Để đáp tạ các lời cảnh cáo từ chính quyền Iran, sau khi ông Trump hạ lệnh tiêu diệt tên tướng Qassem Soleiman của Iran vào ngày 3.1.2020, ông Trump đã tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công "rất nhanh và dữ dội" các mục tiêu quan trọng của Iran nếu nước này có hành động báo thù cho tướng Soleimani. Ông nói tiếp: "Hãy xem đây là lời cảnh báo rằng nếu Iran tấn công bất cứ công dân hay tài sản nào của Mỹ, chúng tôi đã chọn sẵn 52 địa điểm của Iran (đại diện cho 52 con tin Mỹ bị Iran bắt nhiều năm trước) làm mục tiêu tấn công", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter ngày 4/1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày hôm nay 5/1 viết trên Twitter: "Một số mục tiêu có cấp độ rất cao và quan trọng đối với Iran tính luôn các công trình văn hoá quan trọng của nước này. Những mục tiêu đó và cả Iran sẽ bị tấn công rất nhanh và dữ dội. Mỹ không muốn có thêm mối đe dọa nào nữa".
Song song với lời tuyên bố của Tổng Thống Trump, Trung tướng Mỹ Pat White, tư lệnh của chiến dịch "Nhổ cỏ tận gốc", đã cho tăng cường lực lượng bảo vệ liên quân ở Iraq nhằm đối phó với mối đe dọa trả thù từ Iran. Và Ngũ Giác Đài cho tăng cường thêm khoảng 3.500 quân đến Kuwait để đề phòng các cuộc tấn công trả thù của Iran. Nhật và Anh cũng đã gởi chiến ham tới vùng Vịnh để hổ trợ cho đồng minh Hoa Kỳ trong việc giử an ninh tại vùng Vịnh.
Theo nhận định của các giới chính trị, thì các cú đấm đá túi bụi mang tính Knock-Outs vào các tướng trong danh sách đen của Hoa Kỳ là để dằn mặt Iran của Trump, nhưng thực ra, là đòn thăm dò và đẩy Bắc Kinh vào thế bị động. Đặt trường hợp, nếu như chính quyền Tehran chơi liều, trả đũa quân sự trước Mỹ thì Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào về cục diện này? Có thể tiên đoán gần như chắc chắn là Bắc Kinh chỉ đứng ngoài để hà hơi tiếp sức cho người đồng minh này của TQ, chứ không dám chọi thẳng với Trump. Tập rất ngại nếu có phản ứng mạnh mẻ chống lại việc làm của Trump tại Iraq vừa qua trong việc diệt các tướng nguy hiểm của Teheran, từ đó sẽ bị Trump nắm gáy, lấy cớ gia tăng áp lực thêm với Tập, đó là điều mà Tập không muốn xảy ra trong tháng giêng năm 2020. Vì chỉ còn hơn mười ngày để Tập gặp Trump, quá gấp gáp để Tập tính nước đi.
Mặt khác nếu Bắc Kinh giúp Iran tích cực thì… Bắc Kinh sợ làm mất lòng EU, vì họ Tập vẫn đang rất cần hợp tác với EU để phần nào bù đắp trước sự tổn thất trong thương chiến với Mỹ. Mà EU (xét về khối kinh tế – chánh trị), hoặc NATO (xét về quân sự) lại muốn có lợi ích tại Trung Đông, trong đó “bài toán giải quyết số phận Iran” đang được đặt lên bàn cờ chiến lược.
Ngay lúc này, NATO cùng với Hoa kỳ đang tập trung lực lượng để di chuyển về vùng Vịnh. Một số tàu chiến của NATO, hiện đã có mặt nơi hải phận của Israel. Đặc biệt, lần thứ hai Nhật đã gởi tàu chiến tới vùng Vịnh.
Tóm lại hành động không kích của Mỹ , chứng tỏ TT Trump đã không nao núng và coi thường các lời đe doạ của Teheran. Việc làm của Trump nhằm nắn gân Teheran, Bắc Kinh luôn cả Bắc Hàn trong cùng một lúc.
KHẢ NĂNG TÌM DIỆT CỦA MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI
Trong chiến dịch " nhổ cỏ tận gốc" của Hoa Kỳ nhắm vào việc truy tìm các tên trùm khủng bố nguy hiểm cho Mỹ trong hai ngày qua đã cho thấy sự hữu hiệu của máy bay không người lái MQ-9 - đã tham chiến trong việc hạ sát tên tướng Soleimani của Iran.
Mỹ là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng loại vũ khí này. “Drone Strike” là thuật ngữ để mô tả cuộc tấn công bằng máy bay không người lái võ trang (UCAV), hoặc máy bay không người lái thương mại (drone) được vũ khí hóa.
MQ-9 có 4 móc treo vũ khí dưới cánh có khả năng mang hoả tiển không địa AGM-114 Hellfire, bom thông minh GBU-12 Paveway II, GBU-38 JDAM. Ngoài ra, loại máy bay không người lái Reaper có thể mang hoả tiển không không AIM-92 Stinger để tự vệ. Tổng trọng lượng về võ khí mang theo vào khoảng 1,5 tấn.
Các hệ thống cảm biến tinh vi, trang bị võ khí mạnh cho phép MQ-9 hoạt động hiệu quả với chiến thuật “truy tìm - tiêu diệt”. Hệ thống truyền thông chiến thuật L-3 đảm bảo cho MQ-9 hoàn thành mọi nhiệm vụ. Hiệu quả tác chiến của Reaper vượt trội so với Predator nên tần suất sử dụng “Thần chết” trong các phi vụ săn lùng khủng bố ngày càng nhiều hơn.
MQ-9 và MQ-1 xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu có bóng dáng của “chủ nghĩa khủng bố”. Ngoài khu vực hoạt động chính là Iraq, Afghanistan và Pakistan, Mỹ còn xây dựng một trung tâm điều hành ở căn cứ Lemonier, Djibouti để thực hiện các phi vụ không kích bí mật ở Yemen. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ còn thiết lập 2 căn cứ khác ở Ethiopia và quần đảo Seychelles.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA EO BIỂN HORMUZ
Eo biển Hormuz có địa thế đặc biệt, mặc dù khu vực Vịnh Ba Tư phía bắc eo biển này là “ngõ cụt”, tuy nhiên eo biển Hormuz vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giao thương hàng hoá quốc tế từ cái “ngõ cụt” này - là điểm đến và đi của lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tuyến đường huyết mạch này hoạt động liên tục 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm. Do có diện tích quá nhỏ hẹp, đôi khi các tàu cỡ lớn phải chờ đợi khoảng vài tiếng đồng hồ để có thể lách được qua đây. Ước tính mỗi ngày có khoảng 21 triệu thùng dầu di chuyển từ Vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz để ra các vùng biển khác. Số lượng dầu này tương đương với 1,197 tỷ USD di chuyển qua eo biển này mỗi ngày.
Trong mấy ngày gần đây, việc căng thẳng giữa Iran và Mỹ tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới eo biển Hormuz vì Iran có địa lý nằm bao trọn một bên bờ của eo biển này. Với tình hình căng thẳng ngày càng leo thang và không có dấu hiệu hạ nhiệt, giá dầu cả thế giới có thể sẽ bị ảnh hưởng từ eo biển này. Đây là cũng tử huyệt để Iran có thể đánh úp các tàu chở dầu của nhiều nước trên thế giới, nơi mà các tàu dầu và các chiến hạm của Hoa kỳ cũng thường qua lại nơi đây.
Hormuz là điểm nóng nếu tình hình Iran căng thẳng về chính trị với Mỹ hay các nước Tây phương. Vì đây là nơi để Iran có thể thực hiệc các cuộc trả thù vào đòn đánh phủ đầu của ông Trump. Trong thời gian trước đây Hormuz là chổ tấn công thường xuyên của khủng bố Iran vào các thương thuyền qua lại nơi đây. Thế nên khi xảy ra xung đột với Iran là Mỹ và các đồng minh liền nhanh chóng tăng cường chiến hạm đến Hormuz, nhằm bảo vệ quyền lợi của họ tại đây
CÁC TÀU CHIẾN CỦA ANH, NHẬT ĐÃ DI CHUYỄN TỚI VÙNG VỊNH
Trước tình hình leo thang chiến tranh tại vùng Vịnh sau khi tổng thống Trump ra lệnh không kích vào các tướng Iran, được cho là nguy hiểm cho nền an ninh khu vực và các công dân cũng như quân đội Mỹ đang có mặt trong khu vực Trung Đông. Hai tàu chiến Anh sẽ được điều tới vịnh Ba Tư để bảo vệ tàu hàng đi qua eo biển Hormuz sau vụ Mỹ không kích giết tướng Soleimani.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết trong thông cáo ngày 4/1: "Tôi ra lệnh cho hộ tống hạm HMS Montrose và khu trục hạm HMS Defender có nhiệm vụ hộ tống các tàu hàng mang cờ Anh. Chính phủ sẽ thực hiện các bước đi cần thiết để bảo vệ tàu và công dân Anh tại thời điểm này".
Hải quân Anh từng cho các tàu chiến hộ tống tàu hàng đi qua eo biển Hormuz sau khi tàu chở dầu Stena Impero mang cờ Anh bị Iran bắt hồi tháng 7. Hoạt động hộ tống này chấm dứt từ tháng 11/2019, sau khi Iran thả tàu Stena Impero. Vì tình hình ở khu vực đang nóng trước việc tường Iran Soleimani bị giết chết trong này 3-1, nên Anh lại đưa tàu chiến tới khu vực này để bảo vệ an ninh.
NHẬT ĐƯA TÀU CHIẾN TỚI VÙNG VỊNH
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết trong thông cáo ngày 4/1: "Tôi ra lệnh cho hộ tống hạm HMS Montrose và khu trục hạm HMS Defender có nhiệm vụ hộ tống các tàu hàng mang cờ Anh. Chính phủ sẽ thực hiện các bước đi cần thiết để bảo vệ tàu và công dân Anh tại thời điểm này".
Hải quân Anh từng cho các tàu chiến hộ tống tàu hàng đi qua eo biển Hormuz sau khi tàu chở dầu Stena Impero mang cờ Anh bị Iran bắt hồi tháng 7. Hoạt động hộ tống này chấm dứt từ tháng 11/2019, sau khi Iran thả tàu Stena Impero. Vì tình hình ở khu vực đang nóng trước việc tường Iran Soleimani bị giết chết trong này 3-1, nên Anh lại đưa tàu chiến tới khu vực này để bảo vệ an ninh.
Hơn 260 Hải Quân tự vệ binh Nhật cùng chiến hạm 4,650 tấn JS Suzunami (DD-114) trên đường tới Gulf of Oman cửa ngỏ vào Vịnh Ba Tư để hỗ trợ cho Đồng Minh. Đây là tàu chiến thứ năm được sản xuất của Tàu khu trục lớp Takanami thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF. Tốc độ: 30 hải lý một giờ (35 mph; 56 km/h). Số thủy thủ đoàn đầy đủ: 175 người.
Trước đây vào ngày 13 tháng 8 năm 2012, JS Suzunami đã được phái đến Aden, Yemen để tham gia các hoạt động hộ tống chống cướp biển ngoài khơi bờ biển Somalia. Ngày 29-30 tháng 12, tàu đã ghé thăm cảng Port Klang, Malaysia. JS Suzunami trở về Yokosuka vào ngày 10 tháng 6 năm 2013.
Đây là lần đầu tiên sau thế chiến thứ 2, Hải Quân Nhật được Quốc Hội thông qua cơ chế hoạt động xa nhà và cũng là lần đầu tiên Hải Quân Nhật đưa tàu khu trục tới khu vực Trung Đông. Hải Quân Nhật đem theo 2 chiếc máy bay Lockheed P-3 Orion sử dụng để thám thính và săn tàu ngầm.
Trong lúc tình hìnhcăng thẳng lên cao , người lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Seyyed Ali Khamenei tuyên bố sẽ “trả thù khắc nghiệt”. Lữ đoàn Hezbollah ở Iraq kêu gọi người dân, lực lượng an ninh Iraq tránh xa các căn cứ của Mỹ. Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Thiếu tướng Hossein Salami mô tả vụ sát hại Tướng Qasem Soleimani là thất bại chiến lược của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua (?)
Chỉ huy Hossein Salami còn nói rằng IRGC chắc chắn sẽ có một cuộc trả thù với Mỹ nhưng thời gian và quy mô không được tiết lộ. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo cho biết 35 mục tiêu quan trọng của Mỹ trong khu vực, ngoài Israel nằm trong tầm ngắm, đồng thời nhấn mạnh rằng Eo biển Hormuz là một con đường quan trọng đối với phương Tây, khi một số lượng lớn tàu khu trục và tàu chiến Mỹ đi qua có khả năng bị tấn công.
Liệu các lời đe doạ này có làm cho Tổng Thống Trump hạ nhiệt trong thời gian tới hay không? Mọi việc còn ở trước mắt, chúng ta chờ thêm những bước mới của Tổng Thống Trump.
Biên khảo, Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 5.1.2020
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen