Mittwoch, 20. März 2019

CHUYỆN BUỒN THÁNG TƯ
ĐÁM DÂN CHỦ THỔ TẢ ĐÃ BỨC TỬ VNCH
Trong suốt thời kỳ chiến tranh VN, đảng Dân chủ nắm quyền quyết định trong các lần biểu quyết các chính sách đối ngoại tại Quốc hội HK, thế nên Hành pháp dù cho có thuộc đảng nào cũng bị quyền lực Hạ Viện chi phối gắt gao, đám dân chủ thổ tả thao túng quyền hạn của Hành pháp từ cuối thập niên 60 cho đến khi chiến tranh VN kết thúc. Năm 1970 khi TT Nixon (CH) ban lệnh tấn công qua biên giới Miên để phá hủy các căn cứ csBV và MTGPMN đóng trên đất Miên, đáng lý ra Nixon có thể quét sạch được Cộng quân trên đất Chùa Tháp nếu như không bị đám Dân chủ phản chiến và truyền thông thiên tả đánh phá ngăn cản, Quân Đội  Mỹ lúc đó mà chỉ được phép tiến vào đất Miên vài chục cây số. Năm sau 1971, trong cuộc hành quân sang Lào, Quốc hội Dân chủ cấm không cho quân Mỹ vượt qua biên giới cùng quân đội VNCH kể cả cố vấn nên chiến dịch đã không thành công.

Năm 1972 Quốc hội Dân chủ chống đối chiến tranh và tỏ ra thù hận VNCH rõ nét hơn trước, cuối tháng 11-1972, ông Nguyễn Phú Đức, phụ tá đặc biệt ngoại vụ của TT Thiệu được cử đi Washington để họp với Kissinger, Tướng Haig, TT Nixon  về việc ký kết Hiệp định Paris.

Trong phiên họp, phía Mỹ cho biết VNCH phải chấp thuận bản Dự thảo Hiệp định Paris, nếu không sẽ đưa tới việc bị Quốc hội cắt hết viện trợ. Ông Nguyễn Phú Đức mang theo những điều khoản của TT Thiệu (đòi CSBV phải rút về Bắc) và nói rõ ông ta không sợ Kissinger, Tướng Haig dọa cắt viện trợ. TT Nixon có nói với NP Đức nếu ông Thiệu không đồng thuận với chính phủ Mỹ để ký Hiệp định, sẽ không xin được viện trợ. Nixon nói ông đã được các vị Trưởng khối tại Quốc hội như John Stennis (DC), Barry Goldwater , Gerald Ford.. cảnh cáo cho biết nếu VNCH không thuận ký thì Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đưa ra Hạ viện với tỷ lệ 2-1, để đổi lấy tù binh và rút quân về nước. TT Nixon nói thật chứ không dọa, Quốc hội Dân chủ lúc này sẵn sàng bức tử miền nam VN nếu ương ngạnh với họ.
Năm 1975 đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Hòa để thọc gậy bánh xe. Họ thường o bế giới bình dân, da đen, Mễ miếc, cu li cu leo khố rách áo ôm, đám trốn lính, chống chiến tranh … để lấy lòng kiếm phiếu. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà GS Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.

"Đến ngày 13 tháng Ba 1975, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đa số: chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam” , trích từ cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 245" của GS Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch và phát triển VNCH. 
SỰ THÙ HẬN VNCH CỦA ĐÁM DC THỔ TẢ

Khi tìm hiểu về cái chết của VNCH, là phải đi ngược thời gian trở về với giai đoạn của bối cảnh trước khi xảy ra hoà đàm Paris, cho đến ngày miền nam bị thất thủ. Bài viết này chỉ ghi lại một góc nhỏ của lịch sử cận đại nói về khó khăn của chính quyền đệ nhị Cộng Hoà trong cuộc chiến tự vệ của VNCH do Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo.

1975 là thời điểm mà mà đám dân chủ thổ tả nắm đa số tại lưỡng viện Hoa Kỳ, thế nên số phận VNCH đã nhanh chóng bị xóa sổ trên bản đồ thế giới.

Năm 1972 Quốc hội Dân chủ chống đối chiến tranh và tỏ ra thù hận VNCH ngày càng rõ nét hơn, cuối tháng 11-1972, ông Nguyễn Phú Đức, phụ tá đặc biệt ngoại vụ của TT Thiệu được cử đi Washington để họp với Kissinger, Tướng Haig, TT Nixon  về việc ký kết Hiệp định Paris. Lý do bọn thổ tả dân chủ HK hận VNCH là vì chúng cho rằng trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ ngày 5.11.1968 Ông Nixon (Cộng hòa) đã thắng cử với 301 phiếu cử tri đoàn trên 32 tiểu bang, Humphrey (DC) chỉ được 191 phiếu trên 13 tiểu bang và DC, Wallace (ucv độc lập) được 46 phiếu, trên 5 tiểu bang, Nixon thắng cử với tỷ lệ 56%. 

Cựu TT Johnson kết án ông Thiệu vì không tham dự hòa đàm nên Humphrey (Dân chủ) thất cử,  vì ông  này đã cho nghe lén và biết là ứng cử viên Nixon đã âm mưu cử sứ giả sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu không nên tham dự Hòa đàm Ba Lê. Sau khi Humphrey của đảng (DC) thất cử, đám thổ tả DC càng căm hận VNCH và Tổng thống Nguyễn văn Thiệu càng lớn hơn. Do đó khi Nĩon từ chức vào tháng 8/1974, người kế nhiệm là Phó TT Ford lên làm Tổng thống, liền bị phe thổ tả dắt mủi. Đó là thời gian mà VNCH đang lâm vào thế bí về quân viện bởi đám DC thổ tả HK biểu quyết ngưng dù cho là chỉ 300 triệu đô la để cứu nguy.
GS Nguyễn Tiến Hưng cựu Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH cho biết năm 1985 tại Luân Đôn ông Thiệu kể lại rằng hồi ấy (1968) nếu Humphrey (DC) đắc cử thì nửa năm sau sẽ ép miền nam VN liên Hiệp với CS để họ rút quân, ông Thiệu đi với Nixon (CH) còn hy vọng hơn. Tôi tin là ông Thiệu nói đúng, chẳng thà theo Cộng Hòa còn nên đã còn tồn tại một thời gian lâu hơn..
Đến khi DC nắm đa số Hạ Viện, nên tháng 3 năm 1975  Quốc hội Mỹ do Dân chủ kiểm soát đã cắt bỏ hoàn toàn quân viện miền nam VN để trả thù việc ông Thiệu 7 năm trước (1968) đã ủng hộ Cộng hòa và giúp Nixon thắng cử. Trong cuốn A Better War của Lewis Sorley trang 366 có nói đến trường hợp này: “….Quốc hội Mỹ đã sắp xếp chuyện đó với một sự trả thù” .
Dưới áp lực của phe Dân Chủ chủ hòa từ trong Quốc Hội HK, giới truyền thông và trí thức phản chiến ngày càng gia tăng. Nên Nixon đã thay đổi chính sách đối ngoại với VNCH, Nixon đã giao nhiệm vụ chấm dứt chiến tranh tại VN cho Ngoại trưởng Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái, bằng mọi giá để rút toàn bộ quân Mỹ đang tham chiến ở VN về nước. Kisinger nhận nhiệm vụ liền tìm cách đi đêm để đàm phán với đám chủ chiến cs tức là những "kẻ buộc giây" là Trung Cộng và cs Bắc Việt. Người đồng minh này sau khi đi đêm đã thỏa thuận ngầm với phe cs chủ chiến Tàu-Việt, lập tức cắt quân viện cho VNCH.

Bối Cảnh Chính Trị Đưa Đến Hòa Đàm Paris

Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân (tháng 2-1968) là một thất bại nặng nề về quân sự của phe Cộng sản, với tổng số thương vong gần 39.000, trong đó có 33.249 quân tử trận, so với phía Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Hoa Kỳ chỉ có khoảng 15.000 thương vong, trong đó có 3.470 tử trận. Về mặt chính trị, tại Hoa Kỳ, các phong trào phản chiến rầm rộ nổi khắp nơi trên đất Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng không ít đối với những quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ khi biểu quyết về chiến tranh VN. Các chiến lược của Hoa Kỳ ở vùng Đông Dương cũng từ đó bĩ thay đổi. Các phong trào phản chiến do đám dân chủ thổ tả giựt dây đã gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của của Tổng Thống đương nhiệm. Đó là một thời điểm không may, dẩn dần đến sự bất lợi hoàn toàn về chính trị cho phía VNCH
Sau 3 năm đưa quân vào VN, không làm lay chuyễn được thế chủ động trên chiến trường VN, Thống Lyndon B. Johnson (đảng DC) quyết định xuống thang chiến tranh và tìm cách thương thuyết để rút quân ra khỏi Việt Nam. Ngày 31-3-1968, ông tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nữa, quyết định ngưng oanh tạc Miền Bắc, và kêu gọi Bắc Việt đến bàn hội nghị. Và hai bên chính thức khởi sự thương thuyết công khai tại Paris, Pháp, từ ngày 13-5-1968. Về phía Hoa Kỳ, trưởng và phó phái đoàn thương thuyết là các ông Averell Harriam (DC) và Cyrus Vance (DC). Về phía Bắc Việt là các ông Xuân Thủy và Hà Văn Lâu. Cuộc hoà đàm đã kéo dài gần 4 năm chính tháng gồm 202 phiên họp công khai và 24 phiên họp kín, kết thúc vào ngày 27/1/1973 và có hiệu lực 1 ngày sau đó tức ngày 28.1.1973 và văn bản này hết hiệu lực sau khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 25.4.1976. Bản văn Hiệp Định Paris gặp sự chống đối mạnh mẽ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vì đây là một văn bản hoàn bất lợi cho phía VNCH. 
Để ký kết cho được Hiệp Định Paris, Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon đã nhiều lần doạ dẫm cắt đầu ông Thiệu và đòi đảo chính, cắt viện trợ quân sự VNCH nếu như Ông Thiệu không chịu ký..v..v..Cuối cùng dưới áp lực quá mạnh của Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đành ngậm ngùi cho thông qua, mặc dù biết trước số phận VNCH sẽ bi đát trong những ngày tháng sau khi ký HĐ Paris. Và điều gì phải tới cũng đã tới đó là ngày 30.4.1975.

Sau khi Kissinger nhận nhiệm vụ đàm phán để rút quân Mỹ về nước, bắt đầu từ ngày 13-5-1968 , Mỹ và Bắc Việt đã lén lút đi đêm với nhau tại Paris , để tìm cách đổi chác trên thân xác của VNCH. Nhưng kẻ cắp gặp bà già, nên dù hằng tuần có gặp nhau, Kissinger và Lê Ðức Thọ vẫn không đạt được một thỏa thuận nào. Theo tiết lộ mới đây của Kissinger, trong hồi ký ‘ The Kissinger Transcripts ‘, trong đó đã ghi chép đầy đủ về mọi mánh lới, thủ thuật của Mỹ để ve vãn Trung Cộng, chống lại Liên Xô vào tháng 1-1972. Cũng theo sách dẫn chứng trên, thì Kissinger đã làm đủ mọi thủ đoạn, để đạt cho được mục đích. Trong cuộc, VNCH là con vật tế thần, mà cặp Nixon và Kissinger đã xử dụng, nên cuối cùng dẫn tới sự chấp nhận những điều kiện phi lý, mà Hoa Kỳ dùng bùa viện trợ, ép buộc VNCH phải ký kết trong bản hiệp định ngưng bắn năm 1973. 

Riêng số phận của Bắc Việt, sự thật hậu trường của phe gọi là "thắng cuộc" không có gì để hãnh diện sau khi cướp được miền nam.  Trong cuơng vị  bưng bô làm đầy tớ Nga-Tàu. Bởi vậy, khi Liên Xô thấy Mỹ và Trung Cộng đã liên kết với nhau, chắc chắn Tàu Cộng sẽ theo Mỹ, bắt VC ngưng bắn có điều kiện. Trong khi VNCH bị đồng minh cắt viện trợ quân một cách tàn nhẩn thì LX viện trợ tối đa cho Hà Nội, đồng thời ra lệnh cho VC mở hết mặt trận này tới chiến dịch khác, mà lần cuối cùng là ngày 30-4-1975, đưa cả nước VN trong bốn mươi bốn năm đắm chìm trong cảnh nghèo đói, lầm than, hận thù vì vũng bùn ô uế của cái gọi là thiên đàng xã hội chủ nghĩa.

Sau khi chiếm được miền nam VN, cs Bắc Việt còn phải cắt đất biển đảo để trả nợ tiền viện trợ quân sự cho phía quan thầy Trung Cộng, tuy vậy cs Bắc Việt còn bị quan thầy trừng phạt bằng cuộc chiến 1 tháng ở biên giới Trung Việt năm 1979 làm VN tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; một trăm ngàn dân thường bị thiệt mạng.”“Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.”

Chúng tôi hâu duệ VNCH, thuộc phe thua cuộc nhưng rất hảnh diện và kính trong tinh thần vì quốc gia dân tộc của các vị tổng thống lãnh đạo nền đệ nhất và nhị cộng  hòa, họ đã làm hết khả năng cho phép rồi mới buông tay.

Một sự thật mà cho tới nay, qua nhiều lần xăm soi với hàng chục triệu cặp mắt của quần chúng kể luôn phía cộng sản, nhưng tất cả đã thất vọng vì các vị Tổng Thống VNCH không có xây một biệt phủ nào cũng như không hề có tài khoản riêng ở ngoại quốc trong thời gian tại nhiệm và trong lúc lưu vong trên đất người. Ban tuyên giáo và Dư Luận Viên cộng sản đã phải chào thua vì không thể kiếm được một lý do nào bôi bác được những vị lãnh đạo miền nam, ngoài những tuyên truyền nhỏ nhặt về cuộc sống riêng tư của các vị này. Cuối cùng rồi csBV cũng tự hổ thẹn trả lại sự thật về vụ 16 tấn vàng mà chúng  đã vu oan cho Ông Thiệu đem ra ngoại quốc? Hàng động gắp lửa bỏ tay người đã làm người dân VN càng thấy rỏ được bản chất thô  bỉ của cs Bắc Việt, vừa ăn cướp vừa la làng.

CÁC DIỂN BIẾN TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 4-1975

Ngày 2-1-1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với  lệ 154 thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông dương vừa khi rút quân về nước và lấy lại tù binh. Hai ngày sau, Dân chủ Thượng viện bầu nội bộ cũng thông qua Dự luật tương tự với số phiếu 36 thuận và 12 chống


- Ngày 12-3-1975, $300 triệu viện trợ đến VNCH đã bị Quốc hội Mỹ bác bỏ, ngoài ra họ cũng không chuẩn chi cho năm tới.
- Ngày 13-3-1975, mất Ban Mê Thuột.
- Ngày 16-3-1975, đoàn quân xa di tản bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe.
- Ngày 18-3 -1975, Bộ chỉ huy và ban tham mưu Quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn,
- Ngày 27-3-1975, đoàn di tản về tới Tuy Hoà, tổng cộng 300 xe (trong số 1,200 xe).

60,000 chủ lực quân chỉ có 20,000 tới được Tuy Hòa; 5 Liên đoàn BĐQ 7,000 người chỉ còn 900 người. Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ với trên 100 xe tăng, chỉ còn 13 chiếc M-113. 

Và không biết bao nhiêu thường dân vô tội đã nằm xuống trên Tỉnh lộ 7 bởi đạn pháo của Việt cộng.

Ngày 21-4 Ông Thiệu từ chức bàn giao cho ông Hương, ngày 24-3 hai ông Thiệu và Khiêm ra đi, tinh thần quân lực VNCH bị suy sụp. Ngày 26-4 Cộng quân bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài gòn, ngày 28-4 Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần văn Hương, các phòng tuyến của ta sụp đổ dần dần trước các đợt tấn công pháo kích của địch. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ.

Sự thật đã xác minh là Quân lực VNCH không thua trận trên chiến trường  Việt Nam mà tan hàng do chính Đồng Minh phản bội tại chính trường phản chiến Hoa Kỳ , như lời tuyên bố bất hủ của Thống Tướng Westmoreland trước ba quân thiên hạ. 
Tướng Westmoreland xin lỗi cựu quân nhân Quân Lực VNCH
Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn,

“Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” - “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)
Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đình đã ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào vì lời xin lỗi đầy tình huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland.  Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đã bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lãnh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến giờ lâm chung. Xem: https://bienxua.wordpress.com/2017/03/18/loi-ta-loi-cua-dai-tuong-westmoreland/

Đến nay, 44 năm chiến tranh chấm dứt trong niềm uất hận của hầu hết các chiến sĩ VNCH vì cuộc cờ còn đang dang dở vì đã bị người bạn đồng minh đâm những nhát dao chí tử lên lưng các chàng trai yêu nước của miền nam VN. Cả miền nam bàng hoàng trước sự nghiệt ngã của thế cờ do bạn và thù quyết định. Nhìn bối cảnh đảng DC thổ tả hoành hành trong giai đoạn của VNCH như vậy, để thấy thương cho thân phận miền nam VN. Những người lãnh đạo VNCH cho dù có tài ba cũng khó tìm được một chiến lược ổn định cho miền nam VN trong việc đối phó với cs Bắc Việt. Ngày hôm nay nhìn tình hình khó khăn của Tổng Thống Trump trước đám thổ tả DC do bà  Nancy Pelosi làm chủ tịch Hạ Viện, để biết mà thông cảm cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của chúng ta đã gặp khó khăn đến mức độ nào trước quyết tâm rút quân và cắt viện trợ quân sự 

Tháng tư đen lại sắp về trong các cộng đồng người Việt Tị Nạn cs trên khắp thế giới, người trẻ hậu duệ VNCH hải ngoại xin phép được ôn lại những trang sử đau buồn của QL. VNCH, để tri ân công đức Bảo Quốc An Dân của những bậc cha anh đã từng đóng góp xương máu trong việc bảo vệ tự do hạnh phúc cho nhân dân miền nam trong suốt cuộc chiến chống lại sự xâm lược do cs Bắc Việt- theo lệnh quan thầy Nga Tàu - gây không biết bao nhiêu là đau thương cho người dân miền nam VN trong suốt thời gian từ những ngày đầu thành lập nước VNCH 1955 cho đến ngày 30.4.1975. Không quên thắp nén tâm hương để tưởng nhớ đến những bậc cha anh đã nằm xuống trên đất mẹ, cho tuổi trẻ của miền nam được vươn lên và tiếp nối đoạn đường còn dang dở của cha anh vào ngày 30/4/1975.
Biên khảo chính trị - Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 20.3.2019

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  ISRAEL D Ọ A TẤN CÔNG IRAQ - LIÊN ĐOÀN Ả RẬP HỌP KHẨN Theo hãng thông tấn nhà nước INA , Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein hôm thứ Sáu 22/11 ...