NGÀNH QUÂN Y VNCH
Bệnh viện quân y của VNCH là nơi tập trung rất nhiều bác sĩ quân y giỏi, để chửa trị tất cả thương bệnh binh của quân lực VNCH để họ mau chóng phục hồi sức khỏe, đáp ứng mọi nhu cầu về y khoa mà Bộ Tổng Tham Mưa giao phó. Ngoài việc cứu chửa cho các thương bệnh binh của mọi binh chủng, các quân y viện trên toàn quốc cũng từng chửa trị cho rất nhiều thương bệnh của quân Bắc Việt bị đồng bọn bỏ lại sau cuộc chiến. Trong chiến đấu các thương binh của quân lực VNCH đều được di tản ra khỏi vùng giao tranh một cách nhanh chóng bằng trực thăng tải thương, mạng sống của các chiến sĩ được các bác sĩ quân y tận tình chăm sóc. Quân Bắc Việt phần lớn khi giao tranh bị thương thường bị bỏ lại nằm lại chiến địa, hoặc bị chính các đồng chí chúng giết chết trước khi rút quân, rất ít trường hợp quân đội Bắc Việt tản thương đồng đội, đó là bản chất rất phi nhân của bộ đội Bắc Việt. Những thương binh bộ đội Bắc Việt khi bị đồng bọn bỏ lại chiến địa, phần lớn được các bác sĩ quân y VNCH chăm sóc tử tế cho đến khi lành bệnh - hầu hết những người thương binh này đều xúc động và xin được ở lại với miền nam tự do đầy nhân bản, thay vì phải cống hiến những phần thân thể một cách vô bổ cho đảng và cho chủ nghĩa không lối thoát. Ngoài những quân y viện điều trị, còn có một số trung tâm hồi lực cho những thương binh. Rồi thì hằng loại Làng Phế binh, lần lượt ra đời tại quận cũng như thị xã. Riêng những phế binh đã có nhà, không muốn vào Làng, được trợ cấp một ngân khoản 60.000 đồng. Tất cả các làng trên, đều bị VC cướp giựt sau ngày 30-4-1975.
Tại miền Nam, dưới hệ thống tiếp vận của bộ TTM/QLVNCH có Cục Quân Y, gồm các Tổng Y Viện Duy Tân (Đà Nẵng) và Tổng Y Viện Cộng Hòa (Gò Vấp, Sài Gòn), và 40 đơn vị nhà thương quân đội, hay còn gọi là Quân Y Viện. Như thế, trên thượng tầng của hệ thống là trung tướng Đồng Văn Khuyên, tổng cục trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, một thanh quan của QL.VNCH, rồi tới y sĩ thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn, cục trưởng CQY.
THIẾU TƯỚNG CỤC TRƯÕNG CỤC QUÂN Y VNCH
Tên họ: Vũ Ngọc Hoàn
Ngày và nơi sinh: 4/2/1922, Lạng Sơn, Bắc Việt
Học vấn:
- Bác sĩ y khoa, Đại Học Paris, 29/1/1952
- Tốt nghiệp, khóa giải phẩu thần kinh, Hoa Kỳ, 1956
- Bác sĩ giải phẩu, Trung Tâm Tổng Y Khoa, Pháp
Chức vụ hiện tại: Chỉ Huy Trưởng, Quân Y, 25/3/1965
Chức vụ quá khứ:
- Phục vụ trong Tiểu Đoàn 54 Bộ Binh và Võ Tánh Chi Lăng, Le Flem, Hàm Nghi và Quân Y Viện Cộng Hòạ
- Phó Giám Đốc, Quân Y, 8/11/1964
- Đệ Nhất Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Dân Chính, 15/7/1966
- Giáo sư, Trường Nha Khoa và Y Khoa, Sài Gòn
- Phụ Khảo, giải phẩu thần kinh, Trường Y Khoa, Sài Gòn
(nguồn: http:// www.generalhieu.com/ vnhoan-u.htm
Tên họ: Vũ Ngọc Hoàn
Ngày và nơi sinh: 4/2/1922, Lạng Sơn, Bắc Việt
Học vấn:
- Bác sĩ y khoa, Đại Học Paris, 29/1/1952
- Tốt nghiệp, khóa giải phẩu thần kinh, Hoa Kỳ, 1956
- Bác sĩ giải phẩu, Trung Tâm Tổng Y Khoa, Pháp
Chức vụ hiện tại: Chỉ Huy Trưởng, Quân Y, 25/3/1965
Chức vụ quá khứ:
- Phục vụ trong Tiểu Đoàn 54 Bộ Binh và Võ Tánh Chi Lăng, Le Flem, Hàm Nghi và Quân Y Viện Cộng Hòạ
- Phó Giám Đốc, Quân Y, 8/11/1964
- Đệ Nhất Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Dân Chính, 15/7/1966
- Giáo sư, Trường Nha Khoa và Y Khoa, Sài Gòn
- Phụ Khảo, giải phẩu thần kinh, Trường Y Khoa, Sài Gòn
(nguồn: http://
Ngoài những quân y viện để chữa trị cho thương binh, mổi người quân nhân QLVNCH đều bắt buộc phải có mang theo băng cấp cứu trên nón sắt, đó là điều khác biệt về NHÂN SINH của người chiến sĩ VNCH và quân đội nhân dân của vc, trên người bọn xâm lược vc không có đem theo thứ gì đễ băng bó trong lúc khẩn cấp. Điều nầy đũ đễ chúng minh bản chất phi nhân trong quân đội nhân dân VN, một người lính chiến khi ra trận không được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu tối thiểu. Do đó chỉ là một vết thương nhẹ, củng có thể gây tử vong.
Mạng người trong quân đội Bắc Việt chỉ là cỏ rác, không được tôn trọng. Nhân bản của quân đội cộng sản đồng nghĩa với cống hiến sinh mạng cho đảng, bản thân của người lính ra trận bị coi rẻ, họ chỉ là những con thiêu thân cho chủ nghĩa cho đảng trên chiến trường. May mắn còn sống sót về với gia đình, không may mắn cho dù chỉ bị thương nhẹ củng có thể về thăm Các Mác hay Lê Nin. Khi tiến hành xâm lược miền nam, bọn csVN thường có con số tử vong cao, đó là do thiếu phương tiện tản thương và cấp cứu trên chiến trường.
VÀI NÉT VỀ NGHÀNH QUÂN Y QLVNCH
Nhìn lại ngành Quân Y và nền Y Tế Việt Nam nói chung, phải vô tư nhận định rằng chỉ sau có 9 năm, từ 1964 tới 1973, sinh hoạt phục Vụ Sức Khỏe cung cấp cho Miền Nam Việt Nam, Quân hay Dân, đã thay đổi một trời một vực.
Công việc cải tiến và hiện-đại-hóa, hệ-thống-hóa ngành Quân Y nhờ nhiều yếu tố xây-dựng.
Việc cải tiến tổ-chức Ngành Quân Y khởi sắc được nhờ ở hai nhân-tố. Thứ nhất, là nhu cầu phục vụ cho chiến-trường. Thứ nhì là sự đóng góp của những khuôn mặt trong nguồn nhân lực mới.
Hình We Were Once Soldiers QYND1974, từ trái qua phải: Các Y Sĩ Trung Uý Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Văn Thắng, Bùi Cao Đẳng, Vĩnh Chánh, Nguyễn Thành Liêm, Y Sĩ Thiếu Tá Trần Quý Nhiếp, TĐ Phó TĐ Quân Y Nhảy Dù, Lê Quang Tiến, Nguyễn Tấn Cương, Dược Sĩ Khánh.
Về Nhân-lực-mới, có được trong thời kỳ nầy của Cục Quân Y là:
1. BS Dương Minh Châu, chánh sự vụ Sở Kế Hoạch, cải tổ ngành Quân Y từ một Nha Quân Y rời rạc, luộm thuộm, không biết cả đến mục tiêu công tác và chức năng của Ngành nầy trong tổ-chức Quân-lực. BS Châu đã tổ chức lại, cho thành một hệ-thống điều hành hữu hiệu, đào tạo và xử dụng hết khả năng chuyên môn Y Nha Dược, Hành Chánh, và Phụ Y Tế, cho những đòi hỏi của chiến trường và các vấn đề Y Tế chung.
Đễ phục vụ Sức Khỏe từ đơn vị nhỏ nhất, cấp Quận (Trạm Quân Y Chi Khu, >200 Trạm) lên cấp Tỉnh (Bịnh Viện Tiểu Khu (26 bịnh viện Tiểu khu). Đa số các Quận đông Dân, ít bị VC khủng bố, đã có Bác Sĩ Quân Y. Bịnh Viện Tiểu-khu, và BV Tỉnh có ít ra 5 bác sĩ mỗi nơi, và khả năng giải phẫu.
Tiểu Đoàn Quân Y cho mỗi Sư Đoàn, 13 TĐQY cho 11 Sư Đoàn, + TĐQY TQLC, +TĐQY ND.
Cấp Quân Đoàn có Liên Đoàn Quân Y. Liên Đoàn QY cho mỗi Quân Khu, I, II, III, và IV. Mỗi LĐQY trực tiếp điều động Kho Y Dược, Bịnh Viện Dã Chiến, Trung Tâm Hồi Lực, Các Bịnh Việt Tiểu Khu, các Bịnh Xá Chi Khu. Đa số Bịnh Xá Chi Khu có Bác sĩ.
Các Bịnh Viện Tiểu Khu, Bịnh Viện Tỉnh, Quân Y Viện, Bịnh Viện Dã Chiếu đều có BS Giải Phẫu được đào tạo qua các Khóa Giải Phẫu. Nhiều khóa BS được huấn luyện và tốt nghiệp Gây Mê cho nhu cầu Giải Phẫu, tới Tỉnh và QYV.
Các Quân Y Viện cũng được nâng cao từ trang bị, tiếp liệu lẫn nhân lực chuyên môn Y Nha Dược, Hành Chánh, Quản Trị và Phục Hồi.
Tất cả công việc cải tổ đều nhờ sáng kiến, sức làm việc, thời giờ và công lao của một người, BS Dương Minh Châu, chánh sở Kế Hoạch, từ năm 1964 tới 1973.
2. Yếu tố nhân lực thứ nhì là cố BS Vũ Ngọc Hoàn, cục trưởng cục Quân Y.
BS Cục-trưởng Vũ Ngọc Hoàn
Thiếu tướng Hoàn:
Tên họ: Vũ Ngọc Hoàn
Ngày và nơi sinh: 4/2/1922, Lạng Sơn, Bắc Việt
Học vấn:
- Bác sĩ y khoa, Đại Học Paris, 29/1/1952
- Tốt nghiệp, khóa giải phẩu thần kinh, Hoa Kỳ, 1956
- Bác sĩ giải phẩu, Trung Tâm Tổng Y Khoa, Pháp
Chức vụ hiện tại: Chỉ Huy Trưởng, Quân Y, 25/3/1965
Chức vụ quá khứ:
- Phục vụ trong Tiểu Đoàn 54 Bộ Binh và Võ Tánh Chi Lăng, Le Flem, Hàm Nghi và Quân Y Viện Cộng Hòạ
- Phó Giám Đốc, Quân Y, 8/11/1964
- Đệ Nhất Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Dân Chính, 15/7/1966
- Giáo sư, Trường Nha Khoa và Y Khoa, Sài Gòn
- Phụ Khảo, giải phẩu thần kinh, Trường Y Khoa, Sài Gòn
(nguồn: http:// www.generalhieu.com/ vnhoan-u.htm
Ngày và nơi sinh: 4/2/1922, Lạng Sơn, Bắc Việt
Học vấn:
- Bác sĩ y khoa, Đại Học Paris, 29/1/1952
- Tốt nghiệp, khóa giải phẩu thần kinh, Hoa Kỳ, 1956
- Bác sĩ giải phẩu, Trung Tâm Tổng Y Khoa, Pháp
Chức vụ hiện tại: Chỉ Huy Trưởng, Quân Y, 25/3/1965
Chức vụ quá khứ:
- Phục vụ trong Tiểu Đoàn 54 Bộ Binh và Võ Tánh Chi Lăng, Le Flem, Hàm Nghi và Quân Y Viện Cộng Hòạ
- Phó Giám Đốc, Quân Y, 8/11/1964
- Đệ Nhất Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Dân Chính, 15/7/1966
- Giáo sư, Trường Nha Khoa và Y Khoa, Sài Gòn
- Phụ Khảo, giải phẩu thần kinh, Trường Y Khoa, Sài Gòn
(nguồn: http://
Ông có những ưu điểm đáng quý:
a. Ông luôn sống trong phong cách một trí-thức hết lòng vì công việc, gắn liền nhân-sinh-quan nhập-thế, tích cực lo cho quân vụ. Cục trưởng duy nhất thích tới thăm các miền tuyến đầu.
b. Ông đã sống trong một nền y-tế tân tiến của Pháp, nhìn biết thế nào là tình trạng tiến bộ, khác hẳn những vị Cục-trưởng tiền nhiệm chỉ trưởng thành và an phận trong xã-hội thuộc-đia mà thôi.
c. BS Cục-trưởng Vũ Ngọc Hoàn biết nghe, và chấp nhận điều hay. Ông mở mắt nhìn, ông lắng tai nghe và biết đánh giá Người Có Tài, và có lòng, như BS Dương Minh Châu. Cao Xuân An, Trần Văn Khoan, Hồ Quang Nguyên, Nguyễn Văn Nhu, Tạ Văn Quang, Cao Xuân Sơn, ...
d. Sau này tới hải ngoại tôi gặp lại BS Hoàn trong sinh hoạt các Hội Y Sỹ Tự Do. Ông vẫn chân thành, vẫn "nhập thế" tích cực, không câu nệ, lúc nào cũng tận tâm vì chánh nghĩa Tự-do, vì Tình-đồng-nghiệp cho tới những năm cuối đời.
3.Một Y Sĩ - một Trí Thức chống cộng
Từ bước thành tựu thu hút được sự hợp tác phục vụ của những người có tài, có lòng như anh Dương Minh Châu, ... Cục Quân Y thật sự khởi sắc. Các Y Sĩ Phụ Tá Quân Y Lục Quân (hoàng Cơ Lân) Không Quân (Nghiêm Xuân Húc) Hải Quân (Đặng Tất Khiêm) lôi cuốn thêm nhiều chuyên viên QY khác nữa dấn thân cho Ngành. BS Nguyễn Ngọc Kỳ là một trong những SQ xuất sắc trong kế-hoặch phối hợp dịch vụ giữa Quân Y Phi Hành, Tản Thương với các Tiểu-đòan Quân Y, các Đại Đội Quân Y Bộ Binh, và Diện Địa khắp 4 vùng chiến thuật ,...
Nhân-viên đem kết quả tích cực cho ngành Quân Y, cho cả Quân Lực VNCH, tiết kiệm được biết bao hư tổn nhân lực của thời kỳ trước khi cải tổ Ngành Quân Y.
Thử mượn một dữ kiện lịch-sử trong văn học cổ xưa, lấy đó làm thí dụ để bàn về sinh hoạt của các Quân Y Hiện Dịch trước 1975 VNCH: Những khối óc thông tiệp, và tấm lòng nhiệt thành của BS Dương Minh Châu và các vị Phụ Tá ta có thể so sánh với bối cảnh Sĩ-phu của Hàn Dũ thời Nhà Đường, thế-kỷ thứ 10 bên Tàu.
Khác một điều : Chương-trình phục hưng Hàn Dũ đề ra không thấu vô mắt, không nhập vô tai Vua Đường. Hàn Dũ dâng sớ phục hưng. Vua Đường không nghe, lưu đầy xuống Nam Man hành phạt.
Tài năng Dương Minh Châu có duyên may hạp tai, thuận mắt Cục-trưởng Vũ Ngọc Hoàn. Nhờ mối quyên may và lòng thành của mỗi bên, Người đề xướng và Người trách-nhiệm, mối giao tình hợp tác xây dựng đã tiến hành trót lọt, trôi chảy và thành tựu.
Về yếu tố nhân sự trong mối duyên-lành DMC-CQY, BS Hoàng Cơ Lân, PTQYLQ từ lúc khởi đầu còn là Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn ND, anh Lân đã kết tinh cho cơ hội hợp tác dễ dàng trong mục tiêu xây dựng đầy tình nghĩa
Còn có những thành quả khác đem lợi ích thiết thực to lớn cho Công-tác Y Tế phục vụ Sức Khỏe toàn thể 30 triệu Người Dân, Quân cũng như Dân, từ thôn-quê tới Thành Thị của Việt Nam Cộng Hòa nếu nạn mất Miền Nam vô tay VC đừng xấy ra năm 1975. Chương trình Phối Hợp Quân Dân Y (giữa bộ Y Tế và bộ Quốc Phòng) VNCH bị bỏ dở.
Công trình kiến tạo dang dở; Miền Nam lọt tay xâm lăng cộng-sản, anh em tan nát người một phương, .. là nỗi buồn đáng kể nhất cho thời đại chúng ta. Chưa có lớp chuyên gia trí thức nào trải qua cảnh mất mát điêu linh như nỗi niềm cay đắng thế hệ chúng ta phải trải qua khi ôn lại một ngàn năm của Lịch sử Đất Nước.
Đó mới là nỗi thiệt thòi mất mát thât sự không bao giờ bù đắp. Và ngày hôm nay, nếu phải đối diện chọn lựa lần thứ nhì cuộc chiến chống độc-tài, bảo vệ chánh-nghĩa giống như cuộc chiến đã mất ngày qua, tôi sẽ ghi tên tham chiến nữa. ( trích từ bài viết của QYHD-Khóa 10 Nguyễn Đức Liên)
TỔNG Y VIỆN DUY TÂN (Đà Nẵng)
Tổng Y Viện Duy Tân nằm sát cạnh phi trường Đà Nẵng, trên đường đi từ phi trường về thành phố. Đơn vị được lớn lên và bành trướng trong khói lửa chiến tranh, từ một quân y viện 400 giường tăng lên 800 giường và sau cùng mang cấp số của một Tổng Y Viện 1200 giường với trên 800 quân nhân cơ hữu và số thương bệnh binh điều trị hàng ngày thay đổi từ 1200 đến 1800 người.
TỔNG Y VIỆN CỘNG HÒA:
Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống quân y viện và hệ thống tản thương. Trụ sở chính cũng là cơ sở lớn nhất là Tổng Y viện Cộng hòa ở Sài Gòn với 1.800 giường trong khi ở những địa phương khác như Nha Trang, Quy Nhơn cũng có bệnh viện. Tổng số bệnh viện quân y là 19 cơ sở với 9.000 giường.
TRƯỜNG QUÂN Y VNCH:
Ngành Quân y QLVNCH ra đời khi trường Quân y được thành lập năm 1951. Giám đốc đầu tiên là Y sĩ Trung tá Phạm Biểu Tâm, Giáo sư Thạc sĩ trường Y Dược Ðại học Hà Nội. Khóa 1 gồm có 54 sinh viên ghi danh và một số được tuyển lựa từ các sinh viên Y Dược khoa nhập ngũ đang theo học tại các quân trường Nam Ðịnh và Thủ Ðức. Sau khi chuyển vào Nam do Hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước, năm 1956 trường Quân y này được giải tán và sát nhập vào Trung tâm Huấn luyện Quân y. Ban đầu Trung tâm đặt tại Quân y viện Chi Lăng và sau đổi về số 4 Hùng Vương, Chợ Lớn. Y sĩ Ðại tá Hoàng Cơ Lân là vị giám đốc sau cùng. Cùng với đà phát triển của QLVNCH, hàng năm qua nhiều khóa học, Trung tâm đã cung cấp cho quân đội một đội ngũ y sĩ có tinh thần phục vụ rất cao.
Vài nét sơ lược Ngành Quân Y Việt Nam Cộng Hòa
Thoát thai từ Nha Quân y (1964), ngành Quân y QLVNCH với danh xưng Cục Quân y đã trải qua nhiều thay đổi lớn lao. Về tổ chức, mỗi sư đoàn chính quy có một tiểu đoàn Quân y trực thuộc. Tại mỗi quân khu có một liên đoàn Quân y, trực tiếp điều hành các Quân y viện, bệnh viện Dã chiến, Trung tâm Hồi lực, bệnh viện Tiểu khu (tỉnh), bệnh xá Chi khu (quận) và kho Y Dược. Ở cấp quân chủng, ngành Quân y lại chia ra Quân y Lục quân, Quân y Không quân và Quân y Hải quân. Các Quân y trưởng Quân chủng thường đảm nhiệm luôn chức vụ Phụ tá Quân chủng cho Cục trưởng Cục Quân y.
Khi ra trường, phục vụ trong khắp các quân binh chủng trên 4 vùng chiến thuật, người lính Quân y đã là những người bạn chia sẻ gian nguy cùng đồng đội. Cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến bạo tàn do CSBV chủ trương, biết bao nhiêu sĩ quan và binh sĩ trong ngành Quân y đã phải hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ người thầy thuốc.
Người thầy thuốc của các quân y viện không những cứu sống các thương bệnh binh VNCH, ngược lại còn cứu rất nhiều nhân mạng của bon xâm lược cs, khi chúng bị thương ngoài mặt trận bị đồng bọn bỏ lại sau khi rút . Khi người lính cs bị thương, họ không bao giờ được đồng bọn tản thương hay cấp cứu khẩn cấp ngoài mặt trận. Đó là bộ mặt thật của hàng ngũ gọi là Quân Đội Nhân Dân của csVN.
CÁC QUÂN Y VIỆN TRONG NGÀY GIẶC CHIẾM
30-4-1975, VC tràn vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì đi tù, lính chết thì cầy mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình.
Ngày 19-4-1975 tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết.
Ngày 30-4-1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn.
Thảm họa đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị, khi vc đã chiếm được miền nam. Có ai cầm được nưóc mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu khỏa ra khỏi các cổng quân y viện. Người sáng giắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Đời thê thảm quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác, kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê sống http://phebinhvnch.blogspot.de/
Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH mà ông gọi là khắc nghiệt như sau:
“Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
* Bs Thế sinh ngày 27 tháng 01 năm 1939 tại Sóc Trăng, trong một gia đình 2 trai, ba gái (Thiện, Thủy, Tiên, Thế, Toàn).
* Ông tốt nghiệp bác sĩ Y khoa khóa 64 tại Đại Học Y khoa Saigon và gia nhập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH, rồi lập gia đình với bà Trầm Xuân Hương, sinh được 3 con: Hai gái một trai (Nguyễn Hương-Lan, chồng là Bs Trần Bảo Dân, Nguyễn Thế Thanh, Bác sĩ Y khoa, Nguyễn Hương Đào).
* Khi rã ngũ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông là Y sĩ Trung Tá, Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn Quân Y Thủy Quân Lục Chiến.
* Ông rời VN vào phút chót và được định cư với gia đình tại Arkansas, Texas và sau cùng tại Huntington Beach, California.
* Ông mở phòng mạch tại số 9196 Bolsa, cạnh thương xá Phước Lộc Thọ để tiếp tục săn sóc sức khỏe cho đồng hương và gia đình các cựu quân nhân.
“Phải nói bác sĩ Thế là người có trái tim Bồ Tát!” Ca sĩ Thanh Mai chia sẻ.
Rồi bà kể lại một câu chuyện khiến bà “rất ngạc nhiên, cảm kích, và nhớ mãi.”
Ðó là lúc bà mới từ Pháp sang Hoa Kỳ, chân ướt chân ráo, chưa có bảo hiểm sức khỏe, con gái của bà bị té, và bị chiếc vòng cẩm thạch bể đâm vào tay chảy máu rất nhiều. Bà được một người quen giới thiệu đưa con đến gặp Bác Sĩ Thế.
“Bác sĩ tự tay rửa vết thương, tự tay cắt và may lại, rồi không lấy tiền gì hết!”
“Lúc đó tôi rất lấy làm lạ,” ca sĩ Thanh Mai kể, vì “mình không quen biết gì với bác sĩ hết!”
Ca sĩ Thanh Mai cho rằng, có thể Bác Sĩ Thế cũng không nhớ là đã giúp bà, và sau này bà cũng không có dịp phải nhờ đến lòng tốt của bác sĩ nữa, nhưng “điều ông đã làm, tôi thực sự không bao giờ quên được.”
Không riêng Thanh Mai, trong số những người thương tiếc Bác Sĩ Thế, còn có một nhóm người khác, rất đặc biệt!
Họ ở mọi lứa tuổi, đến từ những nẻo đời khác nhau, và có những quá khứ rất cá biệt, nhưng đời sống đã vô tình đưa đẩy họ đến gặp nhau ở hàng hiên của tiệm bánh mì Lee's Sandwiches, trên một góc của Bolsa, gần đối diện phòng mạch của Bác Sĩ Thế phía bên kia đường.
Ðó là nơi họ thường xuyên tụ tập để chia sẻ nỗi niềm mà chỉ có những người “homeless” - vô gia cư - như họ mới có thể hiểu được.
Và buổi chiều được tin Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế từ trần, họ có thêm một điều nữa giống nhau: Cùng chung một niềm thương tiếc.
Họ đứng tụm vào nhau, nét mặt buồn rầu, tư lự, nhưng cùng đua nhau kể, như sợ nếu không kể thì sẽ mất cơ hội nói về một vị lương y mà họ hết sức quý mến, và chịu ơn.
“Bác Sĩ Thế chết rồi! Em mới nghe tức thời thôi!” Một người nói.
“Buồn lắm! Buồn như mất một cái gì lớn lắm lận!” Người khác tiếp lời.
“Tụi tôi ở đây là người không nhà! Bác sĩ giúp cho anh em ở đây nhiều lắm!” Một người đứng tuổi giải thích với phóng viên Người Việt.
Một người trẻ tuổi, tên Ba, kể: “Ông giúp cho bữa ăn. Chiều chiều, anh em nào đói bụng, không có tiền ăn, tới đây, bác sĩ cho anh em mỗi đứa 5 đồng.”
Một người trẻ tuổi tên Cường tiếp lời: “Mà không phải bác sĩ giúp năm bữa nửa tháng thôi đâu, giúp nhiều năm lắm lận!”
“Giúp nhiều năm rồi, năm, bảy năm rồi. Có lúc tụi em kéo đến phòng mạch gần hai chục đứa!”
“Thoạt đầu, sau giờ làm việc, tụi em kéo vào phòng mạch hết, sau này tụi em nghe mấy bệnh nhân nói sao bác sĩ cho mấy anh em không nhà (homeless) vô nhiều quá, sợ dơ phòng mạch, tụi em sợ bác sĩ mất khách, cho một anh em vào thôi rồi mang tiền bác sĩ cho đưa ra cho các anh em khác.”
Như sợ các bạn nói hết, một người khác tên Châu cắt ngang: “Còn em nè, em là ngày nào em cũng tự vô trong chỗ ổng khám cho bệnh nhân luôn, chính tay bác sĩ cho em lúc 10 đồng, lúc 5 đồng, đi ăn.”
“Hồi đó, em ở dưới đường Main, em ở tù về, không có tiền trả tiền tòa, tới ngày trả tiền tòa mà không có tiền thì phải vô lại tù. Em thì không có ai giúp vì em homeless, em nói: ‘Bác Sĩ Thế, giờ con còn thiếu 50 đồng tiền tòa.’ Bác sĩ nói không sao, rồi cho em 50 đồng, rồi cho em tiền đi tắm rửa, rồi cho tiền đi ăn uống nữa."
Một người đứng tuổi từ tốn cho biết bác sĩ tốn tiền với họ nhiều lắm, “ngày hơn cả trăm bạc,” vì “có bữa tụi tôi kéo đến mấy chục người.”
“Còn em, cách đây mấy tháng em bị chó cắn, chó cắn em ngay cái ngực, còn cái thẹo nè, cắn đau lắm. Em kéo vô phòng mạch, ông băng cho em, cho thuốc em uống, dặn em hoài, là phải uống thuốc một ngày hai lần, còn cho thêm 20 đồng nữa.” .......http://www.tqlcvn.org/sinhhoat/tn-thuongtiec-bs-nguyenvanthe.htm
* Ông qua đời ngày 21 tháng 2 năm 2011 tại bệnh viện Saint Joseph (Orange), và được chôn cất tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành(Huntington Beach, CA) ngày 26 tháng 2 năm 2011 trong nỗi đau xót của gia đình và trong niềm thương tiếc của muôn người. Ông hưởng thọ 74 tuổi để lại một vợ, 3 con và 8 cháu nội ngoại. http://xamnhapnkt.blogspot.de/2011/02/bac-si-tqlc-nguyen-van.html
CÁC HẬU DUỆ TIẾP BƯỚC CHA ANH TRONG NGÀNH QUÂN Y
Ngày nay hàng ngủ hậu duệ của ngành quân y VNCH đang có mặt trên đất nước tạm dung, đã và đang chăm sóc sức khoẻ cho các cựu lão chiến sĩ VNCH. Thật là những hình ảnh tiếp nối rất đẹp của truyền thống nhân bản của VNCH.
http://ytenkt.blogspot.de/ 2010/01/ he-thu-2-vnch-trong-cac-sin h-hoat-huu.html. Nhủng hình ảnh đính kèm trong các cmts, các bạn có thể tìm thấy 4 vị cấp Đại Tá Y Sĩ người Mỹ gốc Việt hiện nay trong quân đội Mỹ, trong đó có 3 vị là phụ nữ. (nguồn tổng hợp)
USN photo
HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung "đứng" và
HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka "ngồi".
HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung gia nhập ngành Nha khoa Hái quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sì Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phuc vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA.
HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện đễ có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.
NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH
Thương phế binh VNCH, những người xứng đáng được trả công
Chiến tranh đã qua, người thắng trận tuy không phải ai cũng chia sẻ đồng đều quyền lợi an sinh xã hội nhưng dù sao thì những thương phế binh VNCH ngày ngày ngồi một mình trong bóng tối vì không di chuyển được hay đang phải đấu tranh kiếm sống ngoài chợ đời cũng đều chung một ý tưởng bị bạc đãi vì đã cầm súng chống lại phía bên kia. Đề nghị đưa họ sang định cư ở Mỹ có lẽ sẽ làm cho nguồn hy vọng bừng cháy trở lại không phải cho chính bản thân mà là cho con cái của họ, những người xứng đáng được trả công vì đã bỏ một phần thân thể cho đất nước Việt Nam.
Một thương binh đang được chăm sóc trong trận giao tranh
với vc ở Saigon 1968
Mới đây một bức thư chung của nhiều vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị xem xét và nhận số sĩ quan thương phế binh của VNCH sang Mỹ định cư như đã từng có chương trình HO cách đây hơn 30 năm.
Tin vui này lập tức lan rộng và niềm hy vọng cho người thương binh ở quê nhà thêm vững chắc. Nhiều người tin rằng tuy cuộc vận động nhắm vào cấp sĩ quan nhưng trong hoàn cảnh của những mất mát chung thì vết thương của họ hoàn toàn không thể phân biệt giữa người lính và chỉ huy của họ, vì vậy chương trình khi đi vào thực hiện không ai tin quốc hội Mỹ lại phân biệt những thương binh đã bỏ một phần thân thể của họ trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất.
Trịnh Khánh Tuấn, 9.8.2013
Được viết lại ngày ngày 20/7/2016
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen