"KẾ HOẠCH CHIẾN THẮNG" 5 ĐIỂM CỦA SELENSKYJ KHÔNG ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN TỪ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Ở BRÜSSEL
Tổng thống Ukraine giải thích tại hội nghị thượng đỉnh EU về việc ông muốn chấm dứt chiến tranh vào cuối năm 2025. Những yêu cầu bày của ông đối với phương Tây vẫn còn nhiều điều chưa đạt được đồng thuận của các quốc gia trong khối EU, nhưng ông cũng đưa ra dể hy vọng về một điều gì đó sẽ được đáp lại.
Selenskyj gặp trở ngại ở Brüssel
Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selenskiy hôm qua thứ Năm 17/10, đã trình bày cái gọi là kế hoạch chiến thắng của mình với các nguyên thủ quốc gia và chính phủ EU, theo đó ông muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chậm nhất là vào cuối năm sau. Ông ấy muốn đạt được “hòa bình thông qua sức mạnh”, Selenskiyj nói tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brüssel. Trong số những điều khác, ông yêu cầu các nhà cung cấp vũ khí phương Tây dỡ bỏ các việc hạn chế sử dụng vũ khí của Mỹ và phương tây và cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong nước Nga. Ngoài ra, kế hoạch của Selenskyj bao gồm yêu cầu Ukraine phải nhận được lời mời ràng buộc và vô điều kiện để gia nhập NATO ngay bây giờ.
Theo một dự thảo bằng văn bản về kế hoạch chiến thắng đã được lưu hành tại Brüssel hôm thứ Năm và được cung cấp cho tờ Süddeutsche Zeitung của Đức, điều quan trọng là phải “đưa chiến tranh trở lại Nga” nhằm vực dậy người dân Nga. Điều quan trọng nữa là ngăn chặn mục tiêu địa chiến lược của Nga trong cuộc chiến - giữ Ukraine trong vùng ảnh hưởng của nước này - bằng cách mời NATO tham gia. Chỉ khi đó Nga mới sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình thực sự theo kế hoạch.
Nỗi lo leo thang vẫn còn nơi các quốc gia EU
Cả hai yêu cầu do Selenskyj đưa ra cho đến nay đều vấp phải sự hoài nghi lớn ở châu Âu, cũng như từ chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Ví dụ, Mỹ, Anh và Pháp, những nước đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình tầm xa, nhưng hiện đang cấm bắn chúng vào các sân bay quân sự hoặc kho chứa ở nội địa Nga - vì lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc đối đầu giữa các nước với Nga và NATO và Nga. Vì lo sợ sự leo thang như vậy, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối giao hỏa tiễn hành trình Taurus cho Ukraine từ nhiều tháng qua.
Mong muốn của Selenskyj về một lời mời ngay lập tức của NATO cũng vấp phải sự phản đối. Tổng thống Ukraine cũng thừa nhận rằng việc nước này thực sự gia nhập liên minh chỉ có thể diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc. Nhưng nhiều quốc gia NATO né tránh thuật ngữ “lời mời” chừng nào vẫn còn giao tranh ở Ukraine. Họ không sẵn sàng trao cho Ukraine bất cứ thứ gì ngoài những lời lẽ mà liên minh đã đồng ý vào mùa hè này. Sau đó, Ukraine đang trên con đường “không thể đảo ngược” về việc gia nhập NATO.
Các nhà ngoại giao kỳ vọng Ukraine và các nước châu Âu ủng hộ như Ba Lan, các nước vùng Baltic sẽ tiếp tục gây áp lực lên NATO. Tuy nhiên, cơ hội thành công được xếp vào loại thấp. Thủ tướng Scholz, ít nhất là vào hôm qua thứ Năm 17/10, tỏ ra không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu trọng tâm trong kế hoạch của Selenskyj.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết việc thực hiện việc Ukraine gia nhập NATO "tất nhiên là khó khăn" trong khi đất nước này đang có chiến tranh.
Selenskyj đang phải cố gắng thu hút sự chú ý của các đồng nghiệp châu Âu trong chuyến thăm Brüssel lần này. Chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh, hiện đang được hầu hết các chính phủ châu Âu quan tâm, là vấn để di dân - không phải chiến tranh ở Ukraine, mặc dù những kẻ tấn công Nga đang gia tăng ở đó, phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị phá hủy và đất nước của ông đang đối diện với một “mùa đông khắc nghiệt và nguy hiểm” sắp đến gần.
Ngoài ra, Selenskiyj dường như cũng biết rất rõ về số phận của đất nước ông phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn là vào người châu Âu. Dù thế nào đi nữa, hai đoạn trong kế hoạch chiến thắng được đọc như thể người Ukraine muốn chuẩn bị cho một chiến thắng có thể xảy ra trước ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và Selenskyj đang tìm kiếm lý lẽ để thuyết phục ông Trump tiếp tục ủng hộ đất nước ông.
Để đáp lại sự giúp đỡ của họ, Selenskyj mang đến cho Hoa Kỳ và Châu Âu cơ hội tiếp nhậận các nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu thô quan trọng đang tồn tại ở Ukraine. Ngoài ra, theo kế hoạch, các đơn vị Ukraine được trang bị tối tân và đã qua kinh nghiệm chiến đấu, có thể đóng quân ở các nước châu Âu khác và thay thế quân đội Mỹ ở đó.
Cả hai đề nghị đều có khả năng hấp dẫn đối với Trump, người có đầu óc kinh doanh, vì Trump đã muốn đưa quân đội Mỹ từ châu Âu về nước trong nhiệm kỳ đầu tiên ông còn tại nhiệm và Trump phàn nàn rằng Mỹ không còn bảo đảm lục lượng đồn trú Mỹ ở châu Âu, nếu như chi phí quốc phòng các nước trong khối Nato còn dưới 2% GDP.
Vũ Thái An, người l1inh VNCH, ngày 16 Oktober 2024
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen