Freitag, 15. Juli 2016

GIỮ VỬNG CỜ VÀNG LÀ MỘT HÀNH 
ĐỘNG CHÍNH TRỊ


NIỀM TIN BẤT DIỆT

Rồi sẽ có một ngày sông núi Việt
Lá Cờ Vàng ngạo nghễ dưới trời xanh
Bởi tuổi trẻ, giống Tiên Rồng hào kiệt

Có những trái tim dũng cảm, chân thành

Có những trái tim kiên cường, bất khuất
Khơi đuốc thiêng không quản ngại đòn thù
Biết xót dân lành sống đời thú vật
Biết thương quê chìm đắm giữa lao tù

Biết trị tội loài buôn dân, bán nước
Kẻ cướp máu xương xây dựng ngai vàng
Đưa phụ nữ vào nhục hờn nhơ nhuốc
Đẩy trẻ thơ vào vực thẳm đường hoang ...

Chuông đã gióng, chuông vang rền bốn cõi
Tiếng lương tâm, hầu thức tỉnh muôn lòng !
Cảm ơn người tù, âm thầm ngục tối
Cho Việt Nam rực rỡ một vừng đông

Cho nước Việt Nam không còn cộng sản
Và có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền ...
Cho Tổ Quốc thoát qua hồi kiếp nạn
Cờ bay vàng ba cõi núi sông thiêng
(Ngô Minh Hằng) 



SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC CỜ VÀNG

Dưới lá cờ đỏ, dân tộc ta phải chịu tủi, chịu nhục, chịu kiếp an phận.
Đây, là lúc chúng ta cần nhắc lại ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta dưới ngọn Hoàng Kỳ. Đó, thời Bà Triệu Hoàng Kỳ khởi nghĩa, được ghi lại trong sử sách:
"Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha.
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh."
(tírch Bà Triệu đánh Ngô, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca).

Ngọn cờ vàng đầu tiên ghi vào sử sách, là ngọn cờ khởi nghĩa chống quân phương Bắc xâm lược của Bà Triệu (225-248),
Khi Bà Triệu phất ngọn cờ vàng khởi nghĩa đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược (nhà Ngô thời đó), bà đã tuyên bố thế nào?
Ngọn cờ vàng thứ hai, ngọn cờ đã đi vào lịch sử dân tộc, và là ngọn cờ đầu tiên có hình dáng, kích thước cụ thể: Long Tinh Kỳ (1802-1885):
Long Tinh Kỳ 1802-1885 (Dragon Star Flag)

Ngọn cờ vàng thứ ba là lá cờ Cần Vương khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược, còn gọi là Đại Nam Quốc kỳ, được dùng từ 1885-1890.

Đại Nam Quốc kỳ 1885-1890

Ngọn cờ vàng thứ tư (1890-1920) là lá cờ do vua Thành Thái (tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu), một nhà vua yêu nước chống Pháp có chỉ dụ ban hành vào năm 1890.

Lá cờ này được sử dụng song song với lá cờ Liên Bang Đông Dương (1923-9/3/1945) do Pháp đặt ra.
Cờ Liên Bang Đông Dương của Pháp 1923-1945

Ngọn cờ vàng thứ năm là lá Long Tinh Kỳ (thứ 2) của triều Nguyễn:
Long tinh kỳ 1920-1945

Ngọn cờ vàng thứ sáu là cờ quẻ ly của Đế Quốc Việt Nam, được dùng dưới thời chính phủ đương nhiệm Trần Trọng Kim, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại (tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển) tuyên bố độc lập, hủy bỏ toàn bộ những hiệp ước ký kết trước đây với Pháp, và thu hồi chủ quyền Quốc Gia.

Quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam 11/3/1945 - 5/9/1945

Trong thời gian này, Hoàng Đế Bảo Đại có dùng Long Tinh Đế Kỳ, hình dáng gần giống với lá Long Tinh Kỳ thứ 2, tuy nhiên vạch đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 lá cờ, cho đúng tỷ lệ với cờ quẻ Ly.
Long Tinh Đế Kỳ 11/3 - 30/8/1945

Tài liệu của Cơ Sở Việt Tộc Paris có ghi chép về ý nghĩa của cờ quẻ Ly:
"Theo Kinh Dịch (khoa học đông phương nói về quy-luật biến-hóa của vạn vật) thì Quẻ Ly thuộc cung Hỏa ở phương Nam. Vì thế nên chữ LY phải mang màu đỏ của lửa. Hình-thể lá cờ tượng-trưng cho lảnh-thổ nên phải là hình vuông (trời tròn đất vuông); nay biến thành hình chữ nhật cho phù-hợp với quy-ước quốc-tế. Vì vậy nên lá cờ mang quẻ ly đã nói lên vị-trí của một Quốc-gia ở phương Nam, tức nước NAM. Nay nước Nam thì ai làm chủ? Màu vàng giải trên toàn thể lá cờ mà ngày xưa gọi là Hoàng Địa, nay ta gọi là Nền Vàng, có nghiã là dân Việt làm chủ trên mảnh đất đó."
Ngọn cờ vàng thứ bảy là lá cờ vàng sọc xanh của Chính Phủ Lâm Thời "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc":
Cờ của chính phủ lâm thời Nam Kỳ 
Cộng Hòa Quốc 1/6/1946-2/6/1948

Tại miền Nam, kể từ 9-10-45 sau khi giải giới Nhật, Anh chính thức giao quyền cho Pháp quản nhiệm hành chánh miền Nam vĩ tuyến 16. Kế đến Pháp trở cờ, tái lập "Cộng Đồng Liên Bang Đông Dương". Ngày 1-6-1946 nước "Cộng Hòa Nam Kỳ" ra đời, với nội các Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh. Lá cờ "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc" có nền vàng bao bên ngoài ba sọc xanh ở giữa, chen giữa ba sọc xanh là hai sọc trắng. Ý nghĩa của ba sọc xanh là ba phần Việt, Miên, Lào trong liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh và trắng). Chế độ "Nam Kỳ thuộc địa" tồn tại được 2 năm thì cáo chung với sự thành lập Quốc Gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng kể từ 2-6-1948. 
Ngọn cờ vàng thứ tám, quốc kỳ của Quốc Gia Việt Nam, và là quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa sau đó. Như hầu hết những người Việt quốc gia đều đã biết, cờ vàng 3 sọc đỏ có một ý nghĩa vô cùng đẹp và sâu sắc về lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ. Màu vàng là màu quốc thổ cũng là màu da của giống nòi Việt Nam, màu vàng còn là màu của sự may mắn và thịnh vượng. Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng thuộc hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia. Chính vì thế mà vua chúa thời xưa xưng là Hoàng Đế, áo mặc của vua gọi là hoàng bào. Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của phương Nam. Đây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập ở cỏi Trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc. Ba sọc đỏ còn tượng trưng cho 3 dòng máu của Việt Tộc 3 miền : Bắc, Trung, Nam. Tuy chia 3 miền ( 3 sọc ) nhưng cùng chung một nhà ( nền vàng ). Đó là nhà Việt Nam, nơi chốn của con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ba sọc đỏ song song nhau tượng trưng cho sự bình đẳng, bình quyền.


vietlist.us
CỜ VÀNG CỦA NỀN ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ

Nước Việt Nam Cộng Hoà được chính thức thành lâp Ngày 26.10.1955, và chính phủ gồm các.nhân vật cũ đã được bổ nhiệm từ 10.5.1955, chỉ đổi danh hiệu Tổng trưởng. Cũng trong ngày nầy Chính Phủ nước VNCH thông báo với Pháp:" không triển hạn Hiệp Định thương mại sắp hết vào ngày 31.12.1955.

Ngày 31.7.1956 Quốc Hội họp bàn về Quốc Kỳ và Quốc ca, cuối cùng không chọn được quốc kỳ và quốc ca, quốc hội tạm hoãn.
*Ngày 1.8.1956 Quốc Hội gia hạn kỳ dự thi vẽ mẩu quốc kỳ và các bản quốc ca dự thi đền ngày 15.9.1956.
Ngày 17.10.1956 Quốc Hội tuyên bố không chọn đ
ược bản Quốc Ca hay mẩu Quốc Kỳ dự thi nào trong số 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc dự thi cho Quốc Ca. Giử lại cờ vàng 3 sọc đỏ và bản Tiếng Gọi Thanh Niên ( sửa lời) của Lưu Hữu Phước, là quốc ca nước VNCH.
* Ngày 26.10.1956 Quốc Hội tuyên Bố Hiến Pháp nưóc VNCH. Dân chúng đơợc phép đốt pháo trong 3 ngày 26,27 và 28.. Miển thuế chợ ngày 26.10.1956.http://hienphap.com/wp-content/uploads/2008/04/hpvnch1956.pdf

Ngày 26.10 hàng năm từ 1956-1963  cũng là ngày quốc khánh của nền đ nhất cộng hoà.. Sau khi nền đệ nhất cộng hoà kết thúc vào ngày 1.11.1963, cờ vàng 3 sọc đỏ được sử dụng tiếp tục trong nền đệ nhị cộng hoà cho đến ngày 30.4.1975 tại miền nam VN. Ra đến hải ngoại người Việt tị nạn cộng sản vẩn tiếp tục coi là một lá cờ đầu trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang phát động. Cờ vàng hiện nay tại hải ngoại là tụ điễm của những trái tim với một lòng quang phục quê hương, cờ vàng 3 sọc đã được hầu hết các tiểu bang trên đất Mỹ công nhận và phất phới trong các buổi lễ của người cộng đồng người Việt tự do khắp nơi trên thế giới. 
Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2008, Cờ vàng ba sọc đỏ đã được 14 tiểu bang, 7 quận hạt, 88 thành phố tại Hoa Kỳ chính thức công nhận là lá cờ đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Cờ vàng thường xuyên xuất hiện trong các lễ nghi và sinh hoạt cộng đồng như cuộc diễn hành Tết ở Mỹ.
Đầu tháng 2 năm 2009, thành phố Santa Ana, CA, lỵ sở và cũng là thành phố lớn nhất quận Cam rồi đến Irvine ngày 25 Tháng Giêng 2011 cũng đã thông qua nghị quyết chọn cờ vàng làm cờ đại diện cho cộng đồng người gốc Việt ở vùng này.


CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? XẤU HAY TỐT?

Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ : chính và trị. Chính có nghĩa là ngay thẳng. Trị là cai trị. Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo, liên quan đến Chân- Thiện – Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng sự thật, trái lại với gian xảo, ăn gian nói dối, nói láo và tuyên truyền, như bản tính của người cộng sản, mà chính ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô đã từng tuyên bố: «Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo». Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương tri, trái lại cái gì là ác ôn, côn đồ, vô lương tâm, vô lương tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay yêu quý và kính trọng, trái lại với cái gì xấu, mọi người chán ghét, chê cười, phỉ nhổ.


Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách khác đi là làm sao để đời sống của con ngưòi mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật chất cũng như tinh thần; về vật chất thì người dân , tối thiểu, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh, trái ngược với đời sống man dại, cầm thú, đời sống của người cộng sản, như lời bà Dương thu Hương đã nói :«Tôi ở trong một đoàn quân chiến thắng ; nhưng tôi phải đau lòng mà nói lên rằng kẻ chiến thắng chính là kẻ man dại ; và ngược lại kẻ chiến bại chính là kẻ văn minh». Cũng như nhà thơ Vũ hoàng Chương đã than :

Từ độ người về, hỡi loài man dại !

Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau.
Tiếng thở dài vang tận đáy sông xâu,
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ.
Bildergebnis für bài thơ về lá cờ vàng ba sọc đỏ
Chính trị theo nguyên nghĩa lúc đầu là con đường vương đạo, trái với bá đạo. Đó là quan niệm của những bậc hiền triết từ Đông sang Tây. Chính trị là con đường đại đạo, con đường đưa đến cái học lớn. Đó cũng là quan niệm về tám cái chính (Bát Chính), của đức Phật, chính ở đây cũng có nghĩa là ngay, thẳng như trong chữ chính trị. Bát chính đó là :

1) Chính định là định cái chỗ mình hiện hữu, có mặt một cách đúng ;
2) Chính kiến là nhìn đúng :
3) Chính niệm là quan niệm đúng ;
4) Chính tư duy là suy nghĩ đúng ;
5) Chính ngôn là nói đúng ;
6) Chính nghiệp là hành động đúng ;
7) Chính tín là tin tưởng đúng ;
8) Chính mạng là số mạng đúng.

Theo Mạnh Tử ( 372-289 trước Tây Lịch), thì chính trị đó là đặt quyền lợi của dân lên trên hết, khi ngài nói : «Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh» có nghĩa là dân quý nhất, sau đó mới tới luật pháp và cuối cùng mới tới quan quyền. Ở Việt Nam ta, đức Trần Hưng Đạo, được người dân tự động coi như thánh nhân,
Nguyễn Trãi ( 1380-1442), quê ở huyện Thường Tính, tỉnh Hà Đông, cách chúng ta cả sáu bảy trăm năm cũng quan niệm chính trị là vương đạo, trái với bá đạo, khi ngài nói : «Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo» «Đem nhân nghĩa để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo» ( Bình Ngô Đại Cáo).
Ở Tây phương chữ chính trị (Politique) được định nghĩa là một khoa học hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất (La politique: science ou art de gouverner un Etat, qui montre une prudence calculée) (Larousse) Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do (la politique est la science de la liberté), có nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.
Nhưng về sau này, người ta hiểu sai chữ chính trị, thay vì hiểu nghĩa chính trị là chính đạo, vương đạo, thì họ hiểu chính trị là tà đạo, bá đạo, làm chính trị là có quyền dùng mọi phương tiện, thủ thuật, ngay dù vô luân lý, vô đạo đức, cướp của giết người, miễn là đạt được mục đích của mình. Trường phái này đuợc tăng cường với sự xuất hiện của 2 chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít vào thế kỷ 20. Staline đã từng đi ăn cướp để nuôi đảng. 
Trường Đông Phương ở bên Nga nơi mà nhiều người lãnh tụ các nước cộng sản xuất thân trong đó có Hồ Chí Minh,  là một trường dạy nói dối, đấu tranh bất hợp pháp, lén lút, khủng bố, cướp của, giết người, đó là phần học chính.



Cách làm chính trị của người cộng sản khác hẳn với quan niệm người xưa, đó là dùng bất cứ phương tiện nào để cướp chính quyền ; và một khi có chính quyền rồi, thì dùng bất cứ phương tiện nào, dù là chém giết, tù đày, để giữ chính quyền. Việt nam hôm nay là một nạn nhân của các chính trị gia của trường phái bá đạo. Hệ lụy liên tục và triền miến đến với Việt tộc và tổ quốc VN sau ngày 30.4.1975.

Theo người xưa, như theo Aristote (384-322 trước Tây lịch), cắt nghĩa trong quyển Chính Trị (La Politique) : «Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn»
Đó là định nghĩa chính trị theo trường phái chính đạo hay tà đạo. Và từ đó chúng ta cũng có thể định nghĩa thái độ chính trị theo 2 trường phái này. Nếu theo chính đạo, thì thái độ chính trị là thái độ lựa chọn dứt khoát Chân-Thiện- Mỹ, chống lại thái độ lựa chọn cái dối trá, xảo quyệt, ác ôn, côn đồ, xấu xa, và cũng chống lại thái độ không lựa chọn, lừng khừng của trường phái tà trị. Thái độ này rất cần thiết cho mọi người, cho mọi công dân tốt, vì chỉ có thái độ chính trị tốt, thì con người và xã hội mới trở nên tốt.
Làm chính trị cũng là một cái nghề như nghề bác sĩ, kỹ sư. Đó là nghề của ông bộ trưởng, nghị sĩ, tổng thống, thủ tướng, nếu ở trong một nước dân chủ, thì phải do dân bầu ra, và họ có nhiệm vụ và bổn phận phải áp dụng, thực hiện đường lối chánh đạo, có nghĩa là lo phúc lợi cho dân, nếu không dân có quyền truất phế hay không bầu vào nhiệm kỳ tới.
Ngược lại người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phân biệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen, nhưng người dân không cần phải làm chính trị. Hiện nay chính quyền Việt Nam cố tình lẫn lộn thái độ chính trị và làm chính trị để vu khống những vị lãnh tụ tôn giáo. Những vị lãnh tụ tôn giáo, trước khi là tôn giáo họ cũng là người, người Việt Nam, hơn thế nữa là tôn giáo, là lãnh tụ, họ cần phải và có nhiệm vụ nói lên điều thiện, tố cáo điều ác, cổ võ điều chân chính, cái đẹp, kết án giả dối, chỉ trích cái xấu. Với trường phái chánh đạo, thì tôn giáo là một chất liệu cần thiết cho sự phát triển tốt xã hội và mối quan hệ con người với con người.
Giữ vửng lá cờ vàng là một thái độ chính trị đứng đắn của người Việt TỰ DO, trong việc cứu nước và xây dựng một chế độ thật sự Dân Chủ sau thời Hậu cộng sản. Cờ vàng là tụ điểm của những trái tim hướng về VN và củng là nơi hội tụ hồn thiêng của anh hùng tử sỉ VNCH trong việc giải trừ chế độ phi nhân CSVN.
Giữ vững cờ vàng cho tới ngày quang phục quê hương, đó là nhiệm vụ của tất cả những người giữ lửa trong giai đoạn đấu tranh ngày hôm nay. Sau khi làm xong giai đoạn lịch sử, hãy để toàn dân quyết định số phận của nó.Còn bây giờ không có một tổ chức hay cá nhân nào có thể từ chối sự hiện diện của nó!!
Người Cộng Sản có thể bán nước, nhưng người con dân nước Việt không thể tiếp tay với chúng, mà phải đứng lên lật đổ chế độ phản dân hại nước và tiêu diệt đám người cộng sản phi nhân đang đè đâu đè cổ nhân dân VN.
Hãy vì tiền đồ đất nước và con cháu Lạc Hồng, xin dang rộng vòng tay kết nối từ trong nước ra đến hải ngoại... mau chóng, giải trừ chế độ bạo ngược, độc tài, độc đảng CSVN để đất nước thăng hoa, để cờ vàng rợp bóng trên quê hương VN.


Lê Kim Anh 3/5/2015

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  B À PAM BONDI  Đ ƯỢC ĐỀ CỬ LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TRONG NỘI CÁC TRUMP II - THAY TH Ế MATT GEATZ Sau khi ứng cử viên ưa thích Matt ...