THẾ NÀO LÀ VÕ ĐẠO CỦA
Vovinam là một môn võ do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo dựa trên một số đòn thế căn bản của môn võ cổ truyền Việt tộc. Rồi từ đó được các chưởng môn đời II Lê Sáng và đời III Trần Huy Phong và các võ sư cao đẳng trong môn phái trước năm 1975 dày công vun đấp, để cây đại thụ Vovinam được đâm chồi nẩy lộc khắp nơi trên thế giới. Cao điểm của môn phái Vovinam là năm 1966, Vovinam đã phát pháo thẳng tiến vào các trường trung học phổ thông và kỹ thuật ở Sài gòn cũng như các nơi khác như: trong quân đội và cảnh sát quốc gia. Cây đại thụ Vovinam từ đó bám chặt rể vào hàng ngũ thanh thiếu niên và các lực lượng bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.
Vovinam được viết tắt là "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn hướng dẩn tập luyện nhuần nhuyễn quyền cước, binh khí, khí công, nhưng rất coi trọng việc trau dồi võ đạo. Thế nên cụm từ phía sau Vovinam là Việt võ đạo đã nói lên được ý nghĩa đó.
ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆT VÕ ĐẠO
Việt võ đạo được ví như là cơ phận chính: "tim",nơi cung cấp những dòng máu tốt để đưa đến khắp nơi nuôi dưởng cơ thể, trong đó có phần nảo bộ (trí tuệ) và các cơ bấp (thân thể) của một người luyện võ. Thế nên phần võ đạo của Vovinam được đưa lên vị trí hàng đầu trong môn phái - để đưa người môn sinh Vovinam thuần thành đến với" Nhân Võ Đạo" một tầng cao nhất của Việt Võ Đạo. Môn phái Vovinam với chủ trương: Trong cuộc sống phải luôn luôn thay đổi, thăng tiến từ tâm đến thân. Thân có khỏe mạnh, trí tuệ có minh mẩn trong sáng, mới mở rộng được chủ thuyết: “Cách Mạng Tâm thân.” của cố võ sư sáng tổ.
Tới đây, tôi xin mạn phép đi tiếp vào cụm từ " Việt Võ Đạo". Đạo là con đường mà mọi người nên đi theo vì đó chính là con đường chính đạo của Việt tộc, do đó võ VN dứt khoát phải theo đúng truyền thống Việt đạo.
Chúng ta cũng cần nên biết: tên môn võ của người Nhật hầu hết đều có chữ “Do” ở phía sau? Ví dụ như Karatedo, Judo, Kendo… Chữ Do có nghĩa là Đạo Đạo ở đây tức là đạo làm người của một người võ sĩ đạo, người Nhật quan niệm đi học võ để học đạo lý làm người, chứ không phải chỉ để tự vệ hay cường thân kiện thể. Vì thế các thế võ sĩ đạo đã nâng cao được giá trị về nhân bản của nước Nhật. Với tinh thàn võ sĩ đạo của người Nhật - đã đưa nước Nhật lên hàng cường quốc về kinh tế và quân sự trong quá khứ cũng như ngày hôm nay.
Đạo lý làm người, tức Việt đạo của chúng ta là phải có trách nhiệm với chính bản thân và với xã hội (cộng đồng). Chúng ta học võ để nêu cao nét chính đạo của mình, để biết rằng mình có bổn phận giúp đỡ những kẻ yếu thế, thắng phục cường quyền, dùng võ thuật để khử trừ cái ác và duy trì cái thiện trong xã hội. Đạo làm người là thấy việc bất bình phải đứng ra ngăn cản, phải bảo vệ lẽ phải, phải hết lòng xã thân cho chính đạo. Việt đạo của Việt tộc là như thế, rất nhân bản như trong Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi đã viết:
Lấy chí nhân thay cường bạo
Lấy đại nghĩa thắng hung tàn.
Việt đạo của Việt tộc là để gin giử bờ cỏi đánh đuổi ngoại xâm, chống sự bành trướng của giặc bắc phương. Một nước lớn nhưng lúc nào cũng lăm le xâm chiếm VN và các nước khác. Mổi khi Việt đạo chúng ta không được xiển dương môt cách đúng mức là thãm hoạ nô lệ giặc bắc phương sẽ đến với Việt tộc, trong quá khứ Bắc phương đã đặt ách nô lệ lên trên các phần đất của VN 1000 năm.
Võ thuật chỉ đủ để giúp con người người biết vận dụng tay chân và võ khí một cách điệu luyện. Còn võ đạo là bệ phóng để đưa người tập võ bước lên thượng tầng võ học và đi vào cộng đồng nhân loại. Nếu đã coi võ đạo là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính cần phải phấn đấu đạt đến mức tối thượng này trong mái nhà Việt Võ Đạo Cổ nhân thường nói:
Văn không võ, văn thành nhu nhược;
Võ không văn, võ thuộc bạo tàn…
Câu nói đó là một thông điệp để nhắn nhủ người học võ phải tự rèn luyện mình trên tinh thần nhân bản - thượng võ cuả truyền thống Việt đạo. Vì võ không văn chỉ là loại "sơn đông mải võ".
Trái tim của người môn sinh Vovinam không bao giờ biết khuất phục trước cường quyền và bạo lực, người môn sinh Vovinam cũng không bao giờ cúi đầu làm nô lệ cho bất cứ chế độ hay vua chúa nào - Mối nhục của Vovinam ngày hôm nay trong nước, là có quá nhiều những võ sư đã dâng trái tim từ ái của mình cho qủi dữ, bẻ cong bàn tay thép để gập người làm tay sai cho cường quyền - Đi ngược lại tinh thần của Việt Võ Đạo là: nhân bản, uy vũ băt năng khuất theo điều tâm niệm thứ 8 của Vovinam. Ngoài ra người môn sinh Vovinam còn phải có tinh thần biết dung hòa, khiêm tốn, khoan dung, độ lượng, xả thân vì đại nghĩa, chính đại quang minh…và phải luôn thẳng tiến trên con đường chính đạo.
Người môn sinh khi nhập môn cần phải thấm nhuần võ đạo, học hỏi tinh thần bất khuất, thà chết không chịu nhục, không cúi đầu làm nô lệ cho người sai khiến; Việt đạo của người tập võ là "Điều không ngay thẳng dứt khoát không làm". Vũ, Dũng sức mạnh của môt môn sinh Vovinam được xếp đứng sau Trí và Nhân, điều này mang ý nghĩa " võ đạo luôn đi trước và định hướng cho võ thuật.
NGUỒN GỐC CỦA VIỆT ĐẠO
Nền văn hoá Văn Lang đã toát ra được ý niệm về đất nước do Mẹ Âu, Bố Rồng, Vua Hùng khai sáng và tạo dựng sẽ mở rộng dần thành ý niệm về lãnh thổ và giống nòi, thành một thứ tình cảm, một thứ đạo của Việt tộc về tính đoàn kết như anh em ruột thịt. Hình tượng "sinh ra trong cùng một bọc" là cội nguồn của ý niệm về "đồng bào", một trong những ý niệm đẹp nhất trong tư duy Việt Nam về tính huyết thống.
Trải qua bao thời đại, huyết thống ruột thịt trong gia đình và tình nghĩa keo sơn dân tộc đã làm phát triển và giữ gìn con người VN bảo tồn được bản chất của mình. Tức là từ gia đình, người con đã ý thức được nghĩa yêu thương anh em một nhà. Ngoài xã hội, người dân có bổn phận đùm bọc lẫn nhau. Những bài học căn bản về tình nhân loại đã được tiền nhân truyền dạy qua ca dao, tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách...Một con ngựa đau cã tàu chê cỏ"
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Nhờ có tinh thần biết sống ‘‘lá lành đùm lá rách’’ hay ‘‘thấy người hoạn nạn thì thương’’ không phân biệt tốt xấu, mà những giai đoạn lịch sử gần đây của VN, tưởng là khó lấy lại được thăng bằng. Thế nhưng tãt cã đều tốt đẹp và nhanh chóng được ổn định, như : Cuộc Di Cư vĩ đại năm 1954-đồng bào miền nam đã tận tình giúp đở để đồng bào miền Bắc sớm hàn gắn được vết thương lòng và an cư lạc nghiệp. Tết Mậu Thân năm 1968, Mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị năm 1972, và biến cố đau thương 1975, tãt cã đều do bàn tay của cộng sản gây ra. Thế mới biết giá trị đạo lý và giáo dục của văn chương bình dân, là tuyệt vời.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ, người Việt có thể tìm thấy được một triết lý sống cho phải đạo trong sinh hoạt hàng ngày.
Chữ Đạo nơi đây được hiểu như một con đường, một hướng đi tìm đến chân, thiện mỹ của Việt tộc, được gọi là Việt đạo - một hệ thống tín ngưỡng truyền thống được ghi nhận qua các câu ca dao tục ngữ. Việt đạo theo dòng lịch sử phát triển và được phong phú hoá thêm bằng một chút Phật, một chút Thiên Chúa, Tin lành, Cao Đài, Hòa hảo, Hồi, Bà La Môn...Trong đó có đạo làm người, đạo làm vợ chồng, tình sư môn, cách ăn ở sao cho phải đạo. Việt đạo trong tình yêu đất nước, là trách nhiệm và bổn phận Trách nhiệm của người lãnh đạo - phải cương quyết với một định hướng nhất quán với đất nước, quên mình vì quốc dân, đồng bào của mình... trách nhiệm và bổn phận tiêu biểu như sau:
"Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc".
(Tổng thống Ngô Đình Diệm)
Truyền thống của Việt đạo là "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước thì phải nhớ nguồn" hay "Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", Những thông điệp đó của tiền nhân được coi như một tín ngưỡng dân gian và có thể xem là một trong những yếu tố của văn hóa nhân văn mang tính giáo dục vô nguồn gốc, hun đúc tinh thần,- làm nền tảng cho Việt đạo và hiện diện từ lâu đời trên nước ta. Nó có thể tóm tắt như sau:
Cha phải khoan từ.
Con phải hiếu thảo.
Anh phải rạch ròi.
Em phải kính thuận.
Chồng phải chính chắn.
Vợ phải nhu thuận.
Dân phải yêu nước
Quan phải thanh liêm
Lãnh đạo thương dân
Đồng môn tương trợ
Huynh đệ thương mến
Sư đồ tôn kính
Thầy gương đạo đức
Trò nên trọng đạo
TINH THẦN VIỆT VÕ ĐẠO SĨ
Việt Võ Đạo sĩ không được háo thắng, không dùng sức mạnh để giải quyết tranh chấp. Trong một truyện võ hiệp Nhật nổi tiếng: có một chàng võ sĩ nghe nói về ngưởi kiếm khách nổi tiếng đã vác kiếm đến thách đấu. Quần hùng đứng ngoài đồng đợi kiếm sĩ đi ra ngoài để dự kiến một trận đấu có một không hai, đứng đợi hàng giờ kiếm khách vẫn không xuất hiện mặc dù chàng võ sĩ lên tiếng thách đấu, mắng nhiếc. Quần hùng nghĩ kiếm khách vô danh hèn sợ thua. Võ sĩ chống kiếm đợi, thình lình một đóa hoa được vứt ra từ trong động, võ sĩ nhặt đóa hoa rồi âm thầm bỏ đi. Quần hùng ngạc nhiên hỏi, võ sĩ đưa đóa hoa cho xem và nói “đường kiếm chém cuống hoa của hắn như thế này làm sao ta có thể sánh được!”
Trong các môn võ của phương Đông dù có khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau về võ đạo: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn… Tuy nhiên, người Nhật Bản có điểm khác biệt cơ bản các dân tộc ở quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Trung Hoa và nhất là tại các nước Tây phương, chính ở chỗ quan niệm về học võ của họ. Người Nhật Bản đến võ đường với mục đích cao quí là học tập và rèn luyện cái “Đạo” trong võ học, còn đòn thế và cách thi triển chỉ là thứ yếu. Bất cứ một người Nhật không ít thì nhiều đều có mang tinh thần "võ sĩ đạo" trong người và chính điều này đã đóng góp mạnh mẽ cho việc dựng nước và phát triển thành công nước Nhật lên hàng cường quốc, làm thế giới phải kính phục.
Trong bối cảnh ở Việt Nam ngày nay, người môn sinh Vovinam đi học võ với mục đích rất “tầm thường” và phần lớn vì mục tiêu phục vụ cá nhân. Họ đi học võ để tự vệ, học để giữ gìn sức khỏe bản thân, rèn luyện để chữa bệnh, có khi chỉ vì bạn bè rủ rê cho vui ……“Trà như ẩn sĩ, rượu như hào sĩ, võ như lực sĩ". Rượu để kết bạn, trà để hưởng tĩnh, võ để kiện thần, nếu hướng theo quan niệm này, thì sẽ đánh mất đi phẩm chất qúi của người môn sinh Vovinam. Uống trà là nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn cùng chí hướng, để cùng nhau giúp đời và nhân loại, thì đó là hướng cao nhất trong "Trà Đạo". Thế nên một Việt võ đạo thuần thành và truyền thống, là những môn sinh phải biết thừa hưởng và phát huy gia tài qúi báu mà các cố lãnh đạo môn phái đã để lại cho môn phái chúng ta. Gia tài đó được tóm gọn trong cụm từ "Việt Võ Đạo".
TỪ VÕ ĐẠO ĐẾN VÕ ĐỨC
Đi sâu thêm về “Đạo“ trong võ đạo của người phương Đông, thật tình mà nói, chưa có một từ ngữ tương đương nào của người phương Tây có thể dịch thoát, vì đạo ngoài ý nghĩa là “con đường“, là “thông lộ” còn bao hàm cả ý nghĩa của các triết lý tôn giáo, vì Việt đạo chúng ta bắt nguồn từ tam giáo đồng hành Khổng, Lão, Phật, là luân lý là triết lý về nhân sinh quan của con người.
“võ đạo”, đã tự bộc lộ được khả năng soi sáng, khả năng giác ngộ, để con người không chỉ vượt thắng đối thủ, vượt thắng ngoại giới, mà cái chính là “vượt thắng chính mình”, tự hoàn thiện nhân cách, tự soi sáng tâm linh mình qua một quá trình rèn luyện gian khổ, qua những thực hành trên con đường nghệ thuật đầy chông gai để đạt tới sự giác ngộ về võ đạo.
Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm, không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người tốt (quân tử), vì vậy tiêu chí của người học võ là biết trọng nghĩa. Người môn sinh Vovinam lấy cái dũng của bàn tay thép và cái sáng của tâm (tim từ ái) hoà hợp với nhau để tiến tới một tầm cao khác là nhân võ đạo.
Đường lối của các môn phái trong làng võ thuật, điều tôn vinh trước tiên là phải trọng võ đức một tích lũy từ võ đạo, muốn có võ đức phải hiểu rõ sự công bằng, và các nguyên lý của cấu trúc phát triển xã hội cho hợp đà tiến về tư tưởng của con người. Muốn hiểu rõ các điều căn bản đó thì người môn sinh cần phải có học vấn.” Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, mang tính khoa học, nghệ thuật, với sự giáo dục văn hóa nhân bản khai phóng và dân tộc. Vovinam chúng ta được phát triển rộng lớn đến ngày hôm nay, đó là đã biết vận dụng đúng theo con đường Việt đạo truyền thống từ tiền nhân truyền lại cho chúng ta.
Võ đức ngày nay chỉ còn thấy tích tụ chung quanh các võ sư cao niên và VS cao đẳng thuộc VVN chính thống ở Hải ngoại và một vài vị của VVN-VVĐ chính thống đang còn kẹt lại trong nước, ngoài ra võ đức không thể có nơi các phản đồ của môn phái, nhất là những võ sư đã dâng trái tim từ ái cho đảng cs VN. Thưa qúi vị, từ ngữ VVN chính thống là để phân biệt với hệ thống VVN quốc doanh do các phản đồ trong cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản môn Phái và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ Hải Ngoại điều hành ngoài mặt nổi, nhưng thật sự sau lưng là do đảng cộng sản điều động.
Vovinam chính thống hiện nay ở hải ngoai đã liên tục phát triển đúng theo con đường mà sáng tổ Nguyễn lộc và các Chưởng môn đời II và III đã dày công chăm sóc trong suốt nhiều thập niên sau khi sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời vào năm 1960. Rất tiếc ngày nay trong nước một số phản đồ đã dâng hiến Vovinam cho đảng công sản, từ đó đã làm đổ vỡ nền móng Việt đạo của môn phái Vovinam.
Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Võ đức không nằm trong các vị võ sư và huấn luyện viên mà nhà cửa không ngăn nắp, bê bối trong mối quan hệ nam nữ, trong nhà thì hai ba vợ lòng thòng, ra ngỏ thì bồ bịch lung tung...và võ đức lại càng không thể có trong các hành trang của các vị võ sư và HLV không biết tôn sư trọng đạo, rượu chè say sưa trong giờ tập....
Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc, một thế hệ tập võ được cường quốc. Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật đã đưa nước Nhật lên đến đỉnh vinh quang của một cường quốc đứng trên nhiều quốc gia khác trong vùng. Thế nên môn phái Vovinam chúng ta trước năm 1975 là nơi cung cấp rất nhiều anh tài cho đất nước VNCH với trình độ thập toàn thập mỹ về võ thuật võ đạo lẩn võ đức.
Học võ là học làm người tử tế theo văn hóa nhân văn truyền thống Việt tộc, biết kính trên, nhường dười và hoà đồng với mọi người chung quanh ta. Người học võ phải biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một hành động cầu cù với thời gian để tự thắng với chính mình, phải sống với tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, hầu đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một thứ văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo, thứ văn hoá óó chỉ tìm thấy nơi Việt Võ Đạo Tình của môn phái Vovinam.
Như chúng ta đều biết hầu hết các môn phái trong làng võ thuật đều có mục đích, tôn chỉ, môn qui, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo. Không bất hiếu, bất trung. Không bất nhân, bất nghĩa. Điều đó được thể hiện qua các bài quyền và tư thế nghiêm lễ của một môn sinh. Trong một bài quyền để nhận biết cái khởi đầu của Võ thuật bằng lễ nghĩa và kết thúc cũng bằng lễ. Khi diễn quyền, bắt đầu bằng bái tổ (mang ý nghĩă:Tam bộ bái tổ, nhị bộ kính sư, hồi thân lập trụ…) và kết thúc cũng bằng bái tổ (Thối hồi đơn phụng quang châu; Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư). Đó là thông điệp mà các bậc chân sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật.
Người bước đầu học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì khiêm cung hiếu học, tôn kính các bậc thầy và những huynh trưởng thể hiện đúng với việc phát huy võ đức, phù hợp với điều tâm niệm số 3 của môn phái chúng ta. Nhưng ngày nay trên thực tế với dòng văn hoá Marx đã chen vào học đường vùi dập nhiều thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, nên đã hũy đi truyền thống võ đức của môn phái Vovinam chính thống, cuốn trôi cuốn những chân lý cao đẹp của Việt võ đạo. Bởi vậy mới thấy những cảnh tranh giành quyền lợi, thủ đoạn luồn cúi bất minh mưu cầu một chút hư danh, ảo giác, vọng ngữ khoe khoang những điều không đúng với thực chất của mình, xa rời liêm sỉ, bỏ thực cầu hư, điển hình là các võ sư nằm vùng trước 1975 trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, nay đám võ sư này đem bán trái tim từ ái cho đảng và bác, cúi đầu gập mình trước bái lại cường quyền cộng sản để mưu cầu sinh tồn và lợi ích cá nhân, Tệ hại hơn, là từng bước hợp tác chặt chẻ với đảng cộng sản để xoá bỏ lịch sử môn phái và các truyền thống tốt đẹp của môn phái kể từ đời thầy Lê Sáng trở về sau này. Âm mưu thâm độc này của bọn phản đồ đã thực hiện ngay từ lúc Thầy chưởng môn Lê Sáng còn sinh tiền, ngoài ra chúng còn dùng những tay dư lợn viên vốn là những môn sinh biến chất, chạy theo đám phản đồ để mạ lỵ chưởng môn đời II Lê Sáng. Ngoài ra đám phản đồ này còn dùng một số dư luận viên để hàng ngày lên mạng, chui vào các diển đàn của các đồng môn trên FB, nhằm khích bác, gây chia rẻ và chỉ trích các việc làm của hệ thống Vovinam-Việt Võ Đạo chính thống, tức Tổng Liên Vovinam -Việt Võ Đạo Thế Giới http://vovinamworldfederation.eu/vi/
Võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ đạo là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích từ thân cho tới tâm. Làm một người môn sinh VVN-VVĐ đúng nghĩa thật khó, như vậy một người thầy của môn phái Vovinam lại càng khó hơn, phải là người quang minh lỗi lạc, chính trực dũng mảnh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người võ sư liêm sỉ. Thầy phải xiển dương bản chất trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đồng môn bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn. Việt võ đạo của môn phái chúng ta phải là một rừng cây cung cấp nhiều gỗ quý. Vì thế cụm từ tuyên xưng "Quốc Võ" của Vovinam quốc doanh trong nước là điều không thể chấp nhận được, nó đã xúc phạm tới tính võ hữu của các môn phái khác. Trong làng võ thuật, phải biết qúy trọng các võ phái khác, thế nên chúng ta thường xưng hô với nhau bằng cụm từ " Võ Hữu" tức bằng hữu trong làng võ.
Các vị võ sư trước đây của VVN-VVĐ, hướng dẩn môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêu thương, tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy lại càng khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Ngày nay thời kinh tế thị trường trộn lẩn với dòng văn hoá Marx-Mao và Tư tưởng Hồ Chí Minh, với phương tiện quảng cáo đã giúp con người tìm đến nhau, nên có chuyện nghịch lý là thầy đi tìm trò. Chính vì nghịch lý này nên có chênh lệch về đạo nghĩa thầy trò. Võ thuật là môn học đặc thù, xem trọng võ đức, nêu cao tinh thần thượng võ, thuyền trưởng chết theo tàu như Thiếu tá Nguỵ văn Thà của Hải Quân VNCH, tướng lãnh chết theo thành như các Tướng của VNCH: Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, và Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long của VNCH, trong ngày 30/4/1975..
Người truyền thụ võ thuật còn là người truyền thụ và phát huy nhân cách sống, nhân cách hành xử sao cho đúng với sự hoà nhịp giửa trái tim từ ái, tri thức về võ đạo và ý nghĩa của bàn tay thép. Mổi một người thầy phải tự nhiên hương, nhưng cũng cần nên biết cái chân lý trong việc toả hương: “Trong đất trời không có thứ hương thơm nào bay ngược được chiều gió, duy chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. (Kinh Pháp cú).
CHỦ THUYẾT CÁCH MẠNG TÂM THÂN
Chủ thuyết “cách mạng tâm thân” là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, tuy không phải là một hệ thống triết học mang tính khoa học và thực tiển, nhưng ít ra CT/CMTT là những hướng dẩn căn bản về việc tâm thân phối triển để tiến tới " nhân võ đạo" nhằm vào việc giáo dục người Việt Võ Đạo Sinh. CT/TTCM là những lý thuyết căn bản dành cho tâm và thân, để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người môn sinh Vovinam, được ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học - để người môn sinh học, hỏi, hiểu, và hành.
Môn sinh Vovinam luôn phải tự thực hiện cuộc “cách mạng Tâm Thân” để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, người môn sinh Vovinam còn phải trau dồi một tâm hồn thanh cao, tự tin, can đảm, cao thượng, tinh thần uy vũ bất năng khuất trước cường quyền và độc tài, một tính nhân bản theo đúng truyền thống của Việt tộc
.
Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay, lành mạnh và hữu ích, một triết lý sống hùng như trong bài thơ của cụ Phan Bội Châu:
SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Đúng vậy, một môn sinh Vovinam rối loạn về "Tâm" và "Thân" thì sống cũng không xong mà chết cũng không ổn.
CHẾT
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
Xem tiếp các bài liên kết:
1.Vovinam trong sự chăm sóc của Tổng Cục II
2.Vovinam một con đường hai lối rẻ:
3.Môn sinh Vovinam làm gì để phục vụ đất nước?
4. Môn sinh hải ngoại tâm tình với môn sinh trong nước.
5. CHỦ THUYẾT CÁCH MẠNG TÂM, một vũ khí chống Thực-Cộng của võ sư sáng tổ NGUYỄN LỘC
Nghiêm lễ!
Trịnh Khánh Tuấn
Cựu Môn sinh võ đường Cao Thắng (1966)
21/7/2016
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen