Montag, 10. August 2020

THẤY GÌ QUA CHIẾN LƯỢC THÁO GÔNG BXIỀNG
CHO ĐÀI LOAN CỦA TỔNG THỐNG TRUMP ?

Theo tin VOA: Bộ trưởng Y tế và các dịch vụ nhân sinh Alex Azar tới Đài Loan hôm qua 9/8/2020, trở thành quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ thăm hòn đảo này trong vòng bốn thập kỷ, theo Reuters.

Hãng tin Anh đưa rằng Trung Quốc đã lên án chuyến thăm này, gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ Mỹ - Trung.

Ông Azar tới sân bay Songshan trên chiếc máy bay của chính phủ Mỹ vào chiều ngày 9/8. Tới đón ông Azar là đại diện ngoại giao Mỹ ở Đài Loan Brent Christensen và Thứ trưởng Ngoại giao Đài Loan Tien Chung-kwang.

Reuters đưa tin, theo quy định về COVID-19, các quan chức không bắt tay nhau và phải đeo khẩu trang, kể cả ông Azar. 
Nguồn:https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-y-t%E1%BA%BF-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%A0i-loan/5536506.html

Chuyến viếng thăm của ông Bộ trưởng Y tế và nhân sinh Alex Azar, là chuyến viếng thăm cấp cao nhất trong mối quan hệ ngoại giao của chính quyền TT Trump - sau khi ông Trump ký Đạo Luật hổ trợ Dài loan ngày 16/3/2018. Chính sách ngoại giao cởi trói cho Đài Loan không phải mới bắt đầu từ năm 2018, mà bắt đầu từ khi TT Trunp mới đắc cử và trong lúc chờ nhậm chức TT - vào cuối năm 2016, ngay trước khi nhậm chức - ông Trump đã đích thân "thử" Trung Quốc bằng cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và nói về nguyên tắc Một Trung Quốc là "có thể đàm phán được", tất cả những động thái trên của Trump đã làm cho họ Tập nổi điên chém gió lung tung với Trump.

Trở lại tình hình chính trị Đài Loan từ khi bị gạt ra khỏi LHQ. Đó là thời kỳ có liên hệ đến chiến tranh VN. Qua việc đi đêm của tên Kissinger ngoại trưởng HK với TC, nên bàn cờ thế giới đã biến dạng, VNCH bị bỏ rơi, để dọn đường cho Mỹ Trung, lập mối quan hệ mới, đưa đến việc quốc gia VNCH bị xoá tên trên bản đồ thế giới vào năm 1975, bởi cái bắt tay Mỹ - Trung. Trong thời điểm Nixon nối bang giao với Trung Cộng, Đài Loan cũng bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc.

Nhắc lại chuyện xưa, cuộc gặp của Nixon và Mao Zedong ở Peking, ngày 21 tháng 1972 - Hai bên Mỹ Trung đã ra tuyên bố bình thường hoá bang giao và rút quân ra khỏi Đài Loan. Sau đó hai bên ra thông cáo chung: "công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc". Trước đó vào ngày 25.10.1971 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 2758, qua đó nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận được quyền đại diện cho "Trung Quốc" tại Liên Hiệp Quốc, và bác bỏ quyền đại biểu của Đài Loan - Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố rút khỏi Liên Hiệp Quốc. Tính tới thời tổng thống Trump đến nay là 49 năm Đài Loan đã mất tư cách thành viên của LHQ.

T sự phản bội này của Hoa Kỳ cách đây 49 năm, nên việc đối ngoại của Đài Loan gặp khó khăn, thế giới cũng hùa nhau chia tay với Đài Loan, cuối cùng ĐL  chỉ còn trao đổi đại sứ với 14 nước nhỏ trên thế giới.

Đến khi Trump đắc cử Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, là một doanh nhân nên Trump biết các mánh khoé mà TQ thường hay gian lận trong thương mại và ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ qua  các đời tổng thống trước đã trải nệm ấm cho Tàu Lục Địa xây ổ trên lưng của Hoa Kỳ. Nên ngay sau khi đắc cử TT Trump, để các kế hoạch đánh Tàu không bị lộ, ông đã cho dọn dẹp sạch sẽ nội bộ, dứt nọc hết các tay chân của bà Hillary Clinton và Obama nằm trong nội các Trump, trước khi đánh mạnh lên đầu Tập Cận Bình. 

Như vậy, người đóng gông Đài Loan là Hoa Kỳ thời TT Nixon và Hoa Kỳ thời Trump cũng là người tháo gông xiềng cho Đài Loan.

Từ khi nhận được sự ũng hộ của TT Trump, bà Thái Anh Văn đã khai thác triệt để sự thuận lợi trong chính sách đối ngoại của HK, nên bà giong buồm lèo lái con thuyền Đài Loan vươn mình ra biển lớn của thế giới bên ngoài - đồng bộ với việc tăng trưởng ngân sách quốc phòng để đối phó với áp lực của Trung Cộng ngày càng đè nặng lên Đài loan. Quốc hội Đài Loan cũng đã thông qua một khoản chi dành cho chi tiêu Quốc phòng năm 2019 sẽ là 346 tỉ Đài tệ (258.622 tỉ đồng), tăng 18,3 tỉ Đài tệ so với năm 2018. Trong số này, 73,6 tỉ Đài tệ sẽ được phân bổ cho hoạt động đóng mới vũ khí nội địa, tạo nên cơ hội kinh doanh khổng lồ đối với nền kinh tế phát triển của Đài Loan. Cho tới nay Trump luôn coi Đài Loan là một quốc gia chứ không phải là một tỉnh của TQ. Điều này đã làm cho Tập điên tiết lên như gà bị cắt tiết.

Đài Loan là hòn đảo nằm trước lỗ mũi của Tàu Cộng nên việc trang bị vũ khí sát thương tối tân và phòng vệ cho Đài Loan là một vấn đề cần thiết trong chiến lược vừa phòng thủ vừa tấn công trả đủa, nếu như Tàu Công dùng hoả tiển tầm xa để phóng tới HK khi chiến tranh lan rộng. Nên Trump đã tăng cường ráo riết các dàn hoả tiển phòng thủ cho Đài Loan - từ năm 2017 Trump đã ký quyết định bán 1,4 tỉ USD vũ khí cho Đài Loan. Hành động này khiến Trung Quốc tức giận khi cho rằng Mỹ không tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Tờ SCMP vừa điểm qua những loại vũ khí được Đài Loan mua trong hợp đồng với giá trị kỉ lục. Tất cả số vũ khí này được nhà thầu quân sự Raytheon cung cấp:

1. Hỏa tiễn chống bức xạ tốc độ cao (HARMS) là loại địa không, được sử dụng từ năm 1985. Chúng có thể phát hiện, tiêu diệt radar và các thiết bị điện tử trên mặt đất hoặc trên biển. Tổng giá trị hợp đồng là 147,5 triệu USD, bao gồm hỏa tiễn, bệ phóng, ống phóng, kho chứa và huấn luyện.

2. 16 Hỏa tiễn SM-2, 47 hỏa tiễn dẫn đường MK93 Mod 1 SM-2, 5 Hỏa tiễn MK45 Mod 14 SM-2. Hỏa tiễn tiêu chuẩn (SM-2) là loại vũ khí hải không, bắn từ tàu chiến với phạm vi tối đa 167 km. Hiện tại, hỏa tiễn này đang được sử dụng trên hệ thống phòng không Aegis trên các tàu khu trục và tàu tuần dương. Trước đây, Đài Loan từng mua hỏa tiễn SM-2 và hỏa tiễn tiền nhiệm SM-1. Tổng giá trị hợp đồng là 125 triệu USD, bao gồm hỏa tiễn, khoang chứa và cơ phận hỗ trợ.

3. 46 ngư lôi hạng nặng MK48 Mod 6AT MK48 là ngư lôi phóng từ tàu ngầm dùng để tiêu diệt tàu di chuyển trên mặt nước. Nó có thể tự cảm biến để tiêu diệt mục tiêu và có thể quay lại tấn công lần hai nếu phát đầu tiên bắn hụt. Tổng giá trị hợp đồng là 250 triệu USD.

4. Ngư lôi hạng nhẹ MK54
Ngư lôi MK54 là loại vũ khí săn ngầm, có thể phóng từ tàu trên mặt nước, trực thăng và máy bay. Trung Quốc hiện nay sử dụng ngư lôi Yu-7 được xem là cải tiến từ ngư lôi MK46. Đài Loan mua gói chuyển đổi của thỏa tiễn MK54 để nâng cấp 168 quả MK46. Tổng giá trị hợp đồng là 175 triệu USD.

5.Hỏa tiễn AGM-154C
Hỏa tiễn không địa này có thể chở bằng chiến đấu cơ F-16 và có thể vượt qua hệ thống phòng thủ và radar đối phương. Tổng giá trị hợp đồng là 185 triệu USD.

6.Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)3 để nâng cấp tàu khu trục lớp Kidd.
Việc nâng cấp giúp cải thiện hệ thống tác chiến điện tử về khả năng cảnh báo sớm và ngăn chặn điện tử trên tàu khu trục lớp Kidd 7.000 tấn. 4 tàu này được loại bỏ khỏi  Hải quân Mỹ năm 1990 và bán lại cho Đài Loan. Tổng giá trị hợp đồng là 80 triệu USD.

7.Gói vận hành, bảo dưỡng radar giám sát  

Đây là gói bảo hành các thiết bị mà Đài Loan từng mua của Mỹ. Tổng giá trị 400 triệu USD.50 hỏa tiễn AGM-88B HARMs và 10 hỏa tiễn huấn luyện AGM-88B HARMs. 

Để đối phó với các hỏa tiển tầm trung của TQ, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khương Chấn Trung cũng cho biết là Đài Loan sẽ sử dụng hỏa tiễn Patriot 3 để đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo Đông Phong-16 Trung Quốc. Đông Phong-16 sẽ nổ trên không, và sẽ không rơi được xuống đảo Đài Loan.

Để bao vây Trung Cộng, TT Trump đã tiến hành những những kế sách be bờ cho ĐL trước áp lực của tên khổng lồ TC. Một mặt ông bán những vũ khí tối tân cho ĐL, đồng thời ký nhiều đao luật để đưa mối quan hệ với ĐL lên tầm cao mới. 

Sau khi Bộ Trưởng Bộ trưởng BYT và Nhân Sinh đến Đài Loan, rồi đây sẽ tới Bộ Trưởng BQP...sẽ lần lượt tới ĐL.  Ngoài biển thì Trump đã cho HKMH và các máy bay quan sát ngang qua eo biển ĐL - TQ, bất chấp cái loa chém gió của Tập Cận Bình. 

Tiếp tục tăng cường cho chiến lược be bờ cho Đài Loan, trước đó vào tháng 5/2020, lần đầu tiên giới chức an ninh quốc phòng  Mỹ và Đài Loan đã gặp nhau kể từ khi hòn đảo và Washington chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1972.

Cuộc họp diễn ra trong chuyến thăm của Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Đài Loan David Lee tới Mỹ từ ngày 13 đến 21/5/2020. Đài Bắc nói rằng Giám đốc Lee đã gặp các quan chức chính quyền Washington – bao gồm Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, nhắc lại sự hỗ trợ và cam kết đối với một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Về mặt quân sự Mỹ đã đưa hai Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan và  USS Nimitz vào biển đông với một số chiến hạm tối tân khác để tập trận chung với các đồng minh và để nắn gân Tập Cận Bình

*Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) ngày 8.7.2020 thông báo trên Twitter rằng hai tàu của lực lượng này đã tập trận chung cùng hai tàu của Mỹ tại Biển Đông vào ngày 7.7.2020. Hai tàu của Nhật Bản tham gia là tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki. Trong khi đó, Mỹ cử HKMH- USS Ronald Reagan và tàu khu trục USS Mustin tham gia cuộc tập trận. 

*Hải quân Mỹ cũng cho biết HKMH Nimitz của nước này ngày 20/7/2020 đã có cuộc tập trận chung với các tàu hải quân của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương.

*Hãng tin Anh Reuters, dẫn lời của các giới chức Hải Quân Mỹ, hôm nay 21/07/2020, cho hay cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ với Hải Quân Ấn Độ diễn ra hôm qua, 20/07, tại khu vực gần quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, giáp với phía bắc eo biển Malacca, tuyến đường giao thông hàng hải chiến lược nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. HKMH Mỹ USS Nimitz tham gia vào cuộc tập trận này.

Song song với cuộc tập trận nói trên, Hải Quân Mỹ cùng Hải Quân Nhật và Úc tập trận tại vùng Biển Philippines. Theo bộ Quốc Phòng Úc, cuộc tập trận dự kiến kết thúc ngày 23/07. Tham gia vào cuộc tập trận này có tàu sân bay USS Ronald Reagan. Hai chiếc USS Ronald Reagan và USS Nimitz là hai hàng không mẫu hạm vừa có cuộc tập trận đầu tháng này tại Biển Đông, đúng vào lúc Trung Quốc tập trận lần đầu tiên trong tháng 7 ở quần đảo Hoàng Sa.  USS Ronald Reagan và USS Nimitz cũng tiến hành tuần tra « bảo vệ tự do hàng hải » ở Biển Đông ngày 17/07/2020.

Đầu tháng 7/2020 Mỹ cũng  công khai việc huấn luyện cho quân đội Đài Loan  - qua một bộ phim mang tên “EXCELLENCE” (Tuyệt vời) do Tổng đội số 1, Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ sản xuất. Trong tương lai Mỹ sẽ mời Đài Loan tham dự tập trận chung bắt đầu từ năm 2021

Động lực để Trump tháo gông xiềng cho Đài Loan với ĐL , vì ĐL là một trong 4 con rồng cúa Á Châu, thứ hai là ĐL là năm ngay lổ mủi của TC. Một nơi mà Trump có thể hạ đươc TC bằng quân sự mà không cần tốn hao nhiều nhân lực cho một cuộc chiến về quân sự với Trung cộng. Hoa kỳ bán thật nhiều những vũ khi phòng thủ cho ĐL, tức là HK vừa có tiền vừa có được một vành đai an toàn cho HK, vì Đài Loan sẽ chận bắt được hết  tất cả hoả tiển tầm xa được phóng đi từ TQ trước khi lọt vào HK.

SỰ THÀNH CÔNG KINH TẾ CỦA ĐÀI LOAN.

Đài Loan từ thập niên 1960 trở đi có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế-xã hội, tạo nên "một Đài Loan hùng mạnh". Đến thập niên 1990, Đài Loan tiến vào hàng ngũ quốc gia phát triển, thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người nằm ở mức quốc gia phát triển cao. Đài Loan có ngành chế tạo và khoa học-kỹ thuật tối tân và vững mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, kỹ nghê thông tin, truyền thông, điện tử chính xác. Về kinh tế, chủ yếu thông qua kỹ nghê cao để thu vào ngoại tệ. Để phát triển kinh tế Đài Loan lấy công nghiệp công nghệ cao làm trung tâm với sự hỗ trợ của ngành du lịch.

Mặc dù bị thế giới xa lánh, để kết thân với TQ nhưng các lãnh đạo ĐL vẩn bình tỉnh lèo lái con thuyền quốc gia trở thành một trong 4 con rồng Á Châu ( Singapor, Nam hàn, Hong Kong và Đài Loan) từ thập cuối thế kỷ XX. Đến đầu thế kỷ XXI thì Tổng sản phẩm quốc nội đạt 523,567 tỷ USD, GDP/đầu người của ĐL đạt 22.317 USD, ngoại hối thặng dư được  421,96 tỷ USD. Một đất nước với diện tích chỉ gần bằng 1/10 VN, dân số 23.780.452, chỉ gần bằng 1/4 dân số VN. Nhưng đến nay GDP đầu người là 24.828 USD/năm. Còn VN với mấy chục ngàn tiến sĩ đỉnh cao trí tuệ vẩn lẹt đẹt ở mức 2700 USD/ đầu người/năm. 

Các đỉnh cao ngu dốt VN cứ khư khư ôm lấy cái cặn bả của thế giới, đó là Mác Lê Nin và tư tưởng thối nát hcm, nên tới nay VN không ngóc đầu nổi. 75 lập quốc đến nay chỉ vươn tới lằn ranh thoát nghèo. Còn Đài Loan lập quốc sau VNDCCH 5 năm, tức là khởi đi từ năm 1950 với diện tích và dân số kém hơn VN. Nhưng  Đài Loan đã thành hổ thành rồng, còn VN cứ mải là một thiên đường chó ngáp.

Bà Thái Anh Văn, một lãnh tụ sáng suốt, là người đàn bà can đảm, một vách chắn vững chắc trước sự tấn công của kẻ thù TC, với tài lãnh đạo của bà, đã làm TT Trump và thế giới kính phục. Thế mạnh của kinh tế là nguồn động lực để Mỹ hết lòng với ĐL và đó cũng chính là sự thành công của nhiệm kỳ bà Thái Anh Văn. Xem thêm về người đàn bà thép Thái Anh Văn nơi
http://vothilinh.blogspot.com/2018/08/trump-coi-troi-cho-ai-loan-ai-loan-hoi.html

Theo nhận định của giới quan sát, Ông Alex Azar đến Đài Loan lần này với bốn mục tiêu sau:

1. Minh chứng thái độ dứt khoát của TT Trump làm lá chắn cho ĐL.
2. Tiếp tục thách thức Tập Cận Bình về mặt ngoại giao và an ninh quốc phòng tại eo biển Đài Loan
3. Mở đường cho Đài Loan độc lập hoàn toàn
4. Tìm thêm bằng chứng về con Virus Vũ Hán để lôi cổ Tập Cận Bình ra toà, cũng như  trao đổi về cách phòng chống dịch cúm Vũ Hán.

Như thế giới đều biết, từ khi bắt đầu có dịch cúm Vũ Hán, thì Đài Loan là nước đầu tiên đã lên tiếng cảnh cáo với WHO về loại dịch lây nhiểm này.  Đài Loan nghi ngờ tất cả thông tin từ Trung Quốc đại lục là không chính xác nên đã sàng lọc những người đến từ Vũ Hán từ ngày 31/12/2019.

Đài Loan cũng lập trung tâm hành động khẩn cấp vào ngày 2/1/2020, động thái được giới chuyên gia đánh giá là đã giúp Đài Loan kiểm soát hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh. 

Bộ Ngoại giao Đài Loan vào ngày 24/03/2020 cũng đã khẳng định rằng họ đã cảnh báo WHO về tính chất lây lan từ người sang người của dịch viêm phổi Vũ Hán ngay từ tháng 12 năm ngoái 2019. Thế nhưng phải chờ mãi đến ngày 20/01/2020 thì tổ chức WHO do tên Tedros cầm đầu, mới công nhận nguy cơ lây nhiễm này, tức là muộn hơn 21 ngày. Đến nay Đài Loan là nước lo sức khoẻ cho người dân một cách hiệu quả nhất. Nhờ khám phá tính nguy hiểm lây lan của dịch cúm Vũ Hán. Đó cũng là lý do dể TT Trump cắt tài khoản ũng hộ  cơ quan WHO. 

Thượng viện Mỹ trước đó đã thông qua dự luật hỗ trợ TAIWAN gia nhập WHO, đồng thời các nhà lập pháp HK cũng chủ động viết thơ vận động tới 60 quốc gia có cảm tình với Đài Loan để chấp thuận ốc đảo này trở lại với WHO trong tư cách quan sát viên.

Ông Bộ Trưởng Y Tế Hoa Kỳ đến Đài Loan lần này để tìm kiếm dấu vết của con Virus Vũ hán và quan sát việc chống dịch của Đài Loan - là nước duy nhất có kế hoạch chống dịch cúm Vũ Hán khá thành công và sớm nhất thế giới.

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÀI LOAN.

Mặc dù  Đài Loan chỉ chính thức đặt quan hệ với 14 quốc gia, nhưng  Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã  nhận được lời chúc mừng sau khi tái đắc cử từ lãnh đạo, quan chức  cao cấp của 60 nước, gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản tính đến ngày 12/01/2020. Phong cách lãnh đạo của bà Thái Anh Văn chẳng những dân ĐL mà thế giới bên ngoài ĐL đã cảm tình và đặt nhiều thiện cảm cho bà ngày càng nhiều hơn. Về đối ngoại bà đã biết lợi dụng được thời cơ thuận lợi Mỹ-Đài Loan, nên bà đã khai thác triệt để trong nhiệm kỳ của Trump để làm bàn đạp tiến vào cộng động thế giới một cách mạnh mẻ hơn xoá bỏ lằn ranh kỳ thị hơn 40 mươi năm qua.

Trong khi đó, Trung Quốc, nước luôn coi Đài Loan là một tỉnh của họ, được 178 trên tổng số 193 nước thành viên Liên hiệp quốc công nhận. Các nước thành viên LHQ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan hiện có Belize, Eswatini, Guatemala, Haiti, Honduras, đảo Marshall, Nauru, Nicaragua, Palau, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent, Grenadines và Tuvalu.

Ở châu Âu, nhà nước Vatican cũng vẫn công nhận Đài Loan, hòn đảo gần 24 triệu dân, theo chế độ dân chủ đa đảng và tôn trọng tự do tôn giáo. 

Khác với Việt Nam, mặc dù chỉ có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ quán với 14 nước, Đài Loan đón số nước đông đảo đến mở văn phòng đại diện.

Ngược lại, Đài Loan cũng có văn phòng đại diện ở nhiều nước thuộc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, ASEAN và ở cả Hong Kong.

Tại Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Úc, văn phòng đại diện của Đài Loan còn có mặt ở cả một số các thành phố lớn bên ngoài thủ đô. Ở Anh, Đài Loan có văn phòng đại diện tại London và Edinburg.

Tuy quốc gia của họ không được nhiều nước châu Âu công nhận, công dân Đài Loan lại có 'Passport quyền lực'  điểm khá cao với 146/191 điểm (hạng 32/107), hơn Trung Quốc, chỉ có  74/191 điểm (hạng 72/107); còn VN chỉ được 54/191 điểm ( hạng 88/107). Từ 2011, người mang Passport Đài Loan có quyền vào EU tới 90 ngày không cần thị thực. Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Henley_Passport_Index

NHÌN NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA
Nhìn Đài Loan ráo riết chạy nước rút trong nhiệm kỳ của TT Trump để đưa đất nước ĐL được độc lập trong vòng tay của TQ. Một khi được Trump tháo gông, thì bà Thái Anh Văn chắc chắn sẽ ôm cái chìa khoá do Trump giao để mở hết các cánh cửa đã khép kín từ 49 năm qua. Rồi đây Đài Loan sẽ ngẩng cao đầu và sánh vai cùng với thế giới bên ngoài. Một điều chắc chắn là các nước khác trong khối tự do sẽ đồng loạt quay lại và đón nhận Đài Loan, dưới cây dù của HK. 

Trong khi đó thì người Việt Quốc Gia chúng ta lại không biết lợi dụng nhiệm kỳ của TT Trump để đẩy mạnh việc dân chủ hoá VN, tận diệt mối hoạ cộng sản trên đất nước chúng ta, đó là một điều đáng buồn!! 

Không quên năm 1945, khi Nhật đầu hàng đồng minh, đó là khoảng trống quyền lực mà người Việt quốc gia và những người yêu nước vào thời điểm đó đã quá chậm chạp để nắm chính quyền, Việt Minh lực lượng ít hơn, nhưng nhanh tay hơn cướp lấy chính quyền truớc mủi người quốc gia chúng ta. Thiết nghĩ đó là bài học về sự chậm chạp chưa quên v cuộc cách mang dân tộc mà xương máu người Việt quốc gia đổ ra quá nhiều để rồi bị Việt Minh gian xảo phổng tay trên.

Đến nay 1/2 nhiệm kỳ 8 năm của Trump sẽ nhanh chóng đi qua nhưng thông số cho việc dân chủ hoá đất nước vẩn còn đâu đó ngoài tầm tay của cộng đồng đấu tranh. Thời đại của Trump là một cơ hội hiếm quí 1/2 thế kỷ mới xuất hiện, mà chúng ta gần như sắp bỏ lỡ. Vận động sự hổ trợ của Trump trong vấn đề ngoại vận của cuộc cách mạng dân tộc là một điều nên làm, mặc dù chúng ta tôn trọng tinh thần tự quyết dân tộc.  Đây chính là điều kiện không thể thiếu trong việc tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, rất cần một nội lực sung mản, đồng thời cũng cần một ngoại lực để xây dựng thế quan hệ bè bạn ũng hộ chúng ta trong thời Hậu Cộng Sản.
Nhìn lại trước đây, khi Quốc Gia VN chuyễn giao lại cho VNCH, chúng ta đã có sẳn vốn liếng ngoại giao củ của QGVN, nên sau khi thành lập VNCH trong vòng có 2 năm , tính tới ngày 7/8/1958 đã có 62 nước chính thức công nhận chính thể VNCH.

Trong khi đó thì VNDCCH do hcm thành lập phải tốn 5 năm (1945 - 1950) chạy ngược chạy xuôi mới được có vài nước trong khối XHCN đặt liên hệ ngoại giao và công nhận - tính đến 31/12/1960 chỉ có 15 nước trong khối XHCN đặt ngoại giao với VNDCCH.
Chúng tôi, những người trẻ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức, rất mong đem tiếng nói bé nhỏ của mình đánh thức tất cả những người có nhiệt tâm đang dấn thân trên con đường quang phục đất nước, đừng bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để rồi không còn cơ hội lần thứ hai trong thế kỷ XXI, để đưa cuộc cách mang dân tộc nhanh chóng đến đích. Thân chào đoàn kết trên con đường dân chủ hoá đất nước.

Tham luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ. 10.08.2020

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

   PH Ó TH Ủ L ÃNH LIÊN MINH ĐẢNG CDU/CSU PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NETANYAHU Ở ĐỨC Berlin (theo tin t ừ  dts):  - Sau lệnh bắt giữ từ Tòa án Hì...