ĐẦU NĂM ĐI Lễ CHÙA NÀO??
Đi lễ chùa đầu năm là một sinh hoạt không thể thiếu của người Phật tử trong dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Việc đi lễ chùa đầu năm còn có ý nghĩa để cầu an, đốt nén nhang để nhớ về công đức dựng nước của tiền nhân, của những anh hùng giử nước, những người đã nằm xuống cho sự toàn vẹn lãnh thổ; để cầu phúc cho mọi người trong gia đình, cầu cho quốc thới dân an...Dù đi làm ăn ở đâu xa, tết nguyên đán đèu phải quay về nhà đoàn tụ với gia đình, thắp nén nhang trước mộ tổ tiên, viếng thăm ngôi chùa để lễ Phật, tâm tư lắng đọng trước bàn thờ Phật là dịp gần guỉ với thiêng liêng. Đi lễ đầu năm còn mang một ý nghĩa khác đó là hái lộc đầu năm, mang điều may mắn về cho gia đình. Ði lễ đình, chùa, miếu....xong, lúc trở về người Việt hay có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của trời đất phật thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá sum suê, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với một niềm tin tưởng vào việc hái lộc về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Trong dịp đầu năm đi chùa, niềm thích thú nhất của người Phật tử là được một lần đến thăm chùa Hương vào dịp đầu năm. Đây là một địa danh rất nổi tiếng, có thể từ bản nhạc duyên dáng truyền cãm từ bài thơ của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp.
ĐI CHÙA HƯƠNG
(Nhạc Trung Đức, thơ Nguyễn Nhược Pháp)
Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Dục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Em bây giờ mới tuổi mười lăm
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Chùa Hương với thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp
Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, sinh ngày 12/12/1914, quê làng Phượng Vũ - Phú Xuyên - Hà Tây. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp viết báo, làm thơ, truyện ngắn và kịch. Nguyễn Nhược Pháp được hai nhà phê bình thơ nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam là Hoài Thanh, Hoài Chân đánh giá: "Với vài ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Thơ ông đậm đà những nét phong tục xưa, những nếp văn hoá truyền thống được thể hiện qua những nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào. Người mất năm 24 tuổi, tấm lòng trắng trong như hồi còn thơ".
Thi phẩm Chùa Hương ra đời trong hoàn cảnh rất kỳ thú. Hội Chùa Hương năm 1934, ông cùng nhà văn Nguyễn Vỹ và hai người bạn nữ sinh Hà thành đi trẩy hội. Đến rừng mơ, hai văn nhân gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm phật "Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát”.
Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ khiến họ trân trân nhìn quên cả hai bạn gái cùng đi. Nguyễn Nhược Pháp lại gần hỏi:
"Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm phật nữa?"
Cô gái bối rối, thẹn thùng như muốn khóc. Hai người bạn gái gọi hai chàng thi sĩ để đi tiếp nhưng họ đã bị hớp hồn, tai đâu còn nghe thấy. Giận dỗi, họ bỏ đi. Lúc bừng tỉnh, hai văn nhân không thấy các cô đâu, vội len thốc len tháo, lách qua những dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu cho thấy. Mệt và ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con cũng đã lẫn vào dòng người.
Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh cô gái chân quê đi chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh, cả hồn người lẫn vẻ đẹp của ngày xưa hiện lên trên từng câu, từng chữ :
Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: «Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?»
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai.)
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy
Đưa cánh buồm lô nhô.
Đó chính là câu chuyện của những ngày mà đảng csVN chưa nắm chính quyền ở miền bắc, Phật giáo chưa bị tàn hại, các chùa chiền chưa bị quốc doanh theo định hướng XHCN, nên cái không khí đi chùa hương vẩn còn đậm nét nhân văn của ngày trẩy hội đầu năm.
SỰ HÌNH THÀNH CÁC CHÙA QUỐC DOANH
Nhưng, nay hoàn cảnh và nội dung của chùa Hương đều đã đổi khác theo dòng thời gian kể từ ngày đảng nắm chính quyền ở miền Bắc và cho đến nay, thì toàn bộ các chùa chiền, thắng cảnh đều phải theo sự chỉ đạo của đảng csVN, đảng đã thành lập cái gọi là " GH Phật Giáo VN" để xích hoá các chùa và sư trụ trì vào mắt xích Marx-Lenin. PGVN (quốc doanh) trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc VN. Văn phòng Trung ương Giáo hội quốc doanh đặt tại Chùa Quán Sứ thì Văn phòng Thường trực của Giáo hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Thiền viện Quảng Đức. Tôn chỉ hoạt động của Giáo hội quốc doanh là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan ngôn luận chính thức của cái gọi là Phật Giáo quốc doanh là: https://giacngo.vn/. Không những các chùa ở miền Bắc mà các chùa chiền ở miền nam sau tháng 4/1975 đều đi vào quỷ đạo của đảng - và phải theo sự hướng dẩn của GHPGVN. Pháp chủ của GHPG quốc doanh là Sư Thích Phổ Tuệ đãm nhiệm vị trí này từ năm 2007 đến nay. Để đào tạo các tăng ni quốc doanh, đảng đã thiết lập trên địa bàn cả nước 30 Trường Trung cấp Phật học và 06 cơ sở đào tạo Cao đẳng Phật học. Đến nay GHPGVN đã đào tạo có hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ quốc doanh Thích Nhật Từ là một trong thứ đã tốt nghiệp loại tiến sĩ Phật Học này, và đang giảng dạy tại các HVPG và các lớp Cao đẳng. Do đó hiện tình của Phật Giáo trong nước và một số ở ngoài nước đều là những chùa chứa ma tăng, không còn là nơi để Phật tử có thể ký thác niềm tin vào Phật Pháp. Đi lễ đầu năm để hái lộc hay tích phước cho người thân và gia đình thật đúng nghĩa là còn tuỳ vào nhản quan của chính người Phật tử, đừng đi lễ chùa đầu năm để tiếp tay với cái ác, rồi mang về cái hoạ là tiếp tay với Việt gian hại đạo pháp và dân tộc.
Thế nên, khi đi chùa trong ngày lễ đầu năm, không phải thấy chùa đẹp, người đông, là cứ hùa nhau nhào vô, đừng nên tin vào các thông tin trên báo chí tuyên truyền của đảng csVN và của các công ty du lịch về các địa điểm đi cúng đầu năm - Vì đó là những thông tin của hệ thống truyền thông gia nô của đảng đều có chung mục tiêu làm lợi cho các chùa quốc doanh, là những cơ sở kinh tài trá hình núp sau lưng Phật. Mái chùa ngày nay không còn là nơi để che chở hồn dân tộc mà là những nơi che chở cho cán bộ đảng làm kinh tài để nuôi đảng và tuyên truyền sai lạc đi chính nghĩa của dân tộc lẩn Phật pháp. Điển hình là ác tăng Thích Chân Quang, từng để lại một khẩu nghiệp như sau: "TQ là anh VN là em, danh tướng Lý Thường đem quân đánh Tàu là hổn", ông này là thứ Việt gian hạng nặng, đáng bị tùng xẻo cái lưởi. Thế nên có đi chùa đầu năm phải biết chọn lựa những ngôi chùa không thống thuộc GHPGVN, thì may ra còn có thể gởi niềm tin của mình vào Phật, Pháp và Tăng.
Đừng đi vào các chùa quốc doanh rồi quì xuống lạy xì xụp các ma tăng - đồng bọn với Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ, Thích Thanh Quyết....là những Việt gian tiêu biểu cho mùa Pháp nạn hiện nay. Ngoài ra còn hàng ngàn hàng chục ngàn các trụ trì là CA đội lốt, các sư này đang trụ trì nơi các chùa đẹp mới xây, trong đó có thờ hồ tặc. Các Phật tử cũng cần lưu ý, phần lớn những chùa được nhà nước cho hoạt động đều là những ổ tu hành của các sư quốc doanh do tà quyền cs bổ nhiệm làm trụ trì.
CÁCH SỐNG CỦA MA TĂNG
Ma tăng thường lợi dụng sự mê tín dị đoan của phật tử bằng các hành động như: gạt tiền bá tánh, quyên góp phước thiện, tổ chức quyên góp để bỏ túi riêng. Những việc mà ma tăng thường hay làm đó là dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, bói xăm gieo quẻ, cúng mở cửa hàng, điểm nhãn thánh tượng, coi bói tử vi, xem ngày tốt ngày xấu, coi ngày cưới hỏi, ngày chôn cất, đánh phá chánh pháp xuyên tạc bằng các bài giảng dè bĩu bêu riếu phổ biến tà pháp, đánh phá các tôn giáo bạn bằng các bài giảng theo đường lối của đảng cs do sư Thích Nhật Từ một đại ma tăng với bằng tiến sĩ Phật Học, thường xuyên đánh phá Công Giáo Roma. Đám ma tăng này dẫn chúng sinh đi vào con dường tà đạo - như vụ "oan gia trái chủ" của sư Thích Trúc Thái Minh tại chùa Ba vàng, gạt hàng chục tỷ đồng của các Phật tử ngu muội mê tín. Vụ này gây chấn động lớn trong hàng ngũ Phật Tử một dạo.
Kẻ thù lớn nhất của đời người Phật tử đó là chính mình,
Ngu dốt lớn nhất của người Phật tử là u mê mà không chịu quay đầu,
Cái lầm lẩn to nhất của người Phật Tử là đi lạc vào các ổ ma quỷ mà không biết lối ra, để rồi bị quỷ làm thịt.
Bài viết để thể hiện cái nhìn và quan điểm của các hậu duệ VNCH miền nam Đức trước hiện tình ma tăng đang lộng hành khắp nơi.
Hậu duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 26.1.2020
Cái lầm lẩn to nhất của người Phật Tử là đi lạc vào các ổ ma quỷ mà không biết lối ra, để rồi bị quỷ làm thịt.
Bài viết để thể hiện cái nhìn và quan điểm của các hậu duệ VNCH miền nam Đức trước hiện tình ma tăng đang lộng hành khắp nơi.
Hậu duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 26.1.2020
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen