GIÁO DỤC NHÂN BẢN TRONG QUÂN LỰC VNCH
Một chế độ biết tôn trọng con người, lấy con người làm gốc để đối xử với nhau trong sinh hoạt xã hội hàng ngày, mới được coi là một chế độ vì dân đúng nghĩa. Không như VNDCCH hay CHXHCNVN luôn khoát lớp áo vì dân nhưng trù dập dân khi người dân cất tiếng nói yêu nước chống Trung Cộng xâm lăng, sẳn sàng ra tay cướp đất cướp nhà, tài sản của dân khi thấy lợi, đặt ra hàng trăm thứ thuế để vơ vét tận gốc rể tài sản của dân...Dùng chính sách ngu dân để dể dàng đặt nền luật pháp của kẻ thống trị lên người dân thấp cổ bé miệng.. đó là bản chất của một chế độ bịp bợm, chuyên lừa gạt dân bằng luận điệu xảo ngôn và thủ đoạn đê hèn bẩn thỉu của kẻ thống trị.
Khác với chxhcnVN, chế độ VNCH đặt con người lên vị trí trọng tâm trong mọi hoạt động, một đất nước mà bất cứ đứa trẻ nào cũng phải băt buộc học hết bậc tiểu học và hoàn toàn miển phí. Các bậc trung học và một số các Đại Học cũng được miển phí. Người bệnh được chăm sóc miển phí trong các bệnh viện không phân biệt giàu nghèo. Đây là những việc làm mà cho tới nay bác và đảng vẩn chưa bao giờ làm được, tuy đã 45 năm cai trị trên 3 miền đất nước. Thế nhưng loa đảng hàng ngày vẩn ra rả chửi rủa VNCH, lý do là vì tự thẹn với VNCH vì các đỉnh cao trí tuệ không có khả năng để làm cho dân được hạnh phúc như VNCH.
THẾ NÀO LÀ NHÂN BẢN?
“NHÂN” trong phạm trù đạo đức là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật.
NHÂN còn là mối quan hệ giữa người và người. Đây là cách đối xử tử tế của con người cùng chung sống trong xã hội. Nếu đối xử thật tốt trong mối quan hệ trên thì xã hội sẽ trật tự và con người được sống trong cảnh thái bình. Do đó nhân có thể coi như là đạo làm người vậy.
NHÂN BẢN là lấy con người làm gốc (bản=gốc)
仁 nhân đạo: lòng nhân đạo
人 nhân bản, nhân văn, nhân loại
Nhân văn, nhân bản, nhân loại là những khái niệm liên quan với nhau và đều biểu hiện vấn đề chung: tính nhân loại, tính đồng loại.
NHỮNG CỤM TỪ CÓ CHUNG CHỮ NHÂN:
*NHÂN BẢN: nghĩa cơ bản là lấy con người làm gốc, làm trọng;
*NHÂN VĂN, lấy con người làm trung tâm, tôn trọng và đề cao nhân cách con người với tư cách con người xã hội;
*NHÂN LOẠI: tính người, đề cao phẩm giá con người trong tính cộng đồng, tình đồng loại của nó. Tức là những phẩm giá cao cả, phổ quát nhất. Nhờ những phẩm giá này mà con người liên kết lại với nhau, thông hiểu nhau và sẵn sàng giúp đớ, tương trợ nhau.
Tóm lại NHÂN là người, BẢN là gốc, là nền tảng cần thiết để làm người, những cung cách xã giao, ứng xử thật tốt giữa người với người. Người ta thương nói một ai đó không được nhân bản (phi nhân), là thiếu đi những nguyên tắc căn bản về con người. Một nhà nước hay một chế độ chính trị vì dân là phải biết lấy con người làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động. Riêng nguỵ quyền Hà Nội lấy đảng đặt lên vị trí trọng tâm và dùng định hướng XHCN, để chà đạp các giai cấp khác ngoài đảng, một chế độ được xếp hạng là phi nhân.
Trong bài viết nầy, hậu duệ VNCH chúng tôi chỉ muốn phân tích về tính nhân bản trong chế độ VNCH. Qua đó để thấy VNCH có một quân đội nhân bản và nhân bản là hành trang quan trọng trong các cấp của QL.VNCH, đó là sự thừa hưởng từ trong truyền thống cứu nước và dựng nước của tiền nhân.
Nguyễn Trãi mở đầu bài Bình Ngô đại cáo, bằng cách đặt "nhân" lên làm trọng tâm trong việc khử bạo và bình định.
“Làm điều nhân nghĩa cốt ở yên dân, “
Muốn cứu dân, phạt tội, phải trừ kẻ tàn bạo”.
Việc đánh giặc Minh trong Bình Ngô Đại Cáo được minh định như sau:
"“Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”
Đánh giặc chỉ là hành động tự vệ chính đáng, không để giết người mà quân dân Đại Việt trừng phạt quân Minh bằng cách lấy chí nhân thay cho cái bạo ngược của quân Minh, để cứu dân cứu nước. Trong cuộc chiến 20 năm 1955 đến ngày 30.4.1975, quân đội VNCH đánh trả quân đội xâm lược Bắc Việt trên vùng lãnh thổ chủ quyền của mình, là một hành động chính đáng để bảo quốc an dân, chặn dứng những sự phá hoại và những hành động vi phạm của quân đội Bắc Việt, bất chấp hiệp định đã ký là: Geneve 1954 và Pariss 1973. Hà Nội đã lạm dùng mỹ từ "giải phóng", để đem quân vượt biên giới, cướp phá miền nam VN. hành động này đồng nghĩa với bản chất của một thứ giặc cướp - không có giặc cướp nào mà không phi nhân!
Đó chính là sự khác biệt rất lớn giửa người lính VNCH với người lính của quân đội cộng sản. Nhân bản là nhu cầu trọng điểm và cần thiết để ngăn ngừa được sự tổn thất lớn về sinh mạng khi hai bên giao chiến với nhau. Nhân bản được đặt trên nòng súng của từng người lính VNCH để giảm sức sát thương cao. Súng cá nhân được trang bị cho người lính VNCH là dùng tự về , khử bạo, không phải để giết người vô cớ.
Thế nên, quân đội VNCH đã được học rất kỷ về đức tính này thật cẩn thân trong khi còn thụ huấn ở quân trường, đến lúc mản khoá, trước khi ra chiến trận thì "nhân bản", đã được xếp vào trong hành trang cá nhân của người lính VNCH các cấp. Nhân bản trong QL.VNCH là điều không thể thiếu trong việc đào tạo một người chiến sĩ của trong chế độ VNCH - Nhân bản không có từ khi lọt lòng mẹ hay do trời ban mà cung cấp từ sự giáo dục của chế độ. Người chiến sĩ VNCH có được đức tính này là từ sự đào tạo và huấn luyện nghiêm khắc bằng một thứ kỹ luật nhà binh, mà người lính VNCH gọi đó là kỹ luật thép của quân đội. Từ người binh nhì tới cấp các chỉ huy đều phải nằm lòng những điều quân đội VNCH bắt buộc, đó là những điều tâm niệm cho người lính và cấp chỉ huy. Người binh sĩ có 6 điều tâm niệm và cấp chỉ huy có 8 điều tâm niệm.
Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và còn vài vị tướng không bị bắt giam trong các đợt đi tù cải tạo tập thể.
- Ðại tá có 600, bị tù 366.
- Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
- Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.
- Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000.
Đó là con số 89.600 cấp chỉ huy của QL.VNCH, phần lớn được đào tạo từ 4 quân trường lớn của QL.VNCH: Hải Quân, Không Quân, Võ Bị Đà Lạt và Bộ Binh Thủ Đức. một tập thể lớn đó được đào tạo cũng như thừa kế truyền thống nhân bản của tiền nhân, nên họ cư xử rất tử tế với người cộng sản ngoài mặt trận cũng như khi họ về với chính nghĩa quốc gia trong chính sách chiêu hồi.
Trong khi người lính VNCH học tập các cách đối xử sao cho thật nhân bản với kẻ thù xâm lược, ngược lại, lúc đó tại miền bắc, quân đội Bắc Việt được đảng nhồi nhét chủ nghĩa hận thù giai cấp, dạy căm thù, dạy người lính khát máu bằng những tuyên truyền sai sự thật về chế độ chính trị của miền nam tự do và người lính VNCH.
VNCH là một chế độ NHÂN BẢN nên đã đào tạo được một quân đội NHÂN BẢN - Đó là sự khát biệt với quân đội cs, do đảng giáo dục và đào tạo, chỉ biết lấy hận thù giai cấp đặt trên nòng súng, nên quân đội cs Bắc Việt là một quân đội rất tàn ác, họ sẳn sàng giết chết thương binh của họ hoặc bỏ lại chiến trường để quân đội VNCH cứu thương hay chôn cất sau mổi lần họ rút quân. Do đó, khi tàn chiến cuộc số thương của quân đội Bắc Việt rất ít so với VNCH. Nhìn hình ảnh Hải Quân TQ tàn sát quân đội ND trên đảo Gạc Ma năm 1988 để thấy hành động phi nhân của tên đại tướng Lê Đức Anh, tên này ra lệnh không cho bắn trả lại quân cướp nước TQ. Hình ảnh này sẽ không bao giờ tìm thấy nơi QL.VNCH.
Đây là bản chất hoàn toàn khác nhau giửa tướng chỉ huy quân đội VNCH và các tướng QĐND do cộng sản đào tạo và huấn luyện.
BẢN CHẤT PHI NHÂN CỦA QUÂN ĐỘI CỘNG SẢN
NHÂN BẢN không bao giờ tìm thấy nơi người lính của quân đội miền bắc. Đảng với chiến lược trồng người, họ đã huấn luyện người lính trở thành một công cụ cho đảng, nên đầu súng của mổi người lính cộng sản được đảng trang bị một chủ nghĩa, sẳn sàng dùng bạo lực để trấn áp các giai cấp khác trong xã hội.
Lối giáo dục khát máu đó được thấy từ văn thơ của những tên văn nô trong bộ chính trị, như Tố Hữu:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Những hành trang mà đảng đã nhét vào ba lô của người chiến binh cộng sản là những, hận thù giai cấp, bạo lực cách mạng, để vượt biên giới vào nam phá hoại.
Bản chất của bộ đội cs Bắc Việt là phi nhân, người cộng sản thể hiện đậm nét phi nhân từ sau ngày 30.4.1975, người ta có thể tìm thấy các sự việc này như: cầy mồ người chết để trả thù bị thua VNCH trên chiến trường, nơi các nghĩa trang quân đội VNCH; họ còn kỳ thi hành hạ những thương phế binh, cô nhi tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ các chuyên viên tình báo, các lò sát nhân của Nga Tàu....cho đến chiến dịch đổi tiền gom góp tài sản của nhân dân miền nam....xua vợ con quân cán chính VNCH lên rừng thiêng nước độc mà chúng gọi là vùng kinh tế mới....hành hạ tinh thần lẩn thể xác của các người lính VNCH trong các trại cải tạo nơi rừng sâu. Với bản chất phi nhân như vậy nên những mục tiêu phá hoại của quân đội Bắc Việt không từ một khu vực nào kể cả trường học. Người dân miền không thể quên cuộc pháo kích bừa bãi vào trường tiểu học Cai Lậy làm 23 học sinh và thầy cô chết và 43 bị thương, nếu ai đó xem lại những hình ảnh còn trên Interrnet để thấy mức độ man rợ của cái gọi bộ đội cụ "hồ", một thứ súc vật khoát áo người. Xem nguồn:http://hon-viet.co.uk/ToiAcVietCong_TruongCaiLay.htm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nhân bản là hành trang của quân lực VNCH:
2. Sự khác biejt về nhân của Tướng VNCH và Cộng Sản:
3.Sự khác biệt về con số thương binh của quân đội cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh VN.
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 1.6.2020
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen