Donnerstag, 22. März 2018

TỘI ÁC CỦA CS BẮC VIỆT VỚI THƯƠNG 
BỆNH BINH VNCH TRONG NGÀY 30.4.1975
Tình hình chiến sự sau ngày ký hiệp định Paris 1973 ngày càng gia tăng ác liệt, nhưng vì bị cắt quân viện nên QL.VNCH rơi vào tình trạng thiếu thốn mọi mặt về quân trang quân dụng cho chiến trường rất trầm trọng, trong đó một vấn đề then chốt là nhiên liệu mổi ngày nột khan hiếm hơn, các phương tiện để tản thương bằng trực thăng hay quân xa cũng bị hạn chế theo. Việc cấp cứu thương binh nơi chiến trường ngày càng khó khăn, con số tử vong ngày càng cao, nhiều khi bị thương nhẹ, nhưng trở thành nặng vì máu ra nhiều nên khi được đưa về tới các y viện quân đội vì quá chậm trễ nên có nhiều trường hợp không còn kịp cứu chửa. Dược liệu trị thương trong thời gian này cũng thiếu thốn và cạn dần, tuy nhiên các nhân viên y tế và bác sĩ đều hết lòng cứu chửa cho các bệnh nhân, mặc dù có khó khăn. Nói chung là các tổng y viện quân đội vào những ngày cuối của cuộc chiến, số người bị thương rất nhiều, đầy ấp thương bệnh binh của VNCH và luôn cả VC được đưa về đây cấp cứu, VNCH không hề đối xử phân biệt với bất cứ một ai, các thương bệnh binh từ khắp nơi đổ về Tổng Y Viện những ngày cuối cuộc chiến càng nhiều. Mặc khác những tin tức được báo chí, đài phát thanh đăng tải và thông tin một cách dồn dập về cuộc triệt thoái của quân đoàn 2, tức là vùng cao nguyên Pleiku, Ban Mê Thuột rơi vào tay địch quân, tiếp theo là mất thêm vùng 1. Tất cả các đơn vị thiện chiến, chủ lực của Việt Nam Cộng Hòa lần lượt di chuyển xuôi về phía Nam. Số thương binh lên rất cao trong thời gian rút quân, tính đến đầu năm 1975, QLVNCH đã có 231.508 tử sĩ và 95.371 phế binh.
Bệnh viện quân y của VNCH là nơi tập trung rất nhiều bác sĩ quân y giỏi, để chửa trị tất cả thương bệnh binh của quân lực VNCH để họ mau chóng phục hồi sức khỏe, đáp ứng mọi nhu cầu về y khoa mà Bộ Tổng Tham Mưa giao phó. Ngoài việc cứu chửa cho các thương bệnh binh của mọi binh chủng, các quân y viện trên toàn quốc cũng từng chửa trị cho rất nhiều thương bệnh của quân Bắc Việt bị đồng bọn bỏ lại sau cuộc chiến. Trong chiến đấu các thương binh của quân lực VNCH đều được di tản ra khỏi vùng giao tranh một cách nhanh chóng bằng trực thăng tải thương, mạng sống của các chiến sĩ được các bác sĩ quân y tận tình chăm sóc. Quân Bắc Việt phần lớn khi giao tranh bị thương thường bị bỏ lại nằm lại chiến địa, hoặc bị chính các đồng chí chúng giết chết trước khi rút quân, rất ít trường hợp quân đội Bắc Việt tản thương đồng đội, đó là bản chất rất phi nhân của bộ đội Bắc Việt. Những thương binh bộ đội Bắc Việt khi bị đồng bọn bỏ lại chiến địa, phần lớn được các bác sĩ quân y VNCH chăm sóc tử tế cho đến khi lành bệnh - hầu hết những người thương binh này đều xúc động và xin được ở lại với miền nam tự do đầy nhân bản, thay vì phải cống hiến những phần thân thể một cách vô bổ cho đảng và cho chủ nghĩa không lối thoát.
Tổng Y Viện Cộng Hòa một bệnh viện lớn của VNCH ở Sài Gòn vào đầu năm 1975 đã luôn chật cứng bệnh nhân. Những này gần tàn cuộc chiến nhất là vào đêm ngày 29/04 các thương binh Việt cộng, từ các mật khu và ven đô được phe ta đem về, tràn ngập trong Tổng Y Viện. Phe ta lẫn phe địch đều nằm chật kín các hành lang bệnh viện, đau đớn, kêu la và chờ tử thần đến đón đi, vì các bác sĩ cùng y tá, nhân viên, đều đã bỏ nhiệm sở đi gần hết.
CÁC QUÂN Y VIỆN TRONG NGÀY GIẶC CHIẾM
30-4-1975, VC tràn vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì đi tù, lính chết thì cầy mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình.
Ngày 19-4-1975 tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết.
Ngày 30-4-1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn.
SỐ PHẬN CỦA QUÂN Y VIỆN ĐOÀN VĂN MẠCH ( Phan Thiết)
Ngày 18-4-1975, Quân Y Viện Đoàn văn Mạch được lệnh di tản, di chuyển về hướng Bình Tú. Đoạn đường chỉ xa vài cây số nhưng rất khó đi, vì bãi biển mọc đầy dây rễ chằng chịt, vô ý là vâp té, nhất là các thương bệnh binh. Do đó tới gần 7 giờ sáng, mới tới điểm hẹn. Tại đây đã có mặt rât nhiều đơn vị DPQ/BT chờ tàu HQ tới rước. Thiếu Tá Tiến (TĐT229) và Đại Uý Hoàng (TDT202), đã bố trí đơn vị thành hình cánh cung, để bảo vệ cho Thương Bệnh Binh và QYV khoảng 200 người.
Đúng 12 giờ trưa ngày 19-4-1975, tàu HQ vào bờ đón quân. Theo lời kề của Bác Sĩ Dũng, thì cuộc di tản rât trật tự, cảm động nhất là ai cũng nhường cho QYV và thương bệnh binh lên tàu trước, sau đó mới tới phiên mọi người. Đoàn tàu vào bờ thuộc loại đổ bộ và Ferro-Ciment. Ngoài ra còn có cac ghe thuyền của Duyên Đoàn 28 cũng cặp sát bờ, để mà vớt lính. Trong lúc đó, nhìn về hướng phi trường Phan Thiết, đã thấy bóng dáng của xe tăng Bắc Viết xuất hiện.
QYV Doàn văm Mạch ở Phan Thiết, sáng ngày 20-4-1975, Trung Sĩ Nguễn Văn Sáu, Y Tá Trưởng đã bàn giao cho VC, còn tất cả thương bệnh binh nặng nhẹ, đều bị đuổi về nhà. Nguồn: https://bencublog.wordpress.com/…/ngay-1941975-phan-thiet-…/
Thảm họa lúc tàn cuộc chiến đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị trong các quân y viện VNCH, khi vc đã chiếm được miền nam. Có ai cầm được nưóc mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu khỏa ra khỏi các cổng quân y viện. Người sáng giắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Đời thê thảm quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác, kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê sống http://phebinhvnch.blogspot.de/
TỔNG Y VIỆN CỘNG HÒA TRONG NGÀY 30.4.1975
Đây là câu chuyện được nạn nhân, Hạ sĩ Dương thuộc ÐÐ4, TÐ52 BÐQ thương binh đang nằm điều trị tại đây, ông đã chứng kiến từ đầu, trong ngày cs Bắc Việt tràn vào Tổng Y Viện Cộng Hòa (TYVCH) tại Gò Vấp- Sài Gòn. Nguồn: https://hoanghaithuy.wordpress.com/…/sai-gon-ngay-2-thang-…/. Đây là BV quân đội lớn nhất của VNCH đầy đũ phương tiện y khoa tối tân nhất vào thời điểm bấy giờ, với 1.800 giường. Ngoài TYVCH các địa phương khác như Nha Trang, Quy Nhơn cũng có các bệnh viện quân y, tổng số bệnh viện quân y là 19 cơ sở trên 4 vùng chiến thuật với 9.000 giường bệnh.
Ngày 30 Tháng Tư Ðen — quang cảnh trong Tổng Y Viện Cộng Hoà xáo động thê thảm. Những bọn người hung bạo với súng AK kéo vào Quân Y Viện lùng sục, đuổi xua các thương binh đang nằm điều trị. Nhiều tràng đạn AK vang lên. Bọn xâm lược nổ súng bắn đe dọa.
Nhiều tên la hét:
— Ðm chúng mày có cút ra ngay không? Chúng ông bắn chết cả lũ bây giờ.
Nhiều thương binh VNCH vừa mới giải phẫu hôm qua hay vài ngày trước đó còn đang mê man trong phòng hồi sinh đã bị lật nhào xuống sàn:
— Ðm, thằng này mày ngoan cố hả? Ði ra ngày! Cút!
Toàn là giọng Bắc, giọng miền Bắc CS, nghe khô khốc như những tràng AK được chúng bắn để thị uy. Tiếng rên la vì đau đớn, tiếng ơi ới gọi nhau tìm sự giúp đỡ của những người đồng cảnh ngộ vang lên khắp nơi. Từng toán thương binh kẻ lê, người lết kéo nhau đi ra trong nỗi hoang mang lo sợ tột cùng. Có người không chịu nổi đau đã chết ngay khi vừa bò ra tới gần cổng bệnh viện. Máu mủ bông băng loang lổ đầy trên mặt đường.
Nhiều người nằm trong Quân Y Viện Cộng Hoà đã mấy tháng nay, vết thương nơi chân phải bị cưa còn mưng mủ và rỉ máu, cũng phải gượng đứng dậy vội quơ lấy chiếc nạng rồi cùng các anh em đồng đội dìu nhau lết ra phía cổng. Phía sau là bọn bộ đội CS điên loạn như loài thú say mồi lớn tiếng la hét.
Trước cổng chính của Tổng Y Viện Cộng Hoà, một hình ảnh thật thương tâm, hàng ngàn anh em thương binh nằm la liệt trên lề đường hoang mang không biết phải làm gì, đi đâu, về đâu trong tình trạng khốn khổ như thế này? Trong lúc này có những hình ảnh vô cùng cảm động về tinh thần chi binh của quân dân miền nam, đó là cảnh những người dân sống chung quanh Tổng Y Viện đến dìu cõng những anh em không đi nổi, săn sóc băng bó lại vết thương cho những anh em đang chảy máu, uỷ lạo tinh thần an ủi qua những ly nước, điếu thuốc, dốc hết những đồng tiền cuối cùng còn lại trong túi để anh em thương binh có chút tiền đón xe về quê.
Bọn Việt Cộng rồi đây sẽ phải trả lời trước lịch sử về hành động dã man phi nhân khi chúng đuổi anh em thương binh VNCH ra khỏi các quân y viện sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm. Tội ác này cần phải được hậu duệ VNCH nhắc nhở vào mùa quốc nạn của VNCH để giới trẻ trong nước, nhất là lớp tuổi sinh sau ngày 30.4.1975 cần phải biết để định hướng được cho tương lai của mình khi phải sống trong một chế độ phi nhân.

Xem thêm:
2.Nhân bản là hành trang căn bản của sĩ quan và binh lính VNCH: http://kimanhl.blogspot.de/…/nhan-ban-la-hanh-trang-can-ban…
3.Tổng Y Viện Duy Tân những ngày cuối cùng: http://thoibao.com/nhung-ngay-cuoi-o-tong-y-vien-duy-tan/

Vo Thilinh 22.3.2018

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  B À PAM BONDI  Đ ƯỢC ĐỀ CỬ LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TRONG NỘI CÁC TRUMP II - THAY TH Ế MATT GEATZ Sau khi ứng cử viên ưa thích Matt ...