TRÀ SEN ĐẤT VIỆT
Trước đi vào chi tiết của TRÀ SEN, tôi xin trình bày sơ lược về TRÀ. Nước trà (hay nước chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nó làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè. Lá trà khi cho vào nước sôi từ vài phút đến vài giờ. Lá trà có thể được ôxy hóa, sấy rang, phơi, hay pha thêm các loài thảo mộc khác như hoa, gia vị, hay trái cây khác trước khi chế vào nước sôi.
UỐNG TRÀ
Bình minh gà gáy cầm ly
Chiều đi ngắm cảnh cầm ly thưởng trà
Hoàng hôn trước mặt la đà
Bước chân vấp ngã ly trà con đây.
Ly trà xưa ngày nay nhớ mãi
Nước xuân xanh tựa cửa đón thu về
Hỡi ôi trong tim một lời thề
Tình yêu trà ngàn năm tôi vẫn thế.
(thơ tuanngocson)
Trà xanh
Nước trà là nguồn caffein, theophylline và chất chống oxy hóa tự nhiên và gần như không có mỡ, carbohydrate...... Nước trà có mùi thơm,vị hơi đắng và chát.
Camellia sinensis là loài thực vật thường xanh mọc chủ yếu trong các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nhiều giống cũng có thể thích nghi với khí hậu biển và được trồng đến tận phía bắc như Pembrokeshire ở Đảo Anh lục địa và Hoa Thịnh Đốn - Hoa Kỳ.
Cây chè được nhân giống từ hạt và cắt; nó mất khoảng 4 đến 12 năm để cây ra hạt giống, và khoảng 3 năm trước khi một cây mới sẵn sàng cho thu hoạch. Ngoài khu 8 hay vùng khí hậu ấm hơn, cây chè cần ít nhất 1270 mm lượng mưa mỗi năm và môi trường đất chua. Nhiều cây chè chất lượng cao được trồng ở những độ cao lên đến 1.500 m (4.900 ft) so với mực nước biển. Ở độ cao này, cây trưởng thành chậm hơn, chúng cho ra mùi vị đặc biệt hơn.
Hai giống thường được trồng là Camellia sinensis var. sinensis, được dùng làm trà ở Trung Hoa ( Taiwan) và Nhật Bản, và giống Camellia sinensis var. assamica, được dùng trong Pu-erh và trà Ấn Độ (không phải Darjeeling). Trong các giống thực vật này, có nhiều chủng và giống vô tính hiện đại. Kích thước lá là tiêu chuẩn chính trong việc phân loại cây chè, với 3 cách phân loại cơ bản là,Assam, đặc trưng bởi lá lớn nhất; chè Tàu, đặc trưng bởi lá nhỏ nhất; chè Campuchia, đặc trưng bởi lá có kích thước trung bình.
Những vùng trà nổi tiếng ở VN như:
1. Thái Nguyên, http:// chethainguyenvn.com.vn/
2. Bảo Lộc http://www.youtube.com/ watch?v=3cEoSwFq_9I
3.Nơi “thủy tổ” của chè rừng Việt
https://www.facebook.com/ photo.php?fbid=251115591719 636&set=a.251093438388518. 1073741915.100004635900665 &type=3&theater
Nước trà là nguồn caffein, theophylline và chất chống oxy hóa tự nhiên và gần như không có mỡ, carbohydrate...... Nước trà có mùi thơm,vị hơi đắng và chát.
Camellia sinensis là loài thực vật thường xanh mọc chủ yếu trong các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nhiều giống cũng có thể thích nghi với khí hậu biển và được trồng đến tận phía bắc như Pembrokeshire ở Đảo Anh lục địa và Hoa Thịnh Đốn - Hoa Kỳ.
Cây chè được nhân giống từ hạt và cắt; nó mất khoảng 4 đến 12 năm để cây ra hạt giống, và khoảng 3 năm trước khi một cây mới sẵn sàng cho thu hoạch. Ngoài khu 8 hay vùng khí hậu ấm hơn, cây chè cần ít nhất 1270 mm lượng mưa mỗi năm và môi trường đất chua. Nhiều cây chè chất lượng cao được trồng ở những độ cao lên đến 1.500 m (4.900 ft) so với mực nước biển. Ở độ cao này, cây trưởng thành chậm hơn, chúng cho ra mùi vị đặc biệt hơn.
Hai giống thường được trồng là Camellia sinensis var. sinensis, được dùng làm trà ở Trung Hoa ( Taiwan) và Nhật Bản, và giống Camellia sinensis var. assamica, được dùng trong Pu-erh và trà Ấn Độ (không phải Darjeeling). Trong các giống thực vật này, có nhiều chủng và giống vô tính hiện đại. Kích thước lá là tiêu chuẩn chính trong việc phân loại cây chè, với 3 cách phân loại cơ bản là,Assam, đặc trưng bởi lá lớn nhất; chè Tàu, đặc trưng bởi lá nhỏ nhất; chè Campuchia, đặc trưng bởi lá có kích thước trung bình.
Những vùng trà nổi tiếng ở VN như:
1. Thái Nguyên, http://
2. Bảo Lộc http://www.youtube.com/
3.Nơi “thủy tổ” của chè rừng Việt
https://www.facebook.com/
Cây trà rừng cổ thụ
Cây chè lớn cao đến 16 m (52 ft) nếu không bị tác động, nhưng các loại cây trồng thường được tỉa cành để độ cao của chúng ngang với thắc lưng nhằm để tuốt (thu hoạch). Do vậy, khi tỉa thường xuyên và thân thấp thì có nhiều chồi non và làm tăng chất lựong chè. Chỉ có 1-2 in phần lá trên cùng của cây được chọn để hái. Một cây trưởng thành cho lá trong vòng 7 đến 15 ngày trong mùa phát triển.
TRÀ SEN VIỆT
https://www.facebook.com/ photo.php?fbid=251114138386 448&set=a.251093438388518. 1073741915.100004635900665 &type=1&theater
Trà sen hay chè sen là tên gọi chỉ loại trà ướp hương sen. Trà sen được coi là một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, đóng góp vào nền văn hóa trà thế giới.
Cây chè lớn cao đến 16 m (52 ft) nếu không bị tác động, nhưng các loại cây trồng thường được tỉa cành để độ cao của chúng ngang với thắc lưng nhằm để tuốt (thu hoạch). Do vậy, khi tỉa thường xuyên và thân thấp thì có nhiều chồi non và làm tăng chất lựong chè. Chỉ có 1-2 in phần lá trên cùng của cây được chọn để hái. Một cây trưởng thành cho lá trong vòng 7 đến 15 ngày trong mùa phát triển.
TRÀ SEN VIỆT
https://www.facebook.com/
Trà sen hay chè sen là tên gọi chỉ loại trà ướp hương sen. Trà sen được coi là một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, đóng góp vào nền văn hóa trà thế giới.
Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sự và lòng kính trọng.
Một nơi lý tưởng để thưởng thức trà sen cổ truyền là dưới mái hiên. Người uống trà ngồi xếp bằng trên sập gỗ. Cảnh quan nếu có thì trông ra hồ sen xanh ngát mênh mang gió. Người uống trà có thể ngắm cảnh, làm thơ, hàn huyên tâm sự hay trầm ngâm tự tại.
Một nơi lý tưởng để thưởng thức trà sen cổ truyền là dưới mái hiên. Người uống trà ngồi xếp bằng trên sập gỗ. Cảnh quan nếu có thì trông ra hồ sen xanh ngát mênh mang gió. Người uống trà có thể ngắm cảnh, làm thơ, hàn huyên tâm sự hay trầm ngâm tự tại.
Sang cũng có, bình dân cũng có: Trà tiếp khách, trà trong cưới hỏi, dạm ngõ; chén trà lề đường hay trong các nhà hàng sang trọng... Quả thật, tục uống trà và nghệ thuật thưởng trà đã trở thành một nét tinh hoa văn hóa của người Việt.
Chẳng thế mà dân gian vẫn bảo nhau rằng:
"Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo, ngâm nôm Thúy Kiều".
Một chén trà khi vừa xong bữa, hay chỉ là ngang đường tiện chân dừng lại quán vỉa hè nào đó để thưởng thức chén trà đá của chị hàng nước... và cảm nhận cái vị ngọt đắng ngấm dần với vị giác.
Từ xưa thật là xưa, tràn sen đã mang nét biểu tượng chung của người Việt. Mang đậm dấu ấn của hồn dân tộc, cặm cụi trên bùn nước, vươn lên giữa trời đón nhận và khoe cả tinh hoa vũ trụ trong dáng hồng. Cũng từ sen, người Việt đã tạo nên một thú thưởng trà tinh diệu, thanh nhã bậc nhất trong thiên hạ.
Dẫu vẫn biết trên đời có nhiều thứ Trà rất quý, nhất là những loại trà từ phương Bắc bên xứ Tầu, xứ Nhật. Tuy nhiên những loại trà quý hiếm bên họ dù thực quý nhưng sự cầu kỳ trong công đoạn làm trà lại rất nhiêu khê, mang nặng tính hình thức, man mọi hay thậm chí rất rất lao khổ. Ví như thứ trà Trảm Mã, phải giết ngựa chém chết tức thì moi bụng lấy trà. Hay Bạch Mao hầu trà, Trùng điệp trà... đều là thứ trà hiếm vì phải cưỡng ép thú vật ăn lá chè, nhặt phân sâu ăn lá chè để có vài chung trà “quý”. Kỳ quái hơn nữa còn có cả loại trà Trinh nữ, là thứ trà dùng mồ hôi trên người con gái đồng trinh để ướp lá chè… Còn người Việt cùng với thú ngắm sen, thưởng thức thứ hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết lại sáng tạo nên một thú thưởng trà cầu kỳ mà thanh nhã tuyệt diệu, đó là văn hóa Trà sen thuần Việt.
UỐNG TRÀ XANH PHÒNG BỆNH
Trà có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Đây là loại thực vật có từ Tàu và người ta đã biết dùng trà từ 2.500 năm trước Công nguyên.
Có ba loại trà:
1. Trà đen: là trà được chế biến cho lên men rồi sấy khô.
2. Trà xanh: là trà tươi không cho lên men, tuy nhiên, vẫn có chế biến bằng cách sao trà trên chảo gang nóng 70-800 C trong vòng vài phút để diệt các enzym có trong lá và búp trà.
3. Trà ô long: là trà cho lên men nửa chừng.
Trong ba thứ, tốt nhất là trà xanh, vì được giữ nguyên bản chất thiên nhiên của lá tươi, một số hợp chất thiên nhiên không bị quá trình lên men phân hủy. Tuy nhiên, nếu dùng trà đen đều đặn mỗi ngày, vẫn tốt cho sức khỏe. Trong trà có chứa các chất sau:
Tanin: chiếm 20 %, còn gọi là chất chát. Tanin làm giảm sự hấp thu sắt, vì vậy, không nên uống thuốc bổ có chứa chất sắt chung với trà, và người bị thiếu sắt thì không nên uống nước trà.
Caffein: còn gọi là Théin, chiếm tỷ lệ 1,5% - 5%. Đây là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Nhờ có caffein, khi uống trà ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn hơn. Cũng vì thế mà một số người sẽ bị mất ngủ hoặc tim đập nhanh. Lượng caffein có trong trà thật ra không gây hại cho sức khỏe, nhưng vì có thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ nên tốt nhất không uống trà vào buổi chiều tối.
Các chất bổ dưỡng: như vitamine B1, B2 và các hợp chất có tên gọi chung là bioflavanoid (có tác dụng chống oxy hóa), giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, là những chất có hại vì gây ra nhiều bệnh lý, nhờ vậy sẽ bảo vệ tế bào, bảo vệ mô, bảo vệ mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể. Phân tích cho thấy, một tách nước trà chứa khoảng 200mg bioflavonoid. Nếu uống ba tách trà mỗi ngày, sau ba tuần, lượng chất chống oxy hóa này có trong máu sẽ tăng 25%. Như vậy, khuyến cáo của các nhà y học về việc uống trà hằng ngày để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe là xác đáng.
Fluor: trong trà có chứa nhiều nguyên tố fluor với lượng cao (một tách trà chứa khoảng 0,3 microgram flour). Vì vậy, uống trà hằng ngày sẽ giúp bảo vệ răng, làm chắc men răng.
Điều cần ghi nhận nữa là khi uống trà, ta sẽ bù được lượng nước mất đi trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, khi làm việc trong điều kiện nóng, dưới ánh nắng, uống nước trà sẽ giúp giảm mệt nhọc.
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ uống trà thường xuyên, đặc biệt uống trà xanh, có thể phòng chống nhiều loại bệnh. Cụ thể, uống trà xanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ bị ung thư hầu họng, ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư vú. Chính hợp chất EGCG có trong trà sẽ giúp chống oxy hóa rất mạnh, "dọn sạch" các gốc tự do, vốn là tác nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương tế bào, dẫn đến ung thư.
Vườn trà Bảo Lộc
Trà xanh đã được chứng minh cải thiện đáng kể hoạt động của các mạch máu trong cơ thể. Các hợp chất bioflavonoid có trong trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành. Riêng đối với người bị bệnh tim mạch, uống trà có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người ta khám phá, sau khi bị bệnh tim, bệnh nhân uống trà xanh có tỷ lệ tử vong ít hơn 28% so với người không uống trà. Chưa hết, trà còn được xác định là thứ nước uống có tác dụng chống lão hóa rất tốt vì chứa nhiều vitamine C, E và bêta-caroten.
Tóm lại, trà là loại thức uống giải khát có nhiều lợi ích, và lợi ích đáng kể nhất đã được khoa học chứng minh là có tác dụng phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe.
BÀI LIÊN KẾT:
1. Giảm cân, trị mất ngủ bằng trà lá sen
http://alobacsi.vn/dong-y/
2.Trà Sen và phong cách uống trà Việt Nam
http://www.sieuthitra.com/
3.Trà Sen Tây Hồ cầu kỳ mà thanh nhã bậc nhất
http://afamily.vn/
4.Người Hà Nội xưa Thưởng trà | Thưởng Trà
http://thuongtra.org/
5.Trà cung đình Huế
https://www.facebook.com/
Nguyen Thi Hong, 27.12.2013
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen