TRẬN CHIẾN CỦA CÁC CHIẾN SĨ TÍ HON QL.VNCH VÀO NGÀY CUỐI CUỘC CHIẾN
Trường Thiếu Sinh Quân (1956–1975) là một cơ sở đào tạo nam thiếu niên trên hai phương diện: Văn hóa Phổ thông và căn bản Quân sự của Việt Nam Cộng Hòa.
Trường được đặt trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Tiêu chí của trường là đào tạo và huấn luyện cho lớp thiếu niên khi ra trường sẽ trở thành binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoặc trở thành những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, v.v. để phục vụ trong quân đội.
Tóm lại, đây là một cơ sở giáo dục cũng giống như những cơ sở giáo dục khác của Việt Nam Cộng Hòa nhưng có phần huấn luyện quân sự nên được gọi là Học Đường Quân Sự. Có thể xem tiếp về trường TSQ Vũng Tàu nơi đường link: http://nhayduwdc.org/ls/tsq/2021/ndwdc_ls_tsq2021_tsqvnch_2021JAN07_thu.htm.
Trong những ngày cuối 29.4.1975 của VNCH, tình hình tai Vũng tàu lúc đó cộng sản đã xâm nhập vào thị xã và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong thị xã, lúc ấy coi như Vũng tàu đã bỏ ngỏ, và đã lọt vào tay Cộng quân. Ngoại trừ Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu là một cứ điểm duy nhất còn chống chọi mãnh liệt, trong đêm 29 và suốt buổi sáng ngày 30-4-1975, do những Thiếu Sinh Quân tuổi từ 12, 13 .... đến 16 tuổi đã can trường tử chiến, các em tự lập phòng tuyến để tử thủ. Những chiến sĩ Thiếu Sinh Quân tí hon, nhưng tâm can thật cứng cáp, chiến đấu không hề nao núng trước một tiểu đoàn cộng quân.
Chiều ngày 28 tháng 4, trung tá Ngô Văn Dzoanh là Chỉ huy trưởng Trường Thiếu Sinh Quân, thông báo tình hình khẩn cấp, ban hành lệnh giới nghiêm và tuyên bố:
- Các em không có gì phải lo âu và rối loạn. Nhà trường đã có kế hoạch di tản toàn bộ Thiếu Sinh Quân an toàn!
Sáng ngày 29 tháng Tư, bỗng nghe tiếng đạn pháo kích rơi ầm ầm vào chân núi đài Viba ngay đằng sau lưng trường. Đại úy Lê Viết Đắc, cán bộ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Hùng Vương liên lớp 12, liền rút súng cầm tay chạy ngược xuôi, hô hoán các Thiếu Sinh Quân nằm sát đất để tránh miểng đạn. Cộng quân pháo thêm mấy loạt nữa, nổ ầm ầm tứ tung rồi chấm dứt. Sau đấy không khí yên tĩnh trở lại.
Khoảng 11 giờ trưa, toàn trường im phăng phắc và ở trong trạng thái hoang mang, lại nghe tiếng đại uý Hoàng là cán bộ liên đoàn trưởng, thông báo qua loa phóng thanh:
- Toàn trường chuẩn bị di tản! Các thiếu sinh quân cấp trưởng trang bị vũ khí và nhận nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ đoàn quân. Tập họp kiểm điểm quân số! Chuẩn bị lên đường khi có lệnh. Khoảng 1 giờ chiều ngày 29 tháng Tư, toàn thể Thiếu Sinh Quân được các cán bộ nhà trường hướng dẫn bắt đầu di tản. Thiếu Sinh Quân rời trường theo thứ tự, các em nhỏ đi trước lớn đi sau.
Đoàn người của trường Thiếu Sinh Quân đang di chuyển đến bãi biển, thì gặp toán Thủy Quân Lục Chiến chận lại. Trung tá Dzoanh đến gặp người chỉ huy toán lính Thủy Quân Lục Chiến để thương thuyết nhưng không kết quả. Vì lẽ, bãi này do Thủy Quân Lục Chiến đã tạm thời chiếm giữ trước. Trung tá Dzoanh thương thuyết không được, nên ra lệnh tất cả quay về trường.
Về đến sân trường, Chỉ huy trưởng thông báo là kế hoạch di tản được thay đổi, Thiếu Sinh Quân sẽ được bốc tại trường bằng trực thăng để đưa ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Vũng Tàu. Khi một chiếc trực thăng đáp xuống sân trường, cả đám cùng bật dậy như những chiếc lò xo. Nhưng hành khách của chuyến không vận này chỉ có một cố vấn Mỹ mặc thường phục, trung sĩ nhứt Ngộ là cán bộ trường, và 7 em Thiếu Sinh Quân thuộc Tiểu đoàn Quang Trung là lớp nhỏ nhất của trường.
Các em Thiếu Sinh Quân còn lại, thấp thỏm nhìn lên bầu trời thăm thẳm, chờ chiếc trực thăng kế tiếp, cố lắng nghe âm thanh của những cánh quạt trực thăng nhưng không trung vẫn bao la lặng lẽ. Khoảng 6 giờ chiều, các em Thiếu Sinh Quân sững sờ nhìn chiếc xe chở vị Chỉ huy trưởng là trung tá Dzoanh, lăn bánh vội vã rời khỏi cổng trường. Lại nghe loa phóng thanh một lần nữa xác định một cách phũ phàng:
Kể từ giờ phút này, chúng tôi không còn trách nhiệm với các em nữa, các em hãy tự lo liệu lấy bản thân!
Khi lệnh tan hàng được ban ra, ngay thời điểm đó còn hơn 700 TSQ còn kẹt lại ở trường, bao gồm các TSQ thuộc vùng 1 vùng 2 và những TSQ thuộc vùng 3 vùng 4 Biệt Khu Thủ Đô ở lại học thi tú tài hay không có nơi chốn để về. Lúc đó người Liên Đoàn Trưởng TSQ, lúc đó là Trịnh Minh Thắng mang trách nhiệm nặng nề với các em còn kẹt ở lại trường, người LĐT mày vừa phải điều động chỉ huy, phòng thủ và chống trả sự tấn công của quân Bắc Việt gốm những cán binh đã quen với chiến trận so với 'những chiến sĩ tí hon của QL:VNCH", toàn là thiếu niên chưa đến 18 tuổi, chưa bao giờ được nếm mùi chiến trận..đang bị dồn vào đường cùng bắt buộc phải càm súng , đây là trận chiến cuối cùng tại Vũng Tàu, đã được nhiều tài liệu ghi lại.
Theo như sự ghi nhận về chiến sự ở Vũng Tàu trong lúc đó, cộng quân đã tung hơn 1 tiểu đoàn thiện chiến bao vây chung quanh Trường Thiếu Sinh Quân. Nhưng giờ đây các em như những con gà con lạc mẹ, phải tự xông xáo, kiên cường đương đầu với giặc. Các em dưới sự điều của anh LĐT: phân công khiêng các chướng ngại vật để ngăn cản bước tiến của giặc, tổ chức liên lạc, tiếp tế đạn dược, tiếp tế nước uống và lương thực, lo liệu việc cứu thương.... Các em lớp lớn hơn hướng dẫn các em nhỏ hơn, áp dụng uyển chuyển những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được học hỏi tại trường.
Trời vào phút đó đang mưa lâm râm, bóng tối chập chờn, trong không khí lặng lẽ nặng nề, các em Thiếu Sinh Quân phát hiện người đông đảo lố nhố ở tít đằng xa, đang hùng hổ tiến về phía trường. Khi biết họ là ai, các em hô:
- Việt Cộng! Việt Cộng!
Tiếng hô vừa dứt, thì lập tức tất cả hỏa lực đặt sẵn nơi lầu 1, phòng quân số, phòng chỉ huy và các nơi tháp canh đồng loạt khai hỏa. Cộng quân không ngờ chúng lại được đón tiếp một cách sốt sắng như vậy. Hoả lực từ trong trường bắn ra thật ác liệt khoảng 15 phút. Cộng quân bị tấn công bất ngờ, một số Bộ đội bị thương và tử thương nên đành phải bò lê bò càng thối lui, chúng không ngờ những chú bé tí hon lại chống cự quá can trường và quyết liệt, điều làm cho Cộng quân điên đảo, là hoả lực từ bên trong bắn ra rất chính xác vào “các anh Bộ đội tinh nhuệ của Bác Hồ”.
Bên trong, các em chỉ nghe rời rạc vài tiếng AK bắn trả, bởi vì Cộng quân bị chống trả bất ngờ nên vô cùng hoảng hốt. Súng đang còn nổ giòn giã, thì TSQ Hoàng Văn Mạ đang thủ khẩu đại liên trên lầu, Mạ gào rất lớn:
- Ê, tụi bay! Phải bắn cho chính xác và vừa thôi, coi chừng hết đạn đấy nghe!
Tiếng gào tiết kiệm đạn dược của Mạ là đúng, nên tất cả các khẩu súng đều tạm thời ngưng bắn. Không khí vẫn còn nặng nề, còn nồng nặc mùi thuốc súng.
Ngoài trời, ánh sáng ban mai le lói còn yếu ớt. Cộng quân đã bắt đầu chấn chỉnh lại đội hình, để tấn công chiếm trường. Chúng cho một toán quân chiếm khách sạn đối diện trường ở bên kia đường và chiếm giữ các vị trí trên các tầng lầu nhằm lấy lợi thế. Một mặt, chúng đưa hỏa lực mạnh như súng cối, súng B-40 để bắn công phá, nhưng các em Thiếu Sinh Quân với vị trí phòng thủ kiên cố, hoả lực từng ấy của Cộng quân không thể uy hiếp được.
Có lẽ khâm phục lòng trung trinh của tuổi trẻ; cần hỗ trợ những mầm non tổ quốc; góp tay tiêu diệt Việt cộng, nên những người quân nhân còn trong trường không thể lặng lẽ lâu hơn, liền sau đó các em nghe tiếng nói xôn xao của hạ sĩ hỏa đầu vụ Hoành, đột ngột cùng xuất hiện với mấy người bạn của anh. Các anh nhập cuộc với các em Thiếu Sinh Quân, đã tăng thêm tay súng lão luyện, cùng chiến đấu bên trong các hệ thống phòng thủ của trường.
Trận chiến dữ dội thứ hai bắt đầu, các em bên trong thông báo cho nhau, dùng lối đánh giặc uyển chuyển: Lúc giả lặng lẽ để nhử địch, lúc phản công đồng loạt, tạo yếu tố bất ngờ, gây cho Bộ đội Bắc Việt luôn bị liểng xiểng và hoảng hốt. Sau đấy, mặc dù Cộng quân đã bắn sập một khoảng tường, nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn dày đặc của các chiến sĩ tí hon đang kiên cường chiến đấu. Trong lúc chiến đấu mặc dù có nhiều em đã bị thương, nhưng các em còn lại càng quyết chiến, để trả thù cho Đồng đội bị thương, để trả thù cho Đồng bào đã và đang tang tóc vì Cộng quân.
Cộng quân tức tối, huy động lực lượng đông đảo hơn, tấn công ào ạt hơn, mong giải quyết cứ điểm hiểm hóc. Nhưng Thiếu Sinh Quân ở đây có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Các em biết lợi dụng các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển khéo léo vừa ẩn núp kín đáo. Ngược lại, Bộ đội Bắc Việt lớ ngớ vì ngỡ ngàng trước sức chống chọi của các em can trường và tác chiến đúng chiến thuật, nên Bộ đội Bắc Việt loay hoay vì lạ lẫm, ngớ ngẩn vì là kẻ rừng rú mới xuống đồng bằng trống trải.
Trận chiến cầm cự kéo dài đến 10:00 giờ sáng ngày 30-4-1975. Khi đấy kho đạn dược đã cạn và kho lương thực bị trúng pháo của Cộng quân bốc cháy, các chiến sĩ tí hon Thiếu Sinh Quân mới chấp nhận cho Cộng quân thương thảo. Các chiến sĩ tí hon này ra điều kiện phải có một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng.
Khâm phục thay! Các TSQ đã dùng một giờ ngưng bắn, liền chia ra nhiều toán, mỗi toán chịu trách nhiệm:
- Thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội đang bị thương.
- Chuẩn bị làm lễ hạ kỳ, các TSQ không cho Cộng quân làm nhục lá cờ Quốc gia. “Lá Cờ Vàng” là cờ của hồn nước, lá cờ màu vàng có từ thời Hai Bà Trưng đến triều Nguyễn, “Lá Cờ Vàng” là biểu tượng thiêng liêng của thời VNCH mà các Tiểu anh hùng đã vừa tử thủ giữ gìn. Kỷ luật, nhanh nhẹn, một Trung đội Thiếu Sinh Quân tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá Quốc kỳ còn nguyên vẹn khuôn khổ và màu sắc, đang bay phất phới giữa bầu trời bao la, trong không khí bi hùng.
Hai TSQ: Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung dõng dạc bước tới để làm lễ hạ cờ, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, đưa tay chào cờ. Hai Thiếu Sinh Quân nắm từng nấc dây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm, thật trang nghiêm, như cố ghi khắc vào tâm của mình, trịnh trọng lắng nghe hồn nước như đang vang vọng. Các TSQ mới vừa chiến đấu, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng, nhưng bây giờ chào quốc kỳ ngẫm nghĩ là lần cuối cùng, biết bao giờ sẽ được chào lá quốc kỳ thiêng liêng ấy trở lại, nên các TSQ trong lòng dâng lên nỗi ngậm ngùi, đều rơm rớm nước mắt.
Cuối cùng, Thiếu Sinh Quân treo tấm drape trắng lên, cho phép Cộng quân đặt chân vào ngưỡng cửa ngôi trường thân yêu. Lúc đó từng đoàn cán binh Bắc Việt hùng hổ xông vào Trường quát nạt, dí súng bắt tất cả tập họp lại trước sân Vũ Đình Trường. Có người kể lại trong giờ phút cuối tan hàng, vẩn còn thấy anh LĐT Thắng với chiếc áo mưa màu xanh đi tới đi lui dặn dò bàn bạc, an ủi các TSQ lớp nhỏ.
Bộ Đội quát hỏi ai là người chỉ huy thì chỉ nhận được sự im lặng của toàn thể TSQ lúc đó. Họ lùa chúng tôi qua trại gia binh Cô Giang kế cận..và từ đó chúng tôi tan hàng..mỗi nhóm, túa ra khắp mọi nẻo đường của Thị Xã Vũng Tàu và đường 15 hướng về Sài Gòn..Riêng tin tức về anh LĐT Trịnh Minh Thắng hiện nay không ai có tin tức gì về anh này .
Khi Cộng quân vào trong trường nhìn hiện trường với 6 cái của đồng đội nằm gục trên sân trường TSQ, đám quân thiện chiến này hết sức ngở ngàng trước những chiến sĩ VNCH tí hon hết sức gan dạ và kiên cường này, đó là những đối thủ tuổi chỉ độ từ 13 đến 16 tuổi mà đã cầm chưn được 1 tiểu đoàn quân xâm lược hung hản, từng vượt Trường Sơn, tham dự nhiều trận đánh, với tinh thần quyết chiếm cho được miền nam Tự Do theo lệnh của quan thầy Nga Tàu. Cuộc chiến nay đã 47 năm trôi qua, nhưng thành tích của các anh hùng tí hon của trường TSQ Vũng Tàu, đã để lại một chiến tích oai hùng trong việc cầm chân 1 tiểu đoàn cộng quân trong ngày cuối của VNCH.
Viết để vinh danh các chiến sĩ tí hon của QL.VNCH trong mùa Quốc Hận 2022
Tổng Hợp TL trên Internet, Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 21-4-2022
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen