NGƯỜI RƠM PHẠM BÌNH MINH TRONG VAI TRÒ
CHỦ TỊCH HỘI NGHI ASEAN LẦN THỨ 10.
CHỦ TỊCH HỘI NGHI ASEAN LẦN THỨ 10.
Theo BBC đua tin, Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao phát biểu khi chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á (EAS) luân phiên lần thứ 10. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch luân phiên ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 ngày 9/9/2020. Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN, các đối tác EAS gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zeand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tổng Thư ký ASEAN.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao Hoa Kỳ ủng hộ ASEAN xây dựng cộng đồng, phát huy vai trò trung tâm trong duy trì và thúc đẩy hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh lập trường nguyên tắc của ASEAN, đề nghị các bên tăng cường tin cậy chung và lòng tin, đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
Chỉ thấy PBM nhai đi nhai lại điệp khúc của Ngoại trưởng Mỹ đưa ra cho vấn đề biển đông, mà VN cũng đã từng áp dụng nhiều thâp niên qua với tên cướp cạn TQ. Một nước láng giềng xấu nhất cũng là đàn anh, là thầy của csVN, có ra hàng trăm đạo luật cũng vô ích với TQ, khi không có sức mạnh về kinh tế và quân sự. Và nếu cứ tiếp tục trò chơi quan ngại, 1000 năm nửa cũng không có hoà bình ở biển đông. Lịch sử VN đã là một bài học xương máu với nước lớn phương bắc.
Theo cái nhìn của người viết qua các phát biểu của Phạm Bình Minh - chúng ta sẽ thấy được rỏ ràng là VN cố lợi dụng Mỹ để kiếm thêm viện trơ, và chỉ muốn dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để làm giảm bớt áp lực của TQ đang đè nặng lên đảng csVN. Riêng các ứng xử của VN hoàn toàn không có gì mới trước chủ nghĩa bành trướng của TQ. Điều nay có nghĩa là VN sẽ còn mất nhiều biển đảo và đất đai trong tương lai. Mặc dù là nước đóng vai trò nước chủ trì trong năm nay, nhưng VN đã bất động về cách giải quyết của VN nói riêng và khối Asean trong vấn đề biển đông, chỉ thấy VN vuốt đuôi theo đề nghị của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo.
Vuốt theo đuôi của Ngoại Trưởng Pompeo, Phạm Bình Minh và đảng csVN vô tình đã sập bẩy của Mỹ trong việc xác định thái độ của csVN trong vấn đề giải quyết biển đông, với chiêu này của Pompeo nhằm xác định được vị trí thái thú của csVN. Đề nghị của Pompeo là quả bóng thăm dò của Mỹ với VN và lập trường của khối Asean, trước khi Mỹ có chiến lược quyết liệt hơn ở biển đông, trong đó không có sự tham gia của VN - trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới của TT. Trump.
POMPEO GẶP ASEAN ĐỂ LÔI KÉO LÔI KÉO NHẬP CUỘC
Thông cáo chung của Hội nghị AMM-53, chỉ đưa ra được có mấy vấn đề không mang trọng tâm lớn: như ra Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 15 năm thành lập EAS dịp Hội nghị Cấp cao EAS lần thứ 15, tổ chức họp Nhóm chuyên gia EAS về Covid-19; ra Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN+3 ( đó là những đối tác với Asean) ...Thật là uổng phí một vai trò chủ tịch luân phiên của Asean trong năm nay, không làm được cái tích sự gì cho sự thịnh vượng cũng như vấn đề an ninh khu vực trong vấn đề an ninh biển đông bị TQ đe doạ, với nhiều nước thành viên của Asean. Đây cũng là một phần trách nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Asean. Ngày 10/9, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo nói, về Biển Đông, Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường và khuyến khích các nước ASEAN đoàn kết, thống nhất duy trì quan điểm chung về hòa bình ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và các giá trị đã được nêu trong Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
Trong cuộc gặp gở với Ngoại Trưởng Mike Pompeo, ông Phạm Bình Minh hoan nghênh và ngỏ ý muốn Hoa Kỳ mở văn phòng khu vực của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ ở Việt Nam và trông đợi sớm ký Hiệp định Hợp tác Phát triển Khu vực ASEAN-USAID nhằm tăng cường hợp tác phát triển hai bên ở khu vực.
Và ông cũng hoan nghênh Hoa Kỳ hỗ trợ 5 triệu USD thành lập Học viện YSEALI (Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á) đặt tại trường Đại học Fulbright Việt Nam (tiếng Anh: Fulbright University Vietnam), một trường đại học tư thục, độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận Trường được chính thức thành lập vào tháng 5 năm 2016. Trụ sở chính của trường được đặt tại Khu công nghệ cao TP. HCM. Việc PBM hoan nghênh việc viện trợ 5 triêu đô la, là một việc hết sức vô vị - Đây là trường Đạ Học Tư Thục do Mỹ xây dựng trong tinh thần phát triển tốt mối quan hệ giửa hai cựu thù, kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, từ năm 1994 với sự hợp tác giữa trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Trường Harvard Kennedy (thuộc đại học Havard) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ra đời (FETP, nay là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard. Sau 20 năm tồn tại, trường Fulbright được nâng cấp lên thành Đại học Fulbright. Được coi là bước phát triển sâu rộng cho mối quan hệ Việt-Mỹ.
Tổng vốn đầu tư của Đại học Fulbright khoảng 70 triệu USD. Trong giai đoạn đầu, kinh phí hoạt động của trường chủ yếu dựa vào khoản viện trợ 17 triệu USD của chính phủ Mỹ. Trường nằm ở tầng 2, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Website của trường: https://fulbright.edu.vn/.
Trở lại Hội nghi lần thứ 10 của Asean - Tổng cộng đã diễn ra 19 Hội nghị cấp Bộ trưởng, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các Hội nghị trong khuôn khổ ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cũng như giữa ASEAN với các Đối tác. Ngoài ra, còn có Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với đại diện Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Điều phối ASEAN về Phát triển tiểu vùng, Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN về tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững và Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong-Mỹ lần thứ nhất.
Và ông cũng hoan nghênh Hoa Kỳ hỗ trợ 5 triệu USD thành lập Học viện YSEALI (Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á) đặt tại trường Đại học Fulbright Việt Nam (tiếng Anh: Fulbright University Vietnam), một trường đại học tư thục, độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận Trường được chính thức thành lập vào tháng 5 năm 2016. Trụ sở chính của trường được đặt tại Khu công nghệ cao TP. HCM. Việc PBM hoan nghênh việc viện trợ 5 triêu đô la, là một việc hết sức vô vị - Đây là trường Đạ Học Tư Thục do Mỹ xây dựng trong tinh thần phát triển tốt mối quan hệ giửa hai cựu thù, kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, từ năm 1994 với sự hợp tác giữa trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Trường Harvard Kennedy (thuộc đại học Havard) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ra đời (FETP, nay là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard. Sau 20 năm tồn tại, trường Fulbright được nâng cấp lên thành Đại học Fulbright. Được coi là bước phát triển sâu rộng cho mối quan hệ Việt-Mỹ.
Tổng vốn đầu tư của Đại học Fulbright khoảng 70 triệu USD. Trong giai đoạn đầu, kinh phí hoạt động của trường chủ yếu dựa vào khoản viện trợ 17 triệu USD của chính phủ Mỹ. Trường nằm ở tầng 2, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Website của trường: https://fulbright.edu.vn/.
Trở lại Hội nghi lần thứ 10 của Asean - Tổng cộng đã diễn ra 19 Hội nghị cấp Bộ trưởng, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các Hội nghị trong khuôn khổ ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cũng như giữa ASEAN với các Đối tác. Ngoài ra, còn có Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với đại diện Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Điều phối ASEAN về Phát triển tiểu vùng, Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN về tăng cường vai trò của Phụ nữ vì hòa bình và an ninh bền vững và Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong-Mỹ lần thứ nhất.
Mặc dù Phạm Bình Minh không đưa ra được một sáng kiến nào mới mẻ để phát triển khối Asean về các vấn đề: giáo dục, mạng lưới đại học và học bổng, y tế, hàng không tự do duy nhất, thuế thương mại, an ninh phi truyền thống như an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, biến đổi khí hậu, lộ trình hội nhập kinh tế, các hoạt động về thể thao cho khu vực, cũng như giải quyết vấn đề tranh chấp biển đông, hoặc thành lập Uỷ Ban Nhân Quyền cho Asean cũng không thấy đề nghi thảo luận..... Thế nhưng Ban Tuyên Giáo lại có dịp bốc mẻ Phạm Bình Minh trong vai trò nước chủ tịch luân phiên của Khối Asean năm 2020. Các tên bút nô của hệ thống truyền thông của đảng, thay nhau tung hê đủ thứ.
Trích bào Đảng Cộng Sản Điện Tử, nguồn:http://dangcongsan.vn/thoi-su/hoi-nghi-bo-truong-ngoai-giao-asean-hoa-ky-va-asean-canada-563276.html
"Phát biểu tại Hội nghị, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Micheal Pompeo khẳng định việc ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng và đóng vai trò trung tâm của khu vực là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, đánh giá cao vai trò chủ động của Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt trong điều phối các nỗ lực khu vực cùng với các đối tác ứng phó hiệu quả với dịch bệnh. Ngoại trưởng Pompeo đánh giá cao Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ xây dựng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và hợp tác cùng có lợi. Hết trích!!
Không làm được giống gì cho khối tự do thương mại với 500 triệu dân, nhưng tối ngày cứ lừa bịp người dân VN về vai trò của ông người rơm Phạm Bình Minh trong việc điều hành ở vị trí chủ tịch. Thành thật mà nói, các nước trong Asean đã quá thất vọng khi được mời tham dự trong lần thứ 10 này.
TIỂU SỬ PHẠM BÌNH MINH
Phạm Bình Minh là con trai của cựu Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương). Một người có khuynh hướng thân Tây Phương nên bị mất chức sau Hội Nghi Thành Đô 1990. Vì hướng của Bộ Chính Trị lúc đó ngược hướng với các sếp của Nguyễn Cơ Thạch, vì hướng đi của các quan trong BCT lúc đó là thờ Tàu, ai đi nghịch hướng này là bị khai trừ.
Ông Nguyễn Cơ Thạch đã kết luận về Hội nghị Thành Ðô: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.” Bệnh chứng Nguyễn Cơ Thạch cũng là bệnh chứng “Bắc thuộc mới.”
Phạm Bình Minh (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959) là một nhà ngoại giao và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021
1994: Tốt nghiệp thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Trường Luật Quốc tế và Ngoại giao Fletcher trực thuộc Đại học Tufts (Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University, Massachusetts), ông thuộc lớp sinh viên đầu tiên qua Hoa Kỳ học dưới sự tài trợ của học bổng Fulbright.
Từ năm 2001 đến tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ủy viên dự khuyết thành Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X từ ngày 13 tháng 1 năm 2009.
Xét qua lý lịch và con đường học vấn và quan lộ thì ông Phạm Bình Minh, một Uỷ Viên BCH/TW/ĐCSVN, từng đi học ở Hoa Kỳ. Trong đám UV/BCT/TƯ, người ta nhận ra được ông Phạm Bình Minh là một Uỷ Viên hiếm hoi có thực học. Không như hàng trăm Uỷ Viên khác và những tướng quân đội và CA vô học, đầy trong BCT và Quốc Hội nước chxhcnvn, nhưng học vị toàn là TS, PTS, Thạc sĩ...
Nhiều người còn cho là Phạm Bình Minh có lập trường thân Mỹ và tây Phương, nhưng theo thiển ý của người viết thì PBM chỉ là tên masage cho Mỹ, chứ không phải là kẻ thân Mỹ. Tới nay vẩn chưa thấy một tên cộng sản chóp bu nào có lập trường thân Mỹ rỏ rệt. Cha của Phạm Bình Minh, chỉ mới có xách mé với TQ là bị hạ bệ ngay, đó không phải là bài học cho quí tử Phạm Bình Minh hay sao ??
Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 14.09.2020
Nhiều người còn cho là Phạm Bình Minh có lập trường thân Mỹ và tây Phương, nhưng theo thiển ý của người viết thì PBM chỉ là tên masage cho Mỹ, chứ không phải là kẻ thân Mỹ. Tới nay vẩn chưa thấy một tên cộng sản chóp bu nào có lập trường thân Mỹ rỏ rệt. Cha của Phạm Bình Minh, chỉ mới có xách mé với TQ là bị hạ bệ ngay, đó không phải là bài học cho quí tử Phạm Bình Minh hay sao ??
Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 14.09.2020
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen