BIA TIẾN SĨ VĂN MIẾU
Con ơi mẹ dạy con này,
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch, rách thơm
Công danh là nợ nước non phải đền.
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp". Đây là câu nói của Tiến sĩ Thân Nhân Trung, triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử giám, cách đây 524 năm (1484- 2008), đã khẳng định vai trò của nhân tài trong việc hưng thịnh đất nước.
Câu nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Nếu như vai trò giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và hàng ngũ trí thức biết tỉnh thức để đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước ngày hôm nay, thì mẹ VN sẽ hạnh phúc biết bao....
Theo danh sĩ Thân Nhân Trung, với kẻ sĩ thì cái danh là một việc lớn, và phải là danh thực, nên trong bài ký Đề tên Tiến sĩ Khoa Đinh Mùi (1487) ông đã viết:
“Sẽ muôn thủa bất hủ vậy, thảng hoặc chỉ tu sức văn vẻ bên ngoài, đức hạnh thiếu thốn bên trong, điều thấy không bằng điều nghe, việc làm trái với điều học, hạnh kiểm sa sút, danh giáo nhuốc nhơ, chỉ tổ bôi nhọ tấm bia này mà thôi. Không phải cái ý triều đình hy vọng ở kẻ sĩ quân tử mà cũng không phải là điều kẻ sĩ quân tử tự đối đãi với mình vậy”.
Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.
MỘT VÀI TẤM BIA TRONG VĂN MIẾU
( tư liệu của viện Hán Nôm)
Văn miếu Hà Nội
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM NHÂM NGỌ NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 3 (1822) | |
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người:
NGUYỄN Ý 阮 懿1, Cử nhân, người xã Vân La huyện Thanh Trì phủ Thường Tín trấn Sơn Nam, sinh năm Bính Thìn, đỗ năm 27 tuổi. |
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 7 (1826) | |
Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người
HOÀNG TẾ MỸ 黃 濟 美1, Cử nhân, người xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm tân Mão, thi đỗ năm 32 tuổi. |
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM KỶ SỬU NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 10 (1829) | |
n đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người
NGUYỄN ĐĂNG HUÂN 阮 登 勳1 Cử nhân, người xã Hương Ngải huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm t Sửu, thi đỗ năm 25 tuổi. |
Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ. Trong những năm tiếp theo, nhà Lê Sơ đã cho dựng thêm 5 tấm bia tiến sĩ các khoa thi năm 1487, 1496, 1502, 1511 và 1514. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung Hưng nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (thời nhà Lê Sơ) và năm 1529. Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, đã có 22 khoa thi tiến sĩ được tổ chức nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi được dựng bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khoa thi năm 1529. Sang triều đại Lê Trung Hưng, các khoa thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời vua Lê Trung Tông còn đóng đô ở Thanh Hóa. Sau khi chiếm lại được Thăng Long, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn nhưng cũng phải đến năm 1653 thì nhà Lê Trung Hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu với 25 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1554 đến năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 lại có một đợt dựng bia lớn thứ 2 dưới triều đại nhà Lê Trung Hưng với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn và sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi cho tới khoa thi năm 1779 thì nhà Lê Trung Hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82). Sang triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân – Huế nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại Văn Miếu (Hà Nội) nữa. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.
BIA TIẾN SĨ VĂN MIẾU
Tất cả 82 bia tiến sĩ đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức dựng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và bài ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công viêc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo rất lớn của những người thợ.
Bên cạnh đó, mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ly, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ 15 đến 18.
Đến nay, bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi dựng. Phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Tính hiếm có và không thể thay thế ở nội dung và cách thức dựng bia, giá trị lịch sử – mỹ thuật và ảnh hưởng xã hội của tấm bia khiến cho 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) trở nên vô cùng đặc sắc, không đâu có được.
Chiều ngày 9/3/2010 tại Macau, Ủy ban ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.( nguồn http://www.dch.gov.vn/
TIẾN SĨ TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Đây là hình tượng tiêu biểu của một tiến sĩ trong đám đỉnh cao trí tuệ của ông Nguyễn Văn Ngọc được giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng)
Từ năm 2006, cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước, theo tinh thần của “Nghị quyết Thu hút nhân tài” của tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án. Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học. Ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa Đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Malaysia.
Trong khi chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải kéo dài trên 2 năm (sao lại trên 2 năm, gấp đôi như thế cũng chưa chắc đã có bằng Tiến sĩ nếu học cho ra học – BVN), thì ông Ngọc chỉ cần 6 tháng đã lấy được bằng Tiến sĩ. Cụ thể:
Tháng 3-2009, ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày 23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc. Công văn nêu rõ: “Toàn bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc (Phó Bí thư Tỉnh ủy) theo học là 17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận bằng Tiến sĩ”.
Kèm theo đó là một thông báo bằng tiếng Anh của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008 về việc khóa đào tạo MBA, có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.
Dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút Tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học Tiến sĩ (1 triệu/tháng). Tổng cộng 24 triệu/24 tháng.
Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng (kể từ khi có quyết định cử đi học), ông Ngọc đã hoàn thành khóa học và có bằng Tiến sĩ thì không hiểu 24 tháng học này được xác định như thế nào?
Ông Phạm Văn Cường, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Đến nay (26-7-2010). ông Ngọc vẫn chưa nộp cho tỉnh bản sao bằng Tiến sĩ, cũng như chưa xuất trình bằng cấp chính thức.
http://giaosudom.wordpress.com/2011/08/05/ts-dỏm-nguyễn-van-ngọc-nguyen-pho-bi-thư-tỉnh-ủy-yen-bai-pho-bi-thư-dảng-ủy-khối-cơ-quan-doanh-nghiệp-trung/#more-2281
Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.
Hiền tài, nguyên khí của Ba Đình là như thế đó!!
BÀI ĐỌC THÊM:
1.Bia Văn miếu Hà Nội
http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=564
2. Danh sĩ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.
Hiền tài, nguyên khí của Ba Đình là như thế đó!!
BÀI ĐỌC THÊM:
1.Bia Văn miếu Hà Nội
http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=564
2. Danh sĩ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thân_Nhân_Trung
3.Thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN có bằng 'dỏm'
http://vtc.vn/2-325679/xa-hoi/ky-luat-canh-cao-thu-truong-bo-y-te-cao-minh-quang.htm.
4.ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến đã sử dụng bằng tiến sĩ "dỏm" 6.500 US$. http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/bang-tien-si-my-gia-6500-usd-cua-ong-hieu-pho.html.
5.Tiến sĩ đạo văn của Tiến sĩ
3.Thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN có bằng 'dỏm'
http://vtc.vn/2-325679/xa-hoi/ky-luat-canh-cao-thu-truong-bo-y-te-cao-minh-quang.htm.
4.ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến đã sử dụng bằng tiến sĩ "dỏm" 6.500 US$. http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/bang-tien-si-my-gia-6500-usd-cua-ong-hieu-pho.html.
5.Tiến sĩ đạo văn của Tiến sĩ
http://www.gdtd.vn/ channel/2741/201311/ vu-tien-si-dao-van-cai-gia- cua-su-luoi-bieng-1975680/.
6.Có nhiều bằng tiến sĩ giả
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Co-nhieu-bang-tien-si-gia/70031081/218/
Nguyen Thi Hong, 26.12.2013
6.Có nhiều bằng tiến sĩ giả
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Co-nhieu-bang-tien-si-gia/70031081/218/
Nguyen Thi Hong, 26.12.2013
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen