AI CHỦ TRƯƠNG CHIA RẺ VÙNG MIỀN, TÌNH TỰ DÂN TỘC?
Việt Nam Quê hương tôi là cội nguồn chung của Việt tộc từ hàng ngàn năm nay. Vì thế, dĩ nhiên là đất nước của giống dân Lạc Hồng. Chế độ hay nhà nước có thể thay đổi nhưng VN mãi mãi trường tồn. Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ bắc xuống nam từ lâu đời đã hình thành 3 vùng địa lý rõ rệt. Theo đó tên gọi được đặt theo từng thời kỳ như: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.
Bắc Việt (Bắc Phần, Bắc Bộ)
Miền Bắc là phần đất của nước VN với cái vốn liếng ngàn năm văn vật mà đại diện là Hà Nội - vùng đất Thăng Long xưa, biểu tượng là Hồ Gươm. Hà Nội còn được coi là thủ đô cổ nhất nước Việt còn nhiều di tích lịch sử tồn tại. Vua Lý Thái Tổ ban hành " Chiếu dời đô" vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội), còn được gọi là kinh đô Thăng Long của Đại Việt.
Non nước hữu tình ba miền xinh đẹp quá,
Từ những câu hò ý nhạc thành bài ca.
Ngày vui em đến thăm Hà Nội,
Gió chiều Hồ Gươm vang bóng thời xưa.
Ba sáu phố phường năm cữa ô cổ kính,
Về đất quan họ hát mừng ngày hội Lim.
Ngẫn ngơ như bức tranh tuyệt vời,
Ngắm vịnh Hạ Long ngất ngây chùa Hương.
(Trích bài hát "Quê Hương Ba Miền" của tác giả: Thanh Sơn)
Trung Việt (Trung Phần, Trung Bộ)
Miền Trung của đất nước là vùng đất khởi nghiệp của các vua chúa triều Nguyễn, tính từ thời Vua Gia Long cho tới Bảo Đại (1802 - 1955) - biểu tượng của vùng đất miền trung này là chùa Thiên Mụ.
Đền Huế rồi thương dòng sông Hương
Đường qua Vĩ Dạ chợ Đông Ba Ngự Bình
Thăm lăng di tích thăm Thiên Mụ
Tóc thề chấm vai nghiên nón qua Tràng Tiền.
Đêm trăng buồn trên bến Vân Lâu
Ngâm câu mái đẩy giọng ai nghe thãm sầu
"Bên ni bên nớ ai mong chờ"
Xa rồi mà lòng thương Huế đẹp mộng mơ
(Trích bài hát "Quê Hương Ba Miền" của tác giả: Thanh Sơn)
Nam Việt (Nam Phần, Nam Bộ)
Miền Nam với biểu tượng chợ Bến Thành là vùng đất mới, từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa năm 1558 lập nghiệp. Năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" từ đó cụm từ Sài Gòn đã xuất hiện và hơn 250 năm sau trở thành thủ phủ của miền nam và thủ đô của VNCH .
Về Sài Gòn đọc qua lịch sử
Từ lúc khai hoang xuống miền lục tỉnh xưa
Cho hôm nay tương lai thêm sáng ngời
Làm khách bốn phương đến rồi không nỡ đi.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Thành phố xa hoa suốt từ ba thế kỷ qua
Dang đôi tay hoa khôi em đón mời
Cùng với năm châu Sài Gòn hòn ngọc viễn đông.
(Trích bài hát "Quê Hương Ba Miền" của tác giả: Thanh Sơn)
VN-Quê hương tôi trước khi bị người cộng sản chiếm, chứa chan Việt tình, là một mảnh hình hài của mẹ Việt Nam...là những ngôn ngữ của nguồn văn hoá với 4898 năm văn hiến.. là nơi có tiếng việt trong sáng...là câu hò, ca dao... điệu ru của mẹ VN. VN tôi đẹp lắm ai ơi! nơi đó có núi Nghĩa Lỉnh nơi ấp ủ hồn việt nơi hội tụ của khí thiêng sông núi....Việt Nam tôi còn có vị; Vị của quê hương VN là vị mặn thuỷ chung của những người cùng sinh ra trong một bọc và gọi nhau là đồng bào. VN nước tôi mặn nồng Việt tình, rạng rở hào khí của tiền nhân với những anh thư như Hai Bà Trưng, Bà Triệu...những anh tài như Lý Thường Kiệt là những con chấu chấu, đá văng cổ xe Bắc phương để dành độc lập cho tổ quốc Việt Nam." nực cười chấu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng". VN-quê hương tôi mặn mồ hôi, mặn nước mắt, mặn cả máu của bao thế hệ anh hùng gìn giữ và tưới thắm mảnh đất này.
Từ 20 tháng 7 năm 1954, sau sự thất trận tại Điện Biên Phủ của thực dân Pháp, Việt Minh đã ký với Pháp hiệp đình chia đôi đất nước VN làm hai phần đất với hai chính thể riêng biệt, miền Bắc xã hội chủ nghĩa với một người lãnh đạo không viết rành tiếng quốc ngử là ông hồ chí minh, là lãnh đạo đất nước theo mẫu mực của cộng sản đệ tam quốc tế. Miền nam tự do dưới sự lãnh đạo của chí sĩ Ngô Đình Diệm.
Sự chia cắt đất nước đưa đến việc chia rẽ tình tự dân tộc sâu sắc này đã gặp sự chống đối mảnh liệt của phe quốc gia và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Một điều cần phải nói rỏ là trong Hiệp đình Genève 1954, Phái đoàn quốc gia VN tham dự trong Hội Nghị Genève với tư cách là quan sát viên không không có quyền đàm phán hay đưa ý kiến để bàn bạc hay góp ý cho hiệp định này - Hiệp định Genève không có chử ký của phe quốc gia VN và quốc gia VN không hề ủy quyền cho Pháp đại diện cho mình trong cuộc đàm phán về bản Hiệp Định Genève 1954. Hiệp định Genève được ký kết giửa hai phe tham chiến là Đại tướng Pháp Deltheil và Tạ Quang Bửu thay mặt phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Genève. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bất cứ văn kiện nào của Hiệp định. Cũng từ đó, VN nước tôi có hai nhà nước Việt Nam Cộng Hoà và Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà, lấy sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 làm ranh giới Bắc Nam VN. Trong Wikipedia do các sử gia đỏ viết " VNCH ủy quyền cho phái đoàn Pháp tham dự (?!), đây là một sự đánh tráo, đổi trắng thay đen lịch sử của đám gọi là Việt gian cộng sản miền Bắc. Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954
Người VN có thể không thuộc nhà nước VNCH hay VNDCCH, nhưng vẩn có một mảnh đất chung hình cong chử S từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, quần đảo Hoàng Trường Sa với truyền thống trên 4500 năm Văn Hiến Nhân Bản của Việt tộc ....đó chính là tài sản của mẹ VN đã để lại cho con dân nước Việt, nó là gia tài chung của đồng bào hai miền nam bắc. Rất tiếc vì tham vọng của các thế lực ngoài VN với sự đồng thuận của của Việt Minh nên tình tự VN đã bị chia uyên rẽ thúy từ sau ngày ký Hiệp Định Genève 1954.
Sau khi đất nước bị chia làm 2 vùng lãnh thổ khác nhau, miền bắc dưới sự lãnh đạo của hcm, người gối đồi chủ nghĩa Maxism đã dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để phát huy bản lãnh của các đỉnh cao trí tuệ, họ đã thay thế nền văn hóa nhân bản của tổ tiên để lại bằng thứ văn hóa nô dịch Mác Lê, nhằm thay da đổi thịt cho màu cách mạng tháng 8. Văn hóa nô dịch này chủ trương bứng gốc nền văn hóa truyền thống, chia rẽ tình tự dân tộc vùng miền một cách sâu sắc để thổi phồng cái gọi là chính nghĩa của cuộc "cách mạng giải phóng dân tộc", bắc cộng chủ trương xóa bỏ lịch sử, nguồn gốc Việt tộc... Những con người cuồng Mác Lê là hồ chí minh đã phá hoại đạo đức của Việt tộc khi hạ lệnh bắn chết bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hạnh Long trong đợt đấu tố đầu tiên trong chiến dịch CCRDD 1953, là một người đã nuôi giấu những tên đầu lĩnh của đảng lao Động lúc bấy giờ, một sự vong ân bội nghĩa vượt qua khuôn khổ đạo đức của Việt tộc. Hcm còn là một con người với thực chất là một nhân vật thiếu đạo đức của một người đàn ông, khi ăn ở với đàn bà thì lại không bao giờ nhìn nhận những mối tình vụng trộm của mình, con rơi con rớt khắp nơi, đều không được nhìn nhận vì sợ mang tiếng thiếu đạo đức trong nền tảng truyền thống của Việt đạo.
Bắc cộng dùng hệ thống tuyên truyền để chia rẽ tình tự dân tộc hai miền Nam Bắc một cách sâu sắc nhất, chúng nhét vào đầu người dân miền Bắc những hình ảnh thãm nảo tệ hại nhất của những người dân đang cơ cực khổ sở vì làm nô lệ cho giặc Mỹ. Kế đến tên chóp bu khác của bắc cộng là Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ ruột của mình đến chết...Hệ thống tuyên truyền của Bắc cộng còn dùng tên thơ nô Tố Hữu để phá hoại đạo đức, tình tự dân tộc bằng những bài thơ sặc mùi máu tanh, phá hoại tính hiếu hòa, khoan dung rất nhân bản trong truyền thống Việt tộc như:
Bắc cộng dùng hệ thống tuyên truyền để chia rẽ tình tự dân tộc hai miền Nam Bắc một cách sâu sắc nhất, chúng nhét vào đầu người dân miền Bắc những hình ảnh thãm nảo tệ hại nhất của những người dân đang cơ cực khổ sở vì làm nô lệ cho giặc Mỹ. Kế đến tên chóp bu khác của bắc cộng là Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ ruột của mình đến chết...Hệ thống tuyên truyền của Bắc cộng còn dùng tên thơ nô Tố Hữu để phá hoại đạo đức, tình tự dân tộc bằng những bài thơ sặc mùi máu tanh, phá hoại tính hiếu hòa, khoan dung rất nhân bản trong truyền thống Việt tộc như:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Hay
Sta -lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Mồm con thơm sữa xinh xinh..
Đúng là cái quân khốn kiếp, tiếng đầu lòng không gọi ba..ba hay ma..ma mà nó kêu ngay tên đồ tể hàng đầu thế giới lúc bấy giờ!!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười...
Thơ nô Tố Hữu còn thương tên đồ tể Xít ta Lin ( Stalin) mười lần hơn cha mẹ ruột của mình, đúng là thứ con trời đánh!!
Đây chính là những thứ là đảo lộn một nền văn hóa nhân bản truyền thống của Việt tộc, đưa các triết lý nhân nghĩa đạo đức của tổ tiên VN chôn xuống lớp bùn đen.
Bắc cộng chính là những người chủ trương chia rẽ tình tự dân tộc và đạo đức, tôn ti trật tự trong xã hội...ngay đến chử viết tiếng quốc ngữ Bắc cộng đã chế ra hàng loạt từ mới để biểu diển trí tuệ hàng đầu của mình.
Theo Bùi Bảo Trúc, trong một bài viết có nhan đề “hà nội… chửi” (hoàn toàn không viết hoa) trong cuốn “Thư gửi ban ta… chuyện thật mà như đùa” (2016) đã phải thừa nhận.
“… nhiều người đồng ý rằng làn sóng người từ miền Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tạo nên một cú “shock” lớn khi đông đảo những thành phần ấy đem kiểu ăn nói thô tục, chửi thề độc địa ấy vào miền Nam, không một chút hạn chế, không một chút kiêng nể gì hết. Người lớn đã đành, luôn cả tuổi trẻ, thầy cô giáo cũng chửi thề văng tục một cách rất “vô tư” cùng khắp mọi nơi…”
Trước 1945 hai miền Nam – Bắc đã “sống chung hòa bình”. Ngày đó, người ta chấp nhận những từ ngữ có xuất xứ từ hai miền một cách “hồn nhiên” và “vô tư”! Chẳng hạn như “nhặt hộ tôi quả bóng” cũng có giá trị như “lượm dùm qua trái banh”; “xấu hổ” tương đương với “mắc cở” và cả từ cái chuyện nhỏ nhặt như “cục gôm” nếu gọi là “cục tẩy” cũng chẳng ai phản đối.
Cái gọi là “VC language” (theo cách nói của người Việt tại hải ngoại) bao gồm rất nhiều lãnh vực trong cuộc sống hiện nay. Thay vì dùng “phi cơ riêng” của các VIP nay đổi thành “chuyên cơ”; còn “phi công chính”, “phi công phụ” lại là “cơ trưởng”, “cơ phó”. “Phi hành đoàn” chỉ rút lại còn là “tổ lái”, một sự miệt thị đối với những người nắm trong tay hàng trăm sinh mạng của hành khách.
Trong xây dựng, một miếng đất, khu đất hay một diện tích nay được gọi là “mặt bằng”. Từ đó phát sinh ra “cán bộ giải phóng mặt bằng”, “cho thuê mặt bằng”, “tìm mặt bằng để kinh doanh” và thậm chí còn có cả “mặt bằng thù lao” tức là mức lương, có khi còn là mức thưởng cho một dịch vụ được cung cấp!
Một từ ngữ đã khá phổ biến trong giới thực hiện các chương trình giải trí trên truyền hình là… “cặp đôi”, như trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”. Đã dùng “cặp” (2 cái, 2 chiếc) mà lại còn dùng “đôi” thì quả là thừa. E rằng sẽ có một ngày nào đó, tiếng Việt sẽ được “cải tiến” để trở thành “cặp đôi đũa”, “cặp rượu” biến thành “cặp đôi rượu”.
Ngoài ra Bắc cộng còn chủ trương dùng những từ ngữ phức tạp khác. Thí dụ:
TỪ NGỮ VC.............................................................. & TỪ NGỮ VNCH
Ấn tượng...............................................................=Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ.......................................................... =Bác sĩ / Ca sĩ
Bang......................................................................... =Tiểu bang (State) (Vịt + nói chuyện trơ trẽn)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ.................................. =Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo.................................................................... =Thưa trình, nói, kể
Bảo quản..............................................................=Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói...................................................................... =Diễn văn
Bóng đá.................................................................... =Đá Banh, Túc cầu
(Cái bóng mà đá được mình thì chỉ có ở XHCN VN)
Bức xúc.................................................................... =Dồn nén, bực tức
Cái đài...........................................................=Radio, máy phát thanh.
Xem tiếp bảng đối chiếu từ ngữ bắc cộng và VNCH: https://www.facebook.com/notes/nguyen-huy/b%E1%BA%A3ng-%C4%91%E1%BB%91i-chi%E1%BA%BFu-t%E1%BB%AB-ng%E1%BB%AF-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%99ng-v%C3%A0-vi%E1%BB%87t-nam/873574622670362/
Xem tiếp bảng đối chiếu từ ngữ bắc cộng và VNCH: https://www.facebook.com/notes/nguyen-huy/b%E1%BA%A3ng-%C4%91%E1%BB%91i-chi%E1%BA%BFu-t%E1%BB%AB-ng%E1%BB%AF-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%99ng-v%C3%A0-vi%E1%BB%87t-nam/873574622670362/
Bắc cộng dùng những chữ "siêu sao" thay vì "minh tinh" để nói về một tài tử xuất sắc.Từ ngữ "siêu sao" là một lối gán-ghép chữ nghĩa lai căng, pha trộn tiếng nho với tiếng nôm. Trong khi đó từ ngữ chính thống là "minh tinh" diễn tả một cách chính xác một tài tử xuất sắc (một ngôi sao sáng trên sân khấu)
Ngô nghê hơn nửa, bắc cộng gọi một tên cướp hạng nặng bằng "siêu cướp" !!! (lại cũng sai văn phạm vì "siêu" là tỉnh từ và "cướp" là động từ. Rõ ràng, trong văn phạm động từ không được dùng để bổ nghĩa cho tỉnh từ. Tiếng Việt truyền thống có danh từ kép "siêu nhân" (một nhân vật siêu phàm). Ở đây tỉnh từ "siêu" bổ nghĩa cho danh từ nhân. Cha Ông của chúng ta không bao giờ nói "siêu ăn" , "siêu uống" hoặc "siêu trộm" hay "siêu cướp"!
Bắc cộng còn dùng những chữ ngô nghê, vô nghĩa và trơ trẽn.
Thí dụ: Bắc cộng nói: "Giải phóng mặt bằng" thay vì nói : "San bằng nhà cửa". Cả hai chữ "giải phóng" và "mặt bằng" ở đây đều vô nghĩa. Chữ giải phóng thường dùng cho người như "giải phóng nô lệ" chứ không ai nói giải phóng nhà cửa hay giải phóng cây cối . Còn "mặt bằng", nếu có nghĩa là nhà cửa thì thật là "hết ý" của Đỉnh Cao Trí Tệ Đần Cố Nông!
Như Tổng Bí Thư đảng csVN và là Chủ Tịch nước CHXHCNVN, từng phát biểu: “Tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là người miền Bắc”, đây là một ngôn từ nêu bật được tính chia rẽ vùng miền từ nơi một lãnh đạo cao nhất của bộ máy cai trị ngày nay. Trong Bộ chính trị đảng csVN là nơi mà người dân có thể thấy được sự chia rẻ vùng miền xuất phát từ điểm cao nhất của bộ máy cai trị đất nước. Điều này càng thể hiện rỏ nơi vị trí của TBT - luôn phải là người miền Bắc, trong lịch sử lãnh đạo đảng csVN, không bao giờ người miền nam hay miền trung được đề cử vào vị trí này. Phân biệt "Giai cấp" trong xã hội chính là chủ trương và là sản phẫm của giới vô sản chuyên chính, là nguyên nhân của các sự chia rẽ sâu sắc nhất trong các thành phần dân tộc và vùng miền ngày hôm nay.
Chia rẽ chính là sản phẫm của các đỉnh cao trí tuệ bắc cộng, nghị quyết 36-NQ/TW cũng là sản phẫm của bắc cộng nhằm chia rẽ cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại với võ bọc " Hòa giải hòa hợp dân tộc". Hãy nhìn thật kỷ tính chia rẽ phân biệt và kỳ thị thật gay gắt với người miên nam qua 3 đợt đánh tư sản, đưa đi vùng kinh tế mới, cũng như nhốt quân cán chính VNCH trong các trại gọi là cải tạo của bắc cộng sau khi chiếm được miền nam và tháng tư 1975, để thấy tính phân biệt vùng miền của cs Bắc Việt. Nhà cầm quyền Hà Nội đã thi hành một kế hoạch tuyên truyền từ năm 2004, với cái gọi là Nghị Quyết 36, mà trong đó có phần kêu gọi trực tiếp đối đầu với và gây mâu thuẫn chống lại mọi thế lực tại hải ngoại mà có thể đe dọa sự nắm giữ quyền hành của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tóm lại nguyên nhân chia rẽ Bắc Nam vùng miền là từ các lãnh đạo cao cấp trong đảng csVN từ hồ chí minh xuống tới các hệ tiếp nối, đến ban tuyên giáo rồi đến các hệ thống truyền thông, truyền hình gia nô của đảng, đó mới chính là những ổ chứa vi trùng bệnh chia rẽ vùng miền một cách gay gắt và trầm trọng. Cộng đồng người Việt tự do chúng ta cần phải nhận định thật rỏ sự chia rẻ sâu sắc về tình tự dân tộc về văn hóa về vùng miền...ngày hôm nay phát xuất từ cái ung bướu thối tha csVN.
Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 9.9.2019
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen