TRIẾT LÝ NHÂN VĂN TRONG CHIẾC BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
Bánh chưng, bánh giầy là hai loại truyền thống trong ẫm thực những ngày Tết Việt, nó gói ghém được một triết lý rất nhân văn của Việt tộc trong sinh hoạt những đầu năm mới. Được gọi là "Chưng" vì có nghĩa là chưng hay hấp cách thủy, phát xuất từ chữ "chưng" (蒸) trong tiếng Hán-Việt.
Tuy "Chưng" là âm Hán-Việt hiện đại của chữ 烝, cũng viết 蒸, theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là “đun, nấu cách thủy”. Đào Duy Anh đã có lý.
Vương Lực cổ Hán ngữ tự điển (Bắc Kinh, 2002) cho biết chữ chưng có 9 nghĩa, nghĩa thứ hai là “dụng hoả hồng khảo” tức “dùng lửa mà nung, sấy” (!). Sự bổ xung cho nhau về nghĩa của từ chưng, hồng, khảo cho thấy chữ chưng trong bánh chưng được dùng rất phổ biến bởi bánh chưng là bánh được luộc.
Có người lại giải thích như sau: được biết thì có 2 loại bánh: bánh chưng và bánh trưng, là tên gọi tắt của bánh trưng tày (bánh này vốn của người tày), về nguyên liệu và cách làm thì cũng giống bánh chưng nhưng bánh trưng tày được gói theo kiểu bánh tét trong miên nam. Theo người viết "bánh chưng" hay "bánh trưng tày" thì cũng đều là thứ bánh ăn ngày tết , cũng từ gạo nếp , đậu xanh thịt heo mà ra nên cái nào cũng hợp lý theo cách gọi từng vùng miền.
Nếu chỉ xét theo nghĩa thông dụng hiện đại của chữ chưng thì sẽ không thấy được tính hợp lý của việc đặt tên cho bánh chưng. Nhưng nếu đi vào lịch sử ngữ nghĩa của nó thì mới thấy việc đặt tên này đã bắt đầu từ rất lâu đời, khi mà chữ này chưa mất đi cái nghĩa “dụng hoả hồng khảo”. http://vanhoanghean.com.vn/PDF/PL2D.pdf
Trong vài địa phương ở miền bắc có nơi vẩn còn viết là bánh trưng, thay vi bánh chưng. Nhưng ở đây để tránh tranh cải về ngữ nghĩa, tôi chọn dùng cụm từ bánh chưng.
Từ ngàn xưa, ca dao của người Việt Nam vẫn có những câu nói về cách hành xử của con cái đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con
hay
Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
hay
Chí tâm niệm Phật đêm ngày
Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.
hay
“Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
Qua các câu ca dao trong kho tàng văn học dân gian, cho thấy phong cách ứng xử với cha mẹ theo truyền thống Việt đạo, đó là tấm lòng hiếu thảo với bậc sinh thành mình. Hiếu chính là cách hành xử đúng mực đối với người mình đã thọ ơn. Trong đạo Việt, đạo hiếu trong bổn phận của người làm con, chử hiếu cũng được tiếp nhận từ tư tưởng Phật giáo từ nhiều ngàn năm qua, - từ những nguồn văn hóa này, - nên vấn đề hiếu đạo được đề cao và chiếm vị trí quan trọng mối quan hệ giữa con cái đối với cha mẹ ông bà..
Tiếc rằng trong quá trình làm tay sai cho Nga Tàu, Hồ chí Minh đã xích hoá dân Việt vào học thuyết Marx, vì bị nhiễm độc bằng thứ văn hoá ngoại lai, nên nền tảng nhân văn trong đạo Việt bị phá vỡ, trong đó những đức tính tốt trong phạm trù hiếu đạo, đã bị xã hội lơ là, dẫn đến tình trạng thượng bất chính hạ tất loạn, trên không ra trên dưới không ra dưới như hiện nay. Văn hoá truyền thống của một xã hội Văn Lang có từ thời Hùng Vương đã bị lung lay tận gốc rể.
Con đem cha mẹ ra đấu tố như tên Trường Chinh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần 2). Lúc khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007):
“Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hoá, tội kia sách chép đứa tên Khu”. Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu – Trường Chinh !.
Thơ nô Tố Hữu, Ủy Viên Trung Ương Đảng, với phần trích từ bài thơ "Stalin! Stalin!" của Tố Hữu làm năm 1953 khi nghe tin nhà lãnh đạo Liên Xô qua đời:
Sta -lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!...
Đây chính là một thứ văn hóa cặn bả! Tiếng đầu lòng của trẻ thơ VN, có đứa trẻ nào kêu tên của tên đồ tể khát máu Sít ta lin bao giờ?? trừ mẹ nó có quan hệ với đồng chí Sít ta Lin. Một thứ luân lý lộn xòng từ văn hóa Mác của những đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó. Nguồn bài thơ Stalin củaTố Hữu:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum/story/2007/10/071031_stalinbytohuu
ĐẠO HIẾU TRONG CHIẾC BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
Là người Việt Nam, có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết đến sự tích bánh Chưng, bánh Giầy, – một câu chuyện cổ tích nói về nguồn gốc xuất hiện của chiếc bánh Chưng, bánh Giầy trong mỗi dịp lễ Tết cổ truyền dân tộc, một nét Văn Hóa ẩm thực cổ truyền của người Việt cổ với nền văn minh lúa nước, mà còn đề cao tư tưởng đạo Hiếu trong mạch sống thường nhật của Việt tộc từ hơn 2000 trước cho đến hôm nay.
Như chúng ta đã biết, vào đời Hùng Vương thứ VI, sau khi dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi lại cho con mình để nghỉ ngơi. Nhân ngày đầu Xuân, vua Hùng cho triệu tập các hoàng tử đến và phán rằng, trong số các ngươi, người nào tìm được thức ăn ngon lành, bày trên mâm cỗ sao cho có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các hoàng tử đua nhau sai người lên rừng xuống biển tìm kiếm của ngon vật lạ để chờ ngày dâng hiến vua cha với hy vọng được vua cha truyền ngôi báu.
Trong khi đó, hoàng tử thứ 18 của vua Hùng là Tiết Liêu, còn gọi là Lang Liêu, – vốn bản tính hiền lành, đạo đức khiêm cung, hiếu kính cha mẹ. Ông mồ côi mẹ, lại đang sống với dân quê nên lòng bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên, chẳng biết lấy gì tiến cúng vua cha.
Một hôm, Tiết Liêu nằm chiêm bao thấy có một vị Thần đến mắt bảo rằng: này con, trong trời đất, không có gì quý hơn gạo, vì gạo nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông để tượng hình cho trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài bánh, nhân đặt trong bánh để tượng trưng cho công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ.
Tỉnh mộng, Tiết Liêu vô cùng mừng rỡ. Ông liền chọn nếp gạo thật ngon tự tay gói lại thành hình vuông để tượng hình cho đất, sau đó bỏ vào nồi chưng chín, gọi là bánh Chưng. Và ông lấy bột nếp chín, rồi giã chúng thật mịn làm thành hình tròn để tượng hình cho trời, gọi là bánh Giầy. Còn lá xanh bọc bên ngoài và đậu bỏ bên trong là để tượng trưng cho tình yêu thương của cha mẹ luôn đùm bọc, chăm sóc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử, người nào người nấy nô nức dâng lên vua Hùng nào là sơn hào hải vị, nào là của ngon vật lạ quý hiếm. Đặc biệt, riêng hoàng tử Tiết Liêu chỉ dâng cúng vua cha hai thứ là bánh Chưng và bánh Giầy làm từ nếp gạo.
Hùng Vương thấy lạ quá, bèn hỏi Tiết Liêu. Tiết Liêu thành thực kể lại cho vua cha nghe câu chuyện về vị Thần và ý nghĩa của chiếc bánh Chưng, bánh Giầy. Nghe Tiết Liêu trình bày xong, vua Hùng nếm thử bánh. Vua khen ngon và hạ lệnh truyền ngôi báu cho Tiết Liêu.
Tuy sự tích bánh Chưng, bánh Giầy trên đây chỉ là một câu chuyện cổ tích truyền tụng trong dân gian nước ta từ ngàn xưa, nhưng nó vẫn gợi lên cho tất cả chúng ta những điều cần suy gẫm về vai trò của chữ hiểu trong cuộc sống trước đây cũng như hôm nay.
Hình ảnh chiếc bánh Chưng, bánh Giầy tuy hết sức đơn sơ bình dị nhưng nó lại gợi lên trong tâm thức vua Hùng hình ảnh của đất trời, của giang sơn gấm vóc mà suốt đời ngài đã hy sinh cống hiến để bảo vệ, và hình ảnh của những con dân tay lấm chân bùn, dãi nắng dầm mưa để tạo nên những hạt ngọc hạt vàng nuôi sống con người, – trong đó có cả nhà vua.
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Lang Liêu đã chứng tỏ rằng, từ thời Văn Lang, một xã hội nguyên thủy cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm nền tảng trong việc chọn hiền tài cho đất nước, và làm thước đo nhân cách trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước.
Quả thật, một người mà khuyết hiếu đạo thì chắc chắn sẽ khó trở nên một người lãnh đạo chân chính và xuất sắc. Bởi vì, tự thân người ấy còn chưa hiếu kính với ngay cả người đã có công sinh thành dưỡng dục ra chính họ thì làm sao người ấy có thể hiếu với bàn dân thiên hạ? và làm sao có thể yêu thương dân, lo lắng cho dân được? Hiếu là một đức tính căn bản nhất của lãnh đạo một quốc gia, phải biết trung với nước, hiếu với dân. Chứ đừng định hướng nghịch lý là trung với đảng hiếu với Thiên triều như các đỉnh cao Pắc Bó.
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Võ Thi Linh 27.1.2021
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen