CHỈ CÓ NGƯỜI DÂN VÌ DÂN
KHÔNG THẤY CÓ CÁI ĐẢNG "VÌ DÂN"
Hiện nay vùng ĐBSCL người nông dân đang khổ sỡ vì hạn mặn đang hoành hành gay gắt, ảnh hưởng đến sự sống hàng ngày của người dân trong vùng bị hạn mặn. Vấn đề nan giải nhất là nước ngọt để tiêu dùng. Hạn mặn không phải mới xuất hiện trong năm 20202, mà nó là sự kiện hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên hạn mặn vẩn là bài toán không có đáp số cho các đỉnh cao trí tuệ trong đảng csVN hơn 4 thập niên qua.
Đảng đã "giải phóng được miền nam", từ sau ngày 30.4.1975 đến nay là 45 năm, đả thành lập được một nhà nước gọi là "vì dân"- trong đó các ban ngành đều mang mác "nhân dân"như : UBND, VKSND, QĐND, CAND, TAND...Nhưng thật ra chỉ để làm bình phong, để vặt lông nhân dân như vặt lông vịt. Đám quái vật này dùng nhân dân làm bình phong trên con đường xây dựng XHCN, đảng sẳn sàng đạp lên xác nhân dân để giử đảng.
Sau ngày 30.4.1975, đoàn quái vật csVN từ miền Bắc tràn vào ĐBSCL, cướp đi vựa lúa khổng lồ nuôi sống cả nước, và có thể xuất cảng ra nước ngoài, đóng góp một sản lượng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên với bản chất Mafia, tà quyền cs chỉ biết vơ vét , không hề đưa ra được một phương án khả thi trong việc khử mặn cho vùng sản xuất lúa chiến lược này. Đảng chỉ làm được những công trình vá víu trong việc khử mặn, tuy nhiên không có công trình nào hiệu quả, mặc dù từng được Liên Hiệp Quốc hổ trợ 44,7 triệu để giúp khử mặn cho vùng ĐBSCL vào năm 2016.
Đám giòi bọ lãnh đạo tại vùng này, chỉ chờ hạn mặn kéo đến, để chúng làm báo cáo kêu khổ, rồi xin tiền khắp nơi để cứu mặn, mặt khác chúng đánh lừa dư luận bằng cách đổ lỗi ở thượng nguồn bị các đập của TQ chặn mực nước ở hạ lưu (VN) hoặc do El Nino là nguyên nhân chính gây ra hạn mặn.
Thật ra nếu TQ có xã đập ở thượng nguồn sông Mê Kong thì nước ngọt cũng không tràn được xuống tới vùng ĐBSCL. Thế nên đó chỉ là một sự xảo biện của đám lãnh đạo thiếu khả năng lớp ba trường làng, nhưng thích nổ và tránh né trách nhiệm, cũng như thích ngửa tay xin tiền thế giới mà không có khả năng xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL một cách hiệu quả trong việc chống mặn.
THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÀM VIỆC TẠI BẾN TRE
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đã bị hạn mặn trầm trọng, độ mặn xâm nhập rất cao. Nên một phái đoàn, vào ngày 20/2/2020, do ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ NN & PTN đã đến tỉnh Bến Tre kiểm tra tình hình hạn, mặn và đề ra những biện pháp cần thiết ứng phó cho địa phương.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở NN&PTNT Bùi Văn Lâm đánh giá, ngay từ đầu tháng 12/2019, nước mặn trên các sông chính trong tỉnh đã xâm nhập nhanh, sớm hơn so với trung bình nhiều năm khoảng hai tháng. Nhưng không đề ra được một biện pháp nào thật hữu hiệu cho việc chống hạn mặn tại nơi này. Hiện nay tại vùng nhiễm mặn này có khoảng 75.000 hộ dân sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hiện nhiều hộ dân phải bỏ tiền ra mua 1m3 nước giá 100.000 - 200.000 đồng. Nước ngọt khan hiếm và trở nên đắt đỏ đã khiến hàng trăm hộ dân nghèo càng thêm khó khăn.
Theo đánh giá của các đỉnh cao trí tuệ, tỉnh Bến Tre năm nay đã bị "hạn mặn lịch sử" rất trầm trọng. Tuy nhiên, nực cười cho đám bất tài tham quan, trong nhiều năm qua đã không làm ra ngô ra khoai gì cho dân nhờ trong lúc bị hạn măn tấn công. Hạn mặn không phải chỉ có năm nay, mà đã có hàng ngàn năm qua. Trách nhiệm của quan địa phương là phải cải tạo được căn bệnh trầm kha này để dân được nhờ. Nhưng tiếc thay, vùng ĐBSCL từ 45 năm qua đã không có một biện pháp nào khả thi để đối phó với tai ách này. Nông dân tại các vùng này không còn tin tưởng vào các thiên tài của đảng csVN trong việc phòng chống hạn mặn hay ngập lũ tại các thành phố lớn trên 3 miền đất nước. Chúng ta còn nhớ ở TP.HCM có một bà thiên tài của đảng, có bằng tốt nghiệp tiến sĩ LU ưu hạng, từng đưa ra biện pháp chống ngập bằng lu (?!) - bà tiến sĩ LU không có dây thần kinh hổ thẹn và xấu hổ, khi phát biểu một cách tự tin về các biện pháp chống ngập (?!), làm nổi sóng cộng đồng FB một dạo.
Chính vì các hiền tài đỏ này mà đất nước VN ngày nay, cứ vào mùa mưa, đi đâu cũng thấy ngập, làm dân tình oán than ngập trời, các dự án chống ngập hàng chục ngàn tỉ đồng đưa vào xây dựng chống ngập, nhưng đâu vào đó, ngập vẩn ngập, ngày càng nặng hơn...đâu đó cũng cũng là thành tích vĩ đại của đảng sau 45 năm thống trị miền nam. CHXHCNVN từng khoe với thế giới là đào tạo hàng trăm ngàn tiến sĩ, thạc sĩ nhưng đã không làm được một công trình nào ích quốc lợi dân. Cái nhục nhất là họ không hề hổ thẹn khi bị Samsung của Nam Hàn chê thẳng mặt là chưa làm được con ốc vít!! Nguồn: https://news.zing.vn/doanh-nghiep-viet-nong-mat-vi-khong-lam-noi-oc-vit-post475062.html
Trở lại vấn đề hạn mặn, đám tham quan bất tài đầu ngành của bộ Nông nghiệp và PTNT đã gần như bó tay với hạn mặn, năm nào cũng là các báo cáo láo trong việc phòng chống hạn mặn cho vùng ĐBSCL. Bọn tham quan bất tài này không hề đề ra được một biện pháp nào có thể đạt hiệu quả trong việc giải mặn. Tất cả biện pháp đề ra chỉ mang tính tạm thời, mặc dù tiêu hao hàng chục ngàn tỉ đồng ở những nơi từng xảy ra hạn mặn, đám Mafia này tung hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác, nhưng chỉ toàn là thứ tạo cơ hội để rút ruột các công trình, không thật sự mang lợi ích cho nông dân.
Cũng vì đám tham quan vô tích sự này, nên người dân đã không còn ai tin tưởng gì vào khả năng của các thiên tài đỏ trong việc chế ngự mặn xâm nhập vùng trồng nông phẩm chiến lược thuộc ĐBSCL. Người nông dân, vì nhu cầu sống nên phải tự tích trử nước ngọt, không chờ đến sự hướng dẩn của các thiên tài trong đảng csVN.
Trong báo cáo ngày 04 tháng 03 năm 2020 của các tỉnh trong vùng bị hạn mặn, các đảng bộ địa phương đã thực hiện nhiều công trình ngăn mặn, trữ ngọt hàng chục tỷ đồng nhưng chưa có hiệu quả trong việc khử mặn. Các cống đập ngăn mặn được các tỉnh xây dựng đã không thể phát huy hiệu quả giải mặn sau khi đưa vào hoạt động. Dân đành chờ thêm vài chục năm nửa để đảng rút kinh nghiệm. Nguồn: https://vnexpress.net/kinh-doanh/doanh-nghiep-nha-nuoc-dau-tu-ra-quoc-te-ngay-cang-lo-3998929.html
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY ĐẬP KHỬ MẶN ĐỀU THẤT BẠI
Đám đầu lĩnh họp, bàn, đưa ra nhiều biện pháp đắp đập ngang kênh, rạch để ngăn mặn, trữ ngọt với hy vọng tích trữ lượng nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân trong vùng ĐBSCL, ở vào thời điểm hạn mặn đang diễn ra khốc liệt năm nay 2020. Nhiều nơi sau khi xây đạp ngăn mặn, vẩn không ngăn được mặn, nguồn nước mặn tuy hạ, nhưng vẩn còn độ mặn là 2‰, nên chỉ để ngó chứ không xử dụng được.
Ngày 20/2/2020 vừa qua, tỉnh Tiền Giang tổ chức hợp long "đập thép" ngăn mặn, trữ ngọt tại kênh Nguyễn Tấn Thành (xã Bình Đức- Song Thuận, huyện Châu Thành). Sau khi hợp long, nước mặn bên trong cống đập này ở mức hơn 2‰ nên người dân không thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Công trình tiêu tốn NSNN hết 11 tỷ đồng để xây đập thép. Môt công trình do đảng thực hiện để cung cấp nước ngọt cho khoảng 800.000 hộ dân đang thiếu nước ngọt sinh hoạt.
Sau khi xây dựng đạp thép thất bại, đám đỉnh cao trí tuệ này cho rằng, vì nước mặn xâm nhập sâu và bất thường, việc khép kín các công trình này chậm nên các cống đập ngăn mặn đã trở thành công trình trữ mặn, không phát huy hiệu quả. Đúng là giọng lưởi của các loại ký sinh trùng csVN.
Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa là tại thiên tài đảng ta.
Đây là hai câu này đã được truyền tụng trong dân gian kể từ ngày có đảng csVN trên sân khấu chính trị VN. Hai câu lục bát rất ngắn gọn, nhưng nêu lên chính xác những đặc tính thô bỉ của các hiền tài của chế độ CSVN, đó là: xảo trá và bịp bợm!
Trong chế độ XHCN do đảng điều hành trong vai trò quản lý đất nước, bất cứ một việc gì xẩy ra, hễ bị thất bại, đảng liền được đổ cho những nguyên nhân khách quan, tiện nhất là đổ cho ông Trời, mà không hề truy cứu trách nhiệm của đám tham quan bất tài đang lãnh đạo. Ngược lại khi có được một chút kết quả, dù không do công sức của mình, bọn tham quan của đảng luôn tranh công lấy điểm, phủ nhận công sức của người khác, một ổ giòi bọ đang đục ruỗng cả quê hương.
Trước vấn nạn hiền tài đỏ thiếu khả năng, người nông dân phải tự cứu mình và gia đình trước tiên - Họ đã tự đầu tư những chiếc máy khử mặn có công suất nhỏ 250 lít một giờ với chi phí 44 triệu đồng, để dùng trong việc tưới tiêu và xử dụng cho gia đình để có thể cầm cự được chờ đến mùa mưa.
NHỮNG GIỌT NƯỚC NGHĨA TÌNH GIỮA MÙA HẠN MẶN
Riêng anh Trần Phước Hòa ở ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa (Chợ Lách, Bến Tre) đã đầu tư hơn 160 triệu đồng mua máy lọc nước mặn thành ngọt để tặng miễn phí cho người dân; đồng thời nguồn nước anh mua từ nhà máy với giá đắt đỏ rồi lọc thành nước ngọt. Đó là chưa kể chi phí tiền điện. Anh Hòa chia sẻ: "Trước tình cảnh khó khăn về nước sạch, bản thân làm được gì cho người dân quê mình thì làm".Nguồn: https://www.tienphong.vn/gioi-tre/dau-tu-gan-200-trieu-mua-may-loc-nuoc-man-thanh-ngot-tang-mien-phi-cho-dan-1527049.tpo?fbclid=IwAR2L3rDANPwXdCIsgfDSCrKOSBUvPSq48DisZ6OS9lSy_Tp1OATT454-WVM
Công việc của anh Trần Phước Hoà đúng ra phải là trách nhiệm của cái gọi là nhà nước CHXHCN, chứ không phải của người dân Bến Tre - hành động cao thượng và đầy nhân ái này đã nói lên được tính nhân bản của người miền nam trong cách đối nhân xử thế, khác với cái đảng đang khoát bộ áo "vì dân", nhưng chỉ lo cướp của cải, đất đai, tài sản của người dân. Một nhà nước mà Ban Tuyên Láo đã loa loa hàng ngày trên 800 báo và các đài phát thanh lẩn truyền hình gia nô của đảng, là vì dân mà chiến đấu vì dân mà phục vụ (?!)
Việc làm của Anh Trần Phước vô tình đã tát vào mặt của cái gọi là Bộ Chính Trị, mấy trăm ngàn tiến sĩ, thạc sĩ đỏ của chế độ và ban tuyên láo về cái gọi là "nhà nước vì dân" và cái đảng gọi là "bách chiến bách thắng" nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua (?!).
THU NHẬP CỦA CÁC TỈNH TRONG VÙNG ĐBSCL:
Theo cách xếp hạng của đảng về vùng ĐBSCL, một khu vực gồm 11 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 21.566.400 người, GRDP bình quân đầu người của toàn bộ vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018 đạt 81,30 triệu đồng/người/năm, cao hơn GDP bình quân quân cả nước. Hà Nội, thủ đô Việt Nam nằm ở Đồng bằng Bắc Bộ, GRDP bình quân đầu người đạt 93,94 triệu đồng/người/năm, xếp hạng 04 Đồng bằng sông Hồng, hạng 08 cả nước. Bắc Ninh bình quân đầu người là 150,10 triệu đồng, tương đương với 6.519 USD đạt hạng nhất Đồng bằng sông Hồng, hạng 02 cả nước. TP.HCM hạng nhất với bình quân đầu người là 154,84 triệu đồng tương đương với 6.725 USD.
BẾN TRE:Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) tăng 16,28% năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 trên 83 triệu đồng (3.520 USD)
CẦN THƠ: GDP đầu người hiện nay là 80,5 triệu đồng (3.496 USD). Tổng sản phẩm trên địa bàn đến 2015 đạt hơn 77.900 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với 2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 78,46 triệu đồng/năm (tương đương 3.380 USD).
CÀ MAU: GDP đầu người là 1.880 USD, tương đương 43,29 triệu đồng.
SÓC TRĂNG: GDP đầu người là 37,50 triêu đồng, tương đương với 1.629 USD
BẠC LIÊU : GDP đầu người là 42,05 triệu đồng, tương đương với 1.826 USD
TRÀ VINH: GDP đầu người là 44,00 triệu đồng VN, tương đương với 1.911 USD.
VĨNH LONG: GDP đầu người là 44,80 triệu đồng, tương đương với 1.946 USD
TIỀN GIANG: GDP đầu người là 46,90 triệu đồng, tương đương với 2.037 USD
Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) có diện tích trồng lúa khoảng 3,9 triệu ha, trong đó diện tích lúa gạo sản xuất (hè thu-đông xuân) mỗi vụ khoảng 1,6-1,7 triệu ha. Là vựa lúa lớn nhất của cả nước, hàng năm Vùng này đóng góp trên 50% sản lượng lúa và trên 95% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Cây lúa hiện nay và trong những năm tới vẫn là cây trồng chủ lực của vùng ĐBSCL. Xuất cảng gạo VN năm 2010 đạt 6,754 triệu tấn với trị giá gần 3 tỉ USD.
Nếu như một nhà nước thật sự vì dân, với thu nhập 3 tỉ USD, hàng năm đảng có thể bỏ ra 9.200 tỉ đồng, tương đương với 400 triệu USD, để xây dựng ít ra 1 nhà máy khử mặn tại một tỉnh trong vùng ĐBSCL, thì 11 năm qua, tính từ năm 2010 đến nay, đảng gọi là "vì dân" đã xây dựng được 10 nhà máy khử mặn theo mô hình của Do Thái tại vùng ĐBSCL, để cung cấp nước ngọt cho khoảng 8,2 triệu dân sống trong vùng này.
Nhà nước Do Thái từ năm 2013 đã xây dựng 5 nhà máy khử mặn cho một diện tích 22.072 km2, để phục vụ cho số dân 9.157.400 người. Còn vùng ĐBSCL với 1,7 triệu ha, tương đương với 17.000 km2 và với dân số trên 8,2 triệu người, gần tương đương với dân số của Do thái, diện tích đất đai để xử dụng cho cây nông nghiệp ít hơn Do Thái.
Nếu như đảng cs có quyết tâm hết lòng vì dân thực sự, thì việc xây dựng 4 đến 6 nhà máy khử mặn như Do Thái đã làm, thì việc hạn mặn đã đáp ứng cho vùng ĐBSCL từ lâu đã được giải quyết, thay vì đào giếng hay làm đập tốn hao hàng trăm ngàn tỉ đồng mà không đáp ứng được nhu cầu.
Với 10 nhà máy khử mặn với công suất cao như Do Thái, thì sẽ giải quyết nhu cầu nước ngọt cho vùng ĐBSCL lên đến 70-80%. Mà không lệ thuộc vào ảnh hưởng của thằng đàn anh khốn nạn TQ ở đầu nguồn sông Mê Kong. Nếu không dùng mô hình khử mặn của Do Thái, người dân có thể dùng mô hình của Hoa Kỳ trong việc khử mặn.
NHÀ MÁY KHỬ MẶN CARLSBAD CỦA HOA K>f.
Được khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 2015 tại thị trấn Carlsbad, California nằm cận phía bắc nhà máy điện Encina Power Station. Địa chỉ 4600 Carlsbad Bld. Carlsbad, CA 92008. Nhà máy khử mặn với chi phí 784 triệu USD được thực hiện với tiền cổ phiếu – bond. Và sau đó bán lại cho tư nhân với giá 1 tỷ USD. Nhà máy mỗi ngày sản xuất 50 triệu gallons nước ngọt [tương đương với 190,000 mét khối nước], từ nguồn nước biển, đủ cung cấp nước cho 400,000 cư dân Quận hạt San Diego; với giá thành ½ xu [half a penny] cho một gallon. The San Diego County Water Authority – SDCWA đã gọi nơi đây là “nhà máy khử mặn nước biển lớn nhất nước, với kỹ thuật tối tân nhất, và sử dụng năng lượng hiệu quả nhất – energy efficient.”
Nhà máy khử mặn tại quận hạt San Diego bắt đầu từ hoạt động vào năm 1993 sau 5 năm tiểu bang California bị khô hạn – drought. Kỹ thuật màng – membrane technology cho nhà máy đã được General Atomics La Jolla tiên phong áp dụng trước đó. Nếu như những mô hình khử mặn trên được đưa vào áp dụng cho vùng ĐBSCL, hay làm mưa nhân tạo như Thái lan đã từng làm hơn 1/2 thế kỷ qua, thì người nông dân đã bớt khổ sở từ nhiều thập niên qua. Xem nguồn:
https://www.nguyenvantuan.info/single-post/2020/02/04/Tu-DBSCL-ngap-man-tham-nha-may-carlsbad
Bản chất của cái "nhà nước vì dân" chỉ là nhà nước được điều hành bởi những tên điếm thối, con cháu bọn tham quan này đã từng phá hoại hàng triệu tỉ đồng ở các doanh nghiệp nhà nước do bọn tham quan quản trị và điều hành.
Tính đến cuối năm 2018, 19 doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối (nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có 114 dự án đầu tư ra nước ngoài. Theo báo cáo trước quốc hội, cho biết, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án coi như thua lỗ, tính đến cuối 2018 là xấp xỉ 12 tỷ USD. Trong đó 3 tập đoàn đầu tư lớn nhất, vào các dự án coi như bị mất trắng gồm: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đứng thứ nhất là 6,7 tỷ USD (chiếm 56%), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) xấp xỉ 3 tỷ USD (chiếm 25%), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là 1,4 tỷ USD (chiếm 12%).
Riêng bản kết luận thanh tra sai phạm của T.K.V (Tập đoàn Than Khoáng sản VN), đưa đến việc thua lỗ, người ta không khỏi rùng mình nghĩ đến PVN, E'VN, hay trước đó là Vinashin, Vinaline. Sự thua lỗ kinh khủng không kém!
T.K.V đã ôm hơn 300.000 tỷ tiền của dân ra nước ngoài học đòi đầu tư, T.K.V hiện đang đứng trước nguy cơ MẤT TRẮNG toàn bộ vốn. Cụ thể: Đầu tư thành lập Công ty liên doanh Stung Treng để khai khoáng tại Campuchia với số tiền 111,451 tỉ đồng; Công ty Alumina Campuchia thăm dò mỏ bauxite với giá trị 184,784 tỉ đồng; Công ty TNHH Vinacomin Lào để khai thác mỏ muối 37,909 tỉ đồng và Dự án mỏ sắt Phu Nhuon, Lào 69,003 tỉ đồng. Tổng cộng số vốn tập đoàn này có nguy cơ mất là 303,107 tỉ đồng.
Cái hay nhất trong số các khoản đầu tư của T.K.V là ôm gần 38.000 tỷ qua Lào – một quốc gia không có biển – để “khai thác muối”. Còn khi đầu tư khai thác khoáng quặng ở Campuchia thì lại KHÔNG PHÁT HIỆN có dấu hiệu quặng như khảo sát ban đầu. Hậu quả là khả năng thu hồi vốn chỉ bằng 0, một con số tròn trĩnh, dễ thương nhưng lại đắng ngắt đối với người dân Việt Nam.
Hồi tháng 1/2018, Thanh tra Chính phủ còn vạch ra sai phạm khủng tại T.K.V: có sai phạm, cần kiến nghị xử lý 14.882,409 tỷ đồng và gần 6,7 triệu m2 nhà, đất. Hãy còn hàng sa số các khoản đầu tư từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng mà kết quả thu được đều là MẤT TOÀN BỘ GÓP VỐN do quyết định của Hội đồng quản trị T.K.V. Nguồn: https://tambao.net/ai-da-khien-viet-nam-trang-300-000-ty-dong-tai-lao-va-campuchia.html?fbclid=IwAR2SGVUNMtOtBmMeyONA_t0J3kgqBCYTOjpjJeVP4mjjT06GCxvvOHYILS8
Thử hỏi, nếu dùng số tiền đầu tư thua lỗ do bọn đảng viên tham quan trong cái gọi là "nhà nước vì dân" gây ra trong nhiều năm qua, là có thể xây dựng được hàng ngàn nhà máy khử mặn hay trang bị được một đội máy bay làm mưa nhân tạo cho vùng ĐBSCL khi bị hạn mặn - đây là một việc hữu ích trong việc tạo hạnh phúc cho người nông dân, hoàn toàn độc lập với các nguồn nước thượng nguồn mà bị TQ không chế hoặc bị ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino gây ra.
Đám lãnh đạo lớp 3 trường làng này chỉ biết dùng vũ lực kết hợp nhịp nhàng với ban tuyên láo, đút bánh vẻ cho người dân ăn, năm này qua năm khác. VN hiện nay không có cái đảng hay nhà nước nào gọi là "vì dân", mà chỉ có đảng cướp ngày gọi là đảng csVN và tà quyền đang cai trị, đám Mafia này chỉ biết trấn lột người dân dưới nhiều hình thức tinh vi để nuôi 5 triệu con ký sinh trùng.
Biên khảo chính trị từ Hậu Duệ VNCH, Nguyễn Thị Hồng, 08.03.2020
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen