Montag, 14. Februar 2022

THẾ CHÍNH DANH CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CHỦ QUYỀN CỦA HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA. 

Nước Việt Nam Cộng Cộng Hòa chính thức có mặt trên bản đồ quốc tế và trong lịch sử thế giới từ năm 1955, sau hiệp định chia đôi VN vào ngày 20-7-1954. Việt Nam Cộng Hòa (Republic of Vietnam) là quốc gia kế thừa hợp pháp và chính danh của Quốc Gia Việt Nam (État du Vietnam) do Cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo với cương vị Quốc trưởng (Chef d’État) từ 1948 đến 1955. Quốc trưởng Bảo Đại, vị vua thứ 13 của Nhà Nguyễn nối ngôi vua Khải Định ngày 8-1-1926, đã thừa kế chính danh của Nhà Nguyễn đã có từ thời Hoàng đế Gia Long lên ngôi vào năm 1802. Chính danh của Quốc Gia Việt Nam đã chuyển qua Việt Nam Cộng Hòa từ ngày Trưng Cầu Dân Ý 23-10-1955.

Về địa lý và chánh trị, Quốc Gia Việt Nam là một nước độc lập và thống nhứt từ 1948 đến 1955, lãnh thổ bao gồm Nam Phần, Trung Phần và Bắc Phần chạy dài từ ãi Nam Quan đến mũi Cà Mau. Có thủ đô là Sài Gòn. Chính quyền VNCH đệ nhất và đệ nhị tiếp sau Quốc Gia VN có lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 xuống tới mũi Cà Mau thủ đô cũng là Sài Gòn.

VIỆT NAM CỘNG HÒA KHÔNG CÓ KÝ TÊN TRONG HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954

Về Hội nghị Genève 1954, phái đoàn Quốc Gia Việt Nam do Bác sĩ Trần Văn Đỗ lãnh đạo đã không ký vào Hiệp định Genève. Chỉ có Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Tạ Quang Bửu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) đã ký vào hiệp định chia cắt nầy cùng với Thiếu tướng Delteil, Đại diện Chánh phủ Pháp, theo quyết định của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để phân chia nước Việt Nam ra hai miền Nam Bắc, mỗi miền có một chánh thể riêng và ranh giới giữa hai miền Nam Bắc được ấn định rõ rệt tại vĩ tuyến 17. Một Khu Phi Chiến (DMZ) rộng 3 miles (hải lý) từ ranh giới của hai bên cũng được thiết lập để ngăn cách hai miền Nam Bắc Việt Nam với hai thể chế chính trị khác biệt. 

Thế nên ngày 26-4-1958, VNCH (quyền kế thừa của Quốc Gia VN) từng bác bỏ các đề nghi hiệp thương của VNDCCH về tổng tuyển cử, tự do đi lại, giảm quân số, buôn bán, thư tín và bưu thiếp. Ngược lại phiá VNCH đã yêu cầu miền bắc xhcn hãy cố gắng thực thi các quyền tự do dân chủ. 

Chính thể dân chủ pháp trị đã được Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa liên tục áp dụng để bảo đảm nhân quyền và dân quyền, đồng thời xây dựng dân chủ và phát triển đất nước. Các cuộc bầu cử ở các cấp trung ương, tỉnh và xã đã được tổ chức theo nguyên tắc tự do ứng cử và bầu cử và phổ thông đầu phiếu, đáp ứng được với xu hướng chung của các xã hội văn minh tiến bộ cùng thời.

Lập trường nhất quán về chủ quyền đất nước của Quốc Gia Việt Nam,  Thủ tướng Trần văn Hữu xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco 1951 sau khi kết thúc Thế Chiến II. Ngày 7-9-1951, tại hội nghị này Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó có đoạn: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”.

Lời tuyên bố này đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản. Và trong tất cả 51 phái đoàn các nước, không có phái đoàn nào phản đối, kể cả Liên Xô.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951:

Các công dân VNCH và những người yêu nước cần nên biết một số điểm quan trọng về hội nghị 1951 này.

Nên nhớ rằng, trong Hội nghị San Francisco 1951, không có mặt phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (TQ) , cũng KHÔNG có mặt phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan"), không có phái đoàn của cái gọi là quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do hồ chí minh thành lập ngày 2.9.1945 hiện diện trong hội nghị này.

Cũng trong Hội nghị này, ông Gromyko, Trưởng đoàn đại biểu Liên Xô (cũ) có đưa ra đề nghị trao cho Trung Quốc chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Hội nghi cũng đã bỏ phiếu lời đề nghị này: chỉ có 3 phiếu thuận, 1 phiếu trắng và có đến 47 phiếu chống lại việc trao Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung Quốc. Hội nghị đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu phi lý này của Gromyko.
Trong Hội nghị San Francisco 1951 chỉ có Pháp quốc có mặt trong hội nghị này và không có quốc gia nào gọi là Liên Hiệp Pháp tham dự. Tổng cộng 51 phái đoàn, tư cách pháp nhân là "51 quốc gia", trong đó Pháp quốc chỉ là 1 trong 51 quốc gia đồng cấp khác. Các sử gia đỏ trong "Wikipedia tiếng Việt" đã cố tình xuyên tạc và đánh lận con đen về các phái đoàn tham dự Hội Nghị San Francisco 1951. Đây là điều cần lưu ý cho các bạn nào nghiên cứu và tra cứu các tài liệu về Hội Nghi San Francisco 1951, để đừng lầm lẩn trong cách viết xuyên tạc của Wikipedia tiếng Việt.


Phái đoàn của VN trong Hội nghị là một trong 51 phái đoàn đại diện cho quốc gia của mình và phái đoàn VN có mặt trong hội nghị này có đầy đũ quyền pháp nhân để chính thức lên tiếng về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa! Đại diện cho VN tại hội nghị này chính là QUỐC GIA VIỆT NAM. Trưởng phái đoàn dự Hội nghị là Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã đưa ra tuyên cáo chủ quyền của nước VN đối với quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa mà không có sự phản đối của các quốc gia hiện diện trong hội nghị này.
51 quốc gia tại San Francisco năm 1951: có 3 quốc gia cộng sản không ký vào Hiệp ước (là Liên bang Soviet, Ba Lan, Tiệp Khắc); 48 quốc gia đã ký vào Hiệp ước này là các quốc gia:
Argentina, Australia, Belgium, Bolivia, Brazil, Cambodia, Canada, Ceylon (currently Sri Lanka), Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, the Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Ethiopia, France, Greece, Guatemala, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Laos, Lebanon, Liberia, Luxembourg, Mexico, the Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Pakistan, Panama, Paraguay, Peru, the Philippines, Saudi Arabia, South Africa, Syria, Turkey, the United Kingdom, the United States, Uruguay, Venezuela, VIETNAM.

Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường từng được VNCH liên tục tuyên bố nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa.

Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam tham dự hội nghị San Francisco 1951, gồm có các ông: T. V. Huu, T. VlNH, D. THANH và Buu KINH. Xem nguồn: https://treaties.un.org/doc/publication/unts/volume%20136/volume-136-i-1832-english.pdf .

Tóm lại: về mặt công pháp quốc tế, tới hôm nay khi nói tới Hoàng Sa và Trường Sa, thì đám lãnh đạo Pắc Bó rất lúng túng khi đề cập tới chủ quyền của hai quần đảo này, vì chxhcnVN đã dùng vũ lực cướp miền nam, không phải là quốc gia có tư cách kế thừa chính thức các di sản của VNCH, nên không thể nào lên tiếng về việc này. Chỉ duy nhất có VNCH mới đầy đũ tư cách pháp lý để tuyên bố về chủ quyền của HS và TS.

Một điều mà người dân VN thấy rất rỏ, trong suốt chiều dài tà quyền cộng sản tồn tại, không bao giờ đám lãnh đạo Pắc Bó dám đệ đơn để chính thức kiện đàn anh Trung Quốc ra Tòa Án quốc tế, như Phi Luật Tân đã từng kiện TQ và thắng kiện. Những lời tuyên bố về chủ quyền HS và TS của chxhcnVN đều là những lời tuyên bố suông sáo rổng không có nội dung và cơ sở pháp lý, chỉ nhằm để trấn an người dân. Một sự thật mà người dân VN cần phải biết: "bao giờ còn cs Hà Nội cai trị, thì không bao giờ VN có cơ hội về pháp lý để đòi lại HS và TS cho VN".

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 14-02-2022.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  NGA VÀ ẤN ĐỘ ĐỀU ĐANG CÓ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRAM KHÔNG GIAN Một tiền đồn trong không gian mang lại nhiều lợi ích cho khoa học: các thí nghi...