CHĂM SÓC DÂN KHI ĐẠI DỊCH XẢY RA TRONG THỜI PHONG KIẾN MANG ĐẬM CHẤT "VÌ DÂN" KHÁC XA ĐÁM ĐẦU LĨNH PẮC BÓ.
Đại dịch thì thời nào cũng thấy xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở nước ta cũng không ngoại lệ. Trong quá khứ các trận đại dịch ở thế kỷ 19 đã được ghi chép lại khá rõ ràng, qua đó chúng ta mới thấy được cái tồi và thô bỉ của đảng bán nước buôn dân và đám đầu lĩnh Pắc Bó về cách chăm lo cho dân để ngăn ngừa đại dịch Covid.19 và sau khi đại dịch chấm dứt. Ngày xưa, tuy là những nhà nước chuyên chế phong kiến, nhưng dân có được hạnh phúc hay không là nhờ vào Đức Độ của một Minh Quân (Đức Trị), các vị vua này biết dựa vào dân để sống. Họ biết xem dân là cái gốc để tôn trọng và tạo nội lực để xây dựng xã hội, như thế các triều đại trong thời phong kiến mới tồn tại lâu dài, triều nhà Lê kéo dài 355 năm, nhà Lý trên 200 năm. Các vị minh quan đều biết, nếu để gốc (dân) bị thúi rể thì triều đại nhanh chóng bị sụp đổ.
Trong bài viết này, các việc chống dịch được tìm thấy trong thời nhà Nguyễn là có ghi chép tương đối tạm đũ để tham khảo. Triều Nguyễn Trong lịch sử kéo dài được 143 năm với 13 vị vua, chấm dứt năm 1945 sau khi hồ tặc soán ngôi (cướp chính quyền) trong tay của chính phủ chính danh Trần Trọng Kim.
Đọc lại sử sách xưa, một hình thức ôn cố tri tân, để biết thời cộng sản trị ở VN, là một thời đại đã làm người VN điêu đứng, khốn khổ vì bị bóc lột khủng khiếp nhất trong lịch sử VN. Đảng cộng sản lợi dụng đại địch để tống tiền dân bằng mọi cách, một hột gạo đảng cũng không bỏ ra để giúp dân. Khác với đảng cs ngày hôm nay, trong thời phong kiến các vua chúa đã phát chẩn (phát gạo trong những đại nạn) và nhiều thứ khác giúp cho dân trong mùa đại dịch để xoa dịu một phần khổ đau của dân.
Đám Tuyên Láo và hệ thống truyền thông gia nô của đảng càng công kích ztieefu đại nhà Nguyễn bao nhiêu thì chúng thua xa về cung cách chăm sóc người dân của các vua quan nhà Nguyễn bấy nhiêu. Đất nước thời nhà Nguyễn diện tích bung rộng và lớn với diện tích ước chừng 570.000 km2. Tới thời đại HCM - Nguyễn Phú Trọng đất nước bị mất vào tay phương Bắc nhiều nhất, sau khi Hiệp định biên giới năm 1999 và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ được ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảng csvn đã dâng cống một phần đất đai và vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ cho đàn anh 4 tốt của mình.
CÁCH CHĂM SÓC DÂN CỦA TRIỀU NGUYỄN KHI CÓ ĐẠI DỊCH
Dựa theo "Đại Nam thực lục" và một số sử liệu khác, nhà sử học Lê Thành Khôi đã thống kê: Trận dịch tả năm 1820 cả nước có 206.835 người chết; trận dịch năm 1840 có 67.000 người chết" (Xem: Lê Thành Khôi, "Lịch sử Việt Nam - từ nguồn gốc đến thế kỷ XX", Nxb Thế giới, trang 449). Sang thời Tự Đức, "Đại Nam thực lục" cũng xác nhận, vào hai năm 1849 -1850, cả nước cũng có đến 589.460 người chết vì bệnh dịch, trong đó Vĩnh Long có 43.400 người, Quảng Bình có 23.300 người! (ĐNTL, tập VII, các trang 148, 155).
Về trận dịch thời Đồng Khánh, sách "Đại Nam thực lục" ghi chép: "Bệnh đậu và thời khí (dịch do thời tiết ) phát dữ ở Quảng Ngãi. Từ tháng 11 năm ngoái đến tháng này (tức tháng 6 năm Mậu Tý - 1888), (Quảng Ngãi) bị nhiễm bệnh chết cộng 13.934 người cả đàn ông lẫn đàn bà. Quan Nguyễn Thân đem việc tâu lên Vua, sau đó Viện Cơ mật bàn với Công sứ chọn phái quan thầy thuốc Pháp, đem cả thầy thuốc ta, những người đã quen biết cách trồng đậu, đến trồng để đỡ tai hại cho dân" (ĐNTL, IX, trang 418 - 419).
Trước đây vào thời phong kiến ở nước ta, tuy trình độ y khoa chưa đạt tới trình cao như ngày nay, nên việc ngăn chặn lây nhiễm, việc tổ chức chữa trị của triều đình nhà Nguyễn được nhìn thấy cụ thể qua việc thể hiện tấm lòng thương dân ngay trong mùa dịch. Dân được chăm sóc sức khỏe một cách tận tình từ vua tới quan của triều đình Huế. Nhiều ghi chép trong ĐNTL, cho thấy trong một số trận dịch có sự hiện diện của các Thái Y trong Thái y viện (một cơ quan chuyên môn bào chế thuốc và chữa bệnh quốc gia); thuốc men được cấp phát miễn phí; tùy theo mức độ và địa điểm, có thầy thuốc do chính quyền trung ương hoặc địa phương điều động đến điểm dịch.
Một ghi chép khác có đề cập đến việc áp dụng biện pháp cách ly để điều trị tập trung hồi năm 1814: “(Gia Long năm thứ 13) Tháng 2, Quảng Đức (Thừa Thiên) có dịch. Các quan địa phương lập sở dưỡng tế ở xã Thế Lại cho người bịnh ở, cấp cho tiền gạo thuốc thang. Người chết thì cho tiền và vải để chôn (tiền 1 quan, vải 10 thước)”.
Cấp thuốc là hoạt động thường xuyên được nói đến qua các trận dịch, như hồi tháng 7 năm 1820 “Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp”, hồi tháng 4 năm 1843 “Hạt Thừa Thiên lại phát lệ khí. Sai viện Thái y đem thuốc ở kho chia nhau đi chữa bệnh.”; và sau này được nhắc lại nhiều lần; việc phổ biến bài thuốc chữa bệnh thấy được đề cập đôi lần, như hồi tháng 8 năm 1864 “Hà Nội phát bệnh dịch lệ. Triều đình ra lệnh cho quan tỉnh chế nhiều thuốc hoàn tán, chia cấp cho các nơi. Cho chép nhiều đơn thuốc trị liệu, theo đó mà làm và chế nhiều thêm để cấp cho trại quân”.
Chủ trương chung của triều đình nhà Nguyễn là nhanh chóng trợ cấp để giảm bớt đau khổ cho người nhiễm bệnh trong cơn dịch và những nhà có người chết vì dịch. Tuy nhiên, do hạn chế phương tiện thông tin, nên tình hình dịch bệnh các nơi chỉ do quan địa phương tự lo liệu và báo cáo thiệt hại sau dịch.
Những người chết vì dịch bệnh được trợ cấp trung bình từ 2 đến 3 quan tiền (việc chẩn cấp qua các trận dịch có sai lệch, thường thấy là phân 3 hạng: hạng tráng đinh 3 quan, người lớn và đàn bà 2 quan, trẻ con 1 quan). Trận dịch tả năm 1820, là năm có chép rõ tổng số tiền ngân sách chi cấp 73 vạn quan tiền, tức cấp đều mỗi người 3 quan, cho hơn 206.835 người. Những người trong quân đội thì được thêm trợ cấp khác. Đây là con số nói lên được triều đình Huế hết lòng vì dân, không như đảng cs, tiền trợ cấp đều ở trên TV.
Một trường hợp đặc biệt cho thấy trong trận dịch năm 1849, Phủ Thừa Thiên – nơi gần triều đình Huế – người nghèo còn được cấp cho quan tài và vải.
Vua Tự Đức vào tháng 7 năm 1874 cũng đã hết lòng vận động xã hội tương trợ lẩn nhau, vua khuyên những nhà giàu có giúp đỡ cho người nghèo mắc bệnh. Khác với thời phong kiến, tên Thủ tướng côn đồ Phạm Minh Chính đã trấn lột dân bằng cách lập "quĩ Vaccine", lấy tiền quĩ vaccine đem gởi nhà băng kiếm lời; lấy vắc xin thế giới giúp đở, bán lại cho dân thay vì chích miển phí.
Sau dịch, triều đình Huế (nhà nước) xem xét việc hoãn việc gọi lính, hoãn thu thuế hoặc giảm thuế cho các xã có dân bị chết dịch, xuất kho công bán gạo giảm giá. Đó là nhừng việc làm hết sức nhân văn của thời phong kiến, thể hiện được thực chất của một triều đình ( nhà nước) hết lòng chăm sóc cho dân, khi dân hoạn nạn,
CÁI GỌI LÀ ĐẢNG "VÌ DÂN" TRONG MÙA DỊCH CORONA.19
Khi đại dịch chưa bùng phát, vào đầu năm 2020 chúng thi nhau nổ đại bác, nào là nước ta ngăn chận tốt được dịch, nhiều nước trên thế giới sang VN để học hỏi; cây cột đèn ở Mỹ nếu biết đi sẽ về VN để tránh dịch; Việt kiều ở nước ngoài tranh nhau về VN tránh dịch; Bác sĩ VN đã bắt được Virus Corona, VN sẽ là nước đầu tiên chế được Vaccine chống Corona...Tên Phó Thủ tướng Vũ Đình Đạm còn tuyên bố chắc nịch " nước nào sợ Corona 19 chứ VN chúng ta không sợ, có bao nhiêu, chúng ta diệt sạch bấy nhiêu.., tên đầu lĩnh Pắc Bó này còn tuyên bố sẽ quyết tâm dập dịch trong 10 ngày nếu dịch bùng phát. Tên Nguyễn Phú Trọng thì cho tổ chức bầu cử đại biểu QH bù nhìn trong lúc đại dịch đang bùng phát ở VN...Những việc làm của các tên chóp bu, cho thấy chúng chỉ biết lo cho đảng hơn là nghỉ đến sự an toàn cho người dân.
Đến khi đại dịch tràn lan trên khắp cả nước, thì những tên đầu lĩnh có bộ óc để ngoài não, chỉ còn biết liên lạc khắp các cường quốc tư bản giãy chết để xin xỏ Vaccine, năn nỉ xin tiền viện trợ để giúp VN chống dịch, đồng thời đề nghị các nước sản xuất Vaccine để giúp nghiên cứu, hổ trợ chế tạo Vaccine tại VN (?).
Mặc khác cũng nhân dịp này chúng lập "quĩ vaccine",vét tiền của dân từ người lớn tới đứa con nít, gởi nhà băng sinh lời. Bọn khốn kiếp Mafia csvn, không có lấy một chiến lược để đối phó với việc ngăn chặn Covid 19 tại VN, cách hành động của bọn bất tài là đê vở tới đâu đắp bờ đến đấy.
Mặc dù dịch đã xảy ra trên thế giới trước đó 1 năm, nhưng đảng không chuẩn bị một biện pháp nào để giúp dân, chúng chỉ biết lo cho đại hội đảng 13 và kỳ bầu cử QH bù nhìn, để hoàn thành chỉ tiêu của đảng đề ra. Trong khi người dân không đi làm được, thì chúng tăng tiền điện, tiền nước, tìm những biện pháp để tăng thuế lên một số mặt hàng thông dụng...Không có một người nghèo nào nhận được sự hổ trợ hay giúp đở từ phía nhà nước "vì dân", những gói hổ trợ cho dân đều trên TV. Dân chỉ còn biết chia sẻ cái khó với nhau bằng nhũng tiệm ăn không đồng, siêu thị không đồng, ATM gạo miển phí... cho dân nghèo ở thành "hồ". Bộ mặt khốn kiếp, thô bỉ của đảng csvn là như thế đó.
Đám đầu lĩnh Pắc Bó càng ngày càng thô bỉ, chúng tồn tại nhờ vào bọn bồi bút tô son, vẻ mặt, trét phấn, phong thần cho chúng thành những nhân tài xuất chúng, anh hùng chống dịch...
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 27.06.2021
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen