SỰ LỪA BỊP LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG CS VỀ NGÀY 20.10.1930
VÀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ DƯỚi CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Theo tuyên truyền của Ban Tuyên Giáo, đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 3/2/1930. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng có ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Năm 1930, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (XVNT) lên cao. Có tới gần 13 ngàn phụ nữ tham gia cùng nhân dân đấu tranh, thành lập chính quyền. Chính vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngày 20-10-1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập. Đảng Cộng sản cũng coi đây là ngày tôn vinh chị em phụ nữ.
Đây chỉ là sự lừa bịp của đảng CS về phong trào XVNT!!!
Hồ chí minh và đảng cộng sản VN đã đánh tráo lịch sử cũng như chôm Crédit từ những đảng phái quốc gia hoặc những phong trào yêu nước kháng Pháp trong lúc đảng mới thành lập năm 1930. Mục đích tâng bốc công trạng khống với trùm đệ tam quốc tế Stalin để tỏ bản chất trung thành của mình với tên đồ tể số 1 thế giới này, trong lúc HCM đang đi tìm kiếm một thế đứng và sự hậu thuẩn của đệ tam quốc tế cộng sản.
Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) ban đầu là cuộc nổi dậy của nông dân, không có sự tham gia, chứ đừng nói là lãnh đạo, từ đảng cộng sản
Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự lừa đảo đầu tiên ĐCSVN thực hiện . Theo ĐCSVN, "ngay sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong cả nước đứng lên đấu tranh, đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm (1930-1931)" (ĐCSVN 2012). ĐCSVN tuyên bố rằng "Xô-viết Việt-nam đầu tiên trong lịch sử Đảng ta - là sự phát triển tất yếu cho cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước ta trong những năm 1930-1931" (ĐCSVN 1976, 205). Cũng nên biết rằng năm 1930 Hồ chí minh hoàn toàn không có một Crédit nào trong ngân hàng "chống pháp cứu nước", lục lượng còn quá yếu kém và bị lu mờ trước thành quả của Việt Nam Quốc Dân Đảng, và không ai biết đến Hồ chí minh, đảng cộng sản Đông Dương và các nhân vật như Nguyễn thị Minh Khai, người dân lại không biết gì về cái gọi là Phong Trào Xô Viết Nghệ Tĩnh mà đảng cs từng viết vào lịch sử đảng. Người dân miền bắc nói riêng và cả nước nói chung, họ chỉ biết đến Nguyễn Thái Học, Cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...và các phong trào kháng Pháp như Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, Phong Trào Đông Du , Phong Trào Duy Tân, Việt Nam Quốc Dân Đảng ....Còn cái gọi là Hội Phụ Nữ Phản Đế của đảng cs Đông Dương thì không một ai được biết, vì Hội Phụ Nữ chỉ là tác phẩm có trong trí tưởng tượng của các sử nô cộng sản.
Thực ra, cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh ban đầu là một cuộc nổi dậy của nông dân, không có sự tham gia, chứ đừng nói là lãnh đạo, từ Đảng cộng sản Đông dương (ĐCSĐD), tiền thân của ĐCSVN (Duiker 1973, 198; Bernal 1981, 159; McLane 1966, 147-157). Cũng không có gì tương tự như chính quyền địa phương "Xô-viết."
Nguyên nhân chính của phong trào là "nông dân bất mãn về điều kiện kinh tế" (Duiker 1973, 192). Đặc biệt, ở Nghệ An, "mùa lúa gạo tháng mười năm 1929 và tháng năm 1930 đều tệ" (Bernal 1981, 157). ĐCSVN (hoặc ĐCSĐD - lúc ấy) có thể miễn cưỡng tham gia chỉ sau khi cuộc nổi dậy trở nên thịnh hành bởi vì "đảng không chuẩn bị vào năm 1930 về tổ chức và về mặt lý thuyết cho một cuộc đối đầu quan trọng với chính quyền Pháp và... ban lãnh đạo đã nhận thức rõ rằng một cuộc nổi dậy là quá sớm" (Duiker 1973, 197) Do đó, Đảng "bị ép buộc vào vị trí hỗ trợ một cuộc nổi dậy mà họ không thực sự muốn" .
Nông dân thậm chí không biết lá cờ đỏ búa và liềm tượng trưng cho cái gì. Nhiều người nghĩ rằng lá cờ này là cờ chính phủ . "Bằng chứng dường như cho thấy lãnh đạo ĐCSĐD không khởi động các Xô viết, cũng không chấp thuận khi chúng xuất hiện, nhưng một khi phong trào được tiến hành, họ đành phải hỗ trợ chúng cho đến cùng" . "Không có tài liệu ghi chép nào về chỉ thị đặc biệt gửi đến miền Trung, chứ đừng nói là Nghệ Tĩnh" (Bernal 1981, 159). "Tuyệt đối không có dấu hiệu cho thấy các lãnh tụ cảm thấy thời cơ đã đến . Sự tham gia cộng sản trong cuộc nổi dậy, do đó, chỉ đơn thuần là một phản ứng với một việc đã rồi (Duiker 1973, 197)
Nhãn hiệu "Xô viết" được dùng để chỉ cuộc nổi dậy của nông dân? Đó là vì Hồ (Nguyễn Ái Quốc vào lúc đó) láu táu báo cáo với Quốc tế Cộng sản vào tháng 11 năm 1930, "Hiện nay ở một số làng đỏ, Xô-viết nông dân đã được thành lập" (trích dẫn trong Nguyễn 2001, 75). Trên thực tế, không có chính quyền địa phương Xô viết như vậy tại các làng Nghệ Tĩnh. Có những hội nông dân mới được thành lập, nắm quyền, và "thường tự xưng là xã bộ nông, cái danh xưng được giữ trong suốt phong trào" (Bernal 1981, 152).
Tuy nhiên, các lãnh tụ Đảng cộng sản "lập tức gọi các tổ chức đó là ‘Xô viết’". Các sử gia Đảng cs Việt Nam thừa nhận rằng "về chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết thì hồi đó không đồng chí nào nhận được chỉ thị hoặc nghe phổ biến" (trích dẫn trong Nguyễn 2001, 75). Nếu vậy, tại sao Hồ gọi cuộc nổi dậy nông dân là một phong trào Xô Viết? Có thể có hai lý do: Hồ muốn làm hài lòng các cấp trên của mình trong Quốc tế Cộng sản, và Quốc tế Cộng sản gợi ý cho Hồ ý muốn của họ thúc đẩy cộng sản ở các nước ngoài thực hiện theo các thí dụ thiết lập bởi cộng sản Việt Nam (Nguyễn 2001, 76).
Bất kể chuyện gì đã khiến Hồ gọi cuộc nổi dậy là Xô viết, nhãn hiệu Xô viết và sự mô tả các cuộc nổi dậy nông dân là phong trào tiền phong cách mạng Đảng là mẩu chuyện PHỊA thuần túy. ĐCSVN chỉ giành công cho cuộc nổi dậy của nông dân,"chính yếu là dưới dạng các bài viết bởi kẻ tuyên truyền tài ba Trần Huy Liệu" (Dommen 2002, 44).
Thực ra, cái gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh được gây ra bởi phong trào quốc gia bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa Yên Bái (McLane 1966, 147-157, gọi cuộc khởi nghĩa Yên Báy là binh biến "Enbay"). Cuộc khởi nghĩa Yên Báy ngày 19.2.1930 và các cuộc nổi dậy tiếp theo bởi Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) bị Pháp dập tắt nhanh chóng. Nhiều thành viên của VNQDĐ, kể cả vị lãnh tụ nổi tiếng Nguyễn Thái Học, bị bắt giữ, xử, và hành quyết. Các hoạt động cách mạng quốc gia được hoan nghênh bởi cộng sản Liên Xô. Động lực của cuộc khởi nghĩa Yên Báy lan tràn sang các phần khác ở Việt Nam và dẫn đến các cuộc đình công ở Sài Gòn và các thành phố khác và các cuộc nổi dậy nông dân ở phần phía bắc miền Trung Việt Nam, đặc biệt là vùng Nghệ Tĩnh.
Xô Viết Nghệ Tĩnh là một gian lận nghiêm trọng bởi vì, không những cộng sản Việt Nam giựt công cho chuyện mà họ không xứng đáng, mà họ còn bỏ qua sự đóng góp và hy sinh đáng kể của nông dân Nghệ Tĩnh và VNQDĐ.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh mà đảng CSVN thường rêu rao cũng như sự nổi dậy của phụ nữ trong tháng 2/1930 chỉ là một đánh tráo tài khoản của Việt Nam Quốc Dân Đảng với đảng CSVN, là một sự gian lận nghiêm trọng bởi vì không những cộng sản Việt Nam giựt công cho chuyện mà họ không xứng đáng, mà họ còn bỏ qua sự đóng góp và hy sinh đáng kể của nông dân Nghệ Tĩnh và Việt Nam Quốc Đảng.
Đừng bao giờ tin những gì cộng sản sản nói, chỉ toàn là lừa dối và bịp bợm. Ngày phụ nử 20.10.1930 chỉ là một trò chơi bài lận của đảng bán nước CSVN. Đồng bào hãy sáng suốt nhìn lại những gì đảng nói và những gì đảng từng làm cho người phụ nữ VN trong 7 thập niên qua, để biết bộ mặt thật của bác và đảng trong các vấn đề phụ nữ:
1. Tội ác của HCM và ĐCSVN với bà Cát Hạnh Long, một người từng chứa chấp và nuôi dưởng HCM và các tên lãnh đạo của BCT đầu tiên. Bà CTL tức Nguyễn thị Năm đã gom vàng của mình để giúp HCM trong tuần lễ vàng, để HCM đút lót tướng Lư Hán năm 1945, khi quân Tưởng Giới Thạch vào VN giải giới quân Nhật. Bà Cát hạnh Long là nạn nhân đầu tiên của chiến dịch CCRĐ bị xử bắn, đến nay xác chưa cho thân nhân nhận về.
2. Các bà vợ của HCM như Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân Nguyễn thị Lạc, Nguyễn Thi Minh Khai, Nông Thị Vàng (em gái Nông Thị Xuân).....là những nạn nhân trong cuộc đời gian dâm của HCM. http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=99505
3. Người phụ nữ VN trong chế độ cộng sản chỉ là những con vật mà bác và đảng dùng để kiếm đô la nuôi đảng. Đảng đã đem phụ nữ đi rao bán khắp nơi với giá 6000 đô la, xuất khẩu phụ nữ đi lao động ra nước ngoài , buôn bán phụ nữ cho cTrung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan để làm vợ đàn ông các nước này...ngoài ra còn xuất cảng đỉ điếm ra nước ngoài để kiếm ngoại tệ nuôi đảng. Người phụ nữ VN chưa bao giờ bị xúc phạm nhân phảm đến mức khôn nạn như trong thời đại HCM.
4. Thảm thương nhất là những người phụ nữ tham gia biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, những dân oan khiếu kiện bị đảng cướp mất đất đai đều đã được công an chăm sóc đến thương tích. Ngay những phụ nữ bị nhốt trong tù cũng bị tra tấn đến thương tích cùng mình...
Hơn bao giờ hết người phụ nữ VN cần sáng suốt và nhận định rõ được thực chất của những ngày Phụ Nữ như ngày 8.3 hay 20.10 chỉ nói lên được sự giả dối của bác và đảng, không mang ý nghĩa là vinh danh người phụ nữ như đảng từng rêu rao trong nhiều thập niên qua. Trên thế giới không có nước nào có nhiều ngày phụ nữ giả tạo như XHCHVN. Một tuồng hát nhằm xoa dịu nổi căm hờn của người phụ nữ VN sống trong chế độ bạo ngược, coi rẽ thân phận và nhân phẩm của người phụ nữ. Nhìn về quá khứ thân phận người phụ nữ VN trong thời Pháp Thuộc cũng chưa bao giờ bị đối xử tàn tệ như trong chế độ buôn dân bán nước CHXHCNVN.
Hãy nhìn thật rõ bản chất và việc làm của chế độ đối với chị em phụ nữ để đừng bị đảng csVN gạt gẫm thêm thân xác và sức lao động, nhằm vỗ béo cho các đảng viên và chế độ bạo ngược do người cộng sản cầm quyền.
Trong chế độ VNCH trước đây , ngày để vinh danh người phụ nữ là ngày giỗ của hai ba Trưng mồng sáu tháng hai Âm Lịch. Mặc dù chế độ VNCH không tồn tại lâu, nhưng trong chế độ đó chưa bao giờ nhân phẫm của người phụ nữ bị chà đạp, không bao giờ nhà nước cho đàn bà con gái trần truồng cho người ngoại quốc ngắm nghía để chọn vợ, lại càng, không bao giờ lạm dụng sức lao động của người phụ nữ, như xuất khẩu lao động để các nước khác bóc lột sức lao động của người phụ nữ. Và trong chế độ mà người cộng sản từng mạ lỵ là ngụy quyền, nhưng chưa bao giờ nhân dân thấy được cảnh phụ nữ đi bán dâm khắp nơi trên thế giới và tại các nươc láng giềng như trong chế độ XHCN ngày hôm nay.
Biên Khảo lịch sử
Nguyễn Thị Hồng, 20.10.2017
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen