GÓC KHUẤT CỦA LỊCH SỬ VỀ
HIỆP ĐỊNH PARIS 1973
(Nixom doạ cắt đầu Ông Thiệu nếu như ông không
Trong lịch sử ngoại giao trên thế giới, một Hội nghị dài nhất để đưa đến việc ký kết Hiệp Định Paris 1973,đã kéo dài tám tháng dưới nhiệm kỳ Tổng thống Johnson (tháng 5-1968 tới tháng 12-1969) sang hết nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Nixon (1969 -1972) và một tuần trong nhiệm kỳ hai của ông (từ 21 tới 27-1-1973). Nixon và Kissinger mới đầu tưởng trong một năm sẽ giải quyết được nhưng không ngờ bị sa lầy trong chính sách “trường kỳ đàm phán” của Hà Nội, nó rập khuôn chiến lược “trường kỳ kháng chiên” của Trường Chinh. Đây là một đường lối thương thuyết dai như đỉa đói cắn cầy, mục đích làm cho đối phương phải kinh tởm và bỏ cuộc. Mặt khác là Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu bác bỏ những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho phía VNCH mà Bắc Việt đã đưa ra.
Vì phải đối phó với sự cứng rắn và cương quyết của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, vì thế Nixon đã đưa ra lời đe dọa:" Cắt đầu Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu, nếu như ông Thiệu không chịu ký vào Hiệp Định Paris". Câu nói này là một sự thật trong thời gian dàn xếp với Trung Cộng về vấn đề rút quân Hoa Kỳ tại chiến trường VN về nước trong danh dự, mà không màng tới một sự hợp nhất với với người đồng minh của mình, mặc cho số phận của người VNCH ra sao thì sao. Chỉ vì sự rút quân trong danh dự của phía Mỹ. Hiệp định Paris đã đưa đất nước VNCH vào một đoạn kết đầy hệ lụy, hàng triệu người đã chết thảm trong các trại cải tạo khắc nghiệt của cộng sản, hàng trăm ngàn người đã chết trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do, trên đường trốn chạy bọn cộng phỉ cướp nước sau ngày 30.4.1975. Đây là một bài học chua cay về chử "tín" của người đồng minh Hoa Kỳ với VNCH. Thế hệ hậu duệ VNCH chúng tôi coi đó là một hành động thiếu chính chắn, mà giới chính trị gia Mỹ không đo lường được mức độ hậu quả khốc liệt sẽ xảy ra sau này cho số phận người đồng minh VNCH. Đây là một quyết định đạp lên lưng của những người đã từng kề vai chiến đấu trong cùng một trận tuyến, nhằm đạt được một thoả hiệp với Trung Cộng và Bắc Việt về việc rút quân gọi là trong danh dự.
Từ hạ tuần tháng 10-1972 cho tới hạ tuần tháng 1-1973, ông Thiệu cương quyết đòi phải có ghi một điều khoản trong HĐ Paris, đó là CSBV phải rút hết về Bắc, TT Nixon ban đầu đã ủng hộ ông, nhưng một thời gian sau đó cũng bất lực. Nixon nói nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Có nghĩa là không thể nào đòi họ rút về Bắc. TT Nixon đã khuyên ông Thiệu không nên quan tâm việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt, mà vấn đề quan trọng ở chỗ Quốc hội Mỹ có tiếp tục viện trợ và ủng hộ chúng ta hay không. Đúng như Nixon đã tiên đoán, năm 1975 Sài Gòn sụp đổ không phải vì BV còn đóng quân ở lại mà vì Quốc hội đã cắt viện trợ bức tử miền nam.
Những tài liệu liên quan tới những lời TT Nixon nói về TT Thiệu đã được giải mật và lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, cho thấy Nixon rất giận dữ trước việc ông Thiệu luôn chống đối những điều khoản căn bản của bản dự thảo Hiệp định. Lý do ông Thiệu chống đối là vì quá bất lợi cho phía VNCH.
Cuốn băng ghi âm từ 1973 dài 150 giờ và viết lại thành 30,000 trang đã được giải mật và đã được ông Hughes, nhà chuyên môn nghiên cứu các băng ghi âm của các tổng thống Mỹ, tiết lộ Nixon đã từng nói trong một phiên họp tại Bạch Ốc về ông Thiệu: “Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của hắn nếu cần thiết” (cut off his head if necessary- Nguồn: BBCvietnam.com June 24, 2009).
Qua các tài liệu được giải mật của Hoa Kỳ cho chúng ta thấy được sự cương quyết của người lãnh đạo VNCH, điều này còn có thể chứng minh một lần nửa qua trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974, Ông Thiệu cương quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ do tiền nhân để lại, mặc dù có sự chênh lệch về lực lượng tham chiến, ông đã chấp nhận lệnh tấn công vào hải quân Tàu Cộng ở Hoàng Sa.
Sau ngày ký hiệp định Paris1973, tình hình tiếp liệu của VNCH gặp nhiều khó khăn vì viện trợ bị cắt giảm, vị tổng tư lệnh quân đội Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã sát cánh với QL:VNCH để bảo vệ miền nam cho đến khi bị áp lực từ nhiều phía buộc ông phải rời VN, để dể dàng đạt một thoả hiệp với quân csBắc Việt, ông đã rời VN vào ngày 25.4.1975.
Ngày 21.4.1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình suốt 3 giờ đồng hồ tuyên bố từ chức, ông trách việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ bằng những lời đại ý như sau:
Các ông đã tìm đường rút lui trong danh dự, trong khi quân đội VNCH thiếu vũ khí, đạn dược, thiếu máy bay trực thăng tản thương, không có máy bay B-52 yểm trợ hành quân, trong khi tình hình ở nhiều nơi bị nguy ngập mà Hoa Kỳ chỉ lấy mắt nhìn, không hề hổ trợ cho VNCH... Hoa Kỳ đã đưa chúng tôi vào một hoàn cảnh thập tử nhất sinh, HK đã đòi hỏi nơi chúng tôi phải làm những điều vượt quá khả năng, chúng tôi như những người cô đơn đang làm công việc đội đá vá trời, đấy là một điều kỳ quặc mà VNCH chúng tôi không bao giờ làm được.
Đó là những uẩn khúc, những khó khăn của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong việc thương lượng một bản văn quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh tồn của miền nam VN, ông đã làm hết khả năng của một người lãnh đạo, để bảo vệ quyền lợi cho miền nam VN. Cuối cùng ông bị HK éplẩn hăm dọa lấy mạng nên phải đặt bút ký vào hiệp định Paris. Sau đó, VNCH phải chiến đấu đơn độc để bảo vệ lảnh thổ trong một tình trạng hết sức khó khăn về vũ khí và đan dược. Và HĐ Paris bị cộng sản Bắc Việt xé tan ngay khi ráo mực, xua quân ào ạt qua lằn ranh biên giới để chiếm đóng miền nam, trước sự quay mặt của các đồng minh.
Chúng tôi những hậu duệ VNCH rất kính trọng tinh thần yêu nước vô bờ bến của Tổng thống THiệu, không như một số người khác vì thiếu tài liệu để nghiên cứu các nguyên nhân đưa đến cái chết của VNCH, đưa đến việc tan hàng toàn bộ nền đệ nhị cộng hoà, những người này đã buông những lời trách móc người lãnh đạo tối cao của mình. Họ còn lên án là ông Thiệu không ở lại với các binh sĩ của mình để chiến đấu đến giờ phút cuối (?!). Nhưng họ hoàn toàn không biết đâu là sự khó khăn phải đương đầu với Nixon và Quốc Hội HK để giử từng thước đất cho VNCH, ông đã ở lại VN đế giờ phút cuối sau khi đã từ chức, và ông một lần nửa lại bi áp lực từ phía Quốc Hội VNCH ông đã rời quê hương vào ngày 25.4.1975. Họ cho là: nếu như ông Thiệu còn ở lại trong nước, thì chính phủ Trần văn Hương chẳng khác gì bù nhìn, một chính quyền của Thiệu mà không có mặt của Thiệu. Những người trách ông Thiệu bõ trốn ra ngoại quôc trước ngày tan hàng, thì xin hãy đây như là câu trả lời.
Hiệp định Paris 1973 rất bất lợi cho VNCH và hậu quả là dẫn đến sự thất thủ Sài Gòn vào ngày 30.4.1975. Trước những oan nghiệt đó, Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chia sẻ như sau:
"Ông Nixon nói với tôi như thế này, ông nói tất cả những hiệp định chẳng qua là những giấy tờ mà không có giá trị gì nếu không được thi hành, nếu như Bắc Việt vi phạm. Cho nên điều quan trọng, ông không phải ký hiệp định và ông chấp nhận hiệp định, điều quan trọng là khi cộng sản Bắc Việt mà phản bội vi phạm hiệp định và tái tấn công Việt Nam, thì ông sẽ làm cái gì và với phương diện gì, mà tôi sẽ giúp ông cái gì, cái đó mới là quan trọng." Cho nên ngày nay ông (Thiệu) đừng thắc mắc vấn đề ký hiệp định này mà tôi thấy nó là tốt nhất không có tốt hơn nữa, chúng tôi (HK) cũng muốn tốt hơn nữa, nhưng mà chúng tôi không thể can thiệp được hơn nữa với Liên Sô và Trung Cộng, chúng tôi đành chịu vậy thôi. TT Thiệu, ông phải nghĩ rằng ông có làm hiệp định cách mấy mà ông nghĩ rằng cộng sản nó không tôn trọng, mà nó đưa quân vô đánh ông trở lại thì vấn đề không phải giở hiệp định đưa ra mà cộng sản sợ, vấn đề là người Mỹ sẽ giúp Việt Nam cái gì để đánh lại cộng sản. Cái đó mới quan trọng và tôi mời ông vô Hoa Thịnh Đốn để đặt lại vấn đề nền tảng mới, căn bản mới của mối bang giao giữa hai quốc gia Việt Mỹ thời hậu chiến và sự cam kết giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ sự tự do, độc lập của miền Nam nếu cộng sản vi phạm hiệp định. http://www.vietthuc.org/hoi-nghi-paris-1973/
Tổng thống Thiệu chia sẽ thêm:
Nixon nói thì hấp dẫn, tôi không tin ông ta nhưng mà áp lực lớn nhất đối với tôi lúc đó là, nếu như chính phủ VNCH không ký hiệp định này thì chắc chắn tức khắc Quốc Hội Mỹ sẽ cúp viện trợ ngay, trong đó có viện trợ quân sư và kinh tế tức khắc.
Nixon nói với tôi rằng: Ông thấy cái tương lai quan trọng hay là thấy cái hiện tại bây giờ. Với sự cam kết long trọng mà tôi thấy không phải giữa cá nhân tôi và ông Thiệu, mà là giữa Tổng Thống Hoa Kỳ và Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, giữa một người đại diện cho một đồng minh dân tộc Hoa Kỳ, lãnh đạo Hoa Kỳ, lãnh đạo thế giới tự do và một đồng minh đã chiến đấu với Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải giữa cá nhân và hai chính quyền. Cam kết thứ nhất nếu cộng sản Bắc Việt tái xâm lăng, vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ quyết liệt và tức khắc ngăn chặn sự xâm lăng đó. Cam kết thứ hai chỉ nhìn nhận chính phủ VNCH là chính phủ duy nhất tại Việt Nam. Cam kết thứ ba là cung cấp dồi dào viện trợ kinh tế và quân sự cho nhân dân Việt Nam chống lại cộng sản xâm lược nếu cộng sản tái xâm lăng và đủ viện trợ kinh tế để phát triển đất nước.
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU TRONG LÚC DIỂN TIẾN ĐÀM PHÁN
Những tài liệu sau này được công bố cho thấy việc sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được “rút lui trong danh dự”.
Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờ khai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam.
Một điều khoản khác vô cùng tai hại là trong khi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh (Đại Hàn, Úc, Thái, Phi Luật Tân) phải rút đi, trong khi đó thì những đơn vị quân đội chính qui của Bắc Việt vẫn được quyền ở lại miền Nam. Dĩ nhiên TT Thiệu, Quốc Hội và chính phủ VNCH phản đối. Kissinger không thành công trong việc thuyết phục TT Thiệu. Ông ta giận dữ ra về và thề không trở lại Sài Gòn nữa.
TT Nixon phải cử tướng Alexander Haig, Tổng Quản Trị (Chief of staff) Phủ Tổng Thống, qua Sài Gòn điều đình và làm áp lực tiếp. Cuối cùng Mỹ cũng phải thỏa hiệp không đòi TT Thiệu từ chức, không thay thế chính quyền miền Nam bằng Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc, nhưng giữ nguyên điều khoản không buộc quân đội Bắc Việt rút khỏi miền Nam, vì sợ cộng sản sẽ không nhượng bộ điều này. Kissinger phải đi điều đình lại với Lê Đức Thọ.
Phiá cộng sản không chịu sửa đổi bản thảo Hiệp định, Mỹ phải dội bom Hà Nội và phong tỏa hải cảng Hải Phòng vào những ngày cuối năm 1972 để làm áp lực. Cuối cùng Hà Nội cũng phải nhượng bộ nhưng vẫn còn lời chán vì họ được giữ quân tại miền Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm chiếm. Thế là Hiệp định Paric được ký vào ngày 27-1-1973.
Để buộc TT Thiệu phải làm theo ý Hoa Kỳ, TT Nixon dùng chiến thuật vừa dỗ vừa dọa. Một mặt ông viết thư cho TT Thiệu hứa hẹn tiếp tục gúp đỡ VNCH, trừng phạt cộng sản nếu vi phạm Hiệp định, một mặt ông chính thức hăm dọa “không muốn trường hợp TT Ngô Đình Diệm tái diễn”(Xem Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng).
Dĩ nhiên, Nixon nói điều này trong lúc nóng giận nhưng cũng phản ảnh một phần sự thật. Chính tướng Alexander Haig cũng viết trong hồi ký là vào thời điểm đó, tên ông Thiệu thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận và có người đưa ý kiến ám sát ông Thiệu. Tướng Alexander Haig viết thêm: “Nixon rất mong muốn giải quyết chuyện Việt Nam cho xong và chia sẻ sự bực bội và tức giận như núi lửa của Kissinger đối với người đồng minh cứng đầu này (ám chỉ ông Thiệu) đã gây trở ngại lớn nhất cho ông trong việc kết thúc cuộc chiến”
Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn là không giử được chử tín với đồng minh của mình. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:
1. Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).
2. No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).
Miền nam VN cuối cùng rơi vào tay của cộng sản bắc Việt kéo theo nhiều hệ lụy cho nhân dân miền nam và số phận của hơn 1 triệu quân cán chính VNCH còn kẹt ở lại sau ngày 30.4.1975. Cuộc chiến tuy đã đi qua 42 năm, nhưng mổi độ tháng tư về là một một lần cần phải viết lại để nhắc nhở một trang sử đau thương của miền nam, một vết thương hằn sâu trong ký ức của những chiến sĩ VNCH đã phải ngậm ngùi tan hàng. QL.VNCH đã không thua quân cướp nước , không đầu hàng giặc nhưngbuôc phải hạ súng theo quân lênh rồi mặc cho tương lai bềnh bồng theo vận nước nổi trôi đến ngày hôm nay.
Nguyen Thi Hong tổng hợp từ nhiều nguồn, 15/4/2017
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen