Samstag, 24. August 2024

  ĐỀ NGHỊ CHI 10.650 TỈ ĐỒNG ĐỂ CỨU CÁC BOT THUA LỖ HAY  BÀO MÒN                  TIỀN THUẾ CỦA DÂN ĐỂ TIẾP SỨC CHO CÁC SÂN SAU (?)

Những dự án xây dựng các trạm thu phí giao thông (BOT) trên toàn quốc đều là vốn của nhà đầu tư, nên người tham gia giao thông đều phải trả tiền tại các trạm thu phí BOT. Sau một thời gian kinh doanh, hiện nhiều trạm thu phí báo lỗ, và  nhà nước đang phối hợp với Bộ GTVT để mua lại. Không biết việc làm này có logic không ?? Hay chỉ là để bào mòn thêm tiền thuế của dân một cách vô tội vạ của các quan tham, để cứu lấy các sân sau của các quan có chức có quyền trong bộ máy lãnh đạo (?), Câu chuyện này đã âm ỉ từ khi đại dịch bùng nổ ở VN cho đến nay.

Theo báo Pháp Luật online phát hành ngày 23/06/2024, Bộ GTVT kiến nghị trích 10.650 tỉ đồng từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2023 để thực hiện việc cứu lỗ của các doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp không thể cân đối, Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép sử dụng nguồn vốn dự phòng đầu tư công trung hạn để giải quyết. Nguồn: https://plo.vn/bo-gtvt-duoc-giao-tim-moi-cach-truoc-khi-de-xuat-nha-nuoc-bo-tien-mua-lai-cac-du-an-bot-post796996.html

Được biết, hiện tà quyền đang giao Bộ GTVT lập đề án về việc giải quyết các vướng mắc của những dự án BOT trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.

BOT LÀ GÌ ?

BOT giao thông là dự án hạ tầng giao thông được thực hiện theo mô hình đầu tư BOT, qua đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhà đầu tư xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng và có quyền thu phí trong một thời hạn nhất định, sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước

Trong tiếng anh, BOT là tên viết tắt của Build - Operate - Tranfer có nghĩa là Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao. Tại điểm a khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định về hợp đồng BOT như sau:

1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;

Như vậy, BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc ở Việt Nam hiện nay có 67 trạm đang hoạt động.

Thực chất về các chủ đầu tạc các BOT trên 3 miền đất nước, phần lơn là sân sau của đám quan chức tham nhũng trong các cơ sở đảng và nhà nước. Điều dể hiểu là không có một doanh nghiệp tư nhân nào có thể đầu tư vào các lãnh vực ngon cơm này ngoài các thân nhân của các quan lớn có chức có quyền ở địa phương hoặc ở trung ương, thường gọi là nhóm lợi ích/

Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, cho là, "Hầu hết các hợp đồng BOT giao thông hiện nay đều có điều khoản bí mật ràng buộc các bên không được tiết lộ thông tin về tài chính, pháp lý hay kỹ thuật của dự án, là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật...Bên cạnh đó, quá trình mời gọi nhà đầu tư, thẩm định, đàm phán ký kết hợp đồng cũng là một quá trình mật, vì anh chỉ định thầu không ai biết cả. Các nhà thầu có năng lực về phát triển hạ tầng khác cũng không biết để tham gia. Như vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã triệt tiêu sự cạnh tranh về chất lượng, năng lực về công nghệ và cạnh tranh cả về giá, phí...Chúng ta thấy rất rõ có lợi ích nhóm trong các hợp đồng BOT giao thông, bởi có phải nhà đầu tư nào cũng vào đó được đâu và có phải ai cũng được chỉ định thầu đâu. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/BOT_giao_th%C3%B4ng_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam

Đám các chủ đầu tư này, khi khai báo thuế thu nhập hàng năm cho nhà nước thì hay tìm cách gian lận bằng cách báo lỗ. Vì sau khi khai lỗ, sẽ được cứu xét và tiếp nhận sự trợ giúp từ nhà nước. Đây là lối làm ăn thiếu lành mạnh của bọn lưu manh trong đảng và nhà nước cấu kết với các sân sau để tát cạn dòng sông ngân sách - cũng là tiền thuế của quốc dân. 

Điều này dẩn tới việc Mỹ đã từ chối công nhận nền kinh tế chxhchVN là một nền kinh tế thị trường, mặc dù các trùm tứ trụ kêu gào, năn nỉ gần như sạt cả 2 đầu gối mà Mỹ vẩn dứt khoát không công nhận. Đưa đến nhiều bất lợi khi VN bước vào sân chơi của các nước tư bản tự do, dân chủ trên thế giới.

45 TRẠM BOT CỦA CÔNG TY VETC

Theo báo cáo thường niên năm 2022, tính đến 31/12/2022, Tasco có 9 công ty con trực tiếp, 1 công ty con gián tiếp và 2 công ty con liên doanh, liên kết. Các công ty này có ngành nghề kinh doanh như xây lắp, dịch vụ, dịch vụ thu phí, hạ tầng giao thông, bất động sản và bảo hiểm phi nhân thọ.

Trong đó, Công ty cổ phần VETC do Tasco sở hữu 99,26%. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng giao thông, đồng thời là chủ đầu tư của hàng loạt dự án BOT - với hơn 99% vốn góp.

Năm 2022, VETC ghi nhận 380 tỷ đồng doanh thu, tăng 105% so với năm 2021 (185 tỷ đồng).

Trong đó, VETC thực hiện đầu tư lắp đặt là 22 trạm. Nhà đầu tư BOT lắp đặt, kết nối với hệ thống Back-End là 90 trạm. VETC vận hành 45 trạm. Tại các trạm đã vận hành ETC (dịch vụ thu phí không dừng): Tính đến ngày 31/12/2022, tỷ lệ xe vé tháng/quý đã sử dụng hình thức ETC tại các trạm đã tiếp nhận toàn bộ đạt 100%.

Về dán thẻ, sử dụng dịch vụ, hiện tổng số phương tiện đã dán thẻ VETC đạt 2,7 triệu xe, trên tổng số 5,02 triệu xe (chiếm 50% tổng số xe cả nước) trong đó năm 2022 phát triển gần 1,3 triệu khách hàng mới. Số lượng giao dịch VETC chiếm hơn 80% thị phần của cả nước, góp phần tăng tỷ lệ giao dịch ETC tại các trạm trên quốc lộ từ 40% lên 85%-90%, các tuyến cao tốc 100% từ ngày 01/08/2022.

Đáng chú ý, ngoài VETC, các công ty con còn lại không được phía Tasco tiết lộ kết quả kinh doanh năm 2022 trong báo cáo thường niên năm 2022. Nguồn: https://vnfinance.vn/trum-bot-tasco-chu-no-lon-nhat-la-ai-cac-cong-ty-con-dang-lam-an-ra-sao-nam-2022-51941.html

Trong 3 năm từ 2020 - 2022, VETC đã lỗ tổng cộng 691 tỷ đồng. Đơn vị phải đứng ra “ôm” khoản lỗ lũy kế khổng lồ của VETC không ai khác ngoài công ty mẹ Tasco. Nguồn:https://cafef.vn/ong-trum-bot-tasco-lo-gan-700-ty-trong-3-nam-vi-du-an-thu-phi-khong-dung-vetc-20230302101833628.chn.

Tóm lại, đề nghị của Bộ GTVT chỉ là hình thức hợp thức hóa việc việc cứu bồ sân sau của các quan có chức có quyền trong bộ máy lãnh đạo, bằng tiền thuế của người dân. Có lời thì chúng nó chia chác với nhau, khi lỗ thì chúng đề nghị lấy tiền thuế của dân để bù lỗ. Đó chính là cách xây dựng một xã hội thiên đường với nhiều nghịch lý cho trên từng con hẻm trên 3 miền đất nước và trong nền kinh tế có cái đuôi XHCN. 

Thế nên trong dân gian ngày nay có những câu ca dao thật ý nghĩa về bản chất dơ bẩn, thô bỉ của đám lãnh đạo Pắc Pó.

Còn trời còn nước còn non

Còn thằng cộng sản là còn nát tan

Và:

Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời cộng sản nó thương dân mình ?

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 24 August 2024

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen

    NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG RA TÙ !! Con tắc kè Nguyễn Phương Hằng , người từng viết thơ tâm tình với Nguyễn Phú Trọng, từng hùa theo chính quyề...