Samstag, 20. Januar 2018

 "VŨ ĐÌNH LIÊN" MỘT THI NÔ CỦA ĐẢNG
 BÀI THƠ  ÔNG ĐỒ

Xuân lại về để bắt đầu cho chu kỳ mới của một năm , người Việt chúng ta thường đón xuân ( ăn tết) rất trọng thể. Én, hoa mai hoa đào, ông đồ, tràng pháo, bánh chưng xanh...là những hình ảnh không thể nào thiếu trong các bức tranh tết hay trên các thiệp chúc xuân đầu năm. Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. 

Ngày xưa khi chử nho và chử nôm còn thịnh hành, ông Đồ là hình đẹp của ngày tết Việt truyền thống. Vũ Đình Liên , một tên tuổi được nhiều người miền nam trước năm 1975 biết qua bài thơ " Ông Đồ". Bài thơ này được đăng lần đầu trên báo Tinh Hoa  năm 1937, lúc ông chưa biết gì về người cs. Bài thơ đó của ông sau được một nhạc sĩ miền nam phồ thành nhạc. http://lyric.tkaraoke.com/21459/ong_do.html

Ông Đồ 

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phụng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Gió buồn mơn mặt giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên )

ÔNG ĐỒ LÀ GÌ?

Trong nền khoa cử Nho học vào triều Lê, người thi Hương đậu gọi là Cử nhân, Tú tài; đến đời Hậu Lê gọi là Hương cống, Sinh đồ; đời Gia Long cũng theo đời trước cho tới khi đến đời vua Minh Mạnh thì đổi gọi là Cử nhân và Tú tài. Người học sinh (anh khóa) phải trải qua thi qua 3 kỳ thi và nếu như đỗ được Tú Tài (trước năm 1828  tức là ở kỳ thi thứ nhất, được gọi là Sinh đồ) nhân gian gọi là ông Đồ. Sinh đồ là những người đổ đạt ở cấp thấp nhất tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp, nhưng chưa đủ trình độ để  được triều đình bổ làm quan, họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó (như là thi Hội và thi Đình). Trong khi chờ triều đình tổ chức khóa thi, những sinh đồ phải tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học ( nên còn gọi là "thầy đồ"), viết thuê,... . Đến khi chử quốc ngữ phát triển thì chử nho và chử nôm bị đẩy lùi,  học sinh chỉ học chữ Quốc ngữ mà không còn học chữ Hán nữa. Những ông đồ không có việc làm đã sinh sống bằng nghề viết chữ thuê, như trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Ngày nay, chữ "ông đồ" cũng được dùng để gọi những người có liên quan hay là có tiếp xúc với chữ Hán, với nền văn hóa Nho giáo, chẳng hạn những người viết chữ thư pháp hàng năm vào dịp Tết hay là những người nghiên cứu Hán-Nôm. Một nét đẹp văn hoá sự tôn vinh giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta và hình ảnh "Ông Đồ" tới nay chỉ còn thấy xuất hiện trong dịp xuân về tết đết nơi các phố ông đồ.

Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên không bị chế độ VNCH cấm lưu hành và được nhạc sĩ Võ Tá Hân của miền nam phổ nhạc và sáng tác này của ông được giới ca sĩ miền nam yêu chuộng, thường hát trong những dịp xuấn về  ( nghe: https://www.youtube.com/watch?v=ytzJMwHO0bE ). Trên hệ thống truyền thanh truyền miền nam VN trong dịp xuân về tết đền.

Vũ Đình Liên (VĐL) sau gia nhập vào đảng csVN  đã trở thành một bồi bút như Xuân Diệu, Tố Hữu và 17.000 bồi bút khác được cấp giấy phép của nước CHXHCNVN hành nghề khắp nơi trên đất nước VN. Bài thơ của VĐL về "ông Đồ",  ông đã sáng tác vào lúc đất nước chưa có bóng dáng cộng sản. Nên bài thơ nầy còn được chấp nhận tại miền Nam và được lưu hành (viết theo lời kể của các bậc thức giả còn sống ở Hãi ngoại.). Trường hợp Vũ Đình Liên không khác gì trường hợp Lưu Hữu Phước với bản " Tiếng gọi Thanh Niên tức Quốc Ca VNCH sau nầy". Ngoài ra còn một số sáng tác của Văn Cao củng được lưu hành tại miền Nam, đó là những bản nhạc tiền chiến, những sáng tác có trước khi loài quỷ đỏ xuất hiện trên quê hương VN.

Vũ Đình Liên, sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc Hà Nội. Sau khi đậu tú tài ở trường Pháp Collège de protectorat ( Trường Bảo hộ tại Thụy Khuê, chính là Trường Bưởi, sau đổi thành Chu Văn An). Ông ta ghi danh học Luật một vài năm rồi bỏ ngang để dạy học tư và làm báo. Năm 1946, Vũ Đình Liên theo kháng chiến trong Hội Văn Nghệ Cứu Quốc Liên Khu 3, gia nhập vào Đảng Cộng Sản năm 1951, dạy học và biên soạn sách giáo khoa cho chế độ! Ông qua đời ngày 18/1/1996

Bài thơ “Ông Đồ” được Vũ Đình Liên sáng tác vào năm 1937, đăng trên báo Tinh Hoa. Ngoài ra ông còn những bài thơ khác nữa nhưng không nổi tiếng. Vì bài Ông Đồ làm cho tiếng tăm Vũ Đình Liên được vào danh sách những văn thi nhân có hạng, nên khi trở thành Đảng viên Cộng Sản, ông tiếp tục lấy hơi hám bài thơ nầy làm sườn cho ý tưởng ca tụng “ Đảng và Xã Hội Chủ Nghĩa” một cách rất ư là ngây ngô và nịnh hót! Ta hãy xem bài thơ sau đây, họ Vũ dựa vào bài “ông Đồ” để diễn tả “tấm lòng” theo đảng trung thành của mình như thế nào??:

Bài thơ “Thủy Chung” sáng tác năm 1977, Tết Đinh Tỵ nặc mùi gia nô  của VĐL:

Năm nay đào nỡ rộ,
Mừng hội Đảng, Hội Dân,
Bút ông đồ lại họa
Những nét chữ đẹp, thân.
Cờ biển ngập phố phường,
Cành đào bay thắm đỏ,
Như cả ngàn hoa xuân,
Nét hoa trên mỗi chữ.
Thấy trong lòng say sưa,
Dừng chân không muốn bước,
Nghe đọc những vần thơ
Ngợi khen những nét bút.
Xuân Cộng Hòa Xã Hội
Mai đào tươi thắm hoa
Một nguồn hạnh phúc mới
Trào ngọn bút dòng thơ...!

Đây là bài thơ tiêu biểu của thi nô VĐL, và bài nầy đã đưa VĐL lên đỉnh cao của hạng bồi bút, nó phản ảnh không biện bác được rằng, Vũ Đình Liên, trước sau cũng chẳng giữ được tiết tháo “kẻ sĩ”như Trần Dần. Nhà thơ họ Trần đã để lại cho đời mấy câu thơ ngắn cho một giai đoạn bị tù đày, trả giá mấy vần thơ do ông sáng tác.

Do đó khi đề cập đến bài thơ của VĐL" Ông Đồ", người viết phải kèm thêm những sự thật về chân dung của VĐL trước và sau khi sáng tác ra bài thơ nổi tiếng "ÔNG ĐỒ". Với bài thơ "Ông Đồ " và con người Vũ Đình Liên trước và sau khi gia nhập đảng cs, để mọi người chúng ta phân biệt được hai phạm trù Văn Hóa và con người, và lý do tại sao VNCH đã không bác bõ bài thơ ông Đồ tại miền nam VN trước năm 1975 là như vậy! VNCH không như người cộng sản, khi chiếm được miền nam, họ đã xoá bõ toàn bộ nền văn hoá nhân bản của VNCH, tất cã các văn, thơ, nhạc do các thi văn, nhạc sĩ sáng tác đều bị họ vất bõ trong cuộc cách mạng văn hoá song hành chung với cuộc đổi mới miền nam theo định hướng hận thù và đấu tranh giai cấp đúng theo học thuyết của Mao-Mác.

Nhìn lại việc làm rất khôi hài của những đỉnh cao văn hóa cộng sản, về việc cứu xét  cho lưu hành lại bản nhạc "Ly rượu mừng" một sáng tác của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương,  họ phải mất 40 năm nghiền ngẫm về nội dung, rồi mới cho hát lại, họ đúng là đỉnh cao chói lọi của nền văn học XHCN!! http://congan.com.vn/the-thao-van-hoa/giai-tri/cap-phep-ca-khuc-ly-ruou-mung-sau-40-nam_13286.html

Nguyen Thi Hong 20.1.2018

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  NGUỒN VIỆN TRỢ TÀI CHÍNH CHO UKRAINE BỊ CHẬN Ở BUNDESTAG Đó là những niềm hy vọng cuối cùng của Ukraine. Dự thảo ngân sách cung cấp bốn tỷ...