TÂM TƯ VÀ UỚC NGUYỆN ĐẦU NĂM CỦA ĐÀN CON XA XỨ VỀ MỘT TỔ QUỐC VN VỚI MỘT MÙA XUÂN DÂN TỘC THẬT SỰ.
Ngày đầu xuân trên xứ xa
Tình đồng hương thêm thiết tha
Sao vẫn nghe trong lòng mình như cay đắng
(Lời bài hát Mùa Xuân Nào Ta Về của Lam Phương)
Với 21 từ của 3 câu trong bài hát " Mùa Xuân nào ta về", đã gói ghém được tâm tình của người Việt xa xứ trong những ngày đầu xuân, đó là những ngày mà người con dân VNCH trên đất tạm dung, có chung một niềm mơ ước về một đất nước đang khốn khổ vì nạn cộng sản. Người Việt xa xứ trong niềm thao thức về một tổ quốc không còn đảng cộng sản cầm quyền, để người dân trong nước được hưởng không khí tự do với đầy đũ dân và nhân quyền. Đất nước hay còn gọi là Tổ quốc là hình ảnh đẹp trong tâm thức của những người Việt xa xứ, cũng như những ai chưa từng được biết đến đất nước VN như chúng tôi. Tổ quốc tôi được trang trọng ghi trong hiến pháp của hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa.
Là nhũng người tị nạn cộng sản, sinh ra và lớn lên sinh trên đất tạm dung nơi xứ người, vào những ngày đầu năm chỉ cầu mong sao sớm có được một mùa xuân đoàn tụ với người thân trên quê hương yêu dấu, nơi mà tôi thường ước mơ, sớm được hưởng những mùa xuân dân tộc đich thật trên quê hương, những mùa xuân không bao giờ mừng đảng trước mừng xuân.
Mùa xuân dân tộc đích thật là những mùa xuân với không khí hoàn toàn tự do, không còn bóng dáng của những tên bán nước buôn dân. Vào những ngày đầu xuân tôi có thể đi từ nam ra trung rồi bắc để ngắm nhìn vẻ đẹp của đất nước tôi, được nhìn những di tích lịch sử của cha ông để lại cho đàn con Hồng cháu Lạc. Tổ quốc tôi không thể là "tổ quốc xhcn" như những đỉnh cao Pắc Bó đã từng rêu rao trên hệ thống truyền thông gia nô trong nước và tổ quốc của tôi cũng không thể chỉ có từ vĩ tuyến 17 xuống đến mủi Cà Mau.
Tổ quốc hay đất nước tôi là non sông gấm vóc trải dài từ Ải Nam Quan ở tận Miền Bắc đến mỏm đất cuối Miền Nam là Mủi Cà Mau và hai quần đảo bên bờ biển đông là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây chính là công trình dựng nước và phát triển đất nước của tổ tiên VN hơn 4000 năm qua.
Là con dân VNCH sống ở Hải ngoại, khi đất nước VN thật sự dân chủ tự do, chúng tôi sẽ về lai quê hương Sài Gòn... để cùng nhau chung sức toàn dân 3 miền xây dựng lại tổ quốc điêu tàn đã bọn quỷ đỏ tàn phá từ nhiều thập niên qua - Tổ quốc mà tôi từng mong đợi, phải là tổ quốc VN gồm 3 miền Nam, Trung, Bắc như trước ngày 20.7.1954, là ngày đánh dấu tổ quốc tôi bị bọn phản quốc Việt Minh, dưới sự chỉ đạo của tên bán nước hồ chí minh và quan thầy TQ, thông đồng với Pháp chia đôi tình tự dân tộc bằng vĩ tuyến 17 - một lằn ranh mà người quốc gia vào thời đó hoàn toàn không chấp nhận. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản).
Kết quả của hội nghi Genève, bị người dân Hà Nội và Sài Gòn rầm rộ xuống đường phản đối sự phản quốc của Việt Minh theo lệnh quan thầy Tàu Cộng, thông đồng với thực dân Pháp chia đôi đất nước VN tại vĩ tuyến 17, toàn dân VN từ bắc tới nam đều cực lực lên án sự chia cắt tổ quốc. VN vào thời điểm giửa thập niên 50 của thế kỷ 20. Phái đòan ngoại giao của Quốc gia VN do Ngoại trưởng Trần Văn Đổ tại Hội Nghị Genève cũng đả phản đối việc chia cắt này.
Vua Bảo đại, Thủ tướng Ngô Dình Diệm và toàn dân miền nam VN đều phản đối tính chia cắt đất nước bởi hiêp định Genève 1954. Chính phủ Quốc Gia VN (tiền thân của VNCH) đã không có ký tên trong bản hiệp định này. Hiêp định Genève 1954 chỉ là một cuộc dàn xếp để rút quân giửa Pháp và Việt Minh cộng sản.
Tổ quốc VN được ghi trong bản hiến pháp nước VNCH năm 1956 là một lãnh thổ từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, và trong bản hiến pháp của nền đệ nhị CH ban hành năm 1967, nội về dung tổ quốc VN cũng tương tự như HP năm 1956 của nền đệ nhất CH.
Trích từ Bản Hiến Pháp VNCH đệ nhị ban hành năm 1967
CHƯƠNG I:
ĐIỀU 1
1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Như vậy, tổ quốc VNCH mà chúng được biết qua 2 bản Hiến Pháp VNCH đã ban hành, gồm 3 miền nam, trung, bắc, chạy dài từ mũi Cà Mau tới Ải Nam Quan.
Bất cứ một cuộc cách mạng nào với chủ trương chỉ lấy lại phần đất từ vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau , chỉ được xem là một cuộc cách mạng nửa mùa, một cách mạng không đem lại sự ổn định lâu dài cho con dân nước Việt, đó cũng là điều mà những nhà sáng lập ra nước VNCH đều không trông đợi. Muốn làm cuộc cách mạng dân tộc để VN thăng hoa trong cộng đồng thế giới, không một người Việt yêu nước hay một tổ chức chính trị chân chính nào, khi dấn thân vào việc cứu nước chỉ muốn cứu 1/2 nước còn phần còn lại, giao cho cộng sản....rồi tương lai trở về cái vòng lẩn quẩn như trước 1975, như thê mà gọi là hòa bình sao?? Không ai mà không biết tham vọng của cộng sản VN.
Cho tới nay hầu hết các Đảng phái và các tổ chức chính trị chân chính của người Việt Quốc Gia, trong tuyên ngôn hay cương lĩnh cứu nước họ đều nêu rõ con đường đấu tranh cứu nước là để giải thoát 97 triệu dân thoát khỏi độc tài toàn trị và giải phóng tổ quốc của nước Đại Việt xua, như bản tuyên ngôn của Đại Việt Quốc Dân Đảng:.
Trích tuyên ngôn của ” ĐẠI VIỆT QUỐC DÂN ĐẢNG”.
Hai tiếng Đại Việt nêu cao cái ý chí tự cường tự lập và cái hùng khí muốn cho quốc gia mạnh lên và phồn thịnh mãi mãi.
Ba chữ Quốc Dân Đảng tỏ rằng Đảng này không phải của riêng giới nào, mà là của toàn thể dân tộc.
Mục đích của Đại Việt Quốc Dâng Đảng là tập hợp tất cả các phần tử ưu tú các giới trong nước, lập nên một sức mạnh hùng hậu. Sức mạnh ấy sẳn sàng đánh đổ thế lực của bất cứ cường quốc nào manh tâm xâm chiếm đất đai Đại Việt, để thực hiện nền độc lập hoàn toàn và vì hạnh phúc chung của toàn dân mà xây dựng nên một quốc gia giàu ma.nh. Về phương diện ngoại giao, Đại Việt Quốc Dân Đảng thành tâm giao hảo với những nước nào giúp đỡ đảng thực hiện mục đích trên và sẽ coi là kẻ thù bất cộng đái thiên với nước nào có hành động trái ngược lại. Nguồn: http://www.daivietquocdandang.net/tuyenngon.htm
Đàn con Việt xa xứ rồi sẽ về như lời thơ của thi sĩ Bảo Giang.
Tham luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức, 22.1.2023
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen