Freitag, 15. Juli 2016

KẾ HOẠCH ĐÁNH CHÌM 43 TÀU CHIẾN CỦA BỌN TÀU 

CỘNG TẠI HOÀNG SA NGÀY 19.1.1974

Chiến đấu cơ F 5 VNCH
                                                               
Theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, các phi công lái máy bay chiến đấu F5 của các phi đoàn 520,536,538, 544,549 đều đã chuẩn bị sẳn sàng chết cho Hoàng sa trong ngày 19.1.1974. Năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 được điều động ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa.
Sĩ quan cấp tá chỉ huy các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. Bốn phi đoàn tấn công và oanh tạc các chiến hạm của Tàu cộng, một phi đội thì bảo vệ; mổi phi đoàn có 24 chiến F.5 được trang bị thêm 3 bình xăng phụ.

150 phi công thuộc năm phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA KHÔNG QUÂN TRONG NHỮNG NĂM 1973-1975

Căn cứ vào tài liệu do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại Hoa Kỳ giải mật và chuyển giao cho Văn Khố Quốc gia Hoa Kỳ. Không quân VNCH đã lâm vào tình trạng khó khăn vì đã Mỹ giảm mức quân viện dành cho Không quân VNCH, sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực vào 8 giờ sáng ngày 28-1-1973.
Mức quân viện của Hoa Kỳ dành cho VNCH bị giảm lần lần. Suốt trong những tháng đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (gọi tắt là DAO) đưa ra đề nghị số tiền quân viện là 1,600 triệu Mỹ kim. Tổng thống Nixon chuyển sang Quốc hội đề nghị này nhưng với con số sửa đổi là 1,474 triệu Mỹ kim, nhưng Tổng thống Nixon xin thêm 1 khoản 474 triệu đô phụ cho tài khóa 1974 để trang trải các khoản kinh phí về hành quân mở rộng và thay thế các quân cụ bị hư hỏng cùng với 266 triệu Mỹ kim khác để đắp vào khoản thâm hụt do tài khóa năm trước còn thiếu. Trước tình trạng khó khăn này tháng Tư năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử Đại tướng Cao Văn Viên với tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu sang Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ đề nghị viện trợ vừa nói. Các viên chức của bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ một lòng hậu thuẫn Đại tướng Viên nhưng Quốc hội Hoa Kỳ lại bác bỏ yêu cầu viện trợ phụ trội mà chỉ cho phép tối đa cho năm 1975 là 1 tỉ Mỹ kim và trong đó 700 triệu Mỹ kim sẽ bao gồm mọi phí khoản.
Sự cắt giảm của quân viện Hoa Kỳ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của Không quân VNCH từ 1973-1975. Hai binh chủng bị cắt giãm nặng nề nhất là Không quân và Hải quân. Sau đây là phần tổng lược về những khó khăn của Không quân VNCH do sự cắt giảm mức quân viện của Hoa Kỳ.
-Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.
-400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.
- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bái quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.
Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của VNCH hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng.
Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của VNCH bị bắt đưa về Trung Cộng. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Cộng dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Hàng ngày, máy bay thám thính RF5 của không lực VNCH có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Các bức không ảnh cho thấy đã đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không.

F.5 với bình xăng phụ

KẾ HOẠCH ĐÁNH 43 TÀU CHIẾN CỦA TÀU CỘNG
Bọn xâm lược Tàu cộng lúc đó có 43 tàu chiến lớn nhỏ đũ loại tất cả và quyết tâm của các phi công là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ tham chiến.

Về không quân, vào thời điểm đó chiến đấu cơ F5 có nhiều lợi thế hơn Trung Cộng. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng khoảng cách từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đoàn tham dự là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Cộng chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về.

Có những ưu thế nên các phi công F5 lúc đó tinh thần chiến đấu rất cao, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất phát.


Nhưng giờ G ấy đã không đến.

Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đồng minh khác.

Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Cuối cùng vì lệnh tác chiến không được ban ra, mặc dù mọi người háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa.

Việc đình chỉ lệnh hành quân của các phi đoàn F5 trong việc oanh tạc các tàu chiến của Trung cộng trong ngày 19.1.1974 là do áp lực của Mỹ với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vì Mỹ không muốn để VNCH chọi lớn với Tàu cộng trong thời điểm này, ảnh hưởng đến việc rút quân của Mỹ tại miền nam VN.

CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA F.5 VNCH

F-5A/B/E có tên gọi là Freedom Fighter (Chiến sĩ đấu tranh cho tự do) và F-5E/F Tiger II là một phần trong gia đình chiến đấu cơ siêu âm hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi, chế tạo bởi hãng Northrop tại Hoa Kỳ, bắt đầu vào thập kỷ 1960. Hàng trăm chiếc vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới vào đầu thế kỷ 21, và F-5 cũng được dùng làm mẫu cho một số thiết kế máy bay khác.

Dự án F-5 bắt đầu trong một chương trình co các chiến đấu cơ hạng nhẹ do hãng Northrop đầu tư vào thập kỷ 1950. Thế hệ đầu tiên là F-5A Freedom Fighter bắt đầu hoạt động vào thập kỷ 1960. Trên 800 chiếc đã được chế tại đến năm 1972 tại các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Không quân Hoa Kỳ không có nhu cầu đối với chiến đấu cơ hạng nhẹ, nhưng F-5 vẫn được sử dụng trong vai trò huấn luyện và khoảng 1.200 chiếc T-38 Talon được phát triển từ F-5 đã được chế tạo cho vai trò huấn luyện.

Thế hệ thứ hai F-5E Tiger II được cải tiến cũng được sử dụng chính trong các nước đồng minh của Mỹ nhưng với số lượng giới hạn, những chiếc F-5E hoạt động trong hàng không quân sự Mỹ với nhiệm vụ làm máy bay huấn luyện và đóng giả làm máy bay đối phương; F-5E Tiger II đã được chế tạo trên 1.400 chiếc mọi phiên bản, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987. Rất nhiêu chiếc F-5 khác hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động trong thập kỷ 1990 và 2000, sau khi trải qua rất nhiều chương trình nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường chiến đấu luôn thay đổi. F-5 cũng được phát triển thành trinh sát chuyên dụng có tên RF-5 Tigereye.

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT F.5
Phi hành đoàn : 01
Dài : 14,45 m
Sải cánh : 8,13 m
Cao : 4,08 m
Trọng lượng không tải : 4.349 kg
Tối đa khi cất cánh : 11.187 kg
Động cơ : 02 động cơ phản lực General Electric J85-GE-21B có sức đẩy 1.575kg mỗi cái (2.250kg mỗi cái khi tái khai hỏa).
Tốc độ : 1.700 km/giờ
Cao độ : 15.800 m
Tầm hoạt động : 3.720 km
Hỏa lực : 02 đại bác 20mm Pontiac M39A2 ở mũi với 280 đạn mỗi súng; 3.200kg vũ khí gồm : tên lửa AIM-7 Sparrow, AIM-9 Sidewinder, AGM-65 Maverick, AIM-120 AMRAAM; bom M129, Mk.82 (225kg), Mk.84 (900kg), CBU-24/49/52/58.
Bay lần đầu : 30/7/1959 (F-5A); 11/8/1972 (F-5E)
Trị giá : 2,1 triệu USD (F-5E)
Số lượng sản xuất : 2.236 chiếc

Hợp đồng sản xuất F-5A đầu tiên được thực hiện vào năm 1962, những đơn đặt hàng đầu tiên của các nước khác bắt đầu từ Không quân Hoàng gia Na Uy vào tháng 2-1964. Đã có 636 chiếc F-5A được chế tạo cho đến khi việc sản xuất kết thúc vào năm 1972. Đi cùng với đó à 200 chiếc F-5B hai chỗ. Chúng được sử dụng để làm máy bay huấn luyện.
Những chiếc F-5C thuộc FCS 10 còn lại sau đó được chuyển cho Không quân Việt Nam Cộng hòa, trước đó chỉ có A-37 Dragonfly và A-1 Skyraider thực hiện vai trò này. Xem ti
ếp:
THÁI ĐỘ "IM LẶNG" CỦA MỸ

Liên tiếp các ngày 20, 21, 22/01/1974, Bộ Ngoại giao, Tổng thống VNCH đã liến tục thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa. Nhưng câu trả lời là sự im lặng của phía Hoa Kỳ. Sự "im lặng" của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc tiếp tục xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Không những vậy, Hoa Kỳ còn ra lệnh cho hạm đội ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa, để Trung Quốc rảnh tay. Thực tế này cho thấy, thời điểm sau đó Mỹ cũng đã bỏ rơi VNCH vì lợi ích của mình không gì khác là cần phải lôi kéo Trung Quốc để chống lại Liên Xô khi đó. Sự im lặng của Mỹ chính là sự đánh đổi lợi ích của nước Mỹ. Cuộc chiến đã đi vào kết thúc bằng việc Mỹ thông đồng với Tàu cộng gián tiếp bật đèn xanh cho Bắc Việt tiến chiếm miền nam VN.

Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay Trung Quốc. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN.

Tóm lại muốn chiến thắng kẻ thù , thì người lảnh đạo trong mọi hoàn cảnh đều phải biết tự đứng trên đôi bàn chân của mình để giải quyết mọi vấn đề của đất nước. Sự phản bội người đồng minh VNCH đã lộ rõ từ trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, người bạn gọi là đồng minh nầy đã khoanh tay đứng nhìn các thủy thù VNCH bị thương, trôi lênh đênh trên biển cả mà không ra tay cứu thương hay tiếp cưú di tản ra khỏi vùng tác chiến, mặc dù hạm đội 7 của Hoa Kỳ vẩn còn hoạt động trên biển Nam Hải. Đó cũng là bài học khó quên nhất của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hiện nay đang còn dấn thân trên con đường quang phục đất nước.

Người viết ghi lại những tài liệu thuộc quân sử VNCH để con cháu hậu duệ VNCH biết, tránh được vết xe đổ trong quá khứ và càng thận trọng hơn trong mối quan hệ song phương với các đối tác gọi là đồng minh trong tương lai và các chính sách ngoại giao cứng rắn cho quyền lợi Tổ quốc và dân tộc, tránh bị đặt để, rơi vào tình trạng khó khăn như VNCH trước năm 1975.

Một nén hương lòng dâng lên các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa đồng thời vinh danh cố Thiếu Tá hạm trưởng HQ.10, Nguỵ Văn Thà của Hải Quân VNCH.



BÀI ĐỌC THÊM:

1.Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử của tác giả Long Ly
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hs-noibuonlichsu.htm

2.CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN-ĐẢO TRƯỜNG SA.
http://anhduong.net/biendong/BienDong14.htm
3. HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường Sa vào tháng 2-1974
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=126228387527299&set=a.126227274194077.27565.100004204144219&type=3&theater4.


Trịnh Khánh Tuấn, 29.12.2013 
bổ túc thêm ngày 15/7/2016

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  XE M Ô T Ô "MODEL M" L À MẪU MàĐẸP VÀ THANH LỊCH NHẤT CỦA TESLA Đối với nhiều người, từ lâu người ta đã coi ô tô điện là tương ...