Pháo binh Việt Nam được thành hình vào đầu thập niên 1950. Thoạt đầu thành lập các Pháo đội Tác xạ biệt lập, sau đó kết hợp thành các Tiểu đoàn Pháo binh. Pháo đội biệt lập đầu tiên thành lập tại Bắc Việt ngày 1-11-1951.
* Tiểu đoàn 5 Pháo binh thành lập ngày 1-7-1952. Đơn vị này do Tiểu đoàn Pháo binh Liên hiệp Pháp số 1/41 R.A.C chuyển sang.
* Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-11-1952 tại Bắc Việt.
* Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-2-1953 tại Trung Việt.
* Tiểu đoàn 4 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-1-1953 tại Cao Nguyên Trung Việt.
* Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-5-1953 tại Nam Việt.
Mỗi Tiểu Đòan Pháo Binh có có một bộ tham mưu, một Pháo đội chỉ huy và công vụ, và ba Pháo đội tác xạ, quân số 410 người trang bị 12 khẩu đại bác 105 ly.
Năm 1953, Pháo binh vị trí được thành lập do quyết định của Hội đồng cao cấp Việt Pháp ngày 24-2-1953. Bắt đầu tháng 5-1953, 42 khẩu đội Pháo binh vị trí của Pháp tại các phân khu Transbassac và Mỹ Tho được chuyển giao. Lần lượt ngành Pháo binh vị trí trên toàn quốc phát triển để ứng phó với tình thế. Ngoài các khẩu đội trên, sự thành lập và chuyển giao các Pháo binh vị trí đã được diễn ra như sau:
. Pháo binh vị trí Đệ Nhất quân khu:
Bộ Chỉ Huy Pháo binh vị trí miền Trung tâm (Centre Zone) 1-1-1954
- Pháo đội chỉ huy
- 2 Trung đội bán lưu động
- 14 khẩu đội (chuyển giao)
Bộ Chỉ Huy Pháo binh miền Đông: 1-3-1954
- Pháo đội chỉ huy
- 5 Trung đội bán lưu động
- 15 Khẩu đội
. Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn (chiếm đóng đầu năm 1954): 1-04-1954
- Pháo đội chỉ huy
- 9 Trung đội cố định
- 4 Trung đội bán lưu động
. Pháo binh vị trí Đệ Nhị quân khu: 1-12-1953
Bộ chỉ huy Pháo binh vị trí Bắc Trung Việt:
- Pháo đội chỉ huy miền.
- 16 Trung đội cố định (Secions-Fixes)
- 2 khẩu đội 25 Pounders.
Bộ Chỉ Huy Pháo binh vị trí Nam Trung Việt:
- Pháo đội chỉ huy Phân khu Nha Trang.
- 3 Trung đội bán lưu động (Sections AP semi-mobiles)
- 9 Trung đội cố định
- Pháo binh duyên hải (Cam Ranh)
. - Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn (chiếm đóng đầu năm 1954): 1-04-1954
- Pháo đội chỉ huy
- 9 Trung đội cố định
- 4 Trung đội bán lưu động
. Pháo binh vị trí Đệ Tam quân khu: 1-12-1953
- 4 khẩu đội Phân khu Nam Định
Cước chú: Tại Phân khu Nam Định vào tháng 3-1954, thêm 7 pháo đội vị trí được thành lập mang số từ 301 đến 307, nhưng vì thiếu súng, chỉ có 1/3 thành hình.
. Pháo binh vị trí Đệ Tứ quân khu:
- 5 khẩu đội Pháp chuyển giao 1-1-1952
Mỗi tổ chức Pháo binh vị trí miền thường gồm có một ban chỉ huy 17 người (1 cấp tá và 2 cấp úy, 5 hạ sĩ quan, 9 binh sĩ). Một ban chỉ huy của Pháo đội chỉ huy 19 người (1 cấp úy, 4 hạ sĩ quan và 14 binh sĩ), nhiều trung đội bán lưu động với mỗi trung đội 36 người (1 sĩ quan, 5 hạ sĩ quan, 30 binh sĩ). Nhiều trung đội cố định với mỗi trung đội 17 người (4 hạ sĩ quan, 13 binh sĩ). Mỗi khẩu đội cố định 7 người.
Để thuận tiện cho việc nhận danh, kể từ 1-7-1954, các Pháo binh vị trí cải hiệu là:
- Pháo binh vị trí Tranabassac thành Pháo binh vị trí số 151
- Pháo binh vị trí miền Trung tâm thành Pháo binh vị trí số 152
- Pháo binh vị trí miền Bắc Trung Việt thành Pháo binh vị trí số 251
- Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn thành Pháo binh vị trí số 451
- Pháo binh vị trí miền Nam Trung Việt thành Pháo binh vị trí số 452
- Pháo binh vị trí phân khu Nam Định thành Pháo binh vị trí số 351
Các pháo đội chỉ huy và các trung đội cố định hay bán lưu động thuộc trong thành phần của một Pháo binh vị trí đều mang chung một danh hiệu với một vài khác biệt ở cách sắp xếp, thí dụ:
- Pháo đội chỉ huy 151 (thuộc Pháo binh vị trí số 151)
- Trung đội 151/1M là trung đội 1 bán lưu động Pháo binh vị trí 151
- Trung đội 151/1F là trung đội 1 cố định Pháo binh vị trí 151
Pháo binh vị trí đã sử dụng những loại đại bác lỗi thời và hết sức phức tạp. Có cả thẩy 173 khẩu mà có tới những 5 loại như sau:
_ Đại bác 105 ly, HM-3: 11 khẩu
_ Đại bác 25 Pounder (88 ly): 122 khẩu
_ Đại bác 75/95: 29 khẩu
_ Đại bác 3”7: 7 khẩu
_ Đại bác 138.6mm: 4 khẩu
_ Đại bác 25 Pounder (88 ly): 122 khẩu
_ Đại bác 75/95: 29 khẩu
_ Đại bác 3”7: 7 khẩu
_ Đại bác 138.6mm: 4 khẩu
Kể từ tháng 9-1953, tất cả các Tiểu đoàn Pháo binh hiện hữu được hệ thống hóa vào các Liên đoàn Bộ binh (tổ chức mỗi liên đòan gồm có: một Bộ Chỉ Huy, Đại đội Chỉ huy Công vụ, ba tiểu đòan Bộ binh, một tiểu đòan Pháo binh 105 ly, một pháo đội 155 ly, một phân đội Truyền tin, một đơn vị Công binh, ….), và vì sự xuất hiện của các liên đoàn Bộ binh mà những Tiểu đoàn được thành lập sau đó đã mang những danh hiệu theo một thứ tự khác với những Tiểu đoàn tiền lập:
* Tiểu đoàn Pháo binh số 22 thành lập ngày 1-12-1953 tại Huế đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh số 22
* Tiểu đoàn 33 Pháo binh thành lập ngày 1-1-1954 tại Bắc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh 33.
* Tiểu đoàn 34 Pháo binh thành lập ngày 1-1-1954 tại Băc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh 34.
* Tiểu đoàn 12 thành lập ngày 15-8-1954 tại Nam Việt để dành cho Liên đoàn Bộ binh 12.
* Tiểu đoàn Pháo binh số 22 thành lập ngày 1-12-1953 tại Huế đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh số 22
* Tiểu đoàn 33 Pháo binh thành lập ngày 1-1-1954 tại Bắc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh 33.
* Tiểu đoàn 34 Pháo binh thành lập ngày 1-1-1954 tại Băc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh 34.
* Tiểu đoàn 12 thành lập ngày 15-8-1954 tại Nam Việt để dành cho Liên đoàn Bộ binh 12.
Nhưng thực ra chỉ riêng có các liên đoàn Bộ binh số 11, 21, 31, 32, và 41 được thành lập, còn các Liên đoàn Bộ binh số 12, 22, 33 và 34 bị cắt bỏ. Đứng trước sự kiện này, trong số 4 Tiểu đoàn tân lập chỉ có 3 tiểu đoàn được duy trì, còn tiểu đoàn số 33 phải giải tán ngày 1-3-1955
Khi giải tán tiểu đoàn trên này, Quân đội lại phải chấp nhận thu nạp tiểu đoàn 3 Pháo binh R.A.C.M. hoàn toàn gốc Nùng, do Quân đội Pháp chuyển giao ngày 1-4-1955, và tiểu đoàn này được cải thành tiểu đoàn 6 Pháo binh Việt Nam
Liên đòan Nhẩy Dù cũng thành lập Đại Đội Súng Cối 4”2, năm 1960 đổi thành Pháo Đội Súng Cối Nhẩy Dù.
Cũng cần kể là khi ngừng chiến, ngành Pháo binh vị trí lần lượt bị giải tán và đến tháng 3-1955 thì sự giải tán này hoàn tất.
Vừa lúc này Quân đội lại tiếp nhận Trung tâm Huấn luyện Pháo binh Phú Lợi chuyển giao (16-3-1955). Pháo binh Việt Nam lúc ấy gồm có 9 Tiểu đoàn và một trung tâm huấn luyện phân đóng như sau:
* Tiểu đoàn 1 Pháo binh: Bình Thủy;
* Tiểu đoàn 2 Pháo binh: Đông Hà;
* Tiểu đòan 3 Pháo binh Nha Trang,
* Tiểu đoàn 4 Pháo binh: Pleiku;
* Tiểu đoàn 5 Pháo binh: Quảng Ngãi;
* Tiểu đoàn 6 Pháo binh: Sông Mao;
* Tiểu đoàn 12 Pháo binh: Dĩ An;
* Tiểu đoàn 22 Pháo binh: Huế; và
* Tiểu đoàn 34 Pháo binh: My Tho.
Đầu năm 1954, Pháo binh Việt Nam có quân số 4248 gồm 163 sĩ quan, 732 hạ sĩ quan và 3453 binh sĩ. Bắt đầu tháng 10-1954, các chức vụ Tiểu đoàn trưởng Pháo binh mới được bắt đầu giao cho sĩ quan Pháo binh Việt Nam.
Kể từ 1-1-1954, trước một quân số Pháo binh càng ngày càng lớn lao cần được quản trị và huấn luyện một cách chu đáo, phái bộ thanh tra đã phải đặt riêng ra 2 phòng thuộc lĩnh vực thanh tra của họ để chuyên trách về Pháo binh Việt Nam. Hai phòng đó là:
-Phòng tổ chức theo dõi những vấn đề liên quan đến tổ chức đơn vị, thực hiện quân số, vật liệu, thăng thưởng và kỷ luật.
-Phòng nghiên cứu tổng quát theo dõi những vấn đề liên quan đến việc sử dụng đơn vị, huấn luyện đơn vị và cá nhân, kinh nghiêm sử dụng vật liệu và kiểm soát điều hành.
Trước đà tiến triển của các đơn vị Pháo binh và cũng để cho các tư lẹnh quân khu Việt Nam có thể sử dụng được các đơn vị này một cách dễ dàng, ngày 3-5-1954, các bộ chỉ huy Pháo binh quân khu thành lập, nhưng vẫn do sĩ quan Pháp điều khiển vừa với tư cách cố vấn vừa là chỉ huy trưởng Pháo binh cho quân khu liên hệ. Việc tổ chức này được áp dụng cho cả các binh chủng Thiết giáp, Công binh, và Xa binh. Nhưng chi tới cuối tháng 1-1955, tất cả các Bộ Chỉ Huy binh chủng của Quân khu này đều bị giải tán.
Tiếp sau đó một cơ quan thanh tra các binh chủng tại Bộ Tổng Tham Mưu được thành lập vào tháng 3-1955, trong đó có binh chủng Pháo binh. Chính cơ quan thanh tra này đã khai sinh ra bộ chỉ huy Pháo Binh cũng như Thiết giáp, Công binh và Xa binh, kể từ 1-12-1955. Chỉ huy trưởng Pháo Binh Việt Nam đầu tiên là Trung tá Bùi Hữu Nhơn đảm nhiệm chức vụ vào tháng 8 năm 1955.
Do kế hoạch quân số 150,000 người, ngành Pháo binh đang từ 9 tiểu đoàn gia tăng thành 11 tiểu đoàn, trong đó có một tiểu đoàn Pháo binh 155 ly đầu tiên được thành lập. Tiểu đoàn số 34 được cải biến thành 155 ly và di chuyển khỏi miền Nam để đồn trú tại Đà Nẵng.
Tháng 8 năm 1955 Quân Lực có 4 Sư Đoàn Dã chiến quân số 8600 người, SD1DC, SD2DC, SD3DC, SD4DC, và 6 Sư đòan Khinh Chiến quân số 5245 người SD11KC, SD12KC, SD14KC, SD15KC, SD22KC, SD23KC. Mỗi Sư đòan Dã chiến có một BCH/PB/Sư Đòan, và một Tiểu đòan PB 105 ly.
Đầu năm 1956 Pháo binh tăng thêm 2 tiểu đoàn, tiểu đoàn số 23 và 25 thành lập liên tiếp trong các ngày 1-1 và 1-2 và 3 tiểu đoàn 155 ly với danh hiệu Tiểu đoàn 35, 36, và 37 Pháo binh.
Trong lúc đó để hòa nhịp với sự cải tổ của quân đội,
* Tiểu đoàn 2 Pháo binh Đông Hà đổi danh thành Tiểu đoàn 1 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 1 Bộ binh.
* Tiểu đoàn 5 Pháo binh Quảng Ngãi đổi danh thành Tiểu đoàn 2 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 2 Bộ binh.
* Tiểu đoàn 6 Pháo binh Sông Mao đổi danh thành Tiểu đoàn 3 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 3 Bộ binh.
* Tiểu đoàn 3 Pháo binh Nha Trang đổi danh thành Tiểu đoàn 4 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 4 Bộ binh.
* Tiểu đoàn 1 Pháo binh Bình Thủy đổi danh thành Tiểu đoàn 21 Pháo binh, thuộc Quân Khu 1.
* Tiểu đoàn 12 Pháo binh Di An đổi danh thành Tiểu đoàn 27 Pháo binh, thuộc Quân Khu 1.
* Tiểu đoàn 22 Pháo binh Huế đổi danh thành Tiểu đoàn 26 Pháo binh, thuộc Quân Khu 2.
* Tiểu đoàn 4 Pháo binh Pleiku đổi danh thành Tiểu đoàn 24 Pháo binh, thuộc Quân Khu 4.
* Tiểu đoàn 34 Pháo binh Mỹ Tho trang bị đại bác 155 ly và di chuyển ra Đà Nẵng.
Đại đội Trọng Pháo của Liên Đòan Thủy Quân Lục Chiến thành lập.
Cuối năm 1958 10 Sư đòan kể trên cải tổ thành 7 Sư Đòan Bộ Binh, SD1BB, SD2BB, SD5BB, SD7BB, SD21BB, SD22BB, SD23BB. Với quân số là 10500 cho mỗi Sư đòan, thành phần Pháo binh cũng gia tăng, mỗi Sư đòan có một BCH/PBSD, một tiểu đòan pháo binh 105 ly, và một Tiểu đòan Súng cối với 27 khẩu 4”2.
Năm 1961 biến đổi Đại Đội Trọng Pháo TQLC thành Pháo Đội Đại bác trang bị 8 khẩu 75 Sơn Pháo. Cùng năm Tiểu đòan Pháo Binh TQLC thành lập với pháo đội A, B trang bị mỗi Pháo đội 8 khẩu Sơn Pháo, và Pháo đội C với 8 khẩu 105 ly.
Năm 1962 tân lập 2 BCH/PBSD cho SĐ9BB và SD25BB, Tân lập Tiểu đoàn 9 Pháo binh, Tiểu đoàn 9 Súng cối cho Sư đoàn 9 Bộ binh. Tân lập Tiểu đoàn 25 Pháo binh và Tiểu đoàn 25 Súng cối cho Sư đoàn 25 Bộ binh. BCH/PBSD 9 và 2 tiểu đoàn di chuyển vào Sa Dec Quân khu 1. BCH/PBSD 25 di chuyển về Hậu Nghĩa Quân Khu 3.
Năm 1964 các Tiểu Đòan Súng Cối được biến cải và được trang bị đại bác 105 ly. Như vậy mỗi Tiểu đòan Pháo Binh được trang bị với 18 đại bác 105 ly. Danh hiệu cũng thay đổi, thí dụ PB/SD1BB có BCH/PB/SD1BB, Tiểu đoàn 11 Pháo binh, và Tiểu đoàn 12 Pháo binh.
Tháng 8 năm 1965 thành lập thêm SD10BB -> SD18BB. Pháo binh thành lập thêm một PBSD và 2 Tiểu đòan PB 105 ly.
Tháng 12 năm 1965 thành lập Tiểu đoàn Pháo Binh Nhẩy Dù.
Giữa năm 1968 Pháo Binh TQLC thay các đại bác Sơn Pháo 75 thàng đại bác 105 ly.
Tháng 8 năm 1968 thành lập Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đòan Dù, tân lập Tiểu Đòan 2 Pháo Binh Nhẩy Dù, đồng thời cải danh Tiểu Đòan Pháo Binh Nhẩy Dù thành Tiểu Đòan 1 Pháo Binh Nhẩy Dù. Tháng 10 năm 1968 Tiểu đòan 3 Pháo Binh nhẩy Dù thành lập.
Sau Tết Mậu thân, Pháo Binh Sư Đòan được tăng thêm đơn vị và số lượng pháo như sau: BCH/PB/Sư Đòan, một tiểu đòan 155 ly, ba Tiểu đòan 105 ly, mỗi tiểu đoàn đều trang bị 18 đại bác. Danh hiệu như sau, Thí dụ PB/SD18BB: Tiểu đoàn 180 Pháo binh (155 ly), Tiểu đoàn 181 Pháo binh (105 ly), Tiểu đoàn 182 Pháo binh (105 ly), và Tiểu đoàn 183 Pháo binh (105 ly).
* Tiểu đoàn 34 Pháo binh sát nhập SD1BB cải danh thành Tiểu Đoàn 10 Pháo Binh (155 ly)
* Tân lập Tiểu đoàn 155 ly cho SD2BB với danh hiệu Tiểu Đoàn 20 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 35 Pháo binh sát nhập SD5BB cải danh thành Tiểu Đoàn 50 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 32 Pháo binh sát nhập SD18BB cải danh thành Tiểu Đoàn 180 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 38 Pháo binh sát nhập SD25BB cải danh thành Tiểu Đoàn 250 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 45 Pháo binh sát nhập SD22BB cải danh thành Tiểu Đoàn 220 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 39 Pháo binh sát nhập SD23BB cải danh thành Tiểu Đoàn 230 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 33 Pháo binh sát nhập SD7BB cải danh thành Tiểu Đoàn 70 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 34 Pháo binh sát nhập SD9BB cải danh thành Tiểu Đoàn 90 Pháo Binh (155 ly)
* Tiểu đoàn 36 Pháo binh sát nhập SD21BB cải danh thành Tiểu Đoàn 210 Pháo Binh (155 ly)
Đầu năm 1969 Tiểu Đòan 2 PBTQLC thành lập
Năm 1971 Pháo Binh thành lập 5 tiểu đòan Pháo Binh 175 Cơ động, 3 cho QDI, 1 QD2, 1 cho QD3. Pháo binh Phòng không có 4 Tiểu đòan.
Cuối năm 1971, Pháo binh Tiểu Khu được thành lập, phần lớn cố định tại các các vị trí cạnh Quận lỵ để yểm trợ lãnh thổ hay di chuyển yểm trợ các cuộc hành quân ngắn hạn của các Tiểu khu. Mỗi Tiểu Khu có một Ban Pháo Binh Tiểu Khu, phối hợp hỏa lực yểm trợ cho Tiểu khu. Số lượng đại bác tùy thuộc nhiệm vụ và lãnh thổ của Tiểu Khu. Tổng số tất cả pháo Binh Tiểu khu là 176 Trung đội.
Đồng thời cuối 1971 Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập, Pháo binh lại thành lập Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư đòan:
* Tiểu đoàn 48 Pháo binh sát nhập SD3BB cải danh thành Tiểu Đoàn 30 Pháo Binh (155 ly)
*Tiểu đoàn 62 Pháo binh sát nhập SD3BB cải danh thành Tiểu Đoàn 31 Pháo Binh *Tiểu đoàn 64 Pháo binh sát nhập SD3BB cải danh thành Tiểu Đoàn 32 Pháo Binh
* Tân lập Tiểu đoàn 105 ly mang danh hiệu Tiểu đoàn 33 Pháo binh.
Vì nhu cầu hành quân, Pháo binh SD3BB vừa tổ chức, vừa huấn luyện, và vừa yểm trợ hành quân. Riệng TD33PB chưa thụ huấn xong Giai Đoạn 3 Huấn luyện đơn vị đã phải xử dụng hành quận.
Tính đến tháng 4/1975 Pháo binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có:
Bộ Chỉ Huy PB/QLVNCH tại Sài Gòn
Trường Pháo binh tại Dục Mỹ Ninh Hòa.
Bốn BCH/PB Quân đòan tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hòa, và Cần Thơ.
11 BCH/PB Sư Đòan tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, An Sơn (Bình Định), Ban Mê Thuật, Long Khánh, Lai Khê, Cử Chi, Mỹ Tho, Sa Déc, Sóc Trang. Hậu cứ của PB Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại Sài Gòn. Mổi Pháo Binh Sư Đòan có một Tiểu Đòan PB 155 ly, 3 tiểu Đòan PB 105 ly. Các PB/SD Dù và Thủy Quân Lục Chiến không có 155 ly. 176 Trung đội Pháo Binh Lãnh thổ (352 khẩu đại bác, tương đương với 20 Tiểu Đòan Pháo Binh).
Thuộc dụng các Quân đòan gồm có: 5 Tiểu Đòan 105 ly (63, 69/QDII, 61/QDIII, 67,68/QDIV), 4 Tiểu Đòan 155 ly (44/QDI. 37/QDII, 46/QDIII, 47/QDIV) , 5 Tiểu Đòan Pháo Binh Cơ Động 175 ly (101, 102, 105/QDI, 103/QDII, 104/QDIII), và 4 Tiểu Đòan Pháo Binh Phòng Không (1,3/QDI, 4/QDII, 2/QDIII).
Xem tiếp các hyu hiệu khác tại :
Trường Pháo BinhQLVNCH
05/1955 Phú lợi Thủ Dầu Một
10/1955 Thành Thủ Đầu Một
09/1961 Dục Mỹ, Ninh HòaPhương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng
Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn 1955 Trung tướng Lâm Quang Thi 1955 Cố Đại tá Trần Văn Hào 1956 Trung tướng Nguyễn Đức Thắng 1957 Cố Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh 1958 Đại tá Đào Trọng Tường 12/58 - 2/59 Đại tá Hồ Nhựt Quan 2/59-1/63 và 12/64-7/65 Đại tá Hoàng Hữu Giang 1962 Cố Đại tá Phạm Văn Mân 1964 Cố Thiếu tướng Phan Đình Soạn 1965-1969 Cố Trung tá Võ Kim Hải 1968-1969 Đại tá Hồ Sĩ Khải 1970-75
AN DƯƠNG VƯƠNG THÁNH TỔ PHÁO BINH VNCH
Vua An Dương Vương sau khi diệt được Lạc Vương thứ 18 liền cho xây ở Phong Khê một cái thành lớn, hình trôn ốc. Theo ý Ngài, đây là vương thành cần phải kiên cố, hiểm trở nên mới có một kiến trúc đặc biệt chưa đâu có. Với kiến trúc này, thành cao mấy tầng và chạy mấy vòng. Quân địch dầu hết sức mạo hiểm cũng chưa dễ vượt được trước khi vào đến triều đường, cung cấm và các nơi quan trọng.
Nhưng thành đắp đến đâu đổ đến đấy. Quân và dân đã trải bao ngày tháng tốn công hao sức mà không nên việc. Biết có ma quỷ phá hoại, nhà vua lúc đó gần như thất vọng vì chưa tìm được cách gì để đối phó.
Ngài cầm quyền Âu Lạc kể đã 3 năm. Một hôm ngài nảy ra ý kêu cầu trời đất phù hộ công cuộc của ngài.
Một ông già ở đâu tiến lại giữa lúc ngài đang cúng tế tâu rằng việc xây thành phải có Thanh Giang sứ mới xong. Nói dứt lời ông già biến mất rồi con Rùa Vàng hiện ra giới thiệu với nhà vua mình là Thanh Giang sứ. Nhà vua mừng rỡ và bàng hoàng như đang ở trong giấc chiêm bao. Ngài liền mời thần Rùa lên kim sa để rước về cung.
Thần Rùa nói:
Nhà vua không xây nổi thành là vì có yêu ma quấy rối. Yêu ma đây là một con gà trống trắng tức là Bạch kê tinh và oan hồn một kẻ ca kỹ chết đã lâu đời còn hài cốt vùi sâu ở chân núi Thất Diệu. Chúng hay họp nhau ở cái quán của Ngô Công gần đấy và đêm đêm sát hại các khách trọ. Con Kê tinh lại lấy con gái của Ngô Công...
Thần bàn với nhà vua cách trừ hai con tinh ấy. Nhà vua liền giả làm người thường buổi chiều ghé vào quán. Thần Rùa bí mật theo ngài để ủng hộ. Thấy nhà vua tới, Ngô Công lấy tình thật nói:
Ở đây yêu quái hay hại người, quý khách không nên dừng chân lại.
Nhà vua cười đáp:
Người ta sống chết do Thiên mệnh, điều đó chủ nhân đừng ngại.
Đêm tới, quả bọn yêu quái kéo đến.
Thần Rùa liền xuất hiện và hét lớn:
Lũ yêu quái kia! Chúng mày đến ngày hết số. Ta tới đây để trừ khử chúng bay đây!
An Dương Vương
Vua và Thần Rùa cùng bọn yêu xung đột với nhau kịch liệt. Gần về sáng, bọn yêu quái thua trận phải chạy trốn vào núi Thất Diệu. Sáng hôm sau, Ngô Công cho người đến xem tưởng nhà vua bị giết rồi để đem chôn không ngờ ngài vẫn còn sống. Vua yêu cầu Ngô Công giết con Bạch kê. Bạch kê vừa chết thì con gái của Ngô Công cũng tự nhiên tắt nghỉ. Vua lại cho khai quật cả hài cốt người ca kỹ đem đốt ra tro rồi vứt xuống sông.
Buổi chiều nhà vua cùng thần Rùa lên núi Việt Thường thấy có con cú sáu chân miệng ngậm sách thuật. Đấy là hồn con Kê tinh, thần Rùa liền hoá làm con chuột trắng leo lên cây cắn chân con cú. Cú đau quá nhả sách thuật ra. Từ đấy việc xây thành được mọi sự dễ dàng, chỉ trong 1 tháng là xong, thành dài rộng một ngàn trượng, quanh co khuất khúc 9 tầng, thế rất hiểm trở. Rồi luôn mấy năm Âu Lạc thịnh vượng, nhân dân sinh sống yên vui.
Sau Thần Rùa xin từ giã vua An Dương Vương ra đi. Vua tỏ ý luyến tiếc muốn lưu lại. Thần an ủi:
Việc trị loạn là ở ý trời và cũng ở nơi người, nhà vua cứ làm điều nhân chính sẽ được hưởng phúc lâu dài.
Trước khi cáo biệt, thần còn biếu nhà vua một cái móng chân dặn đem chế thành lẫy nỏ có thể bắn chết hàng vạn người.
Năm thứ 48 đời An Dương Vương, Tần Thuỷ Hoàng cho Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân xuống chinh phục phương Nam. Triệu Đà thiết lập doanh trại căn cứ trên núi Thiên Du Sơn. Hai quân giao tranh. Vua An Dương Vương cho đem Nỏ thần ra bắn. Quân của Đà tan vỡ phải thối lui, rồi thất bại này tiếp thất bại khác… Triệu Đà gần như tuyệt vọng đành chỉ còn nứơc xây thành và đắp lũy, giữ thế thủ và chờ thời.
Binh chủng Pháo Binh Việt Nam Cộng Hòa nhận An Dương Vương là Thánh Tổ Binh Chủng Pháo Binh, coi Nỏ thần tượng trưng cho đại pháo đầu tiên của nước Ta.
ARTILLERY DEMONSTRATION AT INFANTRY SCHOOL OF THU DUC
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen