Tướng Lê Minh Đảo là một danh tướng của VNCH, Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1933 trong một gia đình có cha là viên chức bình thường tại xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định. Từ nhỏ, ông có tiếng học giỏi, ông đã học tại trường Lycėe Pėtrus Ký, Sài Gòn theo chương trình Pháp. Năm 1952, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Cuối tháng 9 năm 1953, thi hành lệnh động viên, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 53/125.441. Theo học khóa 10 Trần bình Trọng tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Do có thành tích học tập tốt (hạng 18/400), ông được giữ lại trường để làm Cán bộ Trung đội trưởng, hướng dẫn khóa sinh của những khóa kế tiếp: khóa 11 Phạm Công Tuân và khóa 12 Cộng Hòa.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Cuối năm 1955, khi Quân đội Quốc gia đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được chọn đi du học lớp Huấn luyện viên tại Trường Võ bị Lục quân Fort Benning, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Ông được xem là một học viên toàn diện, có thể tự lái Trực thăng và làm Hoa tiêu phụ bay đêm. Đầu tháng 6 năm 1956, sau khi mãn khóa học về nước, ông được thăng cấp Trung úy tiếp tục làm Cán bộ và Huấn luyện viên của trường Võ bị Liên quân các khóa 13 Thống Nhất, khóa 14 Nhân Vị và khóa 15 Lê Lợi..
Năm 1959, Thiếu tướng Lê Văn Kim được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy và chọn làm Sĩ quan Tùy viên cho tướng Kim. Vì vậy, năm 1961 khi tướng Kim được điều về Bộ Tổng tham mưu làm Phụ tá Tư lệnh hành quân, ông cũng được chuyển công tác theo. Sau đó, ông được cử đi du học lớp tác chiến chống du kích trong rừng già tại Malaysia (Tác chiến trong rừng). Sau khi về nước, ông phục vụ tại Khối Nghiên cứu của Bộ Tư lệnh Hành quân. Ngày 2 tháng 11 năm 1962, ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Long An thay thế Thiếu tá Nguyễn Văn Xinh.
Khi xảy ra cuộc Đảo chính ngày 1 tháng năm 1963, ông được tướng Lê Văn Kim, bấy giờ đã được thăng Trung tướng, Tổng thư ký kiêm Ủy viên Ngoại giao của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, triệu hồi về Sài Gòn để chuẩn bị nhân sự. Tuy nhiên, sau đó không lâu, tướng Nguyễn Khánh đã thực hiện cuộc chỉnh lý để loại bỏ ảnh hưởng của các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân để lên nắm quyền lãnh đạo. Bị cho là thuộc cấp thân tín của tướng Kim, nên cuối năm 1964, ông phải bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc và chuyển công tác về Phòng 3 (Hành quân) của Quân đoàn IV.
Mãi đến đầu năm 1965, ông mới được bổ nhiệm vào chức vụ chỉ huy, bắt đầu sự thăng tiến trong binh nghiệp. Ban đầu là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 31, Sư đoàn 21 Bộ binh, không lâu sau, ông được thăng chức làm Trung đoàn phó Trung đoàn 31. Đầu năm 1966, ông được điều trở về Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV, giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Hành quân.
Tháng 9 năm 1967, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện thay thế Trung tá Chương Dzềnh Quay. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Cuối tháng 2 năm 1969, bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Chương Thiện lại cho Trung tá Nguyễn Văn Ngưu, ông chuyển sang làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Định Tường thay thế Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1970, ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Đại tá tại nhiệm.
Tháng 3 năm 1972, Đại tá Lê Minh Đảo được điều về làm Tư Lệnh sư đoàn 18 được hơn 7 tháng, thì sư đoàn 18 đã lột xác và trở thành một trong những sư đoàn giỏi của QL.VNCH. Những ngày làm Tư Lệnh sư đoàn 18, ông sống gần gủi với anh em binh sĩ thuộc cấp trong tình huynh đệ chi binh. Để chăm sóc sức khoẻ tốt cho các chiến sĩ khi bị đau ốm và bị thương, đồng thời sửa sang lại khu gia binh.
Tháng 6 năm 1972, ông được lệnh đưa Sư đoàn vào An Lộc thay thế Sư đoàn 5 Bộ binh. Với sự tăng phái của Liên đoàn 5 Biệt động quân, Sư đoàn 18 trở thành đơn vị phòng thủ chính tại phía Bắc Sài Gòn. Ông nhiều lần chỉ huy Sư đoàn, liên tục hành quân giải tỏa trục đường 13, giải toả áp lực bao vây của đối phương vây quanh An Lộc. Do chiến tích lẫy lừng này nên ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được đặc cách tại mặt trân thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm khi mới 39 tuổi.
Với khả năng điều binh tuyệt vời, tướng Lê Minh Đao từng giáng lên đầu các sư đoàn cộng sản, những đòn ác liệt. Tướng Lê Minh Đảo được coi là một trong những tướng lĩnh chỉ huy cấp Sư đoàn có khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa. Ông từng là người hùng của Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc, phòng tuyến cuối cùng của Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Khi tiếp nhận phòng tuyến này, Tướng Đảo đã trực tiếp đi quan sát địa hình, nơi sư đoàn 18 phụ trách để lập kế hoạch phòng thủ và phản công để đẩy lùi các áp lực đang đè nặng tại đây.
Thứ nhất, ông cho chiếm tất cả các điểm cao xung quanh Xuân Lộc, và đặt các đài quan sát ở đó. Cách bố trí các khẩu pháo của tướng Đảo rất thông minh. Tướng Đảo chỉ để 4 khẩu pháo trong thị xã Xuân Lộc, còn lại, ông cho bố trí pháo trên Núi Thị, và các núi phía Nam. Khi cộng quân tấn công, bị pháo của tướng Đảo bắn vào rất chính xác, gây nhiều thiệt hại nặng nề. Để nghi binh tướng Đảo cho đào 3 hầm trú ẩn tránh pháo kích của cộng quân, ở 3 nơi khác nhau, nếu hầm này bị phá, thì di chuyển sang hầm khác. Nên trong 11 ngày chiến đầu, cộng quân không phát hiện được tướng Đảo ở đâu.
Nhờ vào lực lượng truyền tin giỏi trong việc giải mã các thông tin của cộng quân, nên khi đối phương truyền tin cho nhau, thì phe ta được giải mã kịp thời, nên tướng Đảo luôn luôn biết trước được mọi kế hoạch của đối phương. Trận Xuân Lộc bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng 4.
Sáng 27/4 trên QL. 15 Sài Gòn – Vũng Tàu bị cắt đứt và Cộng quân hung hản tiến về Tổng Kho Long Bình. Trong khi đó , các đơn vị của SĐ18BB, SĐ3BB, LĐ1ND, TQLC.. đang tổ chức hệ thống phòng thủ ở phía Đông Sài Gòn và khu vực Bà Rịa. Ngày 24 tháng 4 Tổng thống Hương thăng cấp ông lên Thiếu tướng.
Ngày 28/4, khi quân CSBV đã ào ạt tấn công vào tỉnh Phước Tuy, các đơn vị Nhảy Dù chống trả quyết liệt giữ vững tuyến phòng thủ đến chiều tối cùng ngày, LĐ1ND được lệnh rút về Vũng Tàu trước khi đơn vị Công binh và TQLC bảo vệ cho phá hủy cầu Cỏ May trong đêm 28 rạng ngày 29/4. Cuộc chiến Xuân Lộc chấm dứt vào ngày 29/4 và QL.VNCH tan hàng vào sáng ngày 30.4.1975 khi tướng Dương Văn Minh tuyên bố buông súng ai về nhà nấy. Sau khi nhận được lệnh đầu hàng, ông ra lệnh giải tán đơn vị và tìm cách về Cần Thơ rồi lại quay về Sài Gòn.
Đây là thời điểm bắt đầu cho nổi bất hạnh của toàn thể quân nhân QL.VNCH còn ở lại. Tướng Lê Minh Đảo cùng chung nổi bất hạnh với các thuộc cấp và đồng đội trước vận nước đổi thay.
Đến ngày 9 tháng 5 năm 1975, ông ra trình diện Chính quyền mới. Tướng Đảo bị bắt đi học tập cải tạo suốt 17 năm liền, trải qua đủ loại nhà tù khác nhau, từ nam ra bắc. Đến năm 1992 thì được thả về nhà ở Sài Gòn, và đến năm 1993, tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ đoàn tụ gia đình theo diện HO. Ông là một trong 4 tướng bị tà quyền cộng sản giam giử lâu nhất.
THAM KHẢO:
1.Nguyễn Hữu Chế – TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG
https://vantuyen.net/2015/11/07/nguyen-huu-che-tran-chien-cuoi-cung/
2.Thiếu tướng Lê Minh Đảo,https://linhvnch.wordpress.com/t-t-le-minh-dao/
3. Cuộc chiến đấu cuối cùng ở Xuân Lộc
https://hoiquanphidung.com/showthread.php?6481-Thi%E1%BA%BFu-T%C6%B0%E1%BB%9Bng-L%C3%AA-Minh-%C4%90%E1%BA%A3o
4.Mặt Trận Xuân Lộc tháng Tư 1975 – Mũ Đỏ Trịnh Ân
https://bienxua.wordpress.com/2019/04/11/mat-tran-xuan-loc-thang-tu-1975-mu-do-trinh-an/
5.Thiết Giáp tại mặt trận Tây Bắc Xuân Lộc, tháng 4/1975
http://tsnkt.blogspot.com/2011/01/thiet-giap-tai-mat-tran-tay-bac-xuan.html
Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 18.3.2020
1.Nguyễn Hữu Chế – TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG
https://vantuyen.net/2015/11/07/nguyen-huu-che-tran-chien-cuoi-cung/
2.Thiếu tướng Lê Minh Đảo,https://linhvnch.wordpress.com/t-t-le-minh-dao/
3. Cuộc chiến đấu cuối cùng ở Xuân Lộc
https://hoiquanphidung.com/showthread.php?6481-Thi%E1%BA%BFu-T%C6%B0%E1%BB%9Bng-L%C3%AA-Minh-%C4%90%E1%BA%A3o
4.Mặt Trận Xuân Lộc tháng Tư 1975 – Mũ Đỏ Trịnh Ân
https://bienxua.wordpress.com/2019/04/11/mat-tran-xuan-loc-thang-tu-1975-mu-do-trinh-an/
5.Thiết Giáp tại mặt trận Tây Bắc Xuân Lộc, tháng 4/1975
http://tsnkt.blogspot.com/2011/01/thiet-giap-tai-mat-tran-tay-bac-xuan.html
Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 18.3.2020
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen