SỰ THẬT LỊCH SỬ,
QUÂN ĐẠI VIỆT TRỪNG TRỊ QUÂN TÀU.
Lý Thường Kiệt đang đánh chiếm thành Khâm Châu
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, người Việt tự do ở hải ngoại đã thay nhau tố giác nhà cầm quyền CSVN trước việc “dâng đất, dâng biển” cho Tàu cộng, để nhân dân thấy được bộ mặt Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống của đám buôn dân bán nước csVN, và đồng thời tố cáo trước dư luận quốc tế về bản chất xão trá của Tàu trong việc thôn tính nước chúng ta qua các lần xâm phạm sâu trong lảnh thổ VN bằng những hành động quân sự thô bạo trên các tỉnh dọc biên giới cũng như những hành động bao ngược trong việc ấn định đường lưởi bò trên biển đông, sau đây là một số bằng chứng cụ thể:
Bản đồ hành quân của Đại Việt dưới sự thống lĩnh của Lý Thường Kiệt đã đánh sâu vào đất Tàu
1.Trên tuyến đường sắt: Khi phục hồi đường sắt từ biên giới Việt – Trung đến Yên Viên (gần Hà Nội) cho Việt Nam, Trung Quốc đã đặt điểm nối rây giữa hai nước sâu vào lãnh thổ Việt Nam thêm 300m và coi đây là biên giới giữa hai nước!
2.Trên tuyến đường bộ: Trung Quốc cho ủi sập cột mốc biên giới số 18 trước Ải Nam Quan, cách ải này 100m, trên đường Quốc lộ 1, rồi đặt cột km số 0 của quốc lộ này vào sâu trên lãnh thổ Việt Nam 100m và coi đó là cột mốc biên giới giữa hai nước. Như vậy, theo Công Ước Thiên Tân, cột mốc biên giới chỉ cách Ải Nam Quan của Trung Quốc 100m, nhưng Trung Quốc đã sửa thành 200m!
3. Qua công hàm của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 đã công khai dâng Hoàng Trường Sa cho Bắc Phương.
4. Ái Nam Quan Quan, 1/2 Thác Bản Giốc, núi Lão Sơn, 11.000km2 trong vùng Vịnh Bắc Bộ đã thuộc lảnh thổ của Tàu.
5. Qua các tài liệu cho biết từ 1974 đến 1978, Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam tất cả 4333 vụ, chia ra như sau: 1974: 179 vụ, 1975: 294 vụ, 1976: 812 vụ, 1977: 873 vụ và 1978: 2175 vụ!
Tất cả những việc kể trên cho thấy bản chất tham lam về chủ nghĩa bành trướng của Tàu trong mọi thời gian tồn tại của Việt tộc. Cách đây gần 1000, môt danh tướng của Việt Nam là Lý Thường Kiệt đã thấy được lòng dạ của anh chàng láng giềng khổng lồ xấu tánh. Người danh tướng nầy có một cái nhìn chiến lược, để bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ và bảo đãm sự yên bình và tồn tại cho Việt tộc trong cộng đồng nhân loại. Ông đã phát họa một cuộc chiến với nhà Tống, ông dùng sức mạnh tổng thể của quân Đại Việt đánh vào hậu phương của quân đội xâm lược nhà Tống, nằm sâu trong đất Tàu làm tiêu hao tiềm năng chiến đấu của đối phương, để từ đó đối phương không còn đũ ý chí xâm lược Đại Việt.
Đấy cũng là lần chiến thắng rất oanh liệt và thành công của quân đội Đại Việt trước sức mạnh của quân Tàu.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT:
Lý Thường Kiệt: 1019–1105) là một danh tướng, đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn , là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền , người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Thân phụ ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông , quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt.
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông.
Trong 12 năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri khi 35 tuổi.
Lý Thánh Tông lên ngôi (1054), phong ông chức Bổng hành quân hiệu uý. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu thái bảo.
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả 5 châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Tháng 2 năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
CHIẾN TRANH VỚI NHÀ TỐNG
Trước khi đánh qua Tàu, Lý Thường Kiệt đã làm bài "Phạt Tống lộ bố văn" (chữ Hán: 伐宋露布文; Bài tuyên bố về việc đánh Tống) là bài hịch văn do Lý Thường Kiệt viết và cho niêm yết khắp nơi mà quân lính đi qua trong Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076. http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=21253
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, Ra Lịnh LÝ THUỜNG KIỆT và TÔN ĐẢN đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An,Tổng chỉ huy là Tôn Đản.
Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người.
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tôn Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân . Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ.
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam Tây Lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, Ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu.
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý . Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000, tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến.
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn .
Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Đền thờ Lý Thường Kiệt Nằm ở phía tây bắc thôn Lộ Bao, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, ngôi đền còn được gọi là “Nghè Bươu” cổ kính thâm nghiêm dưới những tán cây cổ thụ, là di tích độc đáo của đất Bắc Ninh tương truyền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt người có nhiều công lao với dân với nước.
Đền Lý Thường Kiệt làng Như Nguyệt
BÀI LIÊN KẾT:
1. Lý Thường Kiệt đánh qua Tàuhttp://www.gocnhin.net/
2.LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁNH TRUNG HOA
http://www.tapchithegioimoi.com/tm.php?recordID=892
3.Lý Thường Kiệt và Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư.
http://www.manhvuonviet.net/wp-content/uploads/2012/02/LyThuongKiet-NamQuocSonHa.pdf
4.Phạt Tống lộ bố văn (Lý Thường Kiệt - 李常傑, Việt Nam)
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=21253
Bichthuy Ly,11.2.2014
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen