NGUỒN TƯ TƯỞNG NÀO TÁC ĐỘNG VÀO NGUYỄN THÁI HỌC ??
Theo các sử sách do đảng csvn xuất bản, để học sinh nơi thiên đường XHCN được học về người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, một sinh viên Đại Học là đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), ông là người có khả năng kết hợp được các thành phần của giai cấp tiểu tư sản, để thành lập một đảng chính trị bí mật, dùng vũ trang để giải phóng đất nước. Người cộng sản có nhiều bài viết về tư tưởng của các nhà lãnh đạo VNQDĐ họ cho rằng tư tưởng của Nguyễn Thái Học bị ảnh hưởng và chi phối bởi "Tam Dân Chủ Nghĩa" của cụ Tôn Trung Sơn còn gọi là Tôn Dật Tiên hay Tôn Văn, người đã thành công trong cuộc cách mạng Tân Hợi cho dân tộc Trung Hoa vào năm 1911 và Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Điều này hoàn toàn sai sự thật.
Muốn biết đảng trưởng Nguyễn Thái Học và những thành phần lãnh đạo của VNQDĐ bị ảnh hưởng khuynh hướng nào nhiều nhất trong việc phát động cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?? chúng ta phân tích từ những nhân vật Nam Đồng Thư Xã, tiền thân của VNQDĐ, cũng là chi bộ đầu tiên của VNQDĐ, rồi đến đảng trưởng Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Nhượng Tống...là những lãnh đạo cao cấp của VNQDĐ,
KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG CỦA NAM ĐỒNG THƯ XÃ VÀ CÁC NHÂN VẬT LÃNH ĐẠO:
Nam Đồng thư xã được thành lập vào cuối năm 1925 bởi một nhóm trí thức phần lớn là giáo viên trong đó ba người quan trọng nhất là Phạm Tuấn Lâm, bào huynh của ông là Phạm Tuấn Tài và Hoàng Phạm Trân (tức Nhượng Tống).
Nam Đồng thư xã được thành lập với mục tiêu, vừa hoạt động chính trị vừa làm thương mại. Việc thành lập nhà xuất bản này, và nhiều chi nhánh tại khắp nơi, đó chính là những nơi tạo nguồn tài chánh cần thiết, để tài trợ cho các hoạt động chính trị của VNQDĐ, cụ thể việc làm của các thành viên trong Nam Đồng Thư Xã là việc viết và phổ biến những tài liệu chính trị nhằm phổ biến những luồn tư tưởng ái quốc mới, theo xu hướng chuyễn động của xã hội trên thế giới qua cuộc cách mạng dân tộc tại Pháp về nhân quyền năm 1789 và cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 tại Trung Hoa một quốc gia láng giềng của VN, có nhiều gắn bó về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán... trong suốt thời gian hình thành đất nước và con người VN. Tuy nhiên họ không có mối liên hệ gì đến cụ Tôn Trung Sơn và Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Ngoài những sách và tài liệu dịch từ tiếng Hoa, các người lãnh đạo nhóm Nam Đồng còn dịch thêm những tác giả Pháp như Contrat Social của Rousseau và L’Esprit des Lois của Montesquieu về cuộc cách mạng Pháp - phá ngục Bastille, đạt nền tảng cho việc xây dựng nền dân chủ trên thế giới, đưa đến việc giải thể sự cai trị độc quyền của các chế độ quân chủ chuyên chế trên thế giới.
Những cuốn sách này được bán với giá bình dân nên đã gây được một tiếng vang không nhỏ trong giới thanh niên trí thức, khiến họ ngày càng bị thu hứt các sách do Nam Đồng Thư Xã dịch thuật. Trong số những thanh niên trí thức lui tới thường xuyên cơ sở NĐTX này, có Nguyễn Thái Học, có người sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại; Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao Đẳng Công Chánh, Hồ văn Mịch, sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm. Họ thường gặp nhau để thảo luận những vấn đề chính trị trong cũng như ngoài nước, cũng như số phận của người dân VN dưới sự cai trị của thực dân Pháp...và nhiều vấn đề khác của xã hội.
Chủ nghĩa Tam Dân (CNTD) của Tôn Trung Sơn cũng được nhóm Nam Đồng Thư Xã quan tâm nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu với quần chúng trí thức VN. Tác phẩm nói về học thuyết này đã được Dật Công và Nhượng Tống ( tức Phạm Tuấn Lâm và Hoàng Phạm Trân ) giới thiệu trong tác phẩm “ Tiểu sử và học thuyết Tôn Dật Tiên “ do Nam Đồng Thư Xã xuất bản năm 1926 và trên báo “Tiếng Dân.
Điều này cho thấy tư tưởng ảnh hưởng đến người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học đến từ nhiều nguồn tác động khác nhau, từ tinh thần yêu nước thương nòi ( chủ nghĩa dân tộc, yêu nước) và luồng tư tưởng đến từ hai cuộc cách mạng tại Pháp năm 1789 và Trung Hoa năm 1911.
Nhưng nếu nói các lãnh tụ của Nam Đồng Thư Xã và sinh viên Nguyễn Thái Học, Phó Đức chính ảnh hưởng bởi Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Trung Sơn thì rất gượng ép và khập khiễng, hoàn toàn không có cơ sở xác định.
Được biết, ông Nguyễn Thái Học, trước khi kết hợp với Nam Đồng Thư Xã, ông đã từng gởi hai bức thư vào năm 1925, đến cho toàn quyền Đông Dương Varenne đề nghị cải cách nền công thương Việt Nam và yêu cầu thành lập một trường Cao Đẳng Công Nghệ tại Hà Nội. Ông cũng yêu cầu chính quyền thuộc địa cho phép được tự do thành lập những thư viện bình dân tại tất cả các làng xã và các tỉnh thành, một hình thức khai dân trí, việc làm khởi đầu cho bất cứ một cuộc cách mạng dân tộc nào trên thế giới vào thời kỳ mà người dân còn chưa biết chữ chiếm đa số trong quần chúng.
Điều này cho thấy chủ nghĩa yêu nước đã phát sinh từ khi ông còn là một sinh viên, chưa kết hợp với bất cứ người nào trong việc chống Pháp.
Cuối tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Hoc đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật dùng vũ lực lật đổ chế độ thực dân phong kiến thành lập chính thể Cộng hòa mang lại độc lập, tư do cho tổ quốc. Đề nghị này được mọi người trong nhóm Nam Đồng thư xã tán thành. Và họ thành lập chi bộ đầu tiên gọi là “chi bộ Nam Đồng thư xã” với Nguyễn Thái Học làm chi bộ trưởng trong buổi họp ngày 25.12.1927 tại làng Thể Giáo - Hà Nội.
Nghiên cứu thêm về Nguyễn Thái Học từ lúc hoạt động chính trị cho đến khi thành lập VNQDĐ để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, giành độc lập về cho đất nước và dân tộc VN, ông chưa hề có mối quan hệ nào với Tôn Dật Tiên và Quốc Dân Đảng Trung Hoa, cũng như Tam Dân Chủ Nghĩa.
Thế nên các quan niệm về ảnh hưởng của Tam Dân Chủ Nghĩa nơi Nguyễn Thái Học và các lãnh tụ của VNQDĐ là hoàn toàn sai lạc không đúng sự thật. Trong sách sử cộng sản xuất bản đều đã cố tình nói sai, mang tính bịa đặt, gán ghép ông Nguyễn Thái Học bị ảnh hưởng Chủ Nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (nguyên danh là Tôn Văn, hiệu là Dật Tiên 1866 - 1925).
Người cộng sản một mặt vinh danh anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, nhưng cũng không ngừng xuyên tạc chính nghĩa của VNQDĐ trong việc xây dựng nguồn tư tưởng cho VNQDĐ dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học.
Khi mới thành lập, VNQD Đảng chưa có một cương lĩnh chính trị rõ ràng và xúc tích, mà chỉ có những tôn chỉ chung chung vào năm 1928 là: “Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm cách mạng thế giới” và thực hiện việc Dân Chủ Hóa cho 3 nươc Đông Dương. Mục đích của Đảng là để đoàn kết các giai cấp trong xã hội đương thời để đphát động cuộc cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức. Trong điều lệ sửa đổi (công bố tháng 02/1929), Đảng nêu ba nguyên tắc tư tưởng là “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Hoàn toàn không có một văn bản nào của VNQDĐ đề cập đến Tam Dân Chủ Nghĩa và Nguyễn Thái Học chưa bao giờ có ý định kêu gọi sự giúp đở của bất cứ một ngoại lực nào.
TƯ TƯỞNG NGUYỄN KHẮC NHU
Về phần Nguyễn Khắc Nhu, một lãnh đạo cao cấp khác của VNQDĐ, còn được gọi là Xứ Nhu, thì sao? Năm 1925, trong cao trào ái quốc tác động bởi đám ma cụ Phan Chu Trinh và vụ án cụ Phan Bội Châu, ông Nguyễn Khắc Nhu bắt đầu viết nhiều bài đăng trong các báo chí như An Nam tạp chí, Hữu Thanh và Thực Nghiệp Dân báo, nói đến nhu cầu cần phải cái cách xã hội Việt Nam.
Đặc biệt ông muốn giải phóng dân chúng khỏi những hủ tục và mê tín dị đoan qua một hệ thống giáo dục mới hiện đại cũng như là việc sữ dụng Tây y trong trị liệu và thiết lập những hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ông Nguyễn Khắc Nhu từng là một thành viên của Phong Trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Có thể nói tư tưởng của Nguyễn Khắc Nhu ảnh hưởng nhiều từ Tư Tưởng của cụ Phan Bội Châu. Tức là chủ nghĩa dân tộc yêu nước, hoàn toàn không có sự ảnh hưởng của Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên.
Bắt đầu cuối năm 1926, ông Nhu và một số đồng chí thời Đông Du xây dựng những công binh xưởng thô sơ những hữu hiệu để sản xuất những vũ khí chống lại Pháp. Họ cũng tích cực tuyên truyền trong hàng ngũ những người Việt đi lính cho Pháp. Cũng trong thời gian này, nhóm Nguyễn Khắc Nhu liên lạc được với nhóm Nam Đồng thư xã với kết quả là hai bên sáp nhập với nhau để thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng.
Sự sát nhập của nhóm Nguyễn Khắc Nhu vào VNQDĐ đưa đến một sự kết hợp rộng, không còn giới hạn trong giới học sinh, sinh viên và giới công chức thành thị nữa mà chuyển dần đến các giai cấp trí thức nông thôn, mở rộng ra cho những giai cấp nông dân vùng thôn quê, đưa đến việc gia nhập của thầy giáo làng Vũ Hồng Khanh, và những người Việt đi lính trong quân đội Pháp.
Một trọng điểm của việc sát nhập của nhóm Nguyễn Khắc Nhu vào VNQDĐ, đã gia tăng được sự cộng tác của những người phụ nữ yêu nước trong hành ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng, đó là hai chi em Cô Bắc, Cô Giang...họ là nhưng người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng chưa từng có trong sự nghiệp phát triển của VNQDĐ.
Việt Nam Quốc dân đảng là một tập hợp được hầu hết các giai cấp trong xã hội thời bấy giờ tham gia, cái mà người cộng sản gọi là giai cấp tiểu tư sản.
Một sự khác biệt của Việt Nam Quốc dân đảng với các tổ chức chính trị khác cùng thời đó là việc tổ chức "chi bộ phụ nữ" để hoạt động trong việc liên lạc. Tôn chỉ mục đích, điều lệ, lời thề vào Đoàn ban đầu tương đối ngăn nấp, tổ chức gồm bốn cấp với các ban chuyên môn ở Trung ương và Ban Tuyên truyền, Ban Thanh tra, Ban Tài chính... Với cách tổ chức như vậy VNQDĐ là một tổ chức mà trước Việt Nam Quốc dân đảng chưa có tổ chức hay đảng chính trị nào được thành lập trước đó được tổ chức khoa học như vậy!!
Tóm lại, những lãnh tụ VNQDĐ và nhóm Nam Đồng Thư Xã, về tư tưởng cách mạng của họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi Tam Dân Chủ Nghĩa và Quốc Dân Đảng Trung Hoa, cũng như không có mối lên hệ nào với lãnh tụ của Quốc Dân Dảng Trung hoa, để xây dựng, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Từ lúc khai sinh cho đến khi bị thực dân Pháp bắt, rồi tuẫn quốc vào ngày 17.6.1930, đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông xây dựng tổ chức và khởi động cuộc Tổng Khởi Nghĩa rạng ngày 10.2.1930 vào các cơ sở của thực dân Pháp trên khắp các vùng lân cận Hà Nội, hoàn toàn bằng chính nội lực của mình. Không có bất cứ sự hậu thuẫn nào của các thế lực bên ngoài. Cũng không dùng bất cứ chủ nghĩa ngoại lai nào để thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, việc làm cuả VNQDĐ hoàn toàn đứng trên tinh thần TỰ QUYẾT DÂN TỘC.
Khởi nghĩa Yên Báy thất bại nhưng đã gây được tiếng vang lớn, tờ l’Humanité (Nhân đạo) của Pháp, số ra ngày 06/03/1930 đã gọi những bản án xử tử, khổ sai, đi đày mà thực dân Pháp tuyên án cho những nghĩa sĩ của VNQDĐ là "tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp" đối với những nhà cách mạng Đông Dương.
Tất cả nghĩa sĩ VNQDĐ đã thành NHÂN như đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã nói trong buổi họp tại Võng La vào ngày 26.1.1930, ngày quyết định cho cuộc tổng khởi nghĩa của VNQDĐi: " Không thành công cũng thành nhân".
Vâng! các nghĩa sĩ của VNQDĐ, tất cả đã thành NHÂN, họ là những hạt nhân cho các cuộc cách mạng dân tộc, những hạt nhân của dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã rải xuống đất mẹ VN, để rồi mai hậu sẽ có một VN Minh Châu trời đông, bằng chính những mầm được nở ra từ những hạt NHÂN do các lãnh tụ và nghĩa sĩ VNQDĐ đã ươm từ năm 1930.
Nhân mùa tang Yên Báy năm 2021, chúng tôi , tuổi trẻ Nguyễn Thái Học kính dâng những nén tâm hương đến các anh hùng dân tộc của VNQDĐ, để tưởng nhớ công đức cứu quốc của các vị tiên liệt và nguyện sẽ tiếp nối những chặng đường còn đang dang dở của các vị, để VN thật sự có được Dân Chủ Tự Do đúng với xu hướng thời đại, để người dân VN có đầy đũ Nhân Quyền, có một xã hội công bằng với tam quyền phân lập, không một ai được phép đứng trên pháp luật và hiến pháp.
Biên khảo chính trị từ Hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 11.05,2021
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen