NHỮNG NGƯỜI LÍNH VN TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP
Năm 1915, quân đội Pháp đã chịu thiệt hại nặng nề trên các chiến trường tại Âu châu thời Đệ nhất thế chiến cho nên Chính phủ Bảo hộ Pháp tại Việt Nam có kế hoạch bổ sung quân số bằng người Việt cho các mặt trận tại Âu châu.
Theo tài liệu của cựu Đại tá Maurice Rives trong “Les militaires indochinois en Europe (1914-1918)”, Chính phủ Bảo hộ đã chiêu mộ 93.411 người Việt trực tiếp tham gia chiến tranh, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương.
Nguồn gốc của những người tại Đông Dương đến Pháp gồm: 24% người thuộc Bắc kỳ (Tonkin), 32% người Trung kỳ (Annam), 22% người Nam kỳ (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan cho chi phí chiến tranh của “mẫu quốc”.
Thêm vào đó có 175 khẩu đại bác được chuyển từ Đông Dương sang cảng Marseille cộng thêm hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi để cung ứng cho các chiến trường tại Châu Âu. Đặc biệt trong số này còn có cả xe cyclo (pousse-pousse) cũng được chuyển về Pháp để tải thương.
Con người và vật dụng được vận chuyển theo đường biển qua Phi Châu, cập các cảng Cameroune, Djibouti, Madagascar, Ai Cập…trước khi đến cảng Marseille, Pháp. Đoạn đường di chuyển quá dài đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp.
Tuy nhiên, chính phủ Bảo hộ rất quan tâm đến thành phần lính từ Đông Dương. Họ cấp phát quần áo mùa đông, thậm chí phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.
Lính Đông Dương cũng được công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và có kỷ luật. Nhiều người được thưởng huy chương “Thập giá Chiến tranh” và được xem là “anh hùng” của nước Pháp trong Đại chiến thứ nhất. Đa số đã hy sinh, hài cốt của họ còn để lại tại Đài kỷ niệm Douaumont (L’ossuaire de Douaumont) cũng như tại Nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.
Nước Pháp đã dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng còn gọi là "Tượng người lính An-nam chiến thắng"(Monument du Souvenir Indochinois: statue du "soldat annamite victorieux").
Dưới đây là những ảnh sưu tầm về lính Việt trên đất Pháp trong thời Đệ nhất thế chiến:
Theo tài liệu của cựu Đại tá Maurice Rives trong “Les militaires indochinois en Europe (1914-1918)”, Chính phủ Bảo hộ đã chiêu mộ 93.411 người Việt trực tiếp tham gia chiến tranh, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương.
Nguồn gốc của những người tại Đông Dương đến Pháp gồm: 24% người thuộc Bắc kỳ (Tonkin), 32% người Trung kỳ (Annam), 22% người Nam kỳ (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan cho chi phí chiến tranh của “mẫu quốc”.
Thêm vào đó có 175 khẩu đại bác được chuyển từ Đông Dương sang cảng Marseille cộng thêm hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi để cung ứng cho các chiến trường tại Châu Âu. Đặc biệt trong số này còn có cả xe cyclo (pousse-pousse) cũng được chuyển về Pháp để tải thương.
Con người và vật dụng được vận chuyển theo đường biển qua Phi Châu, cập các cảng Cameroune, Djibouti, Madagascar, Ai Cập…trước khi đến cảng Marseille, Pháp. Đoạn đường di chuyển quá dài đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp.
Tuy nhiên, chính phủ Bảo hộ rất quan tâm đến thành phần lính từ Đông Dương. Họ cấp phát quần áo mùa đông, thậm chí phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.
Lính Đông Dương cũng được công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và có kỷ luật. Nhiều người được thưởng huy chương “Thập giá Chiến tranh” và được xem là “anh hùng” của nước Pháp trong Đại chiến thứ nhất. Đa số đã hy sinh, hài cốt của họ còn để lại tại Đài kỷ niệm Douaumont (L’ossuaire de Douaumont) cũng như tại Nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.
Nước Pháp đã dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng còn gọi là "Tượng người lính An-nam chiến thắng"(Monument du Souvenir Indochinois: statue du "soldat annamite victorieux").
Dưới đây là những ảnh sưu tầm về lính Việt trên đất Pháp trong thời Đệ nhất thế chiến:
Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh Thế giới thứ I
Năm 1916, lính An Nam nghỉ chân trong lúc đóng quân cạnh Ypres, Bỉ
Tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp.
Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu
Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc Lào
Những người lính Việt xuống ga đầu mối Saint Raphael, Pháp trên đường đến Trung tâm Huấn luyện.
Quân trang, quân phục tươm tất- ghệt da, áo buông ngoài quần, thắt lưng, ba lô vuông với chiếc nồi cá nhân. Thứ lạ lẫm nhất đối với mấy nhân viên hỏa xa có lẽ là chiếc nón chóp.
Vóc dáng những người lính khá to cao và đồng đều, chứng tỏ họ được tuyển lựa kĩ càng.
Những chiếc chiếu cói bên những chiếc ghế giường mây trên sân ga.
Những người lính mới đến đang bốc dỡ hàng từ các toa tầu xuống xe tải. Trời nóng một anh lính bỏ ghệt cho thoáng.
Cận cảnh những chiếc xe tải thời thế chiến thứ nhất đến đón đơn vị về Trung tâm Huấn luyện.
Người dân tò mò nhìn theo đoàn xe.
Một số người lính theo xe tải đến một kho hàng trong khu vực nhà ga.
Những người lính hành quân ra khỏi ga, về trung tâm huấn luyên. Cùng lúc một tiểu đoàn khác (phía bên trái), kết thúc khóa huấn luyên, hành quân ngược lại, ra ga để đến các đơn vị chiến đấu.
Những người phía bên trái hàng quân đội mũ "quả dưa" là các sĩ quan người Pháp. Đơn vị này trên đường ra chiến trường.
Đơn vị lính Việt chờ ở sân ga để chuẩn bị lên tầu ra mặt trận
Cuối cùng, họ đã lên tầu
Cùng lúc đó, đơn vị lính mới đến trực chỉ quân trường. Dân địa phương ra xem.
Những ngày đầu ở quân trường họ nghe cấp chỉ huy phổ biến kỷ luật đơn vị.
Đội ngũ sẵn sàng bước vào huấn luyện trên bãi tập.
Luyện tập trên thao trường.
Những bài tập về diễn hành.
Bài tập về chiến thuật bộ binh.
Bài tập đội hình chiến thuật "Ô vuông" nổi tiếng một thời. Nhưng vào năm 1916 trên chiến trường đã có đạn pháo nên rất dễ bị tiêu điệt khi bị giữ đội hình này.
Bài tập "bò hỏa lực" dưới lắn đạn súng máy.
Bài tập xung phong.
Những người lính làm tạp dịch trong doanh trại.
Một trong nhiều bức ảnh Văn phòng Chiến tranh Pháp quốc cung cấp cho tạp chí "The Illustrated War News" của Anh. Chúng tôi nghĩ đây là một loại bếp dã chiến của quân đội thời thế chiến.
Cũng có cảnh nấu nướng tự túc.
Bữa cơm của người lính tập.
Lính Việt trồng rau trong vườn gần Điện Versailles.
"Nhớ nhà châm điếu thuốc..."
Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận.
Họ cũng dành thì giờ cho việc lau chùi súng.
Lính Annam cũng được gắn huy chương tại Pháp.
Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ.
R.I.P: Rất nhiều người lính Việt đã bỏ mình trên đất Pháp trong thời Thế chiến thứ nhất.
Nguồn: http://chinhhoiuc.blogspot.de/2017/06/linh-thu-thoi-xua-3-linh-viet-tham-gia.html
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen