Montag, 25. Juli 2016

NGƯỜI MÔN SINH HIỂU THẾ NÀO CHO 
ĐÚNG VỚI CÂU
" VOVINAM KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ"

Chính trị là những điều chính yếu trong việc trị quốc an dân. Chính trị là khoa học tổ chức cai trị quốc gia. Chính trị là nghệ thuật, là cách thực hành tổ chức các xã hội loài người đến chân, thiện, mỹ. Nhiệm vụ chính trị là điều hướng xã hội phát triển trong vòng ổn định, trật tự và điều hoà. Làm chính trị là tham gia vào các công việc tổ chức chính quyền các hoạt động cộng đồng, nhằm điều hướng xã hội phát triển, bằng nhiều cách khác nhau có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, để làm cho xã hội mổi ngày một tốt đẹp hơn. Tất cả đều không ngoài mục đích làm cho mọi người sống chung trong cộng đồng xã hội được ấm no, hạnh phúc và đầy đũ những quyền tự do căn bản của một con người. Theo cách nói phía trên, người môn sinh chúng ta thấy chính trị là một việc làm rất cần thiết đưa con người đến chân thiện mỹ được sống trong một cộng đồng trật tự, an ninh và hài hòa với nhau. Như thế bản thân chính trị không mang một ý nghĩa nào xấu, mà chỉ có những con người làm chính trị xấu - Vì họ đam mê quyền lực, thích điều hướng xã hội và con người theo một sở thích cá nhân hoặc theo quyền lợi của một nhóm người hay đảng chính trị chệch hướng trong việc xây dựng đất nước và sự điều hướng đó nghịch lý với những nguyên tắc phát triển chung của một cộng đồng văn minh và tiến bộ. Chúng ta đừng nên có nếp nghĩ chính trị là việc làm cần xa lánh, rồi thơ ớ với sự phát triển xã hội vì chỉ nhìn chính trị qua những nhân vật xấu , gian manh trong các thủ đoạn cướp chính quyền như Hồ chí Minh và đảng csVN nhằm đưa đất nước vào qủi đạo của đệ tam quốc tế hay lệ thuộc vào Tàu Cộng, mà những người mang trọng trách lãnh đạo trong xã hội là những tai sai, những thái thú của Tàu Cộng.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CHÍNH TRỊ
Trong các sinh hoạt cộng đồng như chùa, nhà thờ hoặc trong môn phái Vovinam, chúng ta thường được nghe một câu "Tôi không làm chính trị", " môn phái không làm CT" "Tôi không muốn đề cập tới CT", "Tôi không bàn về CT ...", "Tối không muốn dính dáng đến CT". ...tôi chỉ muốn tập võ, niệm Phật, đọc kinh thôi; chúng ta đừng nói như con két mà thiếu phần suy nghĩ và phân tích chính chắn về cụm từ này, vì:
1. Một người môn sinh khi ra khỏi VN để tránh nạn cộng sản là chúng ta đã có một ý thức mạnh mẻ về chính trị rồi - chọn cho mình một chế độ chính trị khác thích hợp hơn thay vì chọn chế độ cộng sản.
2. Khi chúng ta thiết lập hồ sơ xin tịn nạn với Cao Ủy LHQ tại các trại tạm trú, thì đó là một hành động chính trị. Tị nạn là một hành động phát xuất từ một ý thức chính trị. Nước có nạn thì chúng ta mới đi và xin được tạm trú nơi quê hương thứ hai, theo những điều khoản có trong đạo luật quốc tế về vấn đề tị nạn chính trị.
3. Một môn sinh đi đoàn tụ gia đình ở nước ngoài là một hành động chính trị.
4. Một môn sinh góp mặt trong các sinh hoạt cộng đồng nơi mình định cư như: đóng góp cho các chương trình Đại Nhạc Hôi gây quỉ cho thương phế binh VNCH, Tù Nhân Chính Trị hay quyên góp cho người nghèo đói, trẻ mồ côi, hoặc biểu diễn Vovinam trong những ngày tết truyền thống của người Việt ở Hải Ngoại hay treo lá cờ vàng 3 sọc đỏ trong võ đường... đó là những hành động mang màu sắc hoàn toàn chính trị.
5. Người môn sinh biết phẩn nộ bọn Tàu Cộng trong việc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa, hoặc chúng ta tẩy chai hàng hóa của Tàu Cộng, đó là một hành động chính trị.
6. Trong nước, khi người môn sinh ra đường chào đón Tổng Thống Obama đến viếng VN, đó là một hành động ứng xử mang màu sắc chính trị..... Hoặc cộng tác với chính quyền cộng sản để đưa môn phái đi theo một hướng khác, không đúng với những qui lệ ban đầu của môn phái thành lập năm 1964, đó cũng là những hành động tham gia sinh hoạt chính trị trực tiếp với đảng cầm quyền - đưa đến việc đẩy các thế hệ học Vovinam rời xa võ đạo, võ đức rồi trở thành những kẻ hèn trước sự bành trướng của bọn Tàu Cộng. Tệ hại hơn là những môn sinh trong hàng ngũ Quân đội nhân dân, CAND trở mủi giáo về phía nhân dân để tàn hại người yêu nước, giúp kẻ ác cướp đất, cướp nhà tạo oan khiên khắp 3 miền đất nước, không còn đúng 10 điều tâm niệm của môn phái Vovinam.
7. Một người môn sinh biết bất mản trước hành động tham nhũng của các quan tham, như các viên chức công an, cảnh sát công lộ hay những người làm việc trong guồng máy cầm quyền hiện nay, đó là những hành động chính trị.
8. Khi chúng ta cầm lá phiếu để đi bầu cho dù dưới hình thức nào đi chăng nửa, thì đó là hành động chính trị. Trong cuộc đời chúng ta, không có ai mà không trải qua một vài lần đi bỏ phiếu?
9. Người môn sinh khi chọn đứng với một lá một lá cờ để hiến thân phục vụ, đó là một hành động chính trị. Nhưng cũng cần nhắc nhở, là người môn sinh phải cố gắng nhìn cho được con đường chính đạo để đi, đừng phản bội lại lại đất nước dân tộc và môn phái . Đừng núp dưới lá cờ vàng để phục vụ cho lá cờ đỏ, đó là hành động của những kẻ thời cơ phản đồ, phản môn đáng khinh bỉ.
Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến phạm trù chính trị, nhưng tôi chỉ tạm đưa ra một vài ví dụ để người môn sinh chúng ta nhận thức được hành động tham gia chính trị là như thế nào? Như thế, nếu là môn sinh mà nói: "chúng ta không làm chính trị" tức là chúng ta đang miệt thị chính chúng ta và tự tách ra khỏi xã hội và cộng đồng, đi ngược với hình tượng của một bậc trượng phu trong làng võ VN.
Tóm lại, một người làm văn hóa, làm việc nhân đạo, tham gia các công tác xã hội, bỏ phiếu bầu cử, hay làm những việc nhỏ nhất có ích cho cộng đồng xã hội cũng đã là làm chính trị. Vì các hoạt động này được thực hiện với mục đích phục vụ xã hội và thăng tiến con người.

Aristotle
Ý NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ
Từ “chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle (384-322 trưóc TC) một triết gia Hy Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận). Ông đã nói : « Con người là một con vật chính trị. » Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng, con người đã tự qui tụ lại, sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một hạnh phúc hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn ; đó là chính trị. Như vậy chính trị đã có từ thời cổ đại ( thời đồ đá), khi con người biết đoàn kết và sống từng nhóm, rồi tiến lên việc thành lập từ bộ tộc, làng, xả đến nhà nước.
Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được các triết gia khác như Khổng Tử, Plato…..vun bón thêm để hoàn thiện cho cụm từ " Chính trị". Dù Aristotle đã khẳng định con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không có nô lệ và phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của cá triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những người thay trời hành động (vua). Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành công cách tổ chức xã hội của những nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là khoa học giành và nắm giữ vương quyền cha truyền con nối trong thiên hạ. Rồi khi có được quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao nhiêu sự tha hóa, mục rửa trong bộ máy cầm quyền và tạo nhiều hệ lụy cho quốc gia, mà những hệ lụy do giai cấp lãnh đạo tạo ra lại đổ hết lên đầu người dân như CHXHCNVN hiện nay. Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống an bình của người dân.
Hai ngàn năm trăm năm trước, một triết gia Trung Hoa Khổng Tử đã định nghĩa vắn tắt: "Chính trị là đạo cả". Nghĩa là con đường lớn nhất của bậc sĩ phu, của người quân tử. Là công tác quan trọng bậc nhất của đời sống loài người. Người môn sinh chúng ta hiểu thế nào với ý nghĩa của câu nói đó? Có phải đó là những điều tiềm ẩn trong 10 điều tâm niệm của Vovinam-Việt võ đạo và chủ thuyết "Tâm Thân Cách mạng " mà chúng ta đã từng biết qua.
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHỔNG GIÁO
Tư tưởng chính trị của Khổng Giáo là tư tưởng dựa trên nền tảng đức trị. Nhà lãnh đạo dân tộc không khác gì người cha trong gia đình và guồng máy cai trị phải thuận theo thiên nhiên ( trời). Nhà lãnh đạo có trách nhiệm đối với sự sinh tồn về vật chất cũng như tinh thần của dân chúng. Tư tưởng chính trị của Khổng Giáo lấy dân chúng làm căn bản,
Cổ lai quốc dĩ dân vi Bản
Đắc quốc ưng tri tại đắc Nhân

(Xưa nay, nước lấy dân làm gốc

Được nước nên biết là do được lòng nhân)

Dân chúng là nguồn trí tuệ cao nhất - họ là kẻ biết điều lợi ích thiết thực cho chính mình. Chính trị Khổng Giáo quan niệm kẻ cùng đinh và người lãnh đạo đều trên nguyên tắc bình đẳng, điểm này đã chứng minh trong thời đại hoàng kim của Khổng Giáo: Thời kỳ vua NGHIÊU, vua THUẤN, và nhiệm vụ của người dân là phải đứng dậy chống lại những kẻ tàn bạo, độc tài. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo mang ý nghĩa trùng với điều tâm niệm số 1 "Việt Võ Đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại" và số 8 của môn phái chúng ta "Việt Võ Đạo sinh kiện toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực". Một người môn sinh thuần thành không được quên con đường chính đạo mà người Việt Võ Đạo Sinh phải dấn thân.
THAM GIA CHÍNH TRỊ
Theo các triết gia Socrates, Platon và Aristote, họ quan niệm rằng con người là sự kết hợp của hai phần tách biệt là Tinh thần và Vật chất. Nói cách khác là gồm Linh hồn và Thể xác. Vì linh hồn bất diệt nên tinh thần quan trọng hơn hẳn thể xác. Do đó, mọi việc phải bắt đầu bằng lý trí, triết lý chính trị. Tức là phải bắt đầu bằng phần lý trí, lý luận rồi mới đến kinh tế, vật chất. Với Việt võ đạo trong truyền thống Vovinam, võ đạo ( tâm) và võ thuật (thân), thì phần định hướng cho võ thuật đó là TÂM là đạo cã, là con đường phải đi của một môn sinh thuần thành để đưa người môn sinh đạt đến tầng cao là "Nhân võ đạo"
Bất cứ thành phần nào sống trong xã hội đều có bổn phận phải tham gia vào các sinh hoạt chính trị, đó là việc nhằm đưa con người và xã hội tiến theo hướng chân, thiện, mỹ. Về phần người môn sinh chúng ta có thể tham gia vào việc làm chính trị, ở bất cứ góc độ nào có thể, trong môi trường sống hàng ngày của chúng ta, để dẩn dắt mọi người cùng tiến trên con đường vươn lên tầm cao mới.
Như mọi người đều biết, bất cứ một môn sinh nào trên 18 tuổi, khi bước ra khỏi nhà đều có mang trong mình: một chứng minh thư do võ đường cấp, để chứng nhận mình là một môn sinh của môn phái VVN-VVĐ và một chứng minh nhân dân ( theo cách nói của cộng sản) viết tắt là CMND hay còn gọi căn cước của một người dân. Với hai vật đó trong mình, nói lên được điều gì? Nói lên điều: Người môn sinh VVN-VVĐ, không thể tách khỏi cộng đồng dân tộc vì thế phải luôn gắn bó với cộng đồng dân tộc và phải bị cuốn theo dòng sinh mệnh của dân tộc. Có làm được như vậy thì người môn sinh mới làm đúng với 10 điều tâm niệm và biết cách khai triển thành công Chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân". Vi thế, nếu người môn sinh nào nói là tôi không làm chính trị là tự mâu thuẩn với chính mình, đó là lối nói của người môn sinh thiếu trí tuệ. Vì môn phái không có điều khoản nào nghiêm cấm những người môn sinh chính trị. Nhưng phải là con đường hợp với lòng dân, hớp với lẻ trời, hợp với đà tiến của thế giới... hợp với tư tưởng dân chủ tự do của thời đại. Vị trí của môn phái là độc lập với thế quyền, vì môn phái Vovinam không phải là công cụ của nhà nước CHXHCNVN và đảng csVN.
Ngày nay trong nước, các phản đồ đã tiếp tay với nhà nước cộng sản quốc doanh hoá Vovinam, đặt môn phái dưới sự điều hành của đảng cộng sản, và trở thành một công cụ dưới sự chỉ đạo của đảng, hoàn toàn đi sai vôi tôn chỉ của võ sư sáng tổ và các tiền bối trong môn phái đề ra kể từ ngày môn phái bắt đầu phát triển.
LỜI KẾT
Chính trị là nhiệm vụ hàng đầu, là bổn phận của một công dân đối với đất nước, một công tác cao cả mà mọi người cần phải tham gia trong đó phải có sự tham dự của các môn sinh, là sự đóng góp làm cho đời sống làm người thêm ý nghĩa. Giúp cho nước mạnh, dân giàu, người ấm no, dân hạnh phúc, và quê hương rạng danh năm châu bốn biển vậy. Một môn sinh từ chối làm chính trị tức là từ chối đi theo con đường chính đạo của môn phái.
Một xã hội có nhiều tầng lớp tham gia chính trị sẽ làm xã hội văn minh tiến bộ. Ngược lại, một xã hội mà có qua ít người tham gia chính trị, công dân bị cấm đoán tham gia chính trị là một xã hội nghèo nàn lạc hậu, là những nước độc tài hay trong chế độ cộng sản tại VN, Trung Cộng , Bắc Triều Tiên.
Người môn sinh Việt Võ Đạo, phải làm sao để Việt tộc và đất nước có thật nhiều "Việt Võ Đạo Sĩ", để đất nước sớm minh châu trời đông.

Trịnh khánh Tuần 25/7/2016
Cựu môn sinh võ đường Cao Thắng 1966

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  B À PAM BONDI  Đ ƯỢC ĐỀ CỬ LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TRONG NỘI CÁC TRUMP II - THAY TH Ế MATT GEATZ Sau khi ứng cử viên ưa thích Matt ...