NHÌN PHONG CÁCH ĐỔ XĂNG XƯA VÀ NAY ĐỂ XEM TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN XHCN ĐANG Ở TẦM CAO NÀO??
Mới đây, những ngày cuối tháng 9/2022, khắp nơi ở miền nam và vùng ĐBSCL đã lên cơn sốt về tình trạng hết xăng dầu để bán, một sự nghịch lý cho một đất nước được xếp vào hàng thứ 26 trên thế giới về trử lượng dầu, khí đốt 2,8 tới 3,6 tỷ tấn và với hai nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, theo cái loa của Bộ công thương có thể cung cấp tới 80% xăng dầu cho thị trường nội địa, nhưng tới hôm nay 3 miền đất nước đều hết xăng ?
Tình trạng này, sau đó ít ngày đã lan tràn khắp nước, vì tài lãnh đạo của các đỉnh cao trí tuệ đảng ta nơi Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, hai bên lôi nhau ra cãi vã trên truyền thông để đùa trách nhiệm. Tạm thời chúng tôi dừng ở đây, không bàn đến các việc trốn trách nhiệm của các đỉnh cao, mà đi vào chủ đề chính của người viết, nói về đạo đức trong thương nghiệp dưới mái nhà XHCN, đang ở độ cao nào, hay đã tuột xuống đáy thung lủng?
Chúng tôi cũng không dám bàn về những cây xăng ở miền Bắc XHCN trước năm 1975, vì qua những hình ảnh và tài liệu có trên Iternet, hình như miền bắc trước năm 1975 rất ít hay gần như không có các cây xăng tự động như ở miền nam và các nước văn minh khác trên thế giới, lý do dễ hiểu là dân miền bắc thời đó thích đi xe đạp hơn xe gắn máy, có thể họ không dùng xe gắn máy để di chuyễn là để bảo vệ môi trường sạch, tránh được khói độc thải ra từ xe gắn máy, như vậy bầu trời XHCN miền bắc không bị ô nhiểm.
Trong khi đó ở miền nam, giới đi xe gắn máy hay xe hơi (ô tô), tôi được nghe kể lại từ những người lớn trong gia đình nói, mổi khi hết xăng, khi đến cây xăng là tự phải đổ xăng vào bình của xe mình như ngày hôm nay trên các xứ văn minh, chứ không có cây xăng nào có người phục vụ như ở VN.
Cây xăng như vậy thường được gọi là cây xăng tự động, tài xế khi có nhu cầu, tới đổ xăng, phải tự rút vòi xăng từ cây xăng ra, rồi tự bơm vào bình xăng tùy thích, bơm bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu, vì có đồng hồ báo số lít xăng đã bơm vào bình và số tiền cũng hiện lên nơi kasse tính tiền. Đổ xong tài xế thong thả gắn vòi đổ xăng vào chổ cũ , rồi vào nơi tính tiền để trả tiền. Không có người phục vụ. Rất sòng phẳng, không ai gian lận ai.
Các thương vụ mua bán sòng phẳng nơi các cây xăng trước 1975 ở miền nam đã thể hiện được nét văn hóa của một nền giáo dục tốt của chế độ, con người không biết chạy làng sau khi đã đổ xăng, nơi đổ xăng không có người đứng canh, hoặc có tình trạng gian dối khi đổ xăng của bên bán hay bên mua.
Tiếc thay, khi Bắc cộng chiếm miền nam tháng 4/1975, đã mang theo "tư tưởng đạo đức hcm" vào nam để ươm mầm. Từ đó, các thương vụ bán xăng sòng phẳng hơi những cây xăng tự phục vụ theo chân người Việt tị nạn, di tản hết sang trời Âu - Mỹ....nhừơng lại cho các thương vụ làm ăn bẩn và gian dối nơi các cây xăng ngày nay trong nước.
Hình ảnh về nét văn hóa đẹp nơi đổ xăng của người miền nam trước 30.4.1975 đã biến mất từ khi các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó xuất hiện ở miền nam. Người dân từ đó chạm nọc được với loại "Tư Tưởng Đạo Đức Hôi Tanh hcm), từ khi coifn cắp sách đến trường sau tháng tư 1975.
Từ đó một loại văn hóa mới xuất hiện nơi các cây xăng trong nước, đó là thứ văn hóa lừa lọc gian trá, để móc túi khách hàng như bơm xăng gian lận, gắn thêm chip vào máy bơm xăng, để khi ngưng bơm, mà số tính tiền vẩn di động để tính thêm tiền với khánh hàng. Đạo đức thương nghiệp bổng chốc bị sa thải khỏi các dịch vụ mua bán. Nguồn: https://tiin.vn/chuyen-muc/24/xon-xao-clip-tien-xang-nhay-mua-du-nhan-vien-dung-bom.html
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen