VN SẼ PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG NGHỊCH CẢNH VỀ KINH TẾ
VÀ TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT PHI MÃ
VÀ TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT PHI MÃ
Trước thông báo ngày 22.9.2017 của Bộ Ngoại Giao Đức công bố trong buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại trụ sở Bộ Ngoại giao, phía Đức đã chính thức thông báo cho phía CHXHCNVN, sẽ tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Lý do là vi phạm luật pháp nước Đức trong việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23.7.2017 trên lãnh thổ của CHLB Đức. http://vi.rfi.fr/…/20170922-okvu-trinh-xuan-thanh-duc-truc-…
Tiếp theo việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với VN, trong bối cảnh nền kinh tế tụt hậu hiện nay, csVN sẽ phải đối phó với một cảnh tượng thật u ám chụp lên nền kinh tế VN. GDP cho nền Kinh Tế Quốc Dân sẽ bị mất đi một khoảng thu nhập rất lớn gây ra một phản ứng bế tắc dây chuyền về các phạm trù khác trong việc điều hành quốc gia. Tình trạng lạm phát phi mã sẽ dồn dập đến với VN trong đầu năm 2018.
HẬU QUẢ SỰ TẠM NGỪNG ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỨC VỚI VN
Đức luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của VN sang EU (vượt xa các thành viên EU khác, bằng cả Anh và Pháp cộng lại); Đức cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức là giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da..., và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị kỹ thuật.
Tổng số tiền xuất cảng sang Đức trị giá là: 5.959.381.160 USD (2016) gồm các mặt hàng như sau:
Điện thoại các loại và phụ tùng: 1.743.415.629 USD; Giày dép các loại: 764.676.582 USSD ; hàng dệt, may: 726.200.421 USD; Cà phê: 493.812.127 USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và phụ tùng: 417.283.111 USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: 283.387.319 USD; Hàng thủy sản: 176.324.232 USD; Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù; 136.892.233 USD; Sản phẩm từ chất dẻo:113.530.399 USD; Gỗ và sản phẩm: 110.946.324 USD; Hạt điều: 103.404.864 USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng: 96.843.303 USD; Sản phẩm từ sắt thép: 82.826.472 USD; Hạt tiêu:65.930.442USD; Cao su: 48.606.995 USD; Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận: 46.416.488 USD; Sản phẩm mây, tre, cói thảm: 32.015.345 USD; Sản phẩm từ cao su: 27.565.882 USD; Nguyên phụ liệu dệt may da giày: 16.016.743 USD; Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc: 14.646.720 USD: Sản phẩm gốm, sứ: 11.469.079 USD; Hàng rau quả: 11.437.907 USD; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: 8.156.010 USD; Kim loại thường khác và sản phẩm: 5.692.489 USD; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm: 4.835.360 USD; Sản phẩm hóa chất: 4.264.846 USD; Giấy và các sản phẩm từ giấy: 2.274.360 USD; Sắt thép các loại:1.658.055 USD; Chè:1.304.205 USD.
Ngược lại hàng hóa xuất khẩu của Đức sang VN tổng số tiền trị giá 2,8 tỷ USD trong năm 2016, gồm các mặt hàng như: Dược phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, ô tô, phụ tùng ô tô…
CÁC MẶT HÀNG VN XUẤT KHẨU SANG ĐỨC.
Việt Nam xuất khẩu sang Đức (2016) chủ yếu các mặt hàng như điện thoại và phụ tùng, giày dép, dệt may, cà phê, thủy sản, máy móc thiết bị…. trong đó điện thoại các loại và phụ tùng là mặt hàng chủ lực với kim ngạch cao nhất 1,7 tỷ USD, chiếm 29,2% tổng kim ngạch, nhưng so với năm 2015, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Đức suy giảm nhẹ, giảm 1,12%. Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép, đạt 764,6 triệu USD, tăng 8,38%, kế đến là hàng dệt may, tăng 3,96%, đạt 726,2 triệu USD.
Đức là nước lãnh đạo khối EU (Liên Hiệp Âu Châu), thế nên khi Đúc phong tỏa thế đối tác song phương CHXHCNVN thi các đỉnh cao Ba Đình còn phải cân nhắc sự trừng phạt của quốc hội EU với VN trong tương lai. Nếu như bị EU phong tỏa như trường hợp của Đức thì VN rơi vào tình trạng rối loạn về thị trường tiêu thụ tức đầu ra của các mặt hàng xuất khẩu của VN. Thu nhập cho nền KT quốc dân bị giảm sút trầm trọng, VN Đồng sẽ có nguy cơ lạm phát phi mã. Một số Doanh Nghiệp sẽ phá sản, tỉ lệ thất nghiệp tăng, nợ công phình to. Đưa đến việc tăng thuế để trám vào thu nhập thất thu từ hàng hóa xuất cảng. Cuối cùng là người dân tiếp tục gánh cái ngu của đám lãnh đạo ngu dốt Ba Đình. Không lẽ dân ta mãi như thế sao?
LIÊN HỆ CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ GIỬA VN và ÂU CHÂU
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10 năm 1990, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chính của Liên minh châu Âu tại khu vực Đông Nam Á. EU và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới thương mại và phát triển.
Được thành lập vào năm 1999, cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam hướng tới:
1.hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện sống của người nghèo;
2.khuyến khích Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thông qua thương mại và hỗ trợ quá trình cải cách kinh tế xã hội;
3.hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới một xã hội mở dựa trên quản lý công lành mạnh, pháp quyền và tôn trọng nhân quyền;
4.nâng cao hình ảnh của Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
Sau khi hoàn thành quá trình đàm phán kéo dài ba năm của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (FTA) [hyperlinked] vào cuối năm 2015, EU kỳ vọng vào việc hiện thực hóa các nguyên tắc về thương mại và đầu tư được thiết lập trong PCA. FTA dự kiến sẽ đi vào hiệu lực trong năm 2018 này sẽ giúp đưa quan hệ thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam lên một tầm cao mới.
Cuối cùng, trong lĩnh vực hợp tác phát triển, thông qua EU và sự tham gia của các nước thành viên, EU đã trở thành nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất tại Việt Nam. EU sẽ đóng góp 400 triệu euro dành cho hợp tác phát triển trong giai đoạn 2014-2020, tập trung vào các lĩnh vực quản trị công hiệu quả, năng lượng và biến đổi khí hậu.
VỀ THƯƠNG MẠI:
Liên minh châu Âu là một đối tác đáng tin cậy và đang hỗ trợ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu .Hỗ trợ từ EU đóng góp cho việc thực hiện thành công các chính sách cải cách theo định hướng thị trường được gọi là Đổi Mới vào năm 1986, và đã dẫn đến tiến bộ kinh tế đáng chú ý của Việt Nam. Với mức sống được cải thiện đáng kể, Việt Nam đã để lại đằng sau mình hình ảnh về một trong những nước kém phát triển trên thế giới. Với mức thu nhập bình quân đầu người của là 2.215 USD, Việt Nam đang được xếp là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,5% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Thương mại hai chiều tăng 9.5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, điều này đã làm cho tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước là 10% (34 tỷ USD). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,5% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Thương mại hai chiều tăng 9.5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, điều này đã làm cho tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước là 10% (34 tỷ USD). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
VỀ ĐẦU TƯ
Liên minh châu Âu là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài của Bộ Kết hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư từ 23 trong tổng số 28 Nước Thành viên EU đã đầu tư một lượng vốn FDI theo cam kết là 21,77 tỷ USD vào 1903 dự án trong vòng 26 năm qua (tính đến cuối năm 2016).
Trong năm 2016, các nhà đầu tư từ EU đã rót 478,4 triệu USD vào 162 dự án tại Việt Nam
VỀ HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI
Thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và tầm quan trọng này đã được phản ánh thông qua một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đang đàm phán.
EU và Việt Nam đã chính thức triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vào tháng 6 năm 2012. Sau 14 vòng đàm phán, quá trình đàm phán FTA này đã chính thức hoàn thành vào tháng 12 năm 2015 tại Brussels.
FTA EU-Việt Nam là một hiệp định hiện đại và toàn diện. Hiệp định sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế. Điều này đã cho thấy một niềm tin chung giữa EU và Việt Nam đó là thương mại có vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững. https://eeas.europa.eu/delegations/…/13395/viet-nam-va-eu_vi
TÓM LẠI:
Hâu quả của CHXHCN sau khi bị tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Đức thì tình trạng kinh tế VN sẻ rơi ngay vào sự bất ổn định cho mức tiêu thụ hàng hóa xuất cảng, các đầu mối cho hàng xuất bị rối loạn làm một số doanh nghiệp sẽ phá sản, GDP thu nhập cho nền Kinh Tế quốc dân sẽ ở giãm mất 1/3 ngay trong quí 4 của năm 2017 vào khoảng 1, 5 tỷ USD.
Một hành động kém khôn ngoan về chính sách ngoại giao của VN với Đức đang đưa csVN vào một bản án tử hình để kết thúc sự cầm quyền của một chế độ vừa ngu vừa ác với dân.. Đây là trường hợp "bất chiến tự nhiên thành" của những các tổ chức chính trị đang có lực lượng trong quốc nội. Những người yêu nước, yêu chuộng Dân Chủ Tự Do hãy nhân cơ hội này cùng nhau chung tay đứng lên giải thể tà quyền cs vì VN đang đứng trước đại họa mất nước vào tay Trung Cẩu. Sau khi bị Đức và EU tạm dừng đối tác, thì csVN chỉ còn lạy lục với Trung Cẩu để cứu đảng, đây là con đường duy nhất có thể kéo dài sự thoi thóp của csVN. Nhưng đồng bào chúng ta cần phải hiểu, nếu đảng tồn tại thì nhân dân sẽ tiếp tục đói rách vì thuế má và các bất công trong xã hội sẽ gia tăng.
Quốc dân VN chỉ còn một con đường duy nhất là phải hưởng ứng một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để thay đổi bộ mặt xã hội, san bằng bất công và phi dân chủ hiện nay. Giờ phán xét dành cho đảng và nhà nước cộng sản đang từ từ tiến vào Bắc Bộ Phủ. Việt Nam dứt khoát sẽ " Minh Châu Trời Đông".
Nguyễn Thị Hồng 23.9.2017.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen