
Thật quý già vô cùng những lời vàng ngọc chân tình của thầy Thái An Vu đã ngợi ca vị Thầy vô cùng yêu quý của toàn thể môn đồ VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO, Chưởng môn đời thứ ba Trần Huy Phong !

Thái An Vu Cám ơn sự quí mến của thầy Clement Nguyen. 
Thật là buồn cười! sau cuộc bể dâu 1975, mãi đến hôm nay mới quen biết được một đồng môn đáng kính như thầy. Qua mấy ngày trong khuôn khổ hạn hẹp nơi đây, đã cho thấy sự trăn trở và tình sư môn của thầy quả bao la, tôi rất trân trọng thầy.Thân kính!  

Trong Vu Đọc thấy "Trên cả tuyệt vời"
Đúng là có Ý CỦA TRỜI giúp đa
"Trăm năm trong cõi người ta" 

Đồng môn hòa ái thật là quý thay!



Thanh X Nguyen Uống nước nhớ nguồn .Sự nghiệp của Chưởng môn Trần Huy Phong để lại ...đáng để chúng ta trân trọng và lưu giữ. Sư Huynh Trinh Khanh Tuan có nhã ý ghi lại 1 góc Sử nhỏ , trong sinh hoạt Môn phái. là điều đáng nên làm...Vì vậy tôi xin góp thêm dữ kiện liên quan đến thầy THP trong thời gian chữa bệnh tại Paris. Chữa bệnh tại Pháp , viện phí rất cao...mặc dù Gia đình thầy tương đối khá giả .Nhưng vẫn cần nhiều bàn tay góp sức. Học trò ruột của thầy rất đông tại Saigòn và nhiều nơi trên Thế giới . Nhất là những người Được Thầy Đưa đi Vượt biên , không lấy xu cắc nào...Không biết Ân tình đó , Họ có đền trả tương xứng không..? Thầy đưa cả GĐ Thầy ST , và nhiều GĐ các VS khác...Trong lúc Nguy biến của ngày 30 - 04 - 1975 . Thầy Phong chạy ngược xuôi để lo cho mọi người...chẳng lo bản thân mình. Lúc bấy giờ Ông nhảy theo tàu Trường xuân , đi cùng GĐ thầy ST.. thì có lẽ Ông không phải là THP trong mắt chúng ta ? Ông là người Tự tin , đầy Bản lãnh...ở lại để Đương đầu với Khó khăn thử thách. Là người Gốc di cư.Ông dư hiểu thế nào cộng sản ?. Những học trò người Đức , chưa 1 lần được Thầy THP , thầy LS dạy dỗ...Họ cũng chẳng bao giờ rao giảng Uống nước nhớ nguồn - Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Nhưng họ Làm bằng cả Tấm lòng Nhân hậu , quyết tâm , đến nơi đến chốn...Chủ nghĩa " hoàn hảo " trong Sản xuất ra các mặt hàng....Có lẽ là đức tính trội bật của người Đức. Khi hay tin Thầy THP cần tiền chửa bệnh...Những môn sinh người Đức đã đóng góp ,gỡi đến thầy THP , 50.000 Franc ( năm mươi ngàn ) ...thật ra môn sinh VVN tại Đức rất ít so với Pháp , và nhiều môn sinh Việt khắp nơi trên Thế giới...và họ cũng chẳng nhận Ân tình gì ,từ những Ông thầy mà họ chưa Biết mặt , chỉ biết tên. Qua người thầy dạy họ là Vs Nguyễn Tiến Hội. Đến năm 2001...cũng chính những môn sinh Đức , đứng ra vay Ngân hàng 20.000 Mark ( hai mươi ngàn )... làm lộ phí suốt 1 tháng dài cho chuyến đi của Chưởng môn Lê Sáng và Vs Sen . Lần Đầu tiên ra Hải ngoại...Đệ tử ruột cuả thầy , Con Nuôi của Thầy LS rất đông , rất nhiều...ai cũng rêu rao Tình cao nghĩa trọng...Sư môn đất dầy ! ! ! Những việc làm trên của môn sinh người Đức , như đã nêu trên. .Đáng cho chúng ta Suy gẫm...để bớt đi sự ca ngợi , những lời nói suông...Những Môn sinh đó đẳng cấp họ chỉ là Hoàng đai...nghiã là Võ đạo của họ chỉ mới ngắm ngoài Da...Tiêu biểu cho nhóm học trò đó ,là JÜRGEN SCHWERDMANN , đệ tử trưởng tràng của Vs Nguyễn Tiến Hội


Trinh Khanh Tuan Cám ơn góc tâm tình của VSThanh X Nguyen về tấm lòng của các môn sinh người Đức đã thể hiện tình sư đồ một các đáng trân trọng. Riêng cá nhân tôi cũng đã từng có nhiều lần được gặp Vs Nguyễn Tiến Hội cách đây hơn 20 năm tại Stuttgart và Hannover. VsNTH, là người đã có nhiều công lao xây dựng VoViNam từ những ngày Vs Nguyễn văn Nhàn chưa đến Đức để tị nạn.. Sự phát triển môn phái VoViNam trên nước Đức, Vs Nguyễn tiến Hội, VS Thanh X Nguyen và các Vs VoViNam người Đức đã đóng góp một phần không nhõ cho môn phái tại Cộng Hoà Liên Bang Đức

*Trinh Khanh Tuan Cùng quý đồng môn có mặt tại đây trong mấy ngày qua thân kính! 

Mùa giổ của cố Vs Trần Huy Phong đến hôm nay đã qua. Tôi xin thay mặt cho các môn sinh Cao Thắng đang cư ngụ tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, chân thằnh cám ơn đến các tham luận đầy tình nghĩa sư đồ và Việt Võ Đại Tính của quý Vs và các hậu bối của VoViNam. Các tham luận nầy sẽ được tôi tổng kết và lưu giử tại Blog: http://kimanhl.blogspot.de/.

Mong rằng nếu có thể huynh Trong Vu chuyễn đến cơ quan có trách nhiệm trong môn phái các ý kiến nơi đây về việc Vinh Danh thầy Trần Huy Phong trước môn phái, để các môn sinh có dịp hồi tưởng đến công đức khai phá và phát triển VoViNam-Việt Võ Đạo của một bực thầy đáng kính, là chưỡng môn đời III của môn phái. Nhân dịp giáng sinh đang về khắp nơi nơi trên thế giới, tôi kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc và an lạc đến quý Võ Sư và các đồng môn khắp nơi, Thân kính!!




Viết tiếp các mẩu chuyện về bức thư của môn sinh Tống Minh Đường, được trao đổi trong ngày 25/12/2014. Tại diển đàn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=391614820988653&set=a.389947731155362.1073741950.100004204144219&type=1&theater


Minh Trinh Xin mời anh em đồng môn vào đọc và cho ý kiến ở stt này:

https://www.facebook.com/minh.../posts/10205556155282003...




Gửi những anh em đồng môn của tôi , đặc biệt là anh em Hoa Lư.


Tôi vừa nhận được 1 email chuyển tiếp từ email của Tống Minh Đường với những lời lẽ KHÔNG NÊN CÓ nếu là một môn đồ Vovinam và tôi chắc là nhiều người cũng nhận được.


1/ Xin anh em bình tĩnh, chưa chắc thư này đã là của Tống Minh Đường cho nên chúng ta CHƯA phản ứng vội, hãy chờ để tìm hiểu thêm
2/ Hội đồng VS CQ môn phái chắc chắn sẽ biết " Thủ phạm " và sẽ phải có thái độ rõ ràng.
3/ Qua Andy Nguyen, anh Tống Minh Đường có lời mời tôi đến gặp với tư cách là đồng môn, dù chưa biết thư này có thật hay không, chuyến gặp gỡ tạm hủy bỏ.
@ Andy Nguyen và các môn sinh của em: Em nghĩ sao nếu ông thày của em là tác giả bức thư này ?
Trong Vu "Lời nói không mất tiền mua"
Lựa lời mà kể mà thưa với đời
Dối gian mà nói ra lời
Trước sau rồi cũng kẻ cười người chê
Thế gian lắm muội nhiều mê
Tránh những bươi móc , hướng về bến minh !



Thái An Vu Đề nghị của tôi, là VS Minh Trinh nên gởi lá thư mang nội dung vô văn hoá đến thẳng với VS Tống Minh Đường, xong chờ đợi phản ứng hay lời đính chính của tác giả ?! như vậy mới có thể kết luận được, và đây là biện pháp tốt nhất.

1. Nếu như VS TMĐ đính chính là không phải tác giả bức thư đó, thì hết chuyện. Lúc đó chúng ta có thể phản ứng với người mạo danh Vs TMĐ, bằng cách đăng tải rộng rải trên FB để rộng đường dư luận.

2. Nếu như trong một thời gian hạn định đưa ra ( 2 tuần, 3 tuần gì đó..) mà VS Tống Minh đường vẩn im lặng, thì thư đó tác giả chính là đương sự. Từ đó chúng ta mới có thể góp ý về nội dung bức thư đó được!

3. Kính mong Vs Thanh X Nguyen, cũng nên cho biết 1 kiến về bức thư nầy, nếu như Vs có nhận được. Riêng anh em Cao Thắng chúng tôi hoàn toàn không biết gì về lá thư nầy!! Trân trọng cám ơn Vs Thanh X Nguyen trước.

Chứ theo tình hình như vầy, làm sao ai có thể có ý kiến gì được??


Thái An Vus Foto


Trinh Khanh Tuan Thưa quý đồng môn,

Tất cã luận điệu xuyên tạc về thầy Mạnh Hoàng và Chưởng môn đời III đều được xem là những lời nói vô giá trị và thiếu tư cách làm một môn sinh của VoViNam Việt Võ Đạo. 

Cá nhân tôi Trịnh Khánh Tuấn cựu môn sinh Võ Đường Trường Kỹ Thuật Cao Thắng, sẽ lên án rất nặng nề những lời xuyên tạc nầy! Nếu ai là tác giã bức thư trên, xin mời đến diển đàn nầy để trao đổi với các đồng môn Cao Thắng chúng tôi. 

1. Quý vị nào là tác gỉa những lời nói thiếu văn hoá về thầy Mạnh Hoàng và Thầy Trần Huy Phong, xin hãy chứng tỏ cho các môn sinh khác biết thế nào là VÕ ĐỨC của một môn sinh VoViNam??

2. Bất cứ một môn sinh VoViNam nào có lời lẽ vô văn hoá về hai thầy MH và THP, tôi đề nghị môn phái phải có biện pháp chế tài thật nặng, như là trục xuất ra khỏi môn phái vỉnh viển và ra thông tri khai trừ đến toàn môn phái trong và ngoài nước. 

3.Là một môn sinh VoViNam, tôi rất đau buồn khi thấy những hạng người nầy hiện diện trong môn phái, bận lên bộ võ phục VVN và nghiêm lễ trước bàn thờ của sáng tổ Nguyễn Lộc!!

Trân trọng!


Minh Trinh Xin phép copy bài viết của anh Trịnh Khanh Tuấn về stt bên tôi nhé



Trinh Khanh Tuan Vs Minh Trinh cứ tự nhiên!


Vs Minh Trinh có thể post bức thư mạ lỵ thầy Mạnh Hoàng và Trần Huy Phong vào nơi đây, để anh em cùng tham khảo. Tôi chưa được xem qua! Cám ơn

 Tôi sẽ sao chép lại các tham luận tại nơi đây, để đưa vào Blog và lưu giử. Các Vs VoViNam và đồng môn đều có thể tham khảo, để rộng đường dư luận!! 

Minh Trinh Tống Minh Đường là học trò của anh Nguỹên Thành Xê , trình độ lam đai III xong thì nhập ngũ.
Qua Hoa Kỳ anh mở lớp huấn luyện ngay, tôi cho là có tinh thán xây dựng môn phái.
Năm 2001, khi thày CM Lê Sáng giao cho tôi trách nhiệm đoàn kết môn phái thì Tống Minh Đường có liên hệ với tôi đề nghị góp sức nhưng thực ra, lúc ấy có gì để làm đâu trừ những vận động ở cấp cao.
Sau khi có cuón Hồi ký Lê Sáng gây ra những sóng gió thì Tống Minh Đường xuất hiện với những bài viết lấy tên khác nhau nhưng không khó để nhận ra.

Diễn đàn vovinam.com của các em môn sinh Seattle bị hacked tan nát và cài virus, 1 người chuyên vè bảo mật đã cho tôi những thông tin về hacker , địa điểm nhưng thật sự, kiện thưa hacker thời đó và tầm mức quy mô củavovinam.com thì không đáng để đưa ra pháp lý.

Taythep.com được TMD mở ra với những lời chủi rủa hạ cấp khó tả, dựng đứng nhiều chuyện, nhưng những lời lẽ đó lại làm cho chúng tôi thấy khinh, không cần trả lời

Gần đây, Tống Minh Đường tái xuất hiện, khởi đầu là đả kích HDVSTTHN, đả kích mục sư Quang ( Con út VS Sáng tổ ) và mới nhất thì tung ra thư này.

Thực sự là cũng không khó để tìm xem ai sau lưng TMD.

Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần giải quyết từng bước.


Minh Trinh Sau những bàn thảo thì anh em đề nghị không phát tán công khai chuyện môn phái vì sẽ là cơ hội để kẻ tâm thần đắc ý.
Còn qua email thì nhiều anh em đã có rồi
Tôi sẽ chuyển qua chat cho anh Tuấn, sau đó, anh em có thể liên lạc để đọc.

Tôi cũng chả muốn đem thâm niên ra để " bắt nạt " ai nhưng nói thật là khi thày Mạnh Hoàng qua đời thì đến thày của TMD cũng chưa nhập môn thì làm sao TMD có thể dựng đứng chuyện như thế!

Minh Trinh Xin anh em bỏ cho tôi hai chữ VS vì tôi chỉ là 1 HLV hoàng đai 1 năm 67, chưa bao giờ thi lên hoàng đai II . Anh em ghi như thế là sẽ có người châm chích tôi , oan lắm

Trinh Khanh Tuan Với tôi tôn sư trọng các đồng môn là điều cần thiết trong cách đối xử tương kính với nhau. Vậy tôi theo lời đề nghị của đồng môn Minh Trinh sẽ lấy hai tiếng Vs và sẽ xưng hô là đồng môn.   

Thanh X Nguyen Chào anh Minh Trinh...Tống Minh Đường không phải là học trò cuả tôi . Tôi chưa dạy Vs Tống Minh Đường bất kỳ 1 đòn thế nào .
Nếu anh Minh Trinh biết ai đứng sau lưng Vs Tống Minh Đường thì nên Công khai nói rõ ...để mọi người cùng biết ! Vì người đứng sau lưng...Nêú có thì là Người Nguy hiểm hơn TMĐ !

Minh Trinh Vậy cho tôi xin lỗi nhé.
Vì qua 1 thư của VS CM Lê Sáng, Thày có viết thế này: Tống Minh Đường, Lam đai tam cấp là học trò của Nguyễn thành Xê; kông đáng quan tâm

 Hihi anh Nguyễn Thành Xê hay về và quen biết nhiều thì có khi cũng biết mà.
Nhưng chưa hay không có bằng cớ thì phải chờ cho có
Còn theo 1 VS biết nhiều về miền Tay thì cho tôi biết xuất xứ của TMD như sau:
anh ta là học trò của Dương Minh Hải, là em ruột Dương Minh Nhơn,

Trinh Khanh Tuan Vậy thì TMĐ nhập môn năm nào, anh Minh Trinh có thể cho biết cụ thể không??

Minh Trinh Qua nhuững gi TMD giới thiệu về mình ngày xưa và tôi còn nhơ thì anh ta học năm 70, được gần 2 năm thì nhập ngũ

Trinh Khanh Tuan Vậy thì TMĐ đâu biết gì về Thầy MH? Thầy Mạnh Hoàng qua đời năm 1967.

Minh Trinh Theo như thông tin mà tôi nhận được đã đưa lên thì VS Chiếu dạy Dương Minh Hải, Dương Minh Hải dạy TMD ... một số anh em ở đây cùng thời với VS Chiếu


TMD từng dựng đứng nhiều chuyện! Tôi từng bị Taythep.com viết năm 2002 là bị sida sắp chết , ngay đến VS Lê Công Danh cũng còn bị lôi ra chửi thì làm sao tin được.




Thanh X Nguyen Muốn đánh gía 1 Người .Đòi hỏi chúng ta Biết rõ về Người đó ! Nhiều khi biết Khá Rõ về Người đó...thậm chí là bạn bè thâm giao. Hoặc vả là người thầy mình rất ngưỡng mộ.Nhưng rồi 1 ngày nào đó ...

Trong Vu EM hiểu cái "Ngày nào đó" của thầy Thanh X Nguyen à nha! 

Minh Trinh Nói chung, ngay từ 2002 chúng tôi đã hiểu TMD chỉ là 1 kẻ võ biền được/bị mot ai đó sử dụng như 1 tay giang hồ hạ cấp, đánh thuê

Tuần trước, TMD cho học trò là Andy Nguyen mời tôi ghé chơi và tiếp như 1 đồng môn, tưởng anh ta đã biết hối vì những gì đã viết 12 năm trước nên tôi nhận lời. Nay vì lá thư trên tôi đã huỷ chương trình ghé thăm
Thanh X Nguyen Tôi và TMĐ đã biết nhau khá lâu...từ những ngày trai trẻ , lý tưởng MP tràn đầy, ...Trong sinh hoạt Môn phái , xem nhau , tương đối như là tri kỹ . Thế mà cho đến bây giờ ... tôi vẫn chưa hiểu đươc , đánh gía Đúng đắn về Vs TMĐ. Có thật Khó vậy sao ?
Trinh Khanh Tuan Vs Thanh X Nguyen à, theo tôi không có gi khó cã:

1. Huynh đứng trên lập trường môn phái mà đánh giá.
2. Ngoài ra huynh còn có thể đứng trên lập trường của một người bạn thuần tuý để đánh giá.

Như vậy theo tôi, không có gì khó cã. Tôi thấy quý Vs nơi đây, nhiều khi xử dụng tình cãm quá nhiều nên có thể quên đi cái tình với môn phái và quý thầy trưởng bối của chúng ta. Nếu tôi có gì sơ xuất, xin quý vị thứ lổi. Nghiêm lễ!

Trong Vu Tôi thực sự viết và lý luận không khá chỉ tếu táo cho bớt căng thẳng. 
Ngay từ khi thầy chưởng môn Lê Sáng còn ở Mỹ vào đầu năm 2002 thì tôi luôn nhận được những email của nhóm tay thép gởi cho và viết rất bậy bạ về thầy tôi. Họ toàn bịa tội và gán ghép. Tôi biết nếu có thiện chí yêu cầu họ ngưng viết bậy thì họ cũng chẳng nghe.
Tôi cũng đã lưu nhưng kém về computer nên mất hết!
Minh Trinh Thật sự là trong tình đồng môn khắng khít hơn với nhiều đồng môn, tôi cũng rất buồn và tỏ thái độ công khai với anh Kim Trọng. Khi họ nhục mạ thày mình, vị thày mà anh Kim Trọng tôn kính nhất thì anh lại tuyên bố khoan dung với câu cho sủa mặc chó nhưng rồi lại giao lưu , bấm like với học trò TMD mà không dám hỏi hay nhắc nhở gì về chuyện này,
Trong Vu Thưa sư huynh MT, TỘI AI LÀM NGƯỜI NẤY CHỊU ạ, ngu đệ đâu phải VUA mà có thể "chu di" học trò người ta được!
TMD bây giờ đâu còn dạy nữa nhưng VS. Ngọc Huân là người thầy đang dạy nhiều học trò . . . Đệ trọng những người làm thầy kể cả đó là đứa cháu ngoại! 

VS. Huân cũng nhiều lần trao đổi riêng với đệ và công nhận danh vị chưởng môn của cố ân sư . . . 
Bấm có cái like mà huynh cũng "Chấp tội" thật là còn khó hơn vua nữa!
Trinh Khanh Tuan Trời ơi Huynh Trong Vu lại lẩn lộn tình cãm của mình tùm lum hết rồi...  . Ngoài cái tình ông cháu, chúng ta còn có cái tình với môn phái, đồng môn...Chúng ta cũng không thể vì mấy thứ tình nhà quá nặng mà quên đi nghĩa với môn phái. Cũng như không quên đi được cái tình với tổ quốc và nhân dân của chúng ta, mà cái tình với tổ quốc, đó là trách nhiệm!!
Thái An Vu Huynh Trong Vu phải định vị lại TÌNH và NGHĨA với môn phái!!  
Minh Trinh Tôi không khó đâu anh Kim Trọng; tôi chả muốn nhắc những cái gọi là " Thương hoài ngàn năm " của anh gửi thày trò TMD.

Lẽ ra anh nên hiểu chứ, lúc nào giữ sự giao du, lúc nào cần tỏ thái độ.
Trong Vu Thì trên KHÔNG GIAN ẢO có khi mình thơ thẩn cho vui . . . Lúc ấy đã có cái bài khốn nạn này đâu mà anh trách!
Thôi đệ THĂNG cho rồi! 
Minh Trinh Anh Kim Trọng đừng buồn nhé, tính tôi anh đã biết rồi, khi phê bình thì tôi thẳng thắn đóng góp chứ tình anh em chúng ta vẫn không thay đổi.
Thái An Vu Huynh Trong Vu à, không gian có ảo, nhưng anh em đồng môn chúng ta là thật đấy!! không có ảo đâu.. 
Minh Trinh Bây giờ thì tôi xin đề nghị thế này:

1/ Việc TMD hỗn láo, dứt khoát chúng ta KHÔNG BỎ QUA. Nhưng chúng ta nên chờ xem HDVSCQ sẽ ứng xử như thế nào, việc này cần thời gian vì hiện nay, HDCQ cũng đang bối rối lắm thứ và có thể những bối rối đó cũng có l
iên quan đến cái email của TMD.

2/ Chúng ta tập trung vào ngày giỗ hai thày và lễ công nhận trước lịch sử môn phái chức vụ Chưởng Môn đời III của thày THP

Việc của TMD không thể một sớm 1 chiều dứt điểm đâu, có thể sẽ lại có cái taythep.com ra đời cho nên không vội vã


Trinh Khanh Tuan Tất cã các chuyện có liên quan đến thầy Trần Huy Phong và Mạnh Hoàng, xin quý đồng môn có thể chia sẽ tại nơi diển đàn nầy, để có thể thắt chặt têm tình sư môn và tình đồng môn của chúng ta.

Cám ơn tất cã tham luận của quý đồng môn tại nơi đây. Nghiêm lễ   
Minh Trinh Tôi không thể có mặt trong ngày lễ giõ hai thày nhưng tết này sẽ có mặt tại tổ đường và sẽ thẳng thắn đặt vấn đề với HDCQMP về vấn đề TMĐ.

Chúng ta đã già lão cả rồi nhưng quyết định đường hướng chung vẫn là đa số ; nếu anh em đồng ý hay có ý khác cũng xin cho biết

Thanh X Nguyen Chủ đề chính trên trang nhà của Sư huynh Trinh Khanh Tuan ,là việc Vinh danh Chưởng môn THP...bây giờ lại dính dáng thêm Vs TMĐ. TMĐ không hiện diện trên Fb , do vậy không có lời Phản biện ... Riêng e mail nầy sư Huynh Minh Trinh chỉ nhắc đến 1 phần..., Những người không đọc trọn bức thư ,không hiểu được hết nội dung.? . Ngòai ra MT không xác nhận e mail nầy là của ai ? Và nghĩ rằng có Kẽ đứng sau lưng TMĐ ? Và , Không làm thì thôi..Nếu làm, thì Công khai , Đến nơi Đến chốn... Bằng không , nên Nín thở qua sông... Kính chúc các bạn , Năm mới Sức khỏe , Yêu đời , Yêu cuộc sống ...

Thái An Vu Rất đồng thuận với tham luận của Vs Thanh X Nguyen. Không biết anh Minh Trinhcó thể nào công bố hết bức thư của TMĐ để rộng đường tham khảo. Có như vậy sẽ không bị các môn sinh khác đặt câu hỏi, làm mất đi tính trong sáng của vấn đề!! 

Dù sao đi nửa bức thư đó cũng liên quan đến uy danh của chưởng môn đời III của chúng ta, nên càng phải công khai. Và mọi người cũng cần đóng góp cho vấn đề nầy, nếu không tất cã sẽ đắc tôi với ân sư của mình.

Muốn đặt vấn đề, thì phải có bằng chứng xác thực thì mới đặt được vấn đề. Bây giờ chỉ mới căn cứ trên những gì mà anh MT nói tại đây thôi. Khoan hãy vọng đọng mà khua chiên trống ầm ỷ lên. Như vậy người ngoài nhìn vào sẽ cười cho chúng ta đấy.
Cái thai còn năm trong bụng mẹ, đâu thấy mặt mày ra sao mà đặt tên? Thân kính!

Minh Trinh Theo ý kiến của nhiều anh em đồng môn sau khi tham khảo thì không nên đưa email này lên vì như thế cũng chả khác chi giúp kẻ điên rồ phát tán.

Nhưng tôi sẽ gửi vào inbox của những anh em nào yêu cầu.

Xin anh Thanh X Nguyen và Tái An Vu check inbox trong 1 phút

Thanh X Nguyen Nếu nhiều Ý kiến của đồng môn như huynh Minh Trinh đã tham khảo..Thôi thì sư Huynh cứ giữ lấy...Xem như cuộc đời vẫn đẹp sao.. Thật ra e mail đó đã có mặt khắp mọi, nẻo đường đất nước rồi sư Huynh ạh. ? Chúng ta đang sống thơì đại @...Vâng ! nên buông xã chuyện năm cũ...để thanh thản đón chào Đầu năm mới , cuôc sống mới ...

Minh Trinh Vậy thì anh Thanh X Nguyen muốn tôi phải làm như thế nào ?

Nếu anh đã có và đã đọc ( Như anh viết: "Thật ra e mail đó đã có mặt khắp mọi, nẻo đường đất nước rồi... " , và muốn đưa lên thì sao anh không đưa lên ?

Cá nhân tôi tôn trọng ý kiến của nhiều anh em chứ không thể người nói A tôi làm A, người nói B tôi lại làm B

Minh Trinh Thưa anh em đồng môn.
Tôi là người đến muộn trong chủ đề này, cũng là may nếu không có những chia sẻ của FB thì khéo tôi không có cơ hội vào đọc cũng như đóng góp ý kiến của mình.

Việc đầu tiên, qua một ý kiến của đồng mônThái An Vu về vấn đề công nhận một sự kiện lịch sử : Chức vụ chưởng môn đời thứ ba của Thầy Trần Huy Phong.

Đây là một đièu đáng lẽ phải được thực hiện ngay từ Lễ An vị Di Ảnh thày từ ngày 26/4/2001 tức là từ 13 năm về trước; rất tiếc, chúng tôi chỉ đủ sức để tranh đấu cho được việc đưa di ảnh thầy về Tổ Đường mà chắc anh em đồng môn nào theo dõi thì cũng thấy là rất cam go và tế nhị.

Khi thày Chưởng môn Lê Sáng qua dời, Tôi cũng nghĩ ngay đến việc này nhưng HDCQ chưa làm việc được bao lâu thì những VS thành viên lâm trọng bịnh cả, sức khỏe của những vị này cho tới nay cũng chỉ mới phục hồi 1 phần .

Và ngay từ tháng 9 vừa rồi, nhân lễ giỗ thày CM Lê Sáng, có dịp gặp gỡ khá đông anh em trong HDCQ, tôi đã đưa ý kiến.

Minh Trinh Trở về lại Canadâ bàn thảo với khá nhiều đồng môn, trong số có VS Vũ Kim Trọng và qua những email với 2 VS Nguyễn văn Chiếu, Trần Nguyên Đao .., tôi đã viết 1 thư gửi HDCQ với nội dung sau đây:

Môn phái Vovinam Việt võ đạo 

Kính gửi: Quý vị võ sư / Hội đồng chưởng quản môn phái 

Về việc: Minh định chức danh Chưởng môn đời thứ ba của cố VS Trần Huy Phong 

Kính thưa quý thầy. 

Thay mặt một số anh em môn sinh, tôi viết thư này đệ đạt lên Hội Đồng Chưởng Quản nhằm xin minh định một vấn đề liên quan đến lịch sử môn phái: 

Chức danh chưởng môn đời thứ ba của cố Võ sư Trần Huy Phong. 

Thưa quý thầy. Hẳn chúng ta đều rõ: Bản chỉ dụ năm 1986 tại Xuân Mộc, VS chưởng môn đời thứ II Lê Sáng đã trao quyền chưởng môn cho VS Trần Huy Phong và thầy Trần Huy Phong đã đảm đương trách vụ này kể từ ngày có chỉ dụ cho đến tháng 9/1990 là lúc thầy Trần Huy Phong viết thỉnh nguyện yêu cầu VS CM Lê Sáng tiếp tục lãnh đạo môn phái. 

Trách vụ chấp chưởng quyền hành thì thầy Trần Huy Phong đã chu toàn nhưng về danh xưng thì vì những khó khăn trong quá khứ, chức danh Chưởng môn đời thứ ba đã chưa được ghi nhận một cách chính thức trong lịch sử môn phái chúng ta. 

Tôi thiển nghĩ đã đến thời điểm để chúng ta nhìn lại và hiệu đính những thiếu sót của lịch sử và xin Hội đồng Chưởng Quản môn phái cứu xét đề nghị này: Minh định chức danh Chưởng môn đời thứ ba của cố VS Trần Huy Phong bằng một thông báo. 

Nếu được, kính xin Hội Đồng Chưởng quản thực hiện ngay trọng dịp lễ giỗ sắp tới của cố VS Trần Huy Phong

Quyết định của Hội Đồng Chưởng Quản sẽ đem lại sự vui mừng và tin tưởng của nhiều môn đồ trên toàn thế giới và cũng là động lực để tạo sự đoàn kết, thương yêu lẫn nhau giữa các môn sinh dưới một mái nhà Vovinam 

Trân trọng kính chào quý thầy. 

Nghiêm Lễ. 

Môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo.

Thái An Vu Thưa quý đồng môn,
Mấy bửa nay anh em chúng tôi hơi bận việc vào cuối năm nên chưa góp ý thêm được về vấn đề của TMĐ! Đề nghị của tôi, là nên gát lại câu chuyện của TMĐ đến sau ngày giổ của thầy Trần Huy Phong(4/1), sau đó chúng ta bàn tiếp? 
Dù sao đi nữa vấn đề nầy có làm tổn thương đến uy danh của thấy Trần Huy Phong.Thân kính!

Mới trở lại FB sau hơn 4 tháng, vì bận chút việc riêng. Đã đọc sơ một số tham luận nơi đây. Quý võ sư và quý đồng môn tranh luận rất gay gắt và sôi nổi, thật đáng để ghi nhớ tình đồng môn.. Nhưng vì tôi chưa có thời giờ để đọc hết các góp ý của mọi người, nên hẹn lại vài bửa nửa sẽ đóng góp với quý đồng môn! Trước thềm năm mới thân nchúc quý vị võ sư và đồng môn khắp nơi một năm mới dồi giàu sức khoẻ, vạn điều may mắn và luôn thành công!!
Minh Trinh Thưa anh em.
Theo tôi được biết thì chủ nhật sắp tới, Hội đồng chưởng quản sẽ làm lễ tưởng niệm hai thày Trần Huy Phong và Mạnh Hoàng .

Trong buổi lễ sẽ có phần đọc tiểu sử thầy Trần Huy Phong và có 1 đoạn xác nhận thày trong chức vụ chưởng môn môn phái VVN giai đoạn 1986-1989.

Sẽ không gọi ai là đời thứ 2, thứ 3 mà cả hai thày đều gọi là : VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN , lý do là sau 89 thì Thày Trần Huy Phong trao quyền lại cho Thày Lê Sáng !!! sẽ dễ lẫn lộn khi đời III trao quyền lại đời II .

Phần tiểu sử này sẽ đưa chính thức vào lịch sử môn phái .

Đó cũng là kết quả mà chúng ta có được sau thư yêu cầu của tôi gửi HDCQ.

Cá nhân tôi cũng có những thông cảm cho HDCQ khi đứng ra hiệu đính lại một phần lịch sử môn phái nên HDCQ làm đến thế thì cũng được rồi, còn anh em nghĩ sao, muốn sao nữa thì anh em cứ nêu ý kiến.

Nhứng tại chùa thì chúng ta toàn quyền phát biểu, miễn sao không đi ngược với nội dung bản tiểu sử chính thức của Tổ Đường.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng: Anh em nên soạn những " diễn văn " của từng nhóm, nhờ ai ở VN đọc trong buổi lễ tại chùa nếu muốn.

Minh Trinh Tôi đề nghị nhóm Cao Thắng sẽ viết 1 bài cảm tưởng nhân ngày giỗ thày Chưởng Môn rồi anh Kim Trọng thay mặt đọc có được không ?
Bài này sẽ đọc sau lễ dâng hương và các phát biểu của các VS nếu có, sau đó sẽ là phần đọc thư tưởng niệm hay thư bày tỏ cảm tưởng ...
Nội dung sẽ nhấn mạnh vào ý nghĩa của lần tưởng niệm này: Ghi nhận sự hiệu đính của lịch sử môn phái

Nếu chùa chật thì tôi nghĩ mình vẫn có thể yêu cầu tổ đường dành 5, 10 phút để môn sinh phát biểu cảm tưởng nhân ngày giỗ thày.
Tôi viết thì hay nặng nề ( Hihi ) chứ nếu anh em Cao Thắng viết nhẹ nhàng , đưa đọc trước thì tôi có thể đề nghị ban tổ chức

Tôi nhớ lại ngày 26/4/2001; Vừa là giỗ tổ, vừa là lễ an vị di ảnh ... đã có anh trong ban tổ chức quá ư cẩn thận nên đã dự phòng cả trường hợp tôi ... cướp micro !

Trong Vu Những đệ đạt, những can gián bằng cả tấm lòng của anh xưa mà bề trên nghe cho . . . Thì biết bao nhiêu rắc rối , oan khuất đã không xảy ra!

Thực ra anh có giữ micro thì anh cũng chỉ nói những điều chí tình chí lý . . . Người sợ anh cướp micro chỉ là kẻ xu nịnh thôi!

Thái An Vu Cám ơn lời đề nghị cũa anh Minh Trinh, chúng tôi sẽ bàn lại với nhau rồi sẽ viết vài cãm tưởng của các môn sinh CT trong ngày giổ của thầy MH và THP, xong sẽ nhờ Vs Trong Vu đọc trong ngày giổ tại chùa, hay tại nhà riêng huynh VKT. 

Trong sự tôn trọng và tương kính đối với Vs VKT, thi Vs VKT sẽ là người phải được đọc trước tiên chớ không phải là anh MT và các đồng môn khác. Sau đó tuỳ quyết định của Vs VKT, là đọc hay không?? Vs VKT có toàn quyền! chúng tôi tôn trọng quyết định của Vs VKT, mà không bao giờ thắc mắc. 

Chúng tôi thiết nghĩ anh MT phải thông cãm điều nầy với chúng tôi. Sau khi gởi tới Vs-VKT, chúng tôi sẽ công khai tại đây và trong blog chúng tôi. Lúc đó anh và các đồng cùng đọc.. Chúng tôi đang bênh vực cho một người thầy đáng kính, đó là tinh thần "tôn sư trọng đạo" của một môn sinh VVN/VVĐ, đạo đây đó là "Việt Võ Đạo Tình". Do đó, không có lý do gì mà chúng tôi ngại cã mà không công khai việc làm của chúng tôi trước các đồng môn khác.. Thân kính!

Thái An Vu Bài phát biểu đã được soạn thảo, quý đồng môn có thể tham khảo, bài nầy cũng đã được gởi tới Vs Vũ Kim Trọng. 

CÃM TƯỞNG CỦA MÔN SINH CAO THẮNG

Trong ngày giổ lần thứ 17 của thầy Trần Huy Phong

Thưa quý trường bối và đồng môn,

Trước khi thưa chuyện cùng quý đồng môn, một người mà chúng tôi phải cám ơn đó là võ sư Vũ Kim Trọng, đã thay mặt anh em chúng tôi, trình bày những cãm tưởng của chúng tôi với các đồng môn tại nơi đây. 

Để bắt đầu, chúng tôi tự giới thiệu: Chúng tôi là những cựu môn sinh thuộc võ đường trường trung học kỹ thuật Cao Thắng Sài Gòn năm 1966, những anh em chúng tôi là những học sinh Cao Thắng các niên khoá 1960-67, 1961-68 và 1962-69. Là những môn đồ của thầy Trịnh Ngọc MInh. Sau khi thầy Trịnh Ngọc Minh đi phát triển miền trung, thầy có mang theo một học sinh Cao Thắng cùng khoá với anh em chúng tôi đó là Hoàng Đai nhất cấp "Ven Long". Chúng tôi lại sinh hoạt tiếp VoViNam với anh Nguyễn Hữu Tô Đồng, hoàng đai nhị cấp và Đặng Hữu Hào hoàng đai nhất cấp cho đến khi tốt nghiệp và rời trường Cao Thắng vào giửa năm 1969. 

Võ đường Cao thắng sinh hoạt như một ốc đảo trong môn phái, ít dịp tiếp xúc với các vị võ sư cao đẳng khác trong VoViNam. Có những vị võ sư chúng tôi chỉ biết tên tuổi, nhưng chưa bao giờ gặp qua, đó là các Vs Sen, Thư, Huỳnh Kỳ ..v, v...

Riêng thầy Mạnh Hoàng chúng tôi chỉ có gặp qua chưa quá 3 lần tại Hoa Lư, thì thầy đã qua đời đột ngột. Thầy Lê Sáng, Vs Trần Huy Phong chúng tôi có hân hạnh được các thầy nầy đeo đai sau khi thi đấu thăng cấp tại võ đường Hoa Lư hay Tổ đường. 
Đó là sơ lược vài nét của võ đường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng và mối quan hệ của chúng tôi với thầy Trần Huy Phong. Một mối quan hệ thầy trò không có gì gọi là thắm thiết như các đồng môn khác có mặt ngày hôm nay tại đây.

Do đó hôm nay, được hân hạnh phát biểu về thầy Trần Huy Phong, lời pát biểu của chúng tôi là những tiếng nói được phát xuất từ trái tim từ ái của những môn sình với lòng kính mến, trong tinh thần tôn sư trọng đạo. Đạo mà chúng tôi đề cập với quý đồng môn đó là truyền thống Việt đạo có từ lâu đời. Việt đạo là một thứ đạo căn bản có sẳn trong mổi tư duy của môn sinh trước khi nhập môn. Nếu như Việt đạo được bổ xung thêm một chút Võ Đạo lẩn Võ Đức của VoViNam , thì sẽ trở thành một chất liệu quan yếu trong việc đoàn kết môn phái và chính là mối quan tâm hàng đầu của các vị lãnh đạo môn phái trong và ngoài nước hiện nay.

Thưa quý đồng môn, 

Trong nền văn học và võ học Việt tộc chúng ta thường thấy xuất hiện cụm từ:

“Nhứt tự vi sư, bán tự vi sư”
Thế gian kia còn nặng nghĩa thầy trò

Một chữ (hay một thế võ) cũng là thầy..nửa chữ (hay nữa thế võ) cũng là thầy, sáu chử đó gói gọn trong tinh thần " Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây! Mà chúng tôi hân hạnh được phát biểu với quý đồng môn nơi đây, trong lễ giổ lần thứ 48 của thầy Mạnh Hoàng và lần 17 của thầyTrần huy Phong, qua đó anh em Cao Thắng chúng tôi sẽ nói lên cãm tưởng của chúng tôi về chưởng môn kế tục của chưởng môn Lê Sáng . 

Sở dỉ chúng tôi luôn xem thầy Trần Huy Phong là Chưởng môn đời III là theo chỉ dụ ký ngày 4 tháng tư năm Bính Dần tức Việt lịch 4865. Qua đó thầy Lê Sáng đã chính thức ủy thác bằng một văn thư được gởi tới Văn Phòng Chưởng môn để thông báo về quyết định cho sứ vụ " Chưởng môn đời III" của thầy Trần Huy Phong. 

Với anh em chúng tôi danh vị chưởng môn đời III chính là ý nguyện của Chưởng môn Lê Sáng. Tôn trọng danh vị " Chưởng môn đời III là tôn trọng kỷ cương và giềng mối của môn phái, cũng như tôn kính người lãnh đạo cao cấp của môn phái.
Nếu tôn vinh sai danh vị nầy, chỉ làm cho dư luận đàm tếu thêm về tính vô kỹ luật trong môn phái trong việc đánh đồng hai vị chưởng môn đời II và đời III, cho dù Chưởng môn đời III đã thoái nhiệm. Quan niệm của chúng tôi trong việc nầy là, "đời hai là đời hai", "đời ba lả đời ba" không thể lẩn lộn. Vì như thế nó sẽ bao hàm được ý nghĩa của tính chính thống một môn phái. Phá vỡ tính chính thống tức là phá vở môn phái và đưa môn phái đi vào quỷ đạo của thế lực khác. Không lẽ môn phái chúng ta mới tồn tại được chưa quá một thế kỷ mà đã đánh mất đi tính chính thống??

Tóm lại, môn sinh Cao Thắng chúng tôi hoàn toàn đồng thuận vói tất cả quý đồng môn nào tôn trọng quyết định có trong chỉ dụ của Chưởng môn đời II Lê Sáng. Ngoài ra chúng tôi rất hoan nghinh việc truy danh sứ vụ chưởng môn của thầy Trần Huy Phong trong buổi lễ giổ hôm nay. Đó không phải là ước muốn của môn sinh võ đường Cao Thắng, mà là khát vọng của các đệ tử đã từng theo học với thầy Trần Huy Phong. Với chúng tôi thầy Trần Huy Phong đáng để được gọi chính thức trong môn phái là Chưởng môn đời III của môn phái VoViNam.

Thưa quý đồng môn,

VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT VÕ SƯ VỚI MỘT NHÂN CÁCH LỚN

Không một ai trong chúng ta có thể phủ nhận việc nầy- thầy Trần Huy Phong, một người cống hiến trọn đời và tuyệt đối trung thành với môn phái, mang nặng tình nghĩa sư môn...ân tình huynh đệ vẹn toàn. 

Khi nói về người sư đệ nầy của thầy Lê Sáng không ai trong chúng ta có thể quên nhận định của thầy chưởng môn Lê Sáng, được ghi trong chỉ dụ như sau:

"Thầy Trần Huy Phong… có tinh thần khai phá và dấn thân, có lòng dũng cảm đảm đương trọng trách chẳng quản gian nguy. Thầy có đức tin vững chắc, mẫn nhuệ, ứng xử kịp thời... Thầy có nếp sống trong sạch, giản dị, luôn quên mình để phục vụ lý tưởng. Thầy có đầy đủ phong thái, đức độ và ý chí tiến thủ, có trình độ võ học uyên thâm, có kiến thức quảng bác, có năng lực và uy tín lãnh đạo…",

Với những đồng môn khác, Vs Trần Huy Phong là một võ sư thấm nhuần tinh thần Việt Võ Đạo: Sống cho người khác sống và sống trong sự vuông tròn cả về võ thuật lẩn võ đạo. Một bậc tôn sư đã khai phá được đỉnh cao của Võ Đức và Võ Thuật. 

Với môn phái,Vs THP là một bậc võ học uyêm thâm và đầy đũ uy tín lẩn năng lực để lãnh đạo môn phái, kế thừa sự nghiệp của Vs sáng tổ và Vs Lê Sáng. Vs Trần Huy Phong với một tinh thần uy dũng bất năng khuất, trọng nghĩa khinh tài đã làm cãm mến không biết bao nhiều là đồng môn.

Vs THP là một con người văn võ song toàn, sống giản dị, trong sạch hài hoà với các đồng môn, bênh vực kẻ yếu đúng theo phong cách của con nhà võ.

Võ sư Vũ Kim Trọng, người đệ tử từ lâu sát cánh bên cạnh thầy Trần Huy Phong có nhận định về nhân cách thầy qua 14 chử như sau:

Trọn đời trọng nghĩa khinh tài
Thế gian nầy dể mấy ai như thầy 
Để kết thúc, chúng tôi, xin quý vị hãy bình tâm suy nghỉ và ghi nhận những phát biểu của chúng tôi hôm nay tại đây. Vì việc làm của anh em chúng tôi nằm ngoài tất cã các thế lực hay bè phái nếu có trong môn phái hiện nay. 

Trưóc thềm năm mới không quên gởi đến quý đồng môn và bửu quyến lời chúc sức khoẻ và vạn sự như ý.Thành thật cám ơn vì đã làm mất thời giờ quý báu của quý đồng môn. 

Nghiêm lễ!!

Minh Triet Nguyen Cám ơn hiền đệ Thái An Vuđã thay mặt anh em Cao Thắng nói lên những suy nghĩ của mình về thầy Trần Huy Phong và sứ vụ do chưởng môn đời II đã trao phó. Cũng rất vui vì đây là lần đâu, anh em Cao Thắng mới có dịp chia sẽ niềm tương kính đối với một người Vs có nhân cách lớn trong môn phái chúng ta.  

Tuan Do Cám ơn Thái An Vu và các đồng môn Cao Thắng.
Nhưng nếu có thể và thấy được thì xin đề nghị (xâm phạm nội bộ! hihi): 1. sửa chữ Huỳnh Kỳ là Quỳnh Kỳ; 2. Thay thế 14 chữ của VKT với 2 câu đối trên bàn thờ tại nhà VS Trọng. Thân ái. Đỗ Anh Tuấn Đỗ

HẾT DẠ HẾT TÂM VÌ VÕ NGHIỆP
TRÒN TÌNH TRÒN NGHĨA VỚI SƯ MÔN.

Thái An Vu Cám ơn ý kiến của đồng môn Tuan Do

1.Chúng tôi chỉ còn nhớ mang máng trong ký ức thôi, nên đã viết sai tên Quỳnh Kỳ. Mong rằng Vs Quỳnh Kỳ nếu có đọc, cũng nên thông cãm cho anh em chúng tôi!

2. Còn việc dùng câu đối:"HẾT DẠ HẾT TÂM VÌ VÕ NGHIỆP. TRÒN TÌNH TRÒN NGHĨA VỚI SƯ MÔN",để thay thế 14 chử của Vs Vũ Kim Trọng. Tôi xin để toàn quyền định đoạt cho huynhTrong Vu

Rất mong được huynh Trong Vu lưu ý và chỉnh lại chử Huỳnh Kỳ nếu như còn kịp thời giờ!
         
ĐÓNG GÓP SAU LỄ GIỔ THẦY TRẦN HUY PHONG
(Ngày 4/1/2015)

Trong Vu Thưa quý đồng môn,
Tôi đã không thể không lo lắng về lễ húy nhật nhị vị tôn sư năm nay; nhưng theo dõi kỹ lưỡng tiến trình buổi lễ cả bên tổ đường và bên chùa, tôi phải thực lòng thưa rằng buổi lễ húy nhật rất tốt đẹp, rất thành công. Năm nay VS. Nguyễn Chánh Tứ tuyên đọc tiểu sử thẩy Trần Huy Phong với âm lực sang sảng mạnh mẽ giọng đọc rất truyền cảm. VS. Nguyễn Văn Vang tuyên đọc tiểu sữ thầy Mạnh Hoàng rất rõ ràng, khúc triết và truyền cảm. Cuối lễ anh Vang đọc rồi ngâm một bài thơ viết riêng kính thầy Trần Huy Phong, bài thơ truyền cảm và lột tả được sự yêu mến kính trọng của anh dành cho người thầy dạy chữ và dạy võ của mình, Khiến tôi vô cùng xúc động . . . Không ngờ anh viết và đọc thơ truyền cảm như thế! 
10G tại Chùa thì ngoài quý đồng môn bên tổ đường qua dâng hương còn rất đông thân hữu xa gần ngày xưa của thầy như thầy Nguyễn Văn Thông, phu nhân giáo sư Nguyễn Nhã, ông Nguyễn Công Bình, ông bà Đoàn Dư Huy em giáo sư Đoàn Viết Hoạt . . . Nhiều quý khách tôi không biết tên biết mặt từ xa tôi không mời nhưng chỉ nghe tin cũng về tham dự . . . Quý đồng môn chi đoàn Lê Đại Hành, quý đồng môn chi đoàn Ngô Quyền, Đinh Bô Lĩnh và rất rất nhiều người . . . 

Tôi đã cố gắng để xin 10 phút đọc cảm tưởng quý huynh KTCT sau đó đến cảm ơn nhiều vị tôi không biết mặt, không nhớ tên. . .

Vì có nhiều đồng môn đến thăm cha già của tôi tại nhà vào buổi trưa, nên tôi xin về lúc 11G10' để chuấn bị đón khách . . . Phải công nhận một điều là trong lễ giỗ hai thầy năm nay rất trang trọng ấm cúng và nhiều lòng thương mến dành cho hai bậc tôn sư của chúng ta.

Đúng là có những lời nói ngoài lề từ xa cố tình xúc phạm uy danh cố ân sư chúng tôi; nhưng đó chỉ là những tiếng nói bất kính, lạc lõng không ảnh hưởng gì đến buổi lễ và sự tôn kính & lòng trân trọng của những người không nề hà thời gian, đường xa đã đến dự để thể hiện MỘT TẤM LÒNG.
Tôi chân thành cảm ơn quý võ sư trong HĐVSCQ môn phái, chư tăng của Bửu Thành Tự cùng tất cả quý đồng môn đã hiện diện trong lễ húy nhật hai bậc tôn sư của chúng tôi năm nay.
Trân trọng,
Vũ Kim Trọng ,Tô Văn Thiện, Phạm Lệ Huỳnh Mai, Lê Hoàng Ngân, Trần Mạnh Lương .


Thái An Vu Huynh Trong Vu à, sao điểm chính không thấy huynh nói tới?? HĐCQMP có tuyên xưng danh vị chưởng môn cho thầy Trần Huy Phong hay không?? Chúng tôi chỉ quan tâm nhất là điều nầy, nhưng không thấy huynh nhắc tới??

Minh Trinh Theo tôi hiểu thì HDCQ muốn tránh đi việc gọi là TUYỄN XƯNG DANH VỊ cho 1 vị thày lớn của môn phái nên chỉ CHỈNH SỬA 1 vấn đề trong lịch sử môn phái ĐỂ COI NHƯ ĐƯƠNG NHIÊN rằng thày THP là chưởng môn

Thái An Vu Nếu thật sự như vậy thì không ngoài dự đoán của anh em chúng tôi rồi, thật đáng tiếc. Trong tường trình của huynh Trong Vu, có nhắc tới Vs Nguyễn Chánh Tứ đứng tuyên đọc tiểu sử thầy THP, tôi đã đoán ra được tình hình rồi!

Trong Vu Anh TD Minh nói đúng đó ạ, quý anh trong HDVSCQ mang ra phân tích kỹ lắm . . . Kể cả cái danh vị họ cũng nêu câu hỏi: Ừ nếu tôn xưng là CHƯỞNG MÔN ĐỜI THỨ BA thì cái lúc thầy Phong làm thỉnh nguyện trao vậy chả lẽ thầy LS là CM đời 4 sao! 
Thôi thì mọi sự vậy thì tốt rồi.

Minh Trinh Cá nhân tôi thấy thế này: Mình chỉ cần HDCQ xác định là có chỉ dụ năm 86 và có chuyện thày THP trả lại chức .

Đó là 2 điểm KHUẤT mà lịch sử môn phái không dám đề cập trước kia và nay được công nhận.

Thế là đủ.
Từ nay rõ ràng là danh vị chưởng môn của thày THP là hợp tình, hợp lý

Trinh Khanh Tuan Hoàng thượng là Hoàng thượng, còn Thái Thượng Hoàng là Thái thượng Hoàng, tất cã vị trí nầy làm sao lẩn lộn được?? Sự việc VS Trần Huy Phong thoái nhiệm, rồi khi thầy LS tiếp nhận, thì lại cho đó là đời thứ IV, một lý do quá ấu trỉ. Chúng tôi rất thất vọng!!

Thái An Vu Tiếc gì đây?? Khi mà HĐCQMP dùng cái bình phong đời thứ III và IV để thoái thái việc công nhận thầy THP, mọi việc đã quá rõ rồi!!

Minh Trinh Đây là điều mà HDCQ họ cân nhắc đấy anh Thái An Vu 

1HDCQ Không có thẩm quyền công nhận thày THP là chưởng môn mà chỉ có quyèn công nhận 1 văn bản lịch sử, có thật và bị che giấu để từ chỉ dụ này, đương nhiên là thày THP là chưởng môn

Thái An Vu Anh Minh Trinh à, HĐCQMP mà không có thẫm quyền thì ai là người có thẫm quyền chưởng quản MP??? Ông trời à??

Minh Trinh Chả phải như anh nghĩ và ban đầu tôi cũng suy nghĩ nhiều sau khi có những anh em phản ảnh :

Thầy THP là thầy của các vị trong HDCQ, cho dù có lãnh đạo cao cấp nhất cũng không thể CÔNG NHẬN chức vụ 1 ông thày mà chỉ có thể CÔNG NHẬN 1 chỉ dụ bị che giấu, nay đưa ra công khai

Trinh Khanh Tuan Thật ra tất cã đó không phải là lý do để HĐCQMP không thừa nhận chỉ dụ về thầy THP. Vì HDCQMP có chưởng quản được môn phái đâu mà công nhận hay không công nhận   ??

Minh Trinh Chứ còn bản thân tôi là người nêu ra yêu cầu này và trong thư gởi HDCQ tôi ghi khá rõ: : Tôi thiển nghĩ đã đến thời điểm để chúng ta nhìn lại và hiệu đính những thiếu sót của lịch sử và xin Hội đồng Chưởng Quản môn phái cứu xét đề nghị này: Minh định chức danh Chưởng môn đời thứ ba của cố VS Trần Huy Phong bằng một thông báo.


Thanh X Nguyen 1 nữa ổ bánh mì , vẫn là bánh mì. Nhưng 1 nữa sự thật không là sự thật.

Thái An Vu Thưa quý đồng môn, tôi đại diện cho các môn sinh thuộc võ đường Cao Thắng xin được kết thúc câu chuyện về việc công nhận Chưởng môn đời III của Vs Trần Huy Phong tại đây. Và cũng sẽ không bàn tới việc của Tống Minh Đường nửa! 
Mọi việc hiện đã đi vào chiều hướng khác, không còn là chuyện của nội bộ môn phái VVN Chính Thống nửa. 

Sau sự việc nầy, quý đồng môn chúng ta đã thấy được gốc của vấn đề nằm ở đâu rồi? Chỉ hy vọng qua bài viết nầy của anh em CT, sẽ mang lại được một sự thông cãm và cái tình Việt Võ Đạo nơi các đồng môn và các môn sinh Cao Thắng chúng tôi! Trân trọng và Nghiêm lễ!!

Trinh Khanh Tuan Anh em Cao Thắng chúng tôi rất quý cái tình mà quý đồng môn đã dành cho anh em chúng tôi trong suốt mùa giổ của thầy Mạnh Hoàng và Trần Huy Phong, xin đa tạ quý đồng môn! Không quên gởi lời chúc tân niên hạnh phúc đến với quý đồng môn và bửu quyến. Nghiêm lễ!

Thanh X Nguyen Những nhân sự trong HĐCQ....Ngày nay ,có bao nhiêu người thật sự thiết tha .dấn thân ,cho Sự Tồn vong của Môn phái ?

Trinh Khanh Tuan Hưóng đi của MP bây giờ không còn là hướng đi đích thật của Thầy Nguyễn Lộc và Chưởng Môn Lê Sáng lẫn thầy Trần Huy Phong. Sau nầy sẽ còn mang nhiều hệ lụy nữa.....

Trinh Khanh Tuan Cũng xin nói cho rõ thêm ý của vấn đề về Tống Minh Đường. Sỏ dỉ chúng tôi không bàn tới nửa vì thấy nó không còn cần thiết nửa và sẽ làm mất thời giờ của quý đồng môn. Vã lại TMĐ chỉ là con tốt qua sông, không đáng để chúng ta phải bận tâm.

Thanh X Nguyen Dù sao cũng rất cảm ơn Sư huynh Trinh Khanh Tuan , đã tạo ra trang nhà nầy...Qua những hơn 250 tiêu đề bàn luận , giúp anh chị em mình Hiểu , Cảm thông nhau . Qua đó chúng ta càng gần guĩ , gắn bó cùng nhau . Nhất là Hiểu Hiện Tình Môn phái ngày càng nhiều hơn ... Chưởng môn THP ,Chức vụ đó đã có ,Chính thức từ ngày ấn ký Chỉ dụ . Việc đó Không gì phải luận bàn .

Thái An Vu Vs Thanh X Nguyen à! Chỉ tiếc anh em chúng ta người nào người nấy đều đã quá lục tuần rồi, việc chấn hưng môn phái chắc là phải đợi tới hàng hậu vệ chăng?? Rất cãm phục tinh thần dấn thân của huynh Trong Vutrong kỳ giổ nầy của thầy Trần Huy Phong.
Thầy Phong trước khi qua đời, cũng đã có lần định bứng gốc cây VVN tạm thời đem ươm ở hải ngoại. Có thể coi đó cũng là một hướng tốt cho sự sinh tồn của môn phái!

Trong Vu Sau khi thầy cùng quý thầy niên trưởng ra TUYÊN CÁO rồi "Trng thử" ở ngoại quốc, Lúc về VN thầy cứ bị túm hỏi riết. Thầy trả lời bọn họ: Các ông không cho chúng tôi được tự do làm ở đây thì chúng tôi phải KIẾM CHỖ KHÁC LÀM!

Trinh Khanh Tuan Tôi sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất ghi lại các dòng sử kiện có nơi đây để lưu vào Blog của anh em cao Thắng chúng tôi, làm tài liệu tham khảo cho các hậu duệ VoViNam nào còn tâm huyết với môn phái đọc và nghiên cứu. Vài ngày nửa quý đồng môn có thể viếng thăm, trong đó có một số hình mới đem vào.

NHẬN ĐỊNH RIÊNG CỦA MÔN SINH CAO THẮNG SAU BUỔI GIỔ 4/1/2015

Nhìn từ hình thức và nội dung lễ giổ của thầy Trân Huy Phong ngày 4/1/2015, chúng tôi nhận thấy  HĐCQMP không có một  thiện chí nào trong việc chính thức công nhận vị trí chưởng môn đời III của môn phái VoViNam. Xin được chia sẽ với tất cã quý đồng môn đã lưu tâm. Ngày nào nhân sự trong HĐCQMP  chưa thuần khiết, thi môn phái sẽ không thể thăng hoa và cũng không thể xứng đáng là đầu tàu của môn phái VoViNam Việt Võ Đạo. Xin được kết thúc bài viết về thầy Trần huy Phong tại đây. Nghiêm lễ!!!


CHÙM ẢNH LỂ GIỔ THẦY NGÀY 3/1

TẠI TƯ GIA VS. VŨ KIM TRỌNG

Lễ giổ thầy Trần Huy Phong tại tư gia võ sư Vũ Kim Trọng



Võ sư Vũ Kim Trọng đọc phần nêu cảm tưởng và lòng tri ân, mến phục của quý đồng môn 
Trường Kỹ Thuật Cao Thắng nhân ngày lễ giỗ tiên thường nhị vị tôn sư!





 CHÙM ẢNH LỂ GIỔ THẦY NGÀY 4/1/2015
TẠI CHÙA BỮU THÀNH




Võ sư Vũ Kim Trọng đang đọc cãm tưởng của 
các môn sinh Cao Thắng tại chùa ngày 4/1/2015

 CHÙM ẢNH LỂ GIỔ THẦY NGÀY 4/1/2015
TẠI TỔ ĐƯỜNG




LỂ TIỂN LINH THẦY MẠNH HOÀNG
TẠI CHÙA GIÁC LINH NGÀY 5/1/2015

LỄ TIẾN LINH CÚNG CƠM THẦY MẠNH HOÀNG 10G SÁNG 05 THÁNG 01 NĂM 2015

Bàn thờ vong của thầy Mạnh Hoàng tại chùa Giác Linh

Bác Phùng Mạnh Duyệt bào huynh thầy Phùng Mạnh Chữ 
hiện diện trong lễ tiến linh

Trịnh Khánh Tuấn tổng hợp, 11/12/2014

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

   HAI CÔNG VĂN CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN  BAN HÀNH V Ề S Ư MINH TUỆ    - MANG HAI NỘI DUNG KHÁC BIỆT Nhằm để đối phó với hào quang quang của sư...