Donnerstag, 11. Mai 2017

DANH SÁCH KHÁNG CHIẾN QUÂN VIỆT NAM BỊ MẶT TRẬN TỬ HÌNH TRONG KHU CHIẾN VÀ ĐANG TRÊN ĐƯỜNG ĐÔNG TIẾN XÂM NHẬP VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 1.980



THÀNH KÍNH CHIA BUỒN
CÙNG GIA ĐÌNH CÁC KHÁNG CHIẾN QUÂN VIỆT NAM
ĐÃ MẤT TRONG NHỮNG HOÀN CẢNH THẬT ĐAU BUỒN!!!

Hình minh họa cảnh hành hình đồng loại.

Cựu Trung Tá Nhảy Dù, ông Lê Hồng, còn được gọi
với danh xưng Tướng Đặng Quốc Hiền
Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

 Người đứng bên phải hình là Tướng Đặng Quốc Hiền.
Người đứng giữa là ông Hoàng Cơ Minh.
Người thứ ba bên trái là cựu Đại Tá Dương Văn Tư
được phong Tướng Chỉ Huy Phó
Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

 Tướng Đặng Quốc Hiền (bên phải)
đang đi thăm một đơn vị võ trang kháng chiến
trong chiến khu
 để chuẩn bị cho những cuộc xâm nhập Việt Nam.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

 Người mặc quần áo bà ba đen bạc màu và
có gương mặt còn trẻ là anh Ngô Chí Dũng.
Người ngồi cạnh anh Dũng và để hai tay trên bàn
 là anh Nguyễn Kim.
ông Hoàng Cơ Minh ngồi trước lá cờ Đảng Việt Tân.
Hình này chụp tại một cơ sở MT ở tỉnh U Bon- Thái Lan,
 nằm ở ngoại vi khu chiến.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều
được chụp trong trại tỵ nạn đường bộ Dongrek
dọc biên giới Thái – Cambodia năm 1.984
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

Đây là bịnh xá ở Căn Cứ 81, nơi chiến hữu Nhiều công tác chăm sóc các kháng chiến quân bị bịnh.
Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

DANH XƯNG CỦA MỘT TỔ CHỨC CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO CÁC CUỘC HÀNH HÌNH ĐỒNG LOẠI ĐỒNG BÀO VIỆT NAM:

MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT GIẢI PHÓNG VIỆT NAM
ĐẢNG CANH TÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
VIỆT TÂN.

Tên những chiến hữu đã khuất được xếp theo thứ tự ABC:

1/ Vũ Tuyết Ánh: ở trại tỵ nạn đường bộ dọc biên giới Thái - Cambodia năm 1.985, khổ người ốm nhỏ, tham gia kháng chiến, bị tử hình năm 1.987 vì tự ý muốn rời khỏi khu chiến.

2/ Thạch Kim Ca (Thạch Quang): đồng bào Khmer Nam Bộ, bị xử tử ngày 24/8/1.987 trong lúc Đông Tiến II lần hai, vì bị nghi làm tình báo cho giặc Cộng.

3/ Nguyễn Văn Cường tự Nguyễn Thế Minh: (tự xưng là đại diện một Mặt Trận Kháng Chiến trong nội địa, đến Thái Lan tỏ thiện chí kết hợp với Mặt Trận QGTNGPVN), tham dự Đông Tiến II lần 2, nửa chừng được lịnh quay trở về Thái - mất tích bí mật.  

4/ Ngô Chí Dũng: (thường gọi là Hoàng Nhật, từ Nhật Bản về), Trưởng Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến trong hầu như suốt giai đoạn kháng chiến, từ năm 1.983 tới năm 1.990. Chiến hữu Ngô Chí Dũng cũng là người có trách vụ tổ chức và phát triển Đảng Việt Tân trong khu chiến cách mạng - khi Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh mất, lên nắm quyền Chủ Tịch, mất tích hay bị thủ tiêu bí mật.

5/ Bùi Duy Hiển: quê miền Bắc, dáng người thấp, gọn gàng, từ trại tỵ nạn Sikhiu - Thái Lan, vào khu chiến năm 1.984, bị tử hình vì muốn bỏ trốn khỏi khu chiến.

6/ Lê Hồng: cựu Trung Tá Nhảy Dù, tức Đặng Quốc Hiền (từ Hoa Kỳ về) - Tướng Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến - chết tại khu chiến, bị thủ tiêu bí mật.

7/ Lưu Tuấn Hùng: quê Sài Gòn, có người bạn tên Nguyễn Đình Hòa ở trại tỵ nạn Sikhiu - Thái Lan năm 1.983, bị tử hình, vì muốn bỏ khu chiến trở lại trại tỵ nạn. 

8/ Võ Sĩ Hùng: (ở Pháp về)- quê Sa Đéc, thường mang kính trắng, ở lại Thái - mất tích. Có tin nói đã bị tử hình vì muốn bỏ trốn khỏi khu chiến để trở lại Pháp.

9/ Nguyễn Văn Huy: cựu sĩ quan Quân Cảnh, bị tử hình vì muốn bỏ khu chiến trở về đời sống dân sự.

10/ A Hứng: (người Việt gốc Hoa ở Cam Bốt)- bị tử hình tại khu chiến vào năm 1.987, bị hành quyết cũng lúc với chiến hữu Vũ Tuyết Ánh. A Hứng và Vũ Tuyết Ánh, sau khi tham dự Đông Tiến 2 lần một vào năm 1.986 (bị thất bại) thì cùng đoàn quân trở về đóng dã ngoại gần khu vực chiến khu cũ để chờ cuộc Đông Tiến 2 lần hai sẽ diễn ra vào năm sau tức năm 1.987.

Trong thời gian chờ đợi, hai kháng chiến quân này muốn rời bỏ đoàn quân kháng chiến và trở lại đời sống dân thường, nhưng dự tính lộ ra ngoài nên bị bắt và phải chịu hành hình theo kỷ luật của MT.

Thời gian này, hai anh trực thuộc Dân Đoàncủa chiến hữu Phạm Hoàng Lê (nay định cư tại Hoa Kỳ).

Khi xử bắn, Dân Đoàn của chiến hữu Phạm Hoàng Lê chịu trách nhiệm tổ chức đội hành quyết. Lúc đó tôi, Phạm Hoàng Tùng, là Dân Đoàn Phó, thuộc một đơn vị trú đóng gần đơn vị của chiến hữu Phạm Hoàng Lê. Tôi và anh Phạm Hoàng Lê không có họ hàng gì, chỉ trùng họ và chữ lót.

11/ Đào Văn Lâm (bộ đội quê miền Bắc đóng trên đất Lào, bỏ trốn khỏi bộ đội và tham gia kháng chiến) - quê Nghệ An, dáng mập, bị chết bí mật trong khu chiến, năm 1.987. Có tin nói bị tử hình.

12/ Trần Tự Nhiên: tham gia MT năm 1.985 cùng người đóng vai vợ là Nguyễn Thị Huệ (Trần Thị Kim Huệ), ông bị tử hình trong khu chiến vì bị cho là nằm vùng cho giặc Cộng.

13/ Nguyễn Hữu Nhiều: (Bác sĩ Y Khoa)- quê Sài Gòn, ở trại tỵ nạn đường bộ dọc biên giới Thái - Cambodia năm 1.984, bị tử hình trong khu chiến.

14/ Trần Văn Trung: không rõ quê quán, người sinh trưởng trong Nam, bạn thân của chiến hữu Lý Hải, bộ đội nghĩa vụ năm 1.984. Chết khi trong Đông Tiến II lần hai.

Có tin anh em nói chiến hữu Trần Văn Trung bị tử hình vì muốn rời đoàn quân sau khi đoàn quân Đông Tiến II lần II qua sông Mekong được một tuần lễ.

Trong lúc di hành, kháng chiến quân Trần Văn Trung thuộc Dân Đoàn của chiến hữu Phan Minh Mẫn trực thuộc Quyết Đoàn 7686 của chiến hữu Phan Thanh Phương.

Thời gian lãnh đạo MT cho lịnh bắn chết anh Trần Văn Trung vào buổi sáng độ 10 giờ, lúc đoàn quân đang đi phải dừng lại, chờ lịnh tử hình thực hiện xong mới di chuyển tiếp.

Kháng chiến quân Trần Văn Trung bị tật ở chân, vì lý do này khiến anh khó có thể di chuyển nhanh theo đoàn quân. Khi sự kiện tử hình xảy ra, tác giả Hồi Ký này nghe được các lời bàn tán xôn xao của anh em kháng chiến quân đứng gần đó.

* Ghi chú: Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến của Mặt Trận được tổ chức thành 6 cấp dựa theo tên gọi: Toàn Dân Quyết Tâm Kháng Chiến.

Toàn Đoàn là đơn vị thấp nhất có 3 người, đứng đầu là Toàn Trưởng.

Dân Đoàn là đơn vị có 12 người, chỉ huy được gọi là Dân Đoàn Trưởng và phụ tá là Dân Đoàn Phó. Mỗi Dân Đoàn có từ 3 đến 4 Toàn.

Mỗi Quyết Đoàn có khoảng 50 kháng chiến quân, và có khoảng 4 Dân Đoàn. Bộ Chỉ Huy Quyết Đoàn gồm có Quyết Đoàn Trưởng, Quyết Đoàn Phó Tuyên Vận, Quyết Đoàn Phó Tác Chiến.


Ngày 20/11/2.015

Trích từ Hồi Ký Kháng Chiến Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Tác Giả Phạm Hoàng Tùng.  

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  VIỆC TÀU BUÔN TRUNG QUỐC CẮT CÁP NGẦM TRÊN BIỂN OSTSEE - CÓ THỂ CÓ MẬT VỤ NGA ĐỨNG PHÍA SAU ? Theo Focus online:   Các tàu chiến châu Âu đ...