Sonntag, 13. April 2025

  BUNDESWEHR SẼ THIẾT LẬP MỘT CHÒM SAO VỆ TINH CHO RIÊNG MÌNH MÀ KHÔNG HỢP TÁC VỚI BẤT CỨ NƯỚC NÀO.

Theo tin từ tờ Handelsblatt: Quân đội Đức (Bundeswehr) có kế hoạch xây dựng chòm sao vệ tinh riêng trong không gian vào năm 2029. Chi phí: Lên tới mười tỷ Euro. Tại sao nước Đức không đi theo con đường của Âu châu

Chòm sao vệ tinh là mạng lưới gồm hàng trăm vệ tinh cùng thực hiện một nhiệm vụ như liên lạc, cung cấp tin tình báo hoặc quan sát trái đất. Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang là những nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Pháp cũng duy trì một chòm sao vệ tinh nhỏ là Eutelsat. Ngay cả với điều này, mạng lưới vệ tinh của Bundeswehr có lẽ cũng không thể theo kịp.

Chi phí cao, nhưng độc lập hơn với Hoa Kỳ

Theo các chuyên gia, một chòm sao như vậy, theo kế hoạch của Bundeswehr, có thể tiêu tốn tới mười tỷ Euro. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng đã xác nhận kế hoạch này. Ông không cung cấp thông tin chi tiết về chi phí hoặc cơ cấu kỹ thuật vì lý do an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, điều rõ ràng là "nhiều lựa chọn khác nhau cho khả năng phát triển các chòm sao đang được xem xét để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về trinh sát không gian thông qua năng lực quốc gia".

Cho đến nay, Bundeswehr chỉ vận hành tám đến mười vệ tinh trong không gian và phải dựa vào hệ thống từ các đồng minh, chủ yếu là Hoa Kỳ. Nhưng dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, các thỏa thuận hiện tại được cho là thường trở nên mong manh.

Ví dụ, sau những bất đồng với chính phủ Hoa Kỳ, Ukraine tạm thời đe dọa sẽ mất quyền truy cập vào hệ thống liên lạc vệ tinh thông qua hệ thống Starlink của Elon Musk. Nước Đức hiện muốn trở nên độc lập hơn với chòm sao riêng của mình.

Eutelsat của Pháp khả năng kém so với Starlink

Nhưng tại sao quân đội Đức lại không đi theo con đường Âu châu và hợp tác với Pháp? Rốt cuộc, nhà điều hành vệ tinh hàng đầu Âu châu, Eutelsat. Công ty được thành lập vào năm 1977 và phần lớn là do nhà nước sở hữu. Ngân hàng đầu tư Pháp Bpifrance nắm giữ 13,6 phần trăm, chính phủ Anh nắm giữ 10,9 phần trăm. Cổ đông lớn nhất, nắm giữ 23,8 phần trăm, là tập đoàn Ấn Độ Bharti Enterprises.

Eutelsat hiện đang vận hành chưa đến 700 vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và có kế hoạch phóng thêm 500 vệ tinh nữa trong vài năm tới. Để so sánh, đối thủ cạnh tranh của Elon Musk tại Hoa Kỳ là Starlink đã có khoảng 7.000 vệ tinh, gấp mười lần so với Eutelsat.

Các trang bị đầu cuối Starlink cũng rẻ hơn đáng kể. Theo tờ Wall Street Journal, trang bị đầu cuối cơ bản của OneWeb, dịch vụ Internet vệ tinh của Eutelsat, có giá 3.200 đô la. Ngược lại, thiết bị đầu cuối người dùng Starlink chỉ có giá 400 đô la. Ngoài ra, trang bị đầu cuối OneWeb cồng kềnh hơn so với trang bị Starlink ít cồng kềnh và gọn hơn.

Christopher Baugh, chuyên gia trong ngành vệ tinh tại công ty tư vấn Analysys Mason, phát biểu với tờ Wall Street Journal rằng: "OneWeb không phải là giải pháp thay thế phù hợp cho Starlink theo bất kỳ hình thức nào". "Việc phóng nhiều vệ tinh không thể diễn ra trong một sớm một chiều."

Dự án Iris2 của EU đến quá muộn đối với Bundeswehr

Dự án Iris2 của EU cũng không phải là lựa chọn của Bundeswehr. EU muốn xây dựng chòm sao vệ tinh Âu châu của riêng mình dưới tên này. Nhưng sớm nhất thì phải đến năm 2030, nó mới có thể sẵn sàng xử dụng và thậm chí khi đó cũng chỉ có thể xử dụng một phần cho mục đích quân sự.

Tuy nhiên, đối với Bundeswehr, thời gian đang dần trôi. "Thời gian không còn nhiều nữa; do thiếu vệ tinh và hỏa tiễn nên mọi thứ đang rất khó khăn", Andreas Knopp, giáo sư tại Đại học Bundeswehr ở Munich, nói với tờ Handelsblatt. "Đến năm 2029, chỉ có thể đưa được một số lượng từ 100 đến 150 vệ tinh được đưa vào quỹ đạo."

Bundeswehr dựa vào các công ty không gian Đức

Trong kế hoạch của mình, Bundeswehr muốn chủ yếu dựa vào ngành kỹ nghệ không gian Đức. Điều này làm tăng kỳ vọng của các công ty địa phương. Theo tờ Handelsblatt, Matthias Wachter thuộc Liên đoàn kỹ nghệ Đức (BDI) cho biết: "Đức có hệ sinh thái không gian rất mạnh mẽ". "Quân đội Đức nên tận dụng tốt hơn năng lực của toàn bộ hệ sinh thái."

Trọng tâm chủ yếu tập trung vào ba công ty khởi nghiệp của Đức đang phát triển các hỏa tiễn nhỏ hơn có tải trọng khoảng một tấn được gọi là "hỏa tiễn phóng siêu nhỏ": Isar Aerospace, Rocket Factory Augsburg và Hyimpulse. Họ có thể nhanh chóng phóng vệ tinh thay thế vào không gian trong trường hợp bị tấn công. Theo nguồn tin nội bộ, các cuộc đàm phán với Bộ Quốc phòng đã được tiến hành.

Chế tạo chính xác của chòm sao Bundeswehr vẫn còn là ẩn số. Một số chòm sao chuyên biệt cho truyền thông, tình báo tín hiệu và quan sát Trái Đất cũng có thể xuất hiện. Một điều rõ ràng là: Đức không còn muốn chỉ dựa vào các đồng minh trong không gian nữa và nếu cần thiết, sẽ đi theo con đường riêng mà không có các đối tác Âu châu .

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14 April 2025

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  MỘT ĐẢNG MÀ CÓ QUÁ NHIỀU TÊN THÁI THÚ - THÌ VIỆC MẤT ĐẤT, BIỂN ĐẢO TRƯỚC HAY SAU PHẢI XẢY RA Được biết, trong chuyến thăm của Tập Xì Dầu v...