Donnerstag, 7. Juli 2016

CHÍN THÁNG QUÂN TRƯỜNG
(Liên trường võ Khoa Thủ Đức)



Toán SVSQ thủ quốc quân kỳ của khoá
                                          
                                                       
Chín tháng quân trường 
Cuộc liên hoan nửa khuya sắp tàn
Mà sao tình mình thêm chứa chan
Xiết tay nhau mến trao lần cuối
Viết cho nhau những dòng lưu niệm
Của những ngày trong quân trường mình sống yêu thương
Qua chín tháng phong sương.

Tuổi thư sinh đã qua mất rồi

Giờ chỉ còn lại anh với tôi
Gắn trên vai chiếc lon chuẩn úy
Sáng mai đây giã biệt kinh kỳ
Giây phút này hai đứa mình còn có đêm nay
Để thương nhớ tràn đầy.

Đôi ta chiến sĩ

 xa nhà
Mang theo kỷ niệm làm quà mai sau
Mình còn gì cho nhau nữa không bạn đời nhé
Đêm vui đã khuya rồi ta tạm biệt nhau thôi.

Dù hai ta có xa cũng gần

Nên mỗi lần mình nhắc đến nhau
Nhớ biên thư đổi trao nhiều nhé
Kể nhau nghe những chuyện vui buồn
Ở chiến trường chuyện ân tình mình đã yêu thương
Người em gái hậu phương...

Bài nhạc  9 tháng quân trường là đề cập đến các khoá học thuộc trường Bộ Binh Thủ Đức ( tên củ là Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức), các khoá kéo dài thông thường là 9 tháng.


                     
SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC

Ngày mản khoá
Vũ đình trường
Các SVSQ trước cổng trường BB Thủ Đức

Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được đổi tên thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức. Ngoài nhiệm vụ đào tạo sĩ-quan Bộ-binh, trường còn đào-tạo sĩ-quan Thiết-vận, Quân-chính, Quân-cụ, Quân-nhu, Quân-y, Dược, Truyền-tin, Công-binh…v.v. Thời gian thụ huấn là 38 tuần. Từ 1955 đến1961, Liên trường Võ-khoa Thủ-Đức cung-cấp: - 2/3 tổng-số sĩ-quan Bộ-binh. - 80% sĩ-quan và chuyên-viên Quân-nhu - 89% Sĩ quan Quân-cụ - 95% Sĩ quan Thiết giáp và Truyền-tin - 97% Sĩ quan Pháo-binh - 90% Sĩ quan Công-binh Tháng 10-1961, một số trường chuyên-môn được tách ra. Liên Trường Võ-khoa Thủ-Đức chỉ còn ba trường là Bộ-binh, Thiết-giáp, Vũ-thuật và Thể-dục Quân-sự. https://www.youtube.com/watch?v=J5_52kHR6jk
Giữa năm 1963, khóa 15, Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức được đổi tên thành Trường Bộ-binh Thủ-Đức. Mỗi năm, Trường có ba khoá huấn-luyện. Sau biến-cố Tết Mậu Thân và sắc lệnh tổng động viên ban hành ngày 19-6-1968, hàng năm Trường Bộ-binh Thủ-Đức đào-tạo 6 đến 8 khóa, do nhu-cầu chiến-trường. Từ năm 1951 đến 1967, mỗi năm chỉ có một khóa, đánh số từ 1 đến 27.

Đến năm 1968, một năm có nhiều khóa, nên đánh số theo năm (1/68; 2/68, ...) Chương-trình huấn-luyện chia thành hai giai-đoạn: Trong giai đoạn 1, khóa-sinh được gọi là Tân Khóa-Sinh Dự-bị Sĩ-quan, thụ-huấn tại Trung-tâm Huấn-luyện Quang-Trung. Sau khi hoàn tất giai-đoạn 1, các TKS/DBSQ đủ tiêu-chuẩn được chuyển sang Thủ-Đức học tiếp giai-đoạn 2. Về sau, các Tân Khóa-Sinh được huấn-luyện giai-đoạn 1 ngay tại Thủ-Đức. Các sĩ-quan tốt nghiệp được mang cấp bậc chuẩn-uý trừ-bị. Trong giai-đoạn này, vì số lượng SVSQ quá lớn, thiếu trường sở và huấn-luyện-viên, nhiều khóa sĩ-quan trừ-bị đã được đào-tạo tại trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế.




Cuối năm 1973, Trường Bộ-binh Thủ-Đức chuyển sang căn cứ huấn-luyện mới tại Long-Thành. Công tác di-chuyển hoàn tất vào đầu năm 1974. Tháng 4-1975, dưới quyền điều-động của Đại-tá Liên-đoàn-trưởng Lộ Công Danh, các SVSQ từ Long Thành di-chuyển về Tăng Nhơn Phú. Pháo-binh phòng-thủ nhà trường đã trực-xạ, bắn cháy 3 chiếc thiết giáp của VC và 2 tân khóa-sinh dùng lựu-đạn lân-tinh đốt cháy chiếc còn lại. Ngày 1-5-1975, lực-lượng phòng-thủ mới buông súng theo lệnh của TT Dương Văn Minh ban hành ngày 30-4 trước đó.

Phù-hiệu Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức: Nền xanh da trời biểu-hiện sự thanh-khiết từ tư-tưởng đến hành-động, và ý-chí cao-cả của thanh-niên đối với quê-hương. Ngọn lửa hồng biểu-hiện lòng dũng-cảm, chí cương-quyết, đức hy-sinh. Thanh kiếm biểu hiện cho cấp chỉ-huy Bốn chữ “ Cư an tư nguy” – sống yên lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại-tá Lam Sơn trong thời gian ông làm Chỉ huy trưởng (1962).

GIAI-ĐOẠN HUẤN-LUYỆN

Một bài thơ rất lãng mạn đưọc sáng tác vào năm 1971, đã diển tả quang cảnh sinh hoạt và điạ danh của trường , được mang tên là "Tình Khúc Cư An", tác giả có bút hiệu là Sài Gòn.

 Em về Thủ Đức chiều mưa
Thương anh biền biệt hồn thơ dậy buồn
Vẫn màu áo cũ cô đơn
Vẫn galon đó, nhưng còn... anh đâu?

Em về phố nhỏ mưa Ngâu

Chiều bên thị trấn cúi đầu vu vơ
Tăng Nhơn Phú có em chờ
Người Cư An đã mịt mờ sao anh?

Em cười mắt ướt long lanh

Hai bàn tay nhỏ cũng đành buông xuôi
Vẫn đây con dốc, ngọn đồi
Đưòng ra bãi tập với lời cây reo

Thương từng lối nhỏ đìu hiu

Khu sinh viên đứng trong chiều lạnh căm
Nghe như gần gũi quen thân
Nghe như kỷ niệm ân cần gọi tên

Bây giờ còn nhớ hay quên

Quân trường xưa đã đúc rèn đời trai
Tháng năm áo lính miệt mài
Ngựa hồng dong ruổi mãi ngoài biên xa...

Chiều nay trong gió mưa nhòa

Người thơ nhìn dấu alpha... chợt buồn
Giày anh chừ nhuốm gió sương
Treillis chừ nhuốm bụi đường binh đao

Em về lối cũ buồn sao!

Hồn ngơ ngác hỏi phương nào anh qua?
Dáng xưa giờ đã nhạt nhòa
Cũng alpha đó, nhưng là…... ai đâu?

Em về thành phố mưa Ngâu

Có cô trò bé cúi đầu tìm anh
Người thơ suốt kiếp chung tình
Người Cư An đó sao đành... quên em

Chương-trình huấn-luyện quân-sự tại Thủ Đức nhằm đào-tạo sĩ-quan chỉ-huy trung-đội.

THỜI GIAN HUẤN LUYỆN:

Thời-gian huấn-luyện tại quân trrường cho mỗi khóa-học trung-bình từø 6 đến 9 tháng tùy theo tình-hình chiến-sự. Chương-trình huấn-luyện được chia làm hai giai-đoạn như sau:

Giai-đoạn 1: huấn-luyện phần căn-bản quân-sự, bộ-binh thuần-túy, từ cá-nhân đến cấp tiểu-đội. Thời-gian là 8 tuần-lễ dành cho các khóa dài 6 tháng, và 9 hay 10 tuần cho các khóa dài 9 tháng.

Giai-đoạn 2: huấn-luyện về Bộ-binh đến cấp trung-đội dành cho sinh-viên sĩ-quan học về Bộ-binh hay các ngành chuyên-môn dành cho SVSQ được tuyển-chọn vào các binh-chủng khác như Thiết-giáp, Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin vv. 


Các tân khoá sinh
 .
Đoạn đường chiến binh trong giờ huấn luyện

Giờ huấn luyện qua sông với tất cả quân trang quân dụng cá nhân

Buổi cơm trưa của một SVSQ

Đang giờ học chiến thuật

SVSQ đang thao dược diển hành
                             
Trước năm 1955, sau khi tốt-nghiệp tại Thủ-Đức, tân sĩ-quan được gửi đi học bổ-túc tại các quân-trường chuyên-môn của Liên-hiệp Pháp. Riêng các tân sĩ-quan thuần-túy bộ-binh sau khi tốt-nghiệp được phân-phối thẳng về những đơn-vị đang thiếu hụt quân-số.
Dưới thời đệ-nhị Cộng-Hòa, trước hay sau ngày mãn-khoá, các tân sĩ-quan còn được thực-tập trong vòng một hoặc hai tháng tại vùng lân-cận thủ-đô Sài-Gòn hay các vùng sôi đậu. Điển-hình là Khoá 23 SQTB Thủ-Đức thực-tập bình-định với khoá Biệt-Chính, cũng như khoá 1/72 ( khoá đầu của Đồng Đế), khác với khoá 1/72 truyền thống tại trường Bộ Binh Thủ Đức,  theo học Sĩ-quan Nha-Trang, trước ngày mãn-khóa, cũng công-tác tại Qui-Nhơn gần 2 tháng.

Sau cuộc tổng công-kích của Cộng-Sản Bắc-Việt vào dịp Tết Mậu-Thân, năm 1968, sắc-lệnh tổng-động-viên ra đời, thanh-niên tuổi từ 18 đến 43, có bằng tú-tài 1 trở lên đều phải nhập-ngũ. Để có đủ cán-bộ chỉ-huy các đơn-vị tân-lập theo kế-hoạch bành-trướng quân-lực và nhất là để đáp-ứng nhu-cầu đòi hỏi của chiến-trường, kể từ khóa 1/68, chương-trình huấn luyện, địa-điểm và thời-gian học tập cũng được sửa đổi cho phù-hợp với tình-hình. Người viết xin kính tặng  bài viết 9 tháng quân trường đến tất cã các khoá sinh từng theo học tại trường Bộ Binh Thủ Đức, như là một kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

CƯ AN TƯ NGUY:



                                                                              
Đó chính là định lý bất biến cho mọi chế độ cai trị của bất cứ một quốc gia nào.  Một quốc gia sống trong hòa bình thì phải lo chuẫn bị sẵn sàng cho tình huống chiến tranh. Chính tiền nhân chung ta đã bao lần xử dụng quy luật này mới giữ được  vẹn toàn đất nước cho đến bây giờ. ĐỘNG VI BINH TĨNH VI DÂN , văn ôn võ luyện, cha ông chúng ta lúc nào cũng cảnh tỉnh con dân chuẩn bị tinh thần , tích lũy vật chất, đối phó  tình huống chiến tranh  trước quân xâm lược cộng sản Bắc Việt vào những năm từ 1954-30.4.1975 và hôm nay đây là đứng trước dã tâm dòm ngó, và mưu sâu thôn tính cho kỳ được VN của giặc Tàu.

THỦ ĐỨC HÀNH KHÚC





Qùi xuống các SVSQ, đứng dậy các tân sĩ quan

Trịnh khánh Tuấn
  29.6.2014

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

  XE M Ô T Ô "MODEL M" L À MẪU MàĐẸP VÀ THANH LỊCH NHẤT CỦA TESLA Đối với nhiều người, từ lâu người ta đã coi ô tô điện là tương ...