SƯU CAO THUẾ NẶNG VÀ CÁCH
VẶT LÔNG VỊT CỦA TÀ QUYỀN CSVN
Nếu như tà quyền csVN từng nói thời thực dân Pháp là thời kỳ sưu cao thuế nặng, nhưng xem ra vẩn còn thua xa thời cộng sản trị trên đất nước ta. Các từ ngữ mà tà quyền cộng sản dùng trong phạm trù thuế đều mang ngụ ý xảo ngôn đánh lừa quần chúng, nếu không chú ý rất dể bị lầm lẫn. Thuế, phí, lệ phí là cách dùng từ ngữ để lừa quần chúng trong việc nạp tiền vào hầu bao (túi tiền) của tà quyền. Đó là những khoảng tiền mà người dân sẽ phải gặp rất nhiều trong cuộc sống khi cần phải thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch thương mại .
Điều 47 Hiến pháp CHXHCNVN 2013 quy định ” Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” và Khoản 4 Điều 70 Hiến pháp quy định Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan có quyền quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. Tuy nhiên tà quyền csVN đã không đưa ra một định nghĩa chung thế nào là thuế và lại không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào? mà từng loại thuế cụ thể được quy định và điều chỉnh tương ứng trong văn bản pháp luật về loại thuế đó. Chúng ta có thể hiểu như sau:
THUẾ: là những qui định của Bộ Tài Chính về bổn phận của người dân phải đóng cho nhà nước.
PHÍ VÀ LỆ PHÍ: Phí và lệ phí được định nghĩa rất mơ hồ tại Điều 3 Luật Phí và Lệ phí 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2017, thay thế, bãi bỏ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án số 10/2009/PL-UBTVQH12. Theo đó, Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí. Đó là cách một cách giải thích của nhà sản, một cách đánh tráo từ ngữ thuế bằng phí và lệ phí. Mục đích của tà quyền là khi người dân bị thu phí, lệ phí và thuế không bị hốt hoảng vì quá nhiều cách bị lột da thật tinh vi của nhà sản. Các cơ quan có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định và hợp thức hóa các khoản phí, lệ phí.
CÓ BAO NHIÊU LOẠI THUẾ, PHÍ HIỆN HÀNH?
Nếu như chúng tôi nói ra đây chắc chắn những người Việt đang sống ở trong nước hay ngoài nước phải giật nảy mình. Để biết các loại thuế phí của tà quyền cs đang đặt ra để lột da người dân trong chế độ CHXHCNVN như thế nào? Chúng tôi xin trích lời trao đổi với PV Thanh Niên, của TS Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính), cho biết hiện nay có đến 432 khoản phí và lệ phí đang được triển khai thu trên cả nước. Cụ thể, có 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí; trong số này có 393 khoản thuộc thẩm quyền quyết định của trung ương, còn lại phân cấp cho địa phương. Riêng người nông dân gánh 93 loại phí. Xem: https://thanhnien.vn/…/432-loai-phi-de-doanh-nghiep-nguoi-d….
Một nông dân quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết chỉ trong vụ thu hoạch hè thu gia đình anh phải nộp tất cả 20 loại thuế, trong đó có những loại thuế, phí nhà nước, và những loại phí không quy định từ Bộ Tài Chính, mà do các cấp huyện, xã đề ra và bắt dân phải nộp.
Một đứa học sinh khi bước vào đầu niên học, không biết bao nhiều phí do nhà trường đặt ra bắt buộc một HS phải đóng. Ngày nay mái trường XHCN không còn là nơi để khai dân trí mà là nơi bán chử nghĩa. HS nghèo không còn có cơ hội để đến trường vì có quá nhiều khoản thu phí ngoài luồng. Thu phí ngoài luồng ( không thuộc qui định của bộ tài chính), nói nôm na là phải trả tiền hối lộ cho các quan chức mổi khi đến cửa quyền còn gọi là lệ làng. Việc thu phí ngoài luồng có mặt khắp nơi và trong mọi cơ quan, đặc biệt là ngành CSGT và CAND, là hai cơ quan đứng đầu trong việc thu phí ngoài luồng.
Tại Hội nghị đánh giá việc triển khai đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) vào ngày 14/3/2017, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (vc) Lê Vĩnh Tân cho biết, 6 lĩnh vực được chọn để đo lường gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và giấy chứng thực.Việc đo lường được thực hiện theo hình thức điều tra xã hội học đối với hơn 15 nghìn người, tại 108 xã của 3 thành phố trực thuộc T.Ư và 7 vùng trong cả nước. Kết quả cho thấy, toàn bộ 6 lĩnh vực trên đều có tình trạng người dân phải trả thêm tiền ngoài phí, lệ phí được nhà nước quy định. Tỷ lệ phải trả thêm chi phí “ngoài luồng” chiếm từ 4,9% đến hơn 28%. Trong đó, lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 10% và giấy phép xây dựng là 8%. http://us.24h.com.vn/…/nguoi-dan-phai-tra-them-phi-ngoai-lu….
Bộ Tài Chánh Việt Nam đã từng đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) nói chung từ 10% lên 12%, dự trù bắt đầu có hiệu quả từ 2019. Thuế suất GTGT lại có thể tăng từ 12% lên 14% vào 2021. Một số sản phẩm cần thiết đối với các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học và kỹ thuật hiện nay chịu thuế suất GTGT 5%, sẽ phải trả 6% trong tương lai. Phân bón, dụng cụ nông nghiệp, và tàu đánh cá ngoài khơi cũng sẽ phải trả thuế GTGT thay vì hoàn toàn được miễn thuế như hiện nay. BTC sửa đổi để lột da người dân kỷ hơn chứ không hề giảm bớt thuế, phí mà tà quyền csVN đã đặt ra từ mấy thập niên qua. Thuế, phí ở VN ngày càng chồng chất chứ đảng và nhà nước chưa hề có biện pháp nào để giảm thuế cho dân một khi cân bằng được ngân sách NN. CHXHCNVN có bao giờ cân bàng được NSNN hơn hai thập niên qua. Số nợ công năm nào cũng gia tăng và chưa có năm nào tà quyền csVN ngăn được sự bội chi NSNN và chặn đứng được tình trạng lạm phát.
Mặc dù việc thu nhập của tà quyền csVN về thuế đã tăng từ 32.8 ngàn tỷ VNĐ vào năm 2005 lên gấp 23 với số tiền thu là 761 ngàn tỷ vào năm 2016. Nhưng vẩn chưa bù lại được cho sự phá hoại của đám đỉnh cao bất tài trong đảng csVN khi điều hành các Doanh Nghiệp Nhà Nước, nhưng núp dưới danh xưng Cty cổ phần (tư), vì việc làm gian xảo đó, nên một số các DNNN đã bị Hoa Kỳ tố lên WTO vào đầu năm 2018.
Để tận thu và nhét vào cái bao tử trống của tà quyền csVN, nhà sản sáng tác ra nhiều loại phí khác để bắt người phải đóng, từ đó gia tăng được nguồn thu nhập cho NSNN. Khi tăng các khoảng thu phí và thuế, TS Ánh, một chuyên gia kinh tế đỉnh cao trí tuệ cs đã giải thích việc làm này giống như là vặt lông vịt, khi nào cần thì chúng sẽ vặt một mớ lông, cho đến khi nào không còn cộng lông vịt nào hết mới thôi, nhưng phải vặt sao cho thật đẳng cấp, là phải vặt cho thật nhẹ nhàng từ từ đừng để chúng đừng kêu toáng lên.
Đầu năm Mậu Tuất 2018 đám tà quyền csVN đã đem vịt ra vặt lông lần nửa. Người phật tử là nạn nhân của lần vặt lông này. từ đây mội lần viếng thăm chùa Yên Tử để lễ Phật, phải đóng thêm một loại phí mới, khi vào cửa viếng chùa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần 2000 năm của Phật Giáo VN tồn tại trên đất nước VN, người dân sống dưới chế độ độc tài toàn trị csVN đi lễ chùa phải chịu phí vào cửa. Một loại thuế phí mà thực dân Pháp còn chưa dám nghỉ ra để lột da dân bản xứ.
UBND TP Uông Bí đề xuất tái “bán vé” vào cửa 40.000 đồng cho khách thập phương đến Yên Tử.Cũng theo UBND TP Uông Bí, số lượng khách đến với Yên Tử đã tăng từ 100.000 lượt lên 2 triệu đến nay thì con số gần 3 triệu lượt . Có thể thấy rất rõ là từ khi dừng việc thu phí tham quan Yên Tử thì số lượng du khách tăng đột biến, thêm nữa là các công trình văn hóa tâm linh được xây dựng quy mô, đầu tư có hiệu quả hơn mà hoàn toàn chỉ dựa trên nguồn kinh phí xã hội hóa (do người dân đóng góp)
Tại chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), mỗi phật tử khi đến viếng Phật phải mua vé ngoài cổng với giá 10.000 đồng/người. Ban quản lý lập 2 điểm bán vé ở 2 cổng vào. Chùa Tây Phương (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) cũng tiến hành bán vé vào chùa với giá 10.000 đồng/người….
Tổ chức bán vé tại các cửa chùa, chẳng khác gì các BOT được thiết lập nơi cửa Phật. Cứ đà này, nếu số tiền dần tăng lên thì chẳng lẽ chỉ người có tiền mới được đến cửa chùa. Người nghèo chỉ còn được đứng trước cổng chùa bái Phật? Trong thế kỷ 21, người Phật tử không thể đến với Phật, vì chẳng những có tâm đến với Phật còn phải có tiền đển cúng đám cô hồn cs ngay trước cửa Chùa. Đức Phật chưa bao giờ dạy chúng sinh như vậy.
Theo đề nghị của Bộ Tài Chánh, xe tải mui trần sẽ phải trả thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cao hơn. Thuế suất 15% sẽ áp dụng cho xe có phòng đốt trong lên đến 2,500 phân khối, 20% cho xe có đến 3,000 phân khối và 30% cho các xe lớn hơn. Những gói thuốc lá gồm 12 điếu sẽ phải trả thuế suất TTĐB 75% kể từ 2019 và tất cả các gói thuốc lá sẽ phải trả thêm VNĐ 1,000 kể từ 2020. Nước ngọt hiện nay được miễn thuế, nhưng kể từ 2019 sẽ phải chịu thuế suất TTĐB là 10%.
Cộng hoà xã nghĩa vịt nem
Thuế chồng lên thuế anh em tiêu điều
Thuế "vặt lông" chứ ...bi nhiêu
Đừng để chúng biết ,làm liều cũng song
Thuế chồng rồi lại phí ông
Áp vào cái bót lông ngông ngoài đường
Ai đi cũng phải chán chường
Thây kệ ...ông cứ đầy phường ...tham ô
(Nguyen van Duoc)
Cộng hoà xã nghĩa vịt nem
Thuế chồng lên thuế anh em tiêu điều
Thuế "vặt lông" chứ ...bi nhiêu
Đừng để chúng biết ,làm liều cũng song
Thuế chồng rồi lại phí ông
Áp vào cái bót lông ngông ngoài đường
Ai đi cũng phải chán chường
Thây kệ ...ông cứ đầy phường ...tham ô
(Nguyen van Duoc)
CÁC LOẠI THUẾ TRONG THỜI PHÁP ĐÔ HỘ
Chính quyền thực dân Pháp thu lợi tức thuộc địa thông qua hệ thống các sắc thuế, 8 loại thuế chính được đặt nhà nước đô đặt ra. Các loại thuế được thu và phân chia theo hai loại ngân sách: thu cho Ngân sách Đông dương (chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện, muối...) và thu cho Ngân sách địa phương gồm các xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) và các tỉnh (chủ yếu là thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch...):
Thuế quan (còn gọi là thuế đoan, thuế thương chính): Thi hành cho đến năm 1940, theo đó Việt Nam phải dùng chung một chế độ thuế quan do nước Pháp đặt ra. Pháp bảo hộ sản phẩm nào thì Việt Nam cũng phải bảo hộ sản phẩm đó.
Thuế gián thu (Công quản): Thường bảo đảm khoảng 70% tổng số thu của ngân sách Đông dương, chủ yếu là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thông qua chế độ độc quyền mua bán của Pháp:
Thuế muối: Pháp quy định toàn bộ số muối mà dân sản xuất phải bán hết cho nhà nước Pháp với giá rẻ, rồi Nhà nước bán lại cho dân (kể cả người trực tiếp sản xuất muối) với giá cao hơn, để hưởng lợi nhuận.
Thuế rượu: Pháp cấm mọi việc nấu rượu của tư nhân Việt nam (kể cả việc tự nấu rượu để uống), đồng thời giao chỉ tiêu bán "rượu ty" cho chính quyền tổng, xã để thu lợi nhuận.
Thuế thuốc phiện: Pháp mua và chế biến thuốc phiện, khuyến khích dân Việt tiêu thụ, mở tiệm hút thuốc phiện để tạo được nguồn thu lớn cho chính quyền Pháp.
Thuế chủ yếu thu cho ngân sách các xứ (kỳ):Chủ yếu gồm các thứ thuế cũ dưới thời phong kiến như thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch và được sửa đổi theo hướng tăng mức thu ngày càng cao hơn:
Thuế thân (thuế đinh): Mọi dân đinh từ 18 đến 60 tuổi đều phải đóng thuế này. Trước kia, thuế thân chỉ thu của người có ít nhiều tài sản, có khả năng đóng thuế, được chia ruộng đất công, nhưng nay thì Pháp thu toàn bộ. Thuế thân đã tạo thêm cho Pháp số thu rất lớn, nhưng đối với dân nghèo, mỗi khi đến vụ thuế (tháng 5 âm lịch) thì người nghèo lại xôn xao, nhiều người bị bắt hoặc phải bỏ quê hương để trốn thuế.
Thuế ruộng đất (thuế điền thổ): Từ năm 1897, toàn quyền Đông Dương đã nhiều lần cho điều chỉnh lại theo 4 hạng điền, 6 hạng thổ (đất). Mức thuế chủ yếu là tăng lên, kèm với những khoản phụ thu, nhưng diện tích làm căn cứ tính mẫu, sào lại điều chỉnh giảm xuống. Ví dụ: Theo quy định từ thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu Việt nam là 4.970 m2. Năm 1897, ở Bắc kỳ, Pháp quy định mỗi mẫu chỉ có 3.600 m2. Vì vậy thuế phải nộp thực tế tăng lên, có khi đến 2-3 lần.
Thuế lao dịch: Về nguyên tắc, thuế lao dịch đã chuyển thành tiền (gắn với thuế thân hoặc nộp ngân sách tỉnh, xã) để sử dụng vào việc xây dựng, tu bổ đường sá, đê điều... Nhưng trên thực tế, khi cần làm đường hoặc đắp đê, Chính phủ vẫn huy động nhân lực đi làm, kể cả trong những ngày mùa cày cấy, thu hoạch nông nghiệp.
Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.
Tóm lại, cách vặt lông vịt (lột da người dân) trong thời Pháp thuộc còn thua qua xa cách vặt lông vịt trong thời cộng sản trị hàng trăm cây số. Cộng sản lột da dân VN tới tận xương tủy, vét cạn các nguồn tài nguyên của đất nước và người dân. Tà quyền cs đã vét đến tận cùng bằng số của cải của người dân. Chưa đũ, tà quyền cs còn ngắm nghía tới số vàng và đô la còn nằm trong dân, chúng không ngớt tìm mọi cách để sở hữu được số vàng đó. Mức độ bóc lột của csVN có thể nói là tuyệt chiêu, chỉ buồn cho người dân VN tới nay vẩn im lặng cúi đầu chịu đựng sự bóc lột này.
Người dân vẫn chịu đựng
Âm thầm trong đắng cay
Cam tâm nhìn đất nước
Chìm vực thẳm đọa đày
Ôi niềm đau Tổ Quốc!
(Trích thơ " Niềm đau tổ quốc" của Phan Huy)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen