Samstag, 24. März 2018

CHXHCNVN NHÌN ĐÂU CŨNG THẤY 
GIA ĐÌNH TRỊ VÀ THAM QUAN

Những năm gần đây, cao trào cả nhà rũ nhau làm quan rồi tiến tới việc rũ nhau cùng tham nhũng ngày càng to phình ra. Sự việc, loạn quan loạn quân xảy ra trong các cơ sở từ thượng tầng xuống tới hạ tầng. Báo chí lề  phải của đảng và nhà nước cũng đua nhau đưa tin về việc bổ nhiệm cán bộ như “cả nhà làm quan”, “cả cơ quan làm quan”, “loạn cấp phó”… Và những chuyện như “chồng quy hoạch vợ”, “mẹ bổ nhiệm con”;  cụ thể  là Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa từng có đến tám phó giám đốc và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương có 46 người thì 44 người là lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên… Trường hợp Ông Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh, trong gia đình gồm vợ con trai dâu rể...gồm 24 người đều làm quan. 


Do đó khi cháy nhà thì lúc nào cũng lòi ra một đống chuột, từ chuột cống tới chuột lắc, điển hình gần đây nhất là Thiếu tướng CA Nguyễn Thanh Hoá cầm đầu đường dây đánh bạc. Đường dây này đã lôi ra khởi tố 83 bị can, trong đó một số bị can bị khởi tố 2 tội danh; 41 bị can về tội tổ chức đánh bạc; 38 bị can về tội đánh bạc; 4 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can tội rửa tiền và 1 bị can tội sử dụng  đã sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố. Trong số này có nhiều họ hàng bà con anh em thân thuộc của tên tham quan này, ngoài ra còn có con rể của Ủy Viên BCT Phạm quan Nghị Bí Thư Thành ủy Hà Nội tên là Nguyễn văn Dương ( Dương phò mã) và 3 tướng khác như Trung tướng Phạm văn Vĩnh, Tổng Cục Trưởng TC Cảnh Sát, Trung tướng, Thứ trưởng Bùi Văn Thành Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.


Để thu tang vật, cơ quan trách nhiệm không chỉ dùng đến bốn xe chở vàng, tiền tang vật, công an còn mất gần một ngày làm việc để đếm tiền khi khám xét một địa điểm chứa tiền, thật là khủng khiếp, khó ai có thể tưởng tượng được một nhân vât cao cấp trong cơ quan hành pháp lại phạm luật một cách nghiêm trọng như vậy.
Người dân ngày nay khó mà tìm thấy được một quan trong sạch trong các cơ sở từ thượng tầng xuống tới hạ tầng. Một quan mới nhận nhiệm sở, chỉ cần mất vài năm là có thể xây nhà cao tầng hay biệt phủ, nghề làm đảng viên vì kiếm dược nhiều lợi nhuận nên việc buôn quan bán chức được tổ chức khắp nơi. CSVN là thứ vừa ăn cướp vừa la làng, lúc nào cũng khoát bên ngoài bộ áo đạo đức giả. Lập pháp thì đẻ ra những đạo luật để bao che cho đảng, sáng chế ra nhiều thứ thuế để lột da người dân, còn hành pháp thì vừa cướp vừa trấn lột nhân nhân dân, lại còn tổ chức cờ gian bạc lận với số lượng giao dịch với trên 14 triệu con bạc" trên toàn quốc và nước ngoài.. 

Một khi, thượng bất chính hạ tất loạn là đương nhiên, cấp dưới khi họ nhìn cấp trên họ  ăn hối lộ, tham nhũng, bổ nhiệm con cái một cách thoải mái, dễ dãi như vậy, vì lợi ích nhóm nên họ cần có sự trợ giúp gia đình và bà con thân thuộc nhằm dể bề che đậy tội ác và che mặt được người dân, nên cấp dưới họ bắt chước điều đó để làm theo, tạo ra một nhóm lợi ích cho gia đình và người thân, từ đó xuất phát "gia  đình trị" khắp nơi. Trong quân đội cũng không thiếu việc cha con dâu rể làm quan trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay. 

Xã hội VN ngày nay thật bất an, người dân bước ra khỏi nhà thì phải nạp tiền mãi lộ tại các trạm BOT và các đám cô hồn CSGT, đó là loại cướp có giấy phép hành nghề, không những thế người dân còn phải đối diện với loại cướp không giấy phép hành nghề. Người dân hoàn toàn bất an khi sống trong một XH bị trấn lột hàng ngày bởi 2 loại cướp. Chưa bao giờ dân ta phải thống khổ khi phải sống trong một chế độ đầy trộm cướp như VN hiện nay. Đồng bào nếu tiếp tục im lặng thì tương lai ngày càng càng mờ mịt vì phải chung sống với một chế độ bất lương, một chế độ mà người dân có thể trở thành nạn nhân bất kỳ lúc nào bởi những kẻ bất chính. 
Xem ra thời phong kiến tuy là những chế độ tập quyền chuyên chế, nhưng thời vua Lê Thánh Tông trị vì, người lãnh đạo đất nước rất minh bạch trong việc điều hành quốc gia. Vua Lê Thánh tông đã có nhiều cống hiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Vua rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, ông cũng triệt để trong việc chống tham nhũng , chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng của các quan từ trung ương đến địa phương. Ông ghét nhất là nạn "một người làm quan cả họ làm quan" thế nên ông mới ban hành một đạo luật gọi là "luật hồi tị" nhằm ngăn chặn việc gia đình trị nơi các địa phương xa kinh thành khó kiểm soát chặt chẻ. Ngoài ra vua Lê Thánh Tông là người đã tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội ông có những đạo luật bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ (khác với luật pháp Trung Hoa đương thời, luật Hồng Đức cho phép phụ nữ có quyền ly hôn, con gái trong gia đình có quyền thừa kế tương đương với con trai, con gái lấy chồng không nhất thiết phải qua sự cho phép của cha mẹ). Tuy thời đại này là thời đại quân chủ chuyên chế (nhất nguyên) giống như chế độ cộng sản ngày nay, nhưng vua Lê đã biết quan trường là nơi thường xuyên xảy ra nạn bóc lột người dân nếu như không kiểm soát chặt chẻ được hệ thống cầm quyền từ trên xuống dưới. Khi vua Lê Thánh Tôn còn tại vị đã đưa Đại Việt lên hàng hùng cường trong sử việt, một thời cực thịnh kéo dài... Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê. Không như đảng csVN tự hào là các "đỉnh cao trí tuệ" nhưng mục nát  thối rửa từ trong ruột bởi nạn quan tham và gia đình trị khắp nơi làm cho dân tình khổ sở ta thán, thua xa phương cách trị nước của vua Lê Thánh Tông.
Những người cộng sản ngày nay trong việc bài trừ tham nhũng cần học hỏi nhiều về " Luật Hồi Tị" của vua Lê Thánh Tông ( bộ luật này được bổ túc thêm vào thời Minh Mạng - triều Nguyễn) tuy còn thô sơ lúc ban đầu, nhưng nó đã giúp cho phép trị nước của vua vào thời đó  không xảy ra nạn tham quan và nhóm lợi ích gia đình gây ra nạn bè phái nơi các quan làm việc. "Luật Hồi Tị"hơn hẳn luật bài trừ tham nhũng của chế độ cộng sản, chúng ra luật để che mắt người dân chứ không thật sự hữu hiệu trong việc bài trừ nạn gia đình trị và tham nhũng. Nếu như người cs thật tâm làm chuyện này thì làm gì có các cấp tướng trong CAND là trùm bảo kê và tổ chức đánh bạc lên tới  18.000 tỉ đồng.
LUẬT HỒI TỴ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔN

Là người yêu dân, yêu nước tha thiết, khi ở ngôi, Lê Thánh Tông tỏ ra là một nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chị tự cường dân tộc mạnh mẽ. Hành chính nước Đại Việt ta với 5 đạo từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông chia thành 15 đạo, rồi dổi gọi là thừa tuyên. Dười thừa tuyên là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Hệ thống quan lại cũng được đặt lại từ trung ương xuống địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Nhờ vậy, sự quản lý lãnh thổ chặt chẽ, biên cương được bảo vệ vững chắc.

Đặc biệt, vua Lê Thánh Tông canh tân đất nước mọi mặt một cách căn bản và đặt trên nền tảng cai trị bằng luật pháp. Một hình thức pháp trị thời Lê Thánh Tông là ông đã cho ban hành bộ Luật Hồng Đức. Ông đã nói với các đại thần: “Pháp luật là phép công Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”. Câu nói đó thể hiện một nét tưởng lớn của vua Lê Thánh Tông. Bộ Luật Hồng Đức chia làm 6 quyển, gồm 13 chương với 722 điều.  Bộ luật này được coi là “mẫu mực để trị nước".
Đến cuối thế kỉ XX, Đại học Ohio, nước Mỹ đã cho dịch và xuất bản bằng Anh ngữ toàn bộ văn bản cùng những khảo cứu kỹ càng bộ Luật Hồng Đức, dày 3 tập. Và, giáo sư Oliver Oldman, Chủ nhiệm khoa Luật Á Đông của Đại học Harvard đã đánh giá rất cao Luật Hồng Đức, coi đó là hệ thống luật với nhiều sự tương đương về chức năng so với những quan niệm luật pháp Tay phương cận hiện đại...”.Vua Lê Thánh Tông thực sự là nhà văn hóa lớn của dân tộc. Và có lẽ, trên hết cả, bao trùm tất cả, là tấm lòng ông, là ý thức trách nhiệm của ông trước dân tộc và đất nước. Ước vọng và hoài bão của ông là: “Thiên Nam vạn cổ thiên hà tại”. Đó là câu thơ trong bài thơ khắc trên đá núi Bài Thơ, Quảng Ninh. Câu thơ viết hơn năm trăm năm trước chắc mãi còn rung đông lòng người hậu thế, bởi thơ ấy mang khẩu khí một bậc đế vương hiền tài và xúc cảm của một tâm hồn lớn!
Vua Lê Thánh Tông trị vì đất nước trong hơn 37 năm (1460 - 1497). Ông được đánh giá là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Với tài năng nổi bật về kinh bang tế thế của mình, ông đã xây dựng được một đất nước phát triển đến độ cực thịnh, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng lãnh thổ. Những thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh trị.

Trong lịch sử nước ta, Lê Thánh Tông (1442-1498) là vị vua đầu tiên ban hành, hiện thực hoá chính sách hồi tỵ trong một nỗ lực đổi mới thể chế chính trị và quan chế của nước ta. Ông không chỉ là nhân tài về mặt trí tuệ mà còn là một vị vua rất có bản lĩnh và quyết đoán nên mới có khả năng thực hiện hồi tỵ với các quan. Quốc sử ghi lại quá trình xây dựng chính sách này của Lê Thánh Tông như sau:
“Ngày 22 (tháng 5, năm 1486), cấm quan lại nhận chức ở ngoài lấy đàn bà con gái trong bộ hạt của mình”.
- “Tháng 9 (1488), xuống chiếu rằng: Từ nay, các quan phủ, huyện, châu xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì cho một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau”.
“Tháng 8, ngày mồng 2 (1495), có lệnh cho châu huyện chọn đặt xã trưởng. Nếu là con cô cậu, đôi con dì với nhau và thông gia cùng gả bán cho nhau đều không được cùng làm xã trưởng trong một xã”.

Hồi tỵ (chữ Hán: 迴避 hoặc 回避 – tiếng Anh: rule of avoidance) nguyên nghĩa là: tránh né, lánh đi. Như vậy, hồi tỵ có thể hiểu  trong bối cảnh này là quy tắc tránh việc quan lại trở về chốn xuất thân làm quan. Với ý nghĩa ban đầu như vậy, sau này được bổ sung thêm, theo đó chính sách hồi tỵ ngoài việc không cho phép quan lại địa phương làm quan ở quê hương, còn cấm họ làm quan ở nơi có bà con là thuộc liêu (quan cấp dưới), hoặc nơi có gia đình nhà vợ, người thân trong gia tộc.Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh: “Hồi tỵ có nghĩa là tránh đi. Ví như một người bổ đi làm quan đứng đầu ở một địa phương nếu có một người bà con đã là thuộc liêu ở đó thì người ấy phải tránh đi chỗ khác, thế gọi là hồi tỵ”. Chính sách hồi tỵ - nói tóm lại là tránh bố trí, sử dụng người đứng đầu một địa phương hoặc một tổ chức nhà nước là người có mối quan hệ ruột thịt với những người đang ở nơi đó, cơ quan đó - là một chính sách quản lý quan lại quan trọng của một số triều đại phong kiến nước ta.
Luật hồi tỵ là sự thể hiện rõ nét sự am tường, tinh thông hiểu của cha ông ta về văn hoá, lối sống xã hội cũng như những nguy cơ tiềm ẩn từ mối quan hệ thân tộc, đồng hương, thầy trò… trong đời sống của đội ngũ quan lại trong thời quân chủ chuyên chế. Chúng ta có thể thấy chính sách hồi tỵ mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc vì nó giúp các chế độ ngày xưa tránh và hạn chế được mặt tiêu cực từ những người nắm giữ công quyền, từ đó phát huy tính công tâm, khách quan trong việc phụng sự lợi ích nhà nước của đội ngũ quan lại.  

Đến thời Minh Mạng luật hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới, bao gồm:

- Quan lại ở các bộ, trong Kinh và ở các tỉnh, huyện hễ có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện thái y là viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không phải áp dụng luật "hồi tỵ".
- Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy.
- Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc.
- Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ.
- Người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ.
- Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân thì phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế.
- Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thi. Nếu có thì phải tâu trình thay người khác.
- Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng... trong địa hạt cai quản của mình

Luật hồi tỵ đối với quan lại có những biến thể khác nhau ở từng thời kỳ. Tinh thần bộ luật hồi tỵ ra đời là để ngăn ngừa tham nhũng, kéo bè kết cánh theo dòng tộc hay thân thuộc của quan chức địa phương, giúp nhà vua kiểm soát sự nới rộng quyền lực ra họ hàng người thân nơi các cơ sở hạ tầng một cách chặt chẻ hơn.

TẠI SAO LUẬT HỒI TỊ LẠI CÓ HIỆU QUẢ HƠN LUẬT CS?


Ném một cái nhìn tổng quát, người ta sẽ thấy vì sao "luật hồi tị" của vua hữu hiệu hơn bài trừ tham nhũng của thời cộng sản, lý do dể hiểu là nhìn từ bản chất để thấy môt minh quân ngày xưa khi muốn làm việc gì thì sẻ tiến hành triệt để, do đó kết quả thành công hơn thời cộng sản vì vua xuất thân từ giai cấp quyền quí thuộc giới quí tộc giai cấp đại tư bản, còn đảng viên cs toàn là những người được đảng chọn từ giai cấp bần cố nông và công nhân,  nên khi va chạm tới vật chất, danh vọng và tiền tài trong khi cầm quyền thì sẽ biến chất rất mau lẹ, một khi đã biến chất thì việc gia đình trị không thể nào tránh khỏi trong chế độ cộng sản. 
Ngày xưa khi chưa "giải phóng" miền nam VN, nên người Bắc chỉ biết chú tâm vào việc  thi đua tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN, tới khi chiếm được miền nam vào tháng 4/1975,  giai cấp bần cố nông đã chạm tay vào sự giàu sang sung túc của miền nam nên lòng tham đã trổi dậy và cha con đảng viên đồng loạt nhào vào vơ vét của cải tiền tài của nhân dân miền nam như bầy chó đói lâu ngày. Đây chính là nguyên nhân sâu xa đã làm cho bọn người mang danh là chuyên chính đều bị lột xác toàn diện về tư tưởng khi chạm tay với giai cấp tư sản miền nam và qua cái chạm này từ giai cấp bần cố nông đả thay da đổi thịt thành giai cấp "tư bản đỏ", từ đó hình thành một bộ máy tham quan chưa từng thấy trong lịch sử của Việt tộc. Trong văn chương bình dân, ca dao thời XHCN đã có một số câu nói lên được cảnh thay da đổi thịt của các đảng viên cs trong các cơ sở công quyền như sau: 

Nhà ai giầu bằng nhà cán bộ ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên ?
Dân tình thất đảo bát điên,
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi .

hay:

Ai về qua tỉnh Nam Hà,
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.
Tớ ơi, mày có biết không ?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày !

hay:

Phong lan, phong chức, phong bì,
Trong ba thứ ấy, thứ gì quí hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn,
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra,
Chỉ còn cái phong thứ ba,
Mở ra thơm phức cả nhà cùng vui.

Người dân trong nước cần phải biết rỏ bộ mặt thật của chế độ để sớm có một quyết định đứng đắn hơn để cứu nguy cho tương lai cho chính chúng ta và cho con em của chúng ta. Không đứng lên để giải thể chế chế độ buôn dân bán nước thì đồng bào chúng ta luôn phải đối diện hàng ngày những bất công, những áp bức , bóc lột tận xương tủy của đám Mafia csVN. Trong XH hiện nay chỉ có đảng và giai cấp bóc lột là hiện diện mặc cho người dân ra sao thì sao.  43 năm qua, không đũ để đồng bào miền nam và đồng bào cả nước sáng mắt về bản chất của một chế độ độc tài toàn trị ? 


Đứng dậy thôi đồng bào ta ơi!!
Đứng dây thôi miền nam ta ơi!!

Lê Kim Anh 24.3.2018

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  B À PAM BONDI  Đ ƯỢC ĐỀ CỬ LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TRONG NỘI CÁC TRUMP II - THAY TH Ế MATT GEATZ Sau khi ứng cử viên ưa thích Matt ...