GIAI CẤP CÔNG, NÔNG, NGƯ DÂN 42 NĂM DƯỚI SỰ CHĂM SÓC CỦA ĐẢNG ĐANG ĐI VỀ ĐÂU?
Từng đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng chẳng bao lâu Việt Nam đã bị Thái Lan rồi Ấn Độ và cả Campuchia qua mặt. Mới nghe ai cũng cảm thấy nghịch lý, nhưng nghĩ lại thì đây là điều hiển nhiên. Bởi, trong khi các nước luôn đổi mới, thì nghành nông nghiệp của VN dậm chân tại chỗ từ 1996 cho đến hôm nay đã 21 năm. Một giấc ngũ khá dài cho nền nông nghiệp VN, nên nông dân mãi lao đao và nghèo khó.Trên 20 năm qua các quan chức ngành nông nghiệp Việt Nam hầu như chẳng có bước tiến nào khả quan hoặc có kế hoạch hiệu quả nào đáng kể để phát triển ngành nông nghiệp. Quan trọng hơn, thời gian dài trên 20 năm này các công ty xuất khẩu gạo ngoài việc kiếm lợi nhuận kết xù từ người nông dân thì nói chung chẳng có kế hoạch gì để nâng vị thế hạt gạo. Hình ảnh dễ thấy nhất là các Tổng công ty lương thực đều giàu có kết xù các qua đầu ngành thì đi những chiếc xe hơi đắt tiền nhiều tỉ đồng, còn người nông dân thì hàng ngày phải ra đồng bán mặt cho đất bán lưng cho trời để vất vả kiếm ăn, nhiều khi làm lung cã đời cũng chưa mua được một chiếc xe hơi đắt tiền như các quan tham trong Bộ Nông Nghiệp (BNN), con cái họ thì nghèo đói ngay trên chính mảnh ruộng tươi tốt của mình.
Không thể nghi ngờ gì nữa, năng lực của các đỉnh cao trí tuệ ngành nông nghiệp trong bao nhiêu năm qua quá hạn hẹp. Nhiều chính sách về nông nghiệp không có giá trị thực tế. Nếu chúng ta không có chính sách tốt thì hãy học hỏi các nước lân cận, thậm chí là ngay cả Campuchia. Đừng ngủ quên trên quá khứ xa vời để rồi luôn khư khư ôm chặt lấy những điều kém cỏi. Làm như thế thì chỉ tội cho người nông dân cò phải khổ dài dài trên cánh đồng của mình và kéo theo đó là bao hệ lụy xã hội khác. Những lời bình trên là không các phản động nước ngoài bình, mà từ các loa thông tin của đảng trong nước.
Với khoảng 70 % dân số là nông dân, một lực lượng đáng kề về con số nhân sự. Đói nghèo về vật chất đã là điều đáng sợ, nhưng đến nghèo đói tinh thần thì càng đáng lo hơn. Khi cả hai cơn đói cùng tồn tại trong một con người thì rất dễ sinh ra “Bần cùng sinh đạo tặc”, “Đói ăn vụng, túng làm liều”. Ai cũng biết ngày nay công nhân đình công, dân đi biểu tình là chuyện bất đắc dĩ, phải hành động để duy trì cái no cho bụng.
Chẳng những các quan đầu ngành BNN, mà các quan của bộ Tài Nguyên & Môi Trường cũng chung vai sát cánh với BNN một tập đoàn kém khả năng nhất của đảng cộng sản VN.
Nguyên nhân gay gắt nhất làm cho nghiệp xuống dốc là quyền sở hữu giới hạn làm chủ mảnh đất của mình. Được biết Hiến pháp Việt Nam qui định, đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu và trực tiếp quản lý. Theo luật đất đai, nông dân chỉ có quyền sử dụng đất có thời hạn, trên mảnh đất giới hạn diện tích gọi là hạn điền. Luật Đất đai 2013 có chút cải cách khi nâng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp lên 50 năm và mở rộng hạn điền từ 3 ha lên 30 ha cho một hộ nông dân ở những vùng đất rộng như Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy câu hỏi đặt ra là ai dám đầu tư lớn khi chỉ có quyền sử dụng đất có thời hạn mà không có quyền sở hữu đất. Khoảng 90% đất nông nghiệp ở Việt Nam nằm trong tay các hộ làm nông nghiệp và trang trại. Phần lớn các hộ nông nghiệp có qui mô rất nhỏ. Diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 0,34 ha, chỉ bằng một nửa so sánh với Campuchia, Myanmar hay Philippines. Khi nông dân dân làm ăn phát đạt có lợi tức thì đất đai sẽ bị thu hồi, người nông dân trắng tay - quyền tư hữu bằng chính mồ hôi nước mắt của mình bị đảng tước đoạt. Tương lai VN, không thế tránh nạn nông dân bỏ ruộng nương để lên thành phố để sinh sống, sau đó vì để giải quyết vấn đề kinh tế phải lâm vào cảnh bị đảng thu mua nhân lực lao động để bán sang các nước lân bang. Giai cấp nông dân trong thời cộng sản trị bị bóc lột tận xương tủy từ thế hệ cha đến con.
Còn tầng lớp giai cấp khác thì sao?
Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, phần lớn nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương…chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu. Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày. Nhân dân, những người buôn bán rong ở lề đường không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố.” Ngược với thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵn sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh xâm lược mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” .."đánh Mỹ cứu nước"....
Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “Mafia đỏ” chuyên nghề vơ vét, hút máu chiến sĩ, để làm lợi cho gia đình và cho đảng qua các nghiệp vụ kinh doanh được đảng dành cho đặc lợi, nên nhúm lợi ích này tha hồ ngồi trên mồ hôi xương máu của các chiến sĩ dưới quyền.
Dân là dân nước nước là nước dân ( Phan Bội Châu). “Đất nước” và “Nhân dân”như hình với bóng gắn bó mật thiết với nhau, rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau. Nếu như không có mối quan hệ tương quan ổn định giửa nhà nước và nhân dân thì phát sinh ra xung đột là điều khó tránh. Con người Việt Nam dưới chế độ CS không hiện diện, chỉ có Đảng hiện diện. Vì thế Đảng có quyền tham nhũng mà nhân dân không được lên tiếng. Vì thế chính quyền các cấp có thể làm sai mà dân lên tiếng thì bị đem bắt bỏ tù. Mọi tài nguyên và phúc lộc đang dồn về một tập đoàn tham nhũng do Đảng lãnh đạo.
Khi "Nhân Dân" không còn được quyền làm chủ, khi Đảng cướp mất tiếng nói và cả mạng sống người dân thì còn gì để nói đến hai chữ "Đất Nước"?? Đảng đã làm nghèo nhân dân, đảng cướp mất các quyền tự do căn bản, đạp trên đầu của nhân dân mà đi...vậy mà nhân dân vẩn có thể nhịn mãi được sao? cái gì rồi cũng có cái giới hạn của nó, cái bụng của nhân dân ngày hôm nay đã bị đảng bóp vò từng giờ từng phút.
Phải chăng chúng ta đang để những kẻ bất xứng quyết định số phận của chúng ta? Các thế hệ cha ông của chúng ta có yếu đuối cúi đầu chấp nhận như thế không? Các dân tộc khác, từ Đông Âu đến Bắc Phi, có cam chịu như thế không?
Chẳng lẽ nhân dân chúng ta cứ mãi chấp nhận làm nô lệ cho đảng Mafia cs, chấp nhận sống trong tối tăm nghèo hèn hết kiếp này qua kiếp khác?; khi mà tổ tiên chúng ta đã không tiếc máu xương đổ xuống chỉ vì một mong muốn cho cháu con được ấm no hạnh phúc, sống sao cho xứng đáng với giá trị của những con người. Nay dưới sự cai trị của Cộng sản, người dân đã nhận ra sự thật, một sự thật nhục nhã, đó là tất cã tầng lớp giai cấp trong nhân dân, trừ giai cấp đảng viên, đều bị bốc lột, bị đánh lừa, đổ biết bao xương máu để rồi phải sống cuộc đời còn bị kềm kẹp, tụt hậu, khổ cực và thiếu nhân phẩm còn hơn thời thực dân cai trị nữa!
Người dân nghèo VN tự hỏi?
Nếu một đất nước thường tự hào là giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân chúng ta nghèo khổ đến vậy? Tại sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất? Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân? Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản…chỉ để kiếm đồng tiền thu nhập chưa đến một trăm đô la mỗi tháng? Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp? Còn các quan tham, bất tài thì ở trong những căn nhà đồ sộ với ruộng đất mênh mông?
Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới… để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản…và hàng ngàn vụ khác nửa? Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu? Giá xăng dầu thì tăng dần theo năm tháng, không bao giờ người dân được giãm nhẹ chi phí xăng dầu khi tiêu thụ, VN nước sản xuất dầu như thế đó sao?
Trong lăng kính chính trị, bất cứ đảng cầm quyền nào đều phải biết đến cái nguyên lý " Dân dĩ thực vi thiên". Một khi đảng cầm quyền không có khả năng để tạo hạnh phúc cho người dân, thì việc người dân nổi loạn để lật đổ chính quyền là đều đương nhiên. VN trong bối cảnh hiện nay, một đất nước đang được cai trị bởi một tập đoàn Mafia bán nước hại dân, sẳn sàng làm kiếp chó bên cạnh chủ Bắc Kinh.
Tóm lại:
Dân tôi không thể nhịn mãi được mà phải dây đi thôi. Dậy mà đi để nghe tiếng kêu cứu, vọng về từ biển cả, dây mà đi để thấy miền trung nước tôi, trắng màu xác cá. Dậy đi! để thấy nổi đau của hàng chục triệu nông dân, ngư dân đang thống khổ vì hạn mặn và biển ngộ độc.
Dậy mà đi đồng bào ơi!! để thấy, một đất nước Việt Nam với lịch sử trên bốn nghìn năm, ngoan cường mà phải chịu sự dẫm đạp của một bọn người vô lương, cầm thú đang làm tay sai cho Tàu cộng, một đám con hoang đang phản bội lại dân tộc và tổ quốc VN, chấp nhận kiếp làm thái thú tại VN. Giờ phút thiêng liêng của lịch sử đã điểm dậy mà đi, để dọn dẹp bãi rác trên quê hương là do đảng cộng sản xả ra. Nay chính người dân chúng ta phải thể hiện đúng quyền làm chủ đất nước là phải có nghĩa vụ dọn dẹp nó đi, chứ không thể đẩy đùng mãi được. Hãy nhìn vào các nhà lao chứa đầy các người yêu nước đang bị đánh đập, hành hạ, bỏ đói trong nghiệt ngã của cái gọi là thiếu trách nhiệm với tổ quốc và đồng chúng ta.Không thể trông chờ vào sự can thiệp của Mỹ hay bất cứ một quốc gian nào khác vì không ai thương dân tộc chúng ta hơn chúng ta được.Hãy đứng dậy trên đôi bàn chân chúng ta trước khi được sự trợ giúp từ bên ngoài.
Một lần đứng lên để làm lại một trang sử mới thật oai hùng để sớm đưa nước Việt minh châu trời đông và bắt kịp đà tiến của thế giới ngày hôm nay, một lần phải đứng lên để cứu chính chúng ta và các giai cấp công, nông và ngư dân đang dần dà chết trong nghèo đói vì sự bất tài của đảng csVN trong việc lèo lái con thuyền quốc gia. 42 năm quá đũ để chúng ta có thể làm được việc này!! Tố quốc và dân tộc đang chờ giờ phút khởi động để đổi thay dòng chảy của xã hội.
Nguyen Thi Hong 16/7/2017
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen