"TRÂU VẰN" NGUYỄN XUÂN PHÚC - MỘT MÀN TRÌNH DIỄN HÀI CỦA ĐÁM LÃNH ĐẠO VỀ LỄ TỊCH ĐIỀN.
Với một chủ tịch nước chxhcVN đầy kịch tính như Nguyễn Xuân Phúc, đi đến đâu là diễn hài đến đó. Đám đầu lĩnh này, thừa hưởng các di sản nông nghiệp của miền nam từ sau ngày cướp được vựa lúa đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL), nhưng đám đầu lĩnh này hay làm màu, cất tiếng chê bai, để rồi chỉ trong vòng có 2 năm chúng đã đưa toàn đất nước đi và việc thiếu đói , thiếu lương thực. Vừa bất tài lại mang mặc cảm tự tôn, đã bỏ mặc sự thiếu ăn của người dân. Đến khi đất nước sắp đến thời kỳ sắp xảy ra việc cướp bóc khắp nơi, an nguy đến trị an trong thời kỳ phát triển tem phiếu. Từ đó những "đỉnh cao trí tuệ" mới thay đổi tư duy, âm thầm cho xử dụng triệt để các di sản về nông nghiệp của miền do VNCH để lại.
Vì thế, cái đói quanh năm của miền bắc từ khi lập ra nước VNDCCH cho đến 2009, mới giãm từ từ, rồi đi đến thặng dư để xuất cảng. Lúc đó mới thấy đám làm màu này bắt đầu cho tổ chức lễ hội tịch điền ở làng Đọi Sơn. Riêng năm nay 2022 với ước muốn nền nông nghiệp VN thành hổ trong khu vực (?), nên chúng đã vẻ lên mình trâu những vằn hổ, gây bão trên mạng, trông hết sức buồn cười.
LỄ TỊCH ĐIỀN LÀ GÌ?
Đó là một nét văn hóa đặc sắc về một lễ hội khuyến nông được tồn tại từ thời Văn Lang cho đến đến ngày hôm nay. VN có thể coi là cái nôi của nền văn minh lúc nước của thế giới, mọi sự phát triển làm dân giàu nước mạnh đều dựa vào nền nông nghiệp và các kỹ thuật canh tác về lúa nước.
Lễ hội "Tịch điền" đậm nét nhất là bắt đầu từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), nhà vua vốn là người coi trọng nông nghiệp và sống gần gũi với muôn dân. Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư nên sau khi lên ngôi, vào mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.
Vào triều Gia Long, ruộng Tịch Điền được đặt ở hai phường Hòa Thái, Ngưỡng Trị trong Kinh thành, đến năm 1828 nhận thấy nơi đây là chổ đất thấp trũng, vua Minh Mạng ra lệnh chuyển về hai phường An Trạch và Hậu Sinh.
Theo sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, để tôn vinh ngành nông nghiệp, vào tháng 2 năm Mậu Tý (1828), vua Minh Mạng hành đã cho xây dựng đàn Tiên Nông để làm lễ Tịch Điền ở giữa hai phường Hậu Sinh và An Trạch (nay là phường Tây Lộc ở phía Tây Bắc trong kinh thành Huế.
ÁP DỤNG DI SẢN NÔNG NGHIỆP CỦA VNCH VÀO NÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC
Có thể nói VN ngày nay có được dư thừa lúa gạo là từ ngày đám lãnh đạo ngu dốt Pắc Bó cho áp dụng những điều học hỏi được từ việc trồng trọt cây lúa nước của miền nam VN vào vùng đồng bằng sông Hồng vào những năm sau 1986. Việc sản xuất lúa gạo đã từ từ vực được nền nông nghiệp què quặt của miền bắc xhcn, sau khi Việt minh về lại Hà Nội và nắm quyền điều hành vào năm 1954 đã làm lụn bại việc sản xuất nông nghiệp nhất là việc trồng lúa. Miền bắc thiếu ăn là điều khó tránh.
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào
(Ca dao)
Miền Bắc do các đỉnh cao trí tuệ lãnh đạo đã làm người dân miền bắc bị đói, thiếu thốn lương thực hàng năm, tình trạng này kéo dài cho đến đầu thập niên 1990, mới tạm ngóc đầu lên được.
Dưới sự quản trị của đám Pắc Bó cái khốn khó của người dân miền Bắc đã đến nước tận cùng vì thiếu ăn và đói. Một trong những câu ca dao đã nói lên được sự thật phủ phàng đó như sau:
Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân
Miền bắc xhcn vào những năm đó không thấy đám đầu lĩnh khốn kiếp này tổ chức tại Đọi Sơn bất cứ một buỗi lễ Tịch Điền nào... Có thể nói từ khi nhà Nguyễn thoái trào gần 100 năm qua, không có việc tổ chức lễ Tịch Điền để khuyến nông như các vua chúa ngày xưa. Mấy năm sau này, khi tình hình lúa gạo sản xuất phát triển, nhờ vào việc áp dụng phương pháp "trồng trọt và cuộc cách mạng xanh của VNCH", nên mới có được thành quả như ngày hôm nay.
Từ đó đám đỉnh cao trí tuệ" mới bày trò tổ chức lễ tịch điền để ra oai với người dân về sự thành tựu của nền nông nghiệp xhcn (?), nhờ kịp thời đưa cuộc cách mạng xanh của VNCH, vào việc chiến lược phát triển nông nghiệp. Người viết xin được lấy thời điểm 1974 để đánh giá việc phát triển nông nghiệp của miền Bắc và miền nam.
TÌNH HÌNH LÚA GẠO MIỀN NAM VÀ BẮC VÀO THỜI ĐIỂM 1974
Nếu lấy thời điểm năm 1974, khi miền nam chưa bị cái gọi giải phóng của cs Bắc Việt để làm mốc so sánh, thì các vấn đề lương thực của miền Bắc (VNDCCH cũ) năm nào cũng thiếu ăn, bắt đầu từ khi hồ chí minh dựng lên nhà nước xhcn VNDCCH. Người dân phải ăn độn dài dài và phải nhờ vào gạo do Bắc Kinh viện trợ mới tạm gọi là có để ăn, năm nào cũng từ thiếu đến hụt. Sản lượng lương thực, trong đó phần lớn là lúa gạo (sản xuất chỉ được chừng 5 triệu tấn/năm). Con số này đã luôn thấp hơn miền Nam (VNCH cũ), và trong suốt hai thập niên chiến tranh, Hà Nội lúc nào cũng phải nhập, hoặc nhận viện trợ gạo, lúa mì từ các đồng minh XHCN. Đó chính là bộ mặt thật của chế độ cnxh ( cả nước xuống hố) ở miền bắc trước 1975.
Vào thời điểm 1974, chiến tranh ở miền nam đã leo thang, Mỹ đã rút quân, viện trợ cũng đã bị cắt giãm xuống đến mức tối thiểu, nhưng Vụ mùa 1974-75 VNCH vẩn thu hoạch tốt, VNCH dư gạo để nuôi quân, nuôi dân, gồm cả người tỵ nạn từ các vùng mất an ninh chạy về.
Có thể nói là suốt 20 năm tồn tại của VNCH Dân miền nam chưa bao giờ bị chính quyền bỏ đói và cũng chưa hề biết ăn độn là gì. Vựa lúa VNCH trong vào năm 1974 đã đem về 7,1 triệu tấn, một con số kỷ lục. Đó là nhờ vào cuộc cách mạng xanh của VNCH, nó được coi là quốc sách của VNCH.
Cuộc cách mạng xanh của VNCH là cho thực hiện "Cải Cách Điền Địa" dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa được tiếp nối bởi "Người Cày Có Ruộng" dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhằm lấy lại các mảnh ruộng bao la nằm tập trung trong tay một số nhỏ đại điền chủ từ thời Pháp thuộc, phát đất rộng rãi cho các tầng lớp nông dân và khuyến khích tự do trồng trọt, nhất là lúa gạo, để miền Nam tự cường về lúa gạo.
Một vấn đề quan trọng nhất trong việc tăng năng xuất cho vựa luá ĐBSCL, chính phủ VNCH đã cho áp dụng một chính sách qui mô cho gieo hạt lúa mới "Thần Nông" trên toàn vùng đồng bằng Cửu Long, làm tăng gia đột biến năng suất trồng lúa và mức sản xuất gạo của đất nước, đưa đến khả năng xuất cảng gạo của VNCH bắt đầu vào năm 1974. Đây là thành tích kinh tế đáng kể của VNCH khi cuộc chiến tranh xâm lược miền nam do cs Bắc Việt chủ xướng đã đi vào giai đoạn ác liệt nhất.
Cái tồi và thô bỉ của đám sử gia, khoa học đỏ viết về vựa lúa gạo của ĐBSCL trước 1975, đều bỏ qua các sự việc này. Đây là một sự thật mà đám đầu lĩnh Pắc Bó chưa bao giờ dám công nhận vì xấu hổ, chxnchVN với hàng chục ngàn GS, PGS, TS, PTS...mà chẳng đưa được nền nông nghiệp phát triển, phải nhờ vào di sản của miền nam, như lúa gạo , dầu mỏ và nhiều nguồn tài nguyên khác.
Đến nay, nhiều thập niên sau ngày 30.4.1975, Sài Gòn là trung tâm của các tỉnh phía nam là những nơi dẩn đầu về nền kinh tế. Riêng Sài Gòn đóng góp hơn 1/5 GDP cho ngân sách nhà nước. Theo Cục Thống kê của TPHCM năm 2019, GRDP của thành phố đóng góp 22,27% cho GDP của cả nước.
Tóm lại, sản lượng lúa năm 1974 của cả nước là 12,1 triệu tấn (7,1 của miền Nam, 5 triệu của miền Bắc). Với số lúa gạo tự sản xuất này, thì miền nam luôn đũ ăn và có dư để xuất cảng trong tình trạng chiến tranh khốc liệt nhất. Riêng miền bắc thì người dân luôn phải ăn độn và thiếu ăn dài dài ở các thời điểm do đám lãnh đạo ngu dốt Pắc Bó lãnh đạo với những chiêu thức áp dụng kinh tế học được từ Nga Tàu, vốn không thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp ở VN.
Trong khi miền nam dư thừa lúa gạo, thì hàng năm miền bắc xhcn đã phải nhận viện trợ, vũ khí chiến cụ và gồm cả gạo của Bắc Kinh cho Hà Nội, để bù vào con số thiếu lương thực kinh niên là 800 nghìn tới 1 triệu tấn/năm, viện trợ này đã bị giảm từ 1974 và cắt hẳn năm 1978, vì chính sách ngoại giao thân Nga phát triển trong BCT đảng csVN. Đưa đến Đặng Tiểu Bình phát động cuộc binh biến năm 1979 tại vùng biên giới để răn dạy đứa em phải bội csVN.
NHÌN LẠI DI SẢN VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA VNCH - ĐÃ CỨU ĐƯỢC MIỀN BẮC VÀ ĐƯA CẢ NƯỚC VƯỢT QUA VIỆC THIẾU ĂN.
Sau 30/04/1975, sản xuất lúa gạo bắt đầu từ từ tụt dốc ở miền Nam vì những chính sách sai lầm của đám lãnh đạo ngu dốt Pắc Bó nên cã nước đã bắt đầu bị thiếu ăn, dân miền nam lần đầu tiên bị ăn độn khoai sắn, bo bo với gạo mốc.
Sau nhiều năm cho cả nước ăn độn, những tên lãnh đạo ngu dốt mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của chính sách sản xuất lúa gạo tự do ở miền nam và bắt đầu thay đổi tư duy cho áp dụng vào các chiến lược phát triển nông nghiệp của cả nước. Lúc đó đất nước đang ở bên bờ vực của nạn đói, vì không sản xuất đủ gạo ăn và dân chúng bắt đầu phải trộn cơm với bo bo từ những năm 1980. Hãy nghe tâm tình của thi sĩ Phan Huy, một nhà thơ miền bắc, từng sống trong thời đại xhcn, ông đã diễn tả lại cái đói khổ của dân miền bắc. được trích trong bài thơ: Dân Ta Ngày Nay" của ông như sau:
Nhớ lại ngày qua dưới thời bao cấp
Cơm không đủ no dù độn ngô khoai
Vải không đủ may dù chỉ cái khố
Cả nước như là xã hội man khai
Dạo ấy cả ngày chỉ nghĩ cái ăn
Đêm nằm ngủ cũng mơ toàn thịt cá
Mở con mắt dậy là đi lăng nhăng
Sắp hàng bon chen giành giật hàng hóa
Sổ gạo sổ lương và mớ tem phiếu
Là những gia bảo vô cùng trọng yếu
Dù chỉ gạo mốc cá ươn thịt thiu
Cũng đều ơn bác ơn đảng kính yêu...
Từ khi đám Pắc Bó trung ương nhìn lại việc thất bại của nền nông nghiệp chxhcnVN, bắt đầu thay đổi tư duy, cho áp dụng cuộc cách mạng xanh của VNCH vào việc phát triển nông nghiệp. Từ năm 1986, Hà Nội bắt đầu ban hành những nghị quyết: cho phép dùng giá cả và sản xuất tự do, di chuyển gạo từ vùng thừa sang vùng thiếu, đã làm lại cuộc "cách mạng xanh" nói trên của VNCH, khởi đầu lại toàn chiến lược đổi mới nông nghiệp và cũng từ đo mới "lột xác" được nền kinh tế quốc dân chxhcnVN trong những năm sau này.
Điều đáng lưu ý, cả nước có đũ gạo ăn và xuất cảng đó là nhờ vào việc thừa hưởng di sản có sẵn của chính sách tự do trồng trọt ở đồng bằng Cửu Long, diện tích trồng đã được phân phối rộng và công bằng ở miền Nam, nhất là kiến thức nông gia trong việc canh tác lúa "Thần Nông" đã có sẵn, trước 1975.
Đám đầu lĩnh Pắc Bó đã sao chép toàn bộ kỹ thuật về giống lúa Thần Nông, đem sử dụng cho vùng đồng bằng sông Hồng ngoài bắc. Điều này đã làm mức sản xuất lúa gạo của cả nước tăng kỷ lục, và chỉ chục năm sau VN đang từ thiếu gạo ăn trong nước, trở thành xứ xuất cảng gạo hạng ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.
Cho dù thế, đến nay việc tăng gia gia sản xuất, năm nào đảng cũng đề ra, nhưng miền bắc chưa bao giờ có được sản lượng lúa gạo phong phú như miền nam VN.
Năm 2021, Tổng sản lượng lúa sản xuất của các tỉnh phía Bắc ước đạt hơn 13,4 triệu tấn trong năm 2021
Vụ đông xuân năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch cho vụ Hè Thu đạt hơn 8,5 triệu tấn. Tính chung Đông Xuân và Hè Thu, chỉ riêng vùng đồng bằng sông Cữu long đã đạt được 19,4 triệu tấn.
Các đầu lĩnh Pắc Bó, về thành quả đạt được trong việc phát triển nông nghiệp chỉ là những sự thất bại này kéo theo những thất bại khác, cũng như nhiều lãnh vực khác như giáo dục, y tế, quân sư, chính trị...Nhìn con trâu vằn của Nguyễn Xuân Phúc để thấy được bản chất thật của cái gọi là đảng csVN. Một đám ăn tàn phá hoai đất nước vì tham nhũng và ngu dốt. Mượn đọan trích từ bài thơ " Dân ta Ngày Nay" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết bài viết này:
Nay nhờ công lao bác đảng đánh dẹp
Bờ cõi nước ta vào tận phương nam
Chiếm được vựa lúa đồng bằng Cữu Long
San nghèo cào khổ hai miền Nam Bắc
Dân ta tạm thời khỏi lo đói rét
Cũng không còn phải ráng nuốt bo bo
Mặc thì tạm đủ ăn cũng tạm no
Chỉ thiếu những quyền tự do dân chủ.
Bình luận thời sự chính trị từ Hậu Duệ VNCH Võ Thi Linh, 08-02-2022
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen